Tiểu Sử Các Tác Giả

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4948)
Tiểu Sử Các Tác Giả

TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ

Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen

Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen (1147-1216) người thứ ba trong ba vị tổ cư sĩ sáng lập truyền thống Sakya của Phật giáo Tây Tạng, Ngài sinh năm mẹo hỏa, con của Sachen Kunga Nyingpo và Jomo Machig Oddron. Khi còn bé, Ngài thích ở một mình, siêng năng thực hành các phẩm tính đức hạnh, và không bao giờ thể hiện tính trẻ con hay những khao khát thế tục.

Ngài nhận nguyện cư sĩ từ Bồ Tát Dawa Gyaltsen khi được tám tuổi. Hạnh giữ giới của Ngài hơn hẳn những tu sĩ; Ngài chưa bao giờ chạm đến rượu, thịt ngoại trừ chất liệu samaya trong những bữa tiệc cúng dường ganachakra.

Những guru chính của Ngài là cha, Sachen, và anh trai Ngài, Sonam Tsemo. Ngài cũng nhận được nhiều giáo lý về ba ưu tú và bốn bộ tantra từ nhiều bậc thầy người Tây Tạng, Ấn Độ, và Nepal, như Nyan Tsugtor Gyalpo, Zhang Tsultrim Drag, Nyag Wang Gyal, Jayasena, dịch giả Pachog Dangpo Dorje, và yogi Avadhutipa.

Jetsun Rinpoche bắt đầu giảng dạy vào lúc mười một tuổi, sau khi cha Ngài viên tịch, Ngài đã làm tất cả ngạc nhiên khi ban hướng dẫn về hai mươi nguyện và sadhana Hevajra phạm vi rộng. Vào lúc mười ba tuổi, Ngài tiếp nhận ba tantra của vòng Hevajra trong một giấc mộnghiểu rõ thực tại của tất cả sự vật. Ngài cũng tài trợ và giảng dạy tại buổi đại Giáo Pháp thu thập trong ký ức về người cha quá cố của Ngài, toàn bộ người nghe ở đó đã ngạc nhiên trước khả năng đọc tụng Hevajra-tantra từ ký ức của Ngài. Ngài tiếp tục học tập, thực hành, và giảng dạy ở Saky theo mệnh lệnh của anh Ngài, sau đó anh Ngài bắt đầu tiếp tục học tập tại Sangphu ở trung tâm Tây Tạng.

Jetsun Rinpoche không bao giờ tách rời khỏi samadhi (đại định) của các giai đoạn phát sinh và hoàn thiện. Về cách ban giáo lý, Ngài thiền định về Hevajra, và khi ngồi lên ngai, Ngài kết thúc thực hành niêm dấu ấn của chủ nhân gia đình Phật của Ngài. Những cúng dường thông thường của Ngài tiêu biểu cho cúng dường torma hàng ngày, và việc giảng dạy Giáo Pháp của Ngài thay thế cho việc tụng niệm mantra. Khi trở lại nơi cư trú, Ngài thiền định về Chakrasamvara. Do đó, trong hai mươi bốn giờ, Ngài thiền định về bảy mandala bổn tôn khác nhau.

Như một dấu hiệu của sự thành tựu của Ngài, khi Kashmiri pandita Shakya Sribhadra công bố một nhật thực, Jetsun Rinpoche đã thực hiện một thực hành yogic và nhật thực đã không xảy ra. Vị pandita nói, “Jetsun Rinpoche phải đi qua mọi khó khăn để chứng minh ta sai.” Khi vị pandita đến thăm, Jetsun Rinpoche đột ngột đứng dậy và để chuông, chày vajra của Ngài treo trên hư không. Vì những dấu hiệu thành tựu của Ngài vượt lên sự hiểu biết, Shakya Sribhadra tán thán Ngài, “Mahavajradhara Guhyasamaja!” và tiếp nhận cam lồ của giáo lý. Jetsun Rinpoche đã trở thành sự trang hoàng trên đỉnh đầu của tất cả các bậc Arya Vajradhara.

Vào tuổi năm mươi sáu, Ngài tiếp nhận hướng dẫn đặc biệt về dòng truyền Con đường và Kết quả cực bí mật (Ý Nghĩa Trọn Vẹn Của Những Dấu Hiệu) từ sự biểu hiện thân trí tuệ của cha Ngài tại tu viện Tsangkha ở Nyemo Rutsam. Điều này xảy ra vào ban đêm trong trạng thái thanh tịnh quang.

Vào năm sáu mươi tám và sáu mươi chín tuổi, Ngài ban phước và kéo dài cuộc sống bằng cách nhiều lần từ chối lời mời của các dakini từ Sukhavati.

Jetsun Rinpoche truyền bá Phật giáo qua các bài thuyết trình, tranh luậntác phẩm của Ngài. Nói riêng, Ngài đã giải thoát nhiều người may mắn qua giáo lý Con đường và Kết quả. Ngài đã lợi ích vô số chúng sinh suốt bảy mươi năm của Ngài và viên tịch trong năm 1216, năm tí hỏa.

Các đệ tử chính là cháu Ngài, Sakya Pandita và Zangtsa. Ngài cũng có tám đệ tử với tên cuối là Dragpa, bốn đệ tử nắm giữ giáo lý về Vajrapanjara, bốn đệ tử là đại Vidyadhara, và nhiều người khác.

Jetsun Rinpoche đã tiên đoán rằng Ngài sẽ tái sinh như con trai của vua Chakravartin của Cõi giới Màu Vàng ròng, ở đó Ngài thành tựu hầu hết các con đường và giai đoạn, và lần tái sinh thứ ba Ngài sẽ thành Phật.
Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen hoàn toàn thông thạo mọi phương diện của kiến thức đạo Phật, nhưng phần lớn các tác phẩm của Ngài tập trung vào hệ thống Vajrayana mà Ngài nhận được từ cha và những vị thầy khác. Những tác phẩm này bao gồm các luận giảng về tantra, sadhana, và nghi lễ quán đỉnh từ hệ thống Hevajra và Chakrasamvara, bao gồm Vajrayogini.

Sakya Pandita

Sakya Pandita (1182-1251 C.E.) là một trong những người thành lập truyền thống Sakya của Phật giáo Tây Tạng và được nói là thân lưu xuất của đại Bồ Tát Văn Thù. Trong suốt đời, Ngài đạt bhumi đầu tiên (sơ địa) qua thực hành guru yoga của Vajrayana. Từ đó về sau, Ngài đạt được thấu suốt cao hơn. Ngài cũng bắt đầu giảng dạy và phô diễn nhiều hoạt động to lớn của Con đường. Vì điều này, Ngài được xem là một trong những học giả vĩ đại nhất đã sống ở Tây Tạng.

Để giải thích điều này, trước lúc Sakya Pandita sinh ra có nhiều học giả Tây Tạng thậm chí không ai có thể thông thạo về năm khoa học chính và phụ. Năm khoa học chính bao gồm các môn học như xây dựng hình tượng và nhà cửa, y học, Phạn ngữ, lý luận, và triết học Phật giáo; năm khoa học phụ gồm các môn học như thiên văn, âm nhạc, thơ ca, chuyển tác phẩm thành thơ, và lý thuyếtthực hành biên soạn tự điển. Sakya Pandita đã tìm ra các giáo lý về năm khoa học phụ từ nhiều học giả Ấn Độ, viết những quyển sách về chúng và thiết lập giáo lý của chúng ở Tây Tạng. Sự nổi tiếng như một học giả của Ngài ở Tây TạngẤn độ thật lớn khiến người ta thử thách tính triết học kinh viện của Ngài, sáu học giả Hindu từ Ấn Độ đến để tranh luận với Ngài. Sakya Pandita đã thắng tất cả họ, điều mà không ai khác có thể làm được.

Ấn Độ, danh hiệu của một đại học giả là Pundit, hay Pandita, và nó được ban cho người rất uyên bác không chỉ trong Giáo Pháp mà còn trong tri kiến thế gian và khéo léo khác. Người Tây Tạng đầu tiên có danh hiệu này là Sakya Pandita, được tiếp nhận từ bậc thầy vĩ đại Ấn Độ Shakya Sribhadra. Ngài được ban vì thông thạo thật sự trên nhiều lãnh vực của học tập. Trước lúc Sakya Pandita, bất cứ người nào phiên dịch kinh điển đạo Phật từ tiếng Phạn sang Tây Tạng đều dựa vào hay làm việc với các đại học giả đạo Phật Ấn Độ. Sakya Pandita là người đầu tiên vì tri thức vĩ đại của Ngài, không cần dựa vào người khác để phiên dịch. Qua sự uyên bácthông thạo tiếng Phạn, Ngài có thể dịch những bản văn sang tiếng Tây Tạng theo khả năng Ngài. Những học giả sau này có thể đi theo dấu chân Ngài.

Sakya Pandita cũng là người đầu tiên truyền bá giáo lý Phật giáo Tây Tạng ra ngoài đất nước. Khi người Mongol cai trị Trung Quốc, một trong các hoàng đế Mongol nhỏ, Godan Khan, đã mời Sakya Pandita truyền bá Giáo Pháp ở Mongolia. Theo lịch sử Mông Cổ người thành lập phái Sakya, Sachen Kunga Nyingpo, đã được mời đến Mông Cổ để giảng dạy Giáo Pháp từ nhiều năm trước, nhưng không thể thực hiện. Theo những bản văn Mông Cổ, cháu của Ngài, Sakya Pandita mới thật sự truyền bá giáo lý. Cháu của Sakya, Chogyal Phagpa, cũng truyền bá giáo lý rộng rãi sau Ngài. Cả hai bản văn của Trung QuốcMông Cổ đều nhắc đến việc Sakya Pandita đến Mông Cổ và sự sắp đặt hệ thống Giáo Pháp của Ngài.

Theo lịch sử Tây Tạng, giáo lý của Đức Phật thậm chí đến Trung Quốc trước Sakya Pandita. Khoảng 110 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, và cả hai giáo lý Hinayana và Mahayana đã được dạy. Có nói rằng nhiều người Trung Quốc trong truyền thống Hinayana đã có thể đạt được nhiều giai đoạn khác nhau của giác ngộ Arhat (A La Hán), và nhiều người trong truyền thống Mahayana có thể thực hiện những thực hành Bồ Tát nâng cao như bố thí thân thể cho người khác. Ngay cả giáo lý Vajrayana đã truyền bá tứ Ấn Độ sang Trung Quốc, mặc dù chỉ là một phần nhỏ của tantra thấp và không có tantra cao. Chỉ khi Ngài Sakya Pandita chấp nhận lời mời của Godan và khi Chogyal Phagpa sau này ban quán đỉnh Hevajra trên Kublai Khan thì tantra cao hơn mới được giới thiệu vào Trung Quốc. Từ lúc đó trở về sau, Vajrayana được nuôi dưỡng trong xứ sở đó.

Cũng qua Sakya Pandita, Chogyal Phagpa và những vị khác, Mahayana đã thiết lập vững chắc khắp những phần của Trung Quốc. Khi Chogyal Phagpa ở Trung Quốc, Ngài hoạt động như vị thầy riêng của hoàng đế. Trong vị trí của mình, Ngài có thể truyền bá giáo lý của Đức Phật một cách rộng rãi; có lần, bảy mươi ngàn vị tăng lắng nghe Ngài giảng dạy. Sau Sakya Pandita và Chogyal Phagpa, ảnh hưởng của phái Sakya bắt đầu suy yếu. Truyền thống Kagyu trở nên nổi bật, nhưng sau một số năm, ảnh hưởng của nó cũng giảm bớt, và phái Gelugpa trở nên phổ biến.

Khi Sakya đến Mông Cổ, không có dạng chữ viết của tiếng Mông Cổ. Ngài đã sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Mông Cổ, sau này được các học giả sửa lại. Khi đã tạo ra bảng mẫu tự, tất cả kinh điển về giáo lý của Đức Phật, Tripitaka (tam tạng giáo điển), sự giải thích văn chương, và những giáo lý Tây Tạng khác được phiên dịch sang tiếng Mông Cổ.

Sakya Pandita được xem là người phi thường. Chẳng hạn, trước lúc Ngài nhập niết bàn, nhiều người đã thấy những dấu ấn khác nhau của sự giác ngộ đã ở trên thân vĩ đại của Phật Shakyamuni và Nagarjuna – như nhục kế trên đỉnh đầu và lớp lông giữa hai chân mày – xuất hiện trên Sakya Pandita.

Ngài đã viết nhiều tác phẩm về những khía cạnh khác nhau của triết học đạo Phật, cũng như về năm khoa học chính và phụ. Ngài cũng viết nhiều luận giảng và tập sách về Giáo Pháp. Ý Định của nhà Hiền Triếtgiáo lý căn bản của Mahayana. Nó bao gồm những giai đoạn khác nhau của Bồ Tát Đạo liên quan đến một số giáo lý vĩ đại của Kadampa, như sự giải thích về những giai đoạn khác nhau mà hành giả phải kinh qua từ lúc nhập môn đến lúc giác ngộ đầy đủ và viên mãn.

Giáo lý trong Ý Định của nhà Hiền Triết đặt căn bản trên hai bài kệ đã được giảng dạy bởi đại bồ Tát Maitreya (Di Lặc). Người ta nói rằng Đức Maitreya dạy năm tập sách khác nhau cho vị thánh Ấn Độ Asanga (Vô Trước), một trong số đó được biết như Mahayana-sutralankara. Sakya Pandita lấy hai bài kệ từ sách này và viết sách cho riêng Ngài. Mahayana-sutralankara bàn luận tất cả giáo lý của Đức Phật và được chia thành mười mục chính, nhưng Sakya Pandita đã cô đọng lại thành sáu mục.

Chogyal Phakpa

Chogyal Phakpa (1235-1280 C.E.) là vị tổ thứ năm sáng lập phái Sakya của Phật giáo Tây Tạng. Cha Ngài là Zangtsa Sonam Gyaltsen, và mẹ là Machig Kunkyi. Ngài bắt đầu ban giáo lý vào lúc ba tuổi, và những học giả rất ngạc nhiên với tri kiến của Ngài, gọi Ngài là Phakpa (“Đấng Cao Quý”). Khi mười tuổi, Ngài thọ nguyện tu sĩ trước ngai Phật Jowo Shakyamuni ở Lhasa từ chú Ngài, Sakya Pandita.

Vào lúc mười bảy tuổi, Chogyal Phakpa du hành đến Mông Cổ với Sakya Pandita, và học các môn học phổ thông của đạo Phật và nhiều giáo lý tantric với Sakya Pandita. Trước khi viên tịch, Sakya Pandita tặng Ngài một vỏ ốc xà cừ trắng (biểu tượng việc truyền bá Giáo Pháp cả xa và gần) và một bình bát của tu sĩ (biểu tượng việc thiết lập truyền thống tu viện), và yêu cầu Ngài giúp đỡ người khác bằng việc nhớ lại sự quyết tâm và giới nguyện ở quá khứ. Chogyal Phakpa đã sắp xếp lễ tang kỹ lưỡng cho chú của Ngài.

Đại vương Kublai Khan của Mông Cổ mời Chogyal Phakpa, lúc đó mười chín tuổi, ban quán đỉnh Hevjra cho hai mươi lăm thành viên của gia đình hoàng tộckhai tâm cho họ vào Phật giáo Kim Cương Thừa. Đáp lại, nhà vua dâng hiến một phần của Tây Tạng, lúc đó chịu sự kiểm soát của Mông Cổ, và ban cho Ngài tước hiệu Tishri. Sau điều này, Sakya trở thành người cai trị tâm linh tạm thời của Tây Tạng, và Chogyal Phakpa trở thành vị tu sĩ đầu tiên hay lama trong lịch sử cầm quyền đất nước Tây Tạng.

Khi hai mươi mốt tuổi, Ngài thọ cụ túc giới từ Tu viện trưởng Nyethangpa Dakpa Senge, dưới sự dẫn dắt của tu viện trưởng, Ngài học một số môn học của đạo Phật. Hai năm sau, Chogyal Phakpa mời Tongton đến “núi năm-đỉnh” của Trung Quốc để nhận nhiều giáo lý. Vào lúc đó, Ngài cũng mời triều đình hoàng gia và trong lúc ban giáo lý, đã đánh bại mười bảy người dị giáo. Khi ba mươi tuổi, Chogyal Phakpa trở về Sakya và ban nhiều giáo lý, và trở thành vị tổ vĩ đại của Giáo Pháp. Vào tuổi ba mươi ba, Ngài du hành lần nữa đến Trung Quốc theo lời mời của nhà vua và được chỉ định trách nhiệmTây Tạng đến mười ba người đại diện. Để cảm tạ sự quán đỉnh của Chogyal Phakpa, nhà vua ban nhiều cúng dường cho Ngài và dân Tây Tạng. Tất cả cúng dường đều được sử dụng trong việc phục vụ Giáo Pháp để xây dựng và tài trợ cho việc tôn tạo pháp khí tôn giáo, và cho lợi ích của tu sĩ với người nghèo.

Chogyal Phakpa truyền bá Giáo PhápTây Tạng, Trung Quốc, Mông Cổ, và trở thành tu viện trưởng của bốn trăm ngàn tu sĩ. Hơn nữa, Ngài soạn thảo nhiều bản văn về các luận giảng, những hướng dẫn thiết thực, và những câu hỏi và đáp. Ngài viên tịch lúc bốn mươi lăm tuổi.

Ngorchen Kunga Zangpo

Ngorchen sinh năm tuất thủy (1382). Ngài tu hành tại Sakya và nhiều tu viện khác, và bậc thầy đầu tiên của Ngài là thành tựu giả Buddha Sri. Ngài là một trong những vị thầy chính của Gorampa Sonam Senge. Năm 1430, khi bốn mươi tám tuổi Ngài thành lập tu viện Ngor chính của Evam Choden gần Sakya. Ngài đạt được trình độ thấu suốt rất cao và viên tịch trong năm tí hỏa (1456). Ngorchen viết nhiều luận giảng Vajrayana quan trọng, và tất cả giáo lý Lamdre đều truyền qua Ngài.

Pháp Vương Sakya Trizin

Pháp Vương Sakya Trizin sinh ra ở Tsedon, gần Shigatse trong vùng nam Tây Tạng vào ngày mồng một tháng tám (7/9/1945), “Sakya Trizin” có nghĩa “người nắm giữ ngai của Sakya”. Pháp vương là vị Giáo trưởng thứ bốn mươi mốt của phái Sakya, một trong bốn phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Ngài cũng là người nối dõi trực tiếp từ dòng truyền Khon, một dòng dõi tôn giáo cổ xưa của người Tây Tạng, mà theo truyền thuyết có nguồn gốc từ cõi trời.

Ngài bắt đầu chính thức học tập vào lúc năm tuổi, mặc dù thậm chí trước đó Ngài đã nhận một số quán đỉnh từ cha Ngài. Trong thực tế, Ngài nhận quán đỉnh lần đầu tiên, một về trường thọ, ngay khi Ngài được sinh ra.

Trong giai đoạn học tập cao độ tại Sakya, Ngor, Lhasa, và sau này ở Ấn Độ, Ngài đã tiếp nhận tất cả trao truyền chủ yếu của Dòng truyền Sakya, như giáo lý Lamdre (Con đường và Kết quả) công truyền và mật truyền, Druthab Kuntu (một sưu tập những quán đỉnhthực hành tantric), các hướng dẫn của Vajrayogini, và Zenpa Zidal. Từ thời niên thiếu, Ngài đã nhớ lại nhiều bản văn, như Hevajra-tantra, thực hiện nhiều lần nhập thất, và ban nhiều quán đỉnh. Ngài cũng nhận được nhiều giáo lý từ các truyền thống khác của Phật giáo Tây Tạng.

Các guru chính của Ngài là những tu viện trưởng của Ngor; Ngawang Lodro Shenpen Nyingpo; Khangsar Shabdrung; Lama Ngawang Lodro Rinchen; thượng tọa Jamyang Khyentse Rinpoche; đại yogi của Nyingmapa; Drubchen Rinpoche; Phende Khenpo; Sakya Khenpo Jampal Sangpo; cha Ngài, Dezhung Rinpoche; và Chogye Rinpoche.

Ngài chính thức nhậm chức lên ngai của Sakya vào đầu năm 1959. Hầu như ngay sau khi nghi lễ đội mão lên đầu, Ngài phải rời đi Ấn Độ vì Cộng sản Trung Quốc tiếp quản Tây Tạng. Trước tiên Ngài ở Sikkim, ở đó Ngài bắt đầu học tiếng Anh, sau đó chuyển đến Darjeeling, ở đó Ngài học thông thạo triết học trong ba năm với Khenpo Rinchen. Cuối cùng, Ngài đến Mussoorie và trong tháng ba năm 1964 Ngài thành lập Trung tâm Sakya ở Rajpur, Dehra Dun. Ngài học chuyên sâu các tantra và nhận được nhiều giải nghĩa sâu xa từ Khenpo Appey cho đến năm 1967. Ngài cũng tiếp tục học tiếng Anh. Từ năm 1971-1972 Ngài tiếp nhận Gyude Kuntu, một sưu tập chính về các tantra, từ Thượng tọa Chogye Trichen Rinpoche.

Vào lúc hai mươi hai tuổi, lần đầu tiên Ngài ban giáo lý Lamdre cho một hội họp có quy mô lớn tại Sarnath, Varanasi (Ba La Nại). Trong cùng năm đó Ngài cũng dàn xếp sự tấn phong phục hồi cho Sakya tại Puruwala ở Himachal Pradesh cách Dehra Dun bốn mươi dặm.

Pháp vương đã ban Druthab Kuntu cho một tập hội rộng lớn ở Ladakh trong năm 1976. năm năm sau, Ngài khánh thành điện thờ mới tại Puruwala, bây giờ là trung tâm nghi lễ của Sakya. Kể từ đó, Ngài ban nhiều giáo lý Lamdre trên toàn thế giới.

Pháp Vương đã phục vụ Giáo Pháp không ngưng nghỉ. Ngài có nhiều đệ tửẤn Độ và những nước khác, và đã có một số chuyến giảng dạy trên phạm vi toàn cầu.

His Eminence (Giáo Thọ) Chogye Trichen Rinpoche

Chogye Trichen Rinpoche là lama thâm niên nhất của Sakya và là người đứng đầu phụ phái Tsarpa. Sinh ra năm 1920 trong gia tộc Kushang, ở tỉnh Tsang của trung tâm Tây Tạng, Ngài được nhận ra như Chogye Rinpoche thứ mười tám của Tu viện Nalendra bởi Đức Dalai Lama thứ mười ba. Vào lúc mười một tuổi, Ngài thọ giới sa dichính thức lên ngai tại Nalendra. Trong những năm đầu Ngài tập trung học tất cả những nghi thứcnghi lễ căn bản của Tu viện Nalendra. Hai vị đạo sư gốc chính của Ngài là Zimwog Tulku Ngawang Tenzin Thrinley Norbu Palzangpo đời thứ tư (thân lama chính tái sinh khác của Tu viện Nalendre) và Dampa Rinpoche Shenphen Nyingpo của Ngor Evam. Từ hai vị thầy vĩ đại này, Chogye Rinpoche tiếp nhận tất cả giáo lý chính và phụ của Sakya, như hai truyền thống Lamdre, Đại và Tiểu Mahakala, bốn tantra, Mười ba Giáo Pháp như Vàng ròng, và Kalachakra.

Danh hiệu Chogye có nghĩa “mười tám” và xuất phát từ thời Ngài Khyenrab Choje, vị tu viện trưởng thứ tám của Nalendra, cũng thuộc dòng dõi quý tộc của gia tộc Kunshang. Khyenrab Choje vị thầy vĩ đại sở hữu dòng truyền trực tiếp về Kalachakra tiếp nhận từ Vajrayogini, được mời là tu viện trưởng bởi Sakya Trizin Dagchen Lodro Gyaltsen (1444-1495). Khyenrab Choje đã viếng thăm hoàng đế Trung Quốc, người rất ấn tượng bởi học giả tantric từ Tây Tạngban cho ông mười tám tặng phẩm quý báu. Dòng truyền của Chogye Rinpoche bắt đầu với Khyenrab Choje. Vị Chogye hiện nay, Ngawang Khyenrab Thubten Lekshe Gyatso, là vị thứ mười tám trong dòng.

Sau khi Lhasa nổi dậy đối mặt với sự xâm lăng của Trung Quốc trong năm 1959, Rinpoche rời Tây Tạng vì sự trú ẩn an toàn của Lo Monthang. Mặc dù nắm quyền thống trị người Tây Tạng, Lo Monthang (Mustang) về mặt chính trị lại là một phần của Nepal. Như người chú của vị vua hiện hành, Chogye Rinpoche tìm thấy nơi ẩn trú an toàn và lưu lại một số lúc, ban giáo lýthực hiện nhiều lễ hội tại nhiều tu viện khác nhau. Sau đó Ngài viết một thiền định Hevajra ngắn “Vào Thời điểm của Con đường” trong dạng bài kệ. Phần lớn tu viện trong vùng Lo Monthang là của phái Ngorpa, và tu viện chính được thành lập trong thế kỷ mười lăm bởi Ngorchen Kunga Zangpo.

Sau này, Rinpoche du hành đến Ấn Dộ và sống vài năm ở Dharamsala, ở đó Ngài gặp Thomas Merton vào tháng mười một năm 1968. Năm 1963 trong một cuộc hành hương, Rinpoche viếng thăm nơi Đức Phật đản sinh ở Lumbini, Nepal. Cảm thấy điều gì đó rất đặc biệt về nơi linh thiêng này, Ngài và vị vua của Lo Monthang hứa xây dựng một tu viện tại đây. Sau mười hai năm, lời hứa nguyện đã hoàn thành. Khắc trên tấm bảng cẩm thạch trước tu viện là những lời của Chogye Rinpoche:

Ở đây, trong Rừng cây Lumbini là dấu vết ban phước nơi Thái tử Siddhartha đản sinh. Đây là bằng chứng hiển nhiên bên cây trụ thẳng đứng của Hoàng Đế Ashoka (A Dục), trên đó được khắc những chữ, “Đức Phật Shakyamuni đã đản sinh tại đây.” Sự nổi tiếng của tiêu đề Lumbini đã mở rộng đến khắp nơi trên thế giới, và là nơi linh thiêng đáng kính của tất cả mọi người yêu mến. Ở đây trong năm 1963 tôi và Mustang Raja quyết định xây dựng một tu viện. Trong năm 1967 chúng tôi yêu cầu H.M. Vua Mahendra của Nepal giúp đỡ, và trong sự trả lời độ lượng, chúng ta được cấp mười katha (đơn vị đo lường cổ của Ấn Độ) đất dưới sự giám sát của Người Chỉ huy và Ban Tham mưu của Bộ Kiến Trúc H.M.G. sự làm việc đã được bắt đầu sau đó, và sau sáu năm lao động không mệt mỏi, tu viện đã hoàn tất về bên trong và bên ngoài, bao gồm việc xây dựng tượng chính về Đức Phật. Sau đó, vào ngày 2 tháng ba năm 1975, những hứa hẹn cùng lúc xảy ra với lễ đăng quang của Vua H.M.Birenda, tu viện đã được khánh thành trong một nghi lễ được dẫn dắt bởi vị đại diện của Chính Quyền H.M., Giáo sư Surendra Bahadur Shrestha, Đại biểu chính quyền trung ương của Khu vực Lumbini. Kế đó, vì lợi ích thấm nhuần tu viện với sự Ban phước Siêu phàm cho đến cuối a tăng kỳ (aeon), một lễ hội thánh hóa được thực hiện trong thời gian hơn ba ngày bởi H.H. Sakya Trizin, người đứng đầu Phái Sakya, được trợ giúp bởi một nhóm đại biểu quốc hội và năm mươi vị tăng. Trong suốt lễ hội bốn ngày, chúng tôi được nhiều tôn giáo và các chức sắc chính quyền chúc mừng dồn dập, tất cả những khách mời và khách thăm viếng, vượt hơn một ngàn người, hoan hỷ dự phần với lòng luôn tôn kính sâu xa đến Đức Phật và sự tái sinh của Ngài ở đây. Trong tinh thần đó, lễ hội đã kết thúc một cách ấm áp. Nhờ công đức như nhau của những thiện hạnh này bởi người bảo trợ và các tu sĩ, đây là lời cầu nguyện nhiệt thành của tôi, cầu mong giáo lý của Đức Phật được nuôi dưỡng và cầu mong tất cả chúng sinh cuối cùng đều được thiết lập trong giác ngộ viên mãn.

Điện thờ chính của tu viện mới có một tượng Phật Shakyamuni mạ vàng cao tám bộ (khoảng 2m4), bên tay phải Ngài trong một kệ thủy tinh là tượng của Rongton, người sáng lập ban đầu của Tu viện Nalendra. Cũng có một tượng của Lowo Khenchen, vị lama nổi tiếng nhất xuất thân từ Lo Monthang, người viết diễn giải chính về những tác phẩm của Sakya Pandita, và là người nắm giữ dòng truyền trung tâm trong truyền thống Khon về Vajrakilaya. Vua của Lo Monthang cũng tặng nhiều tượng và các pháp khí tôn giáo từ cung điện của ông.

Hiện nay, Rinpoche có hai tu viện thuận lợi đều ở trong Thung lũng Kathmandu. Tu viện đầu tiên tại Tháp Boudhanath, và tu viện thứ hai là một nơi nhập thất thuận tiện trong phần đông nam của thung lũng. Rinpoche cũng dạy nhiều vị lama cao cấp hiện nay, bao gồm Đức Dalai Lama (đặc biệt là ban giáo lý về Kalachakra), Pháp Vương Sakya Trizin, và Dudjom Rinpoche đã viên tịch. Chogye Rinpoche được xem là người có thẩm quyền cuối cùng về Kalachakra. Bên cạnh việc dẫn dắt một số cuộc nhập thất ba năm, Ngài sử dụng nhiều thời gian của Ngài để thiền định. Ngài thường ngủ ngồi và người ta nói rằng Ngài chỉ cần ngủ một giờ trong mỗi đêm.
Khenpo Appey Rinpoche

Khenpo Appey Rinpoche (sinh năm 1939) tiếp nhận giáo dụctu hành của tu viện đầu tiên ở tỉnh Kham, phía đông Tây Tạng, nơi Ngài sinh ra. Sau này Ngài chuyển đến Tu viện Ngor ở trung tâm Tây Tạng, và tiếp tục việc học ở đó. Ngài là tu viện trưởng của Đại học Dzongsar ở phía đông Tây Tạng trước khi lẩn trốn đến Ấn Độ lúc Cộng sản xâm chiếm.

Ngài cư trú ở Ấn Độ kể từ đó, và cho đến năm 1967, Ngài là thầy phụ đạo cho Pháp Vương Sakya Trizin tại đây. Ngài và Pháp Vương Sakya Trizin có cùng lực thúc đẩy đằng sau việc thành lập trường Đại Học Sakya về Triết học Phật giáo trong năm 1972 ở Mussoorie, Ấn Độ. Khenpo Appey Rinpoche phục vụ như hiệu trưởng và giảng dạy tại trường đại học trong nhiều năm, cho đến lúc chuyển đến Nepal để bắt đầu một trường đại học Sakya khác tại Boudhanath. Ngài là một khenpo (tu viện trưởng) uyên bác nhất ngày nay còn sống và thành thạo cả hai sutra và tantra. Ngài đã thực hiện nhiều nhập thất và ban vô số giáo lý cùng lễ nhập môn.

Tulku Thondup Rinpoche

Tulku Thondup Rinpoche (sinh năm 1939) là tác giả của nhiều quyển sách được ca ngợi, bao gồm quyển Năng lực Chữa lành của Tâm, sự Chữa lành Vô biên, các bậc Thầy của Thiền định và điều Huyền diệu, và gần đây nhất, Chết An bình, Tái sinh Hạnh phúc: Sách Chỉ dẫn của Đạo Phật Tây Tạng. Vào năm bốn tuổi, Ngài được nhận ra như sự tái sinh của Konchog Dronme, một học giả tinh thông và được tán dương của Tu viện Dodrupchen, một học viện nổi tiếng của Phật giáo ở phía đông Tây Tạng. Năm 1980, Tulku Thondup đến Mỹ như một học giả thăm viếng tại Đại Học Harvard.

Trong hai mươi lăm năm về sau, Ngài sống ở Cambridge, Massachusset, ở đó Ngài viết và hướng dẫn những cuộc hội thảo về chữa lành, thiền định, và Phật giáo. Để biết thêm chi tiết về cuộc đờitác phẩm của Ngài, hãy thăm viếng www.tulkuthondup.com.

Acharya Lama Migmar Tseten

Acharya (Đại Học giả) Lama Migmar Tseten sinh năm 1956 ở Tây Tạng. Ngài cùng với gia đình rời khỏi Tây Tạng năm 1959 sau sự chiếm đóng của Trung Quốctiếp nhận nền giáo dục sơ cấp tại trường tiểu học của người Tây TạngẤn Độ. Năm 1970, Ngài gia nhập Học Viện Tây Tạng ở Sarnath, ở đó Ngài học triết học đạo Phật Sutrayana (Giáo Thừa), chủ yếu với Khenpo Rinchen đã viên tịch, cũng như tiếng Phạn, tiếng Anh, và lịch sử. Ngài nhận học vị Acharya và được bổ nhiệm làm giám đốc Trung Tâm Sakya và Học Viện Sakya trong năm 1981. Trong lúc phục vụ như giám đốc, Ngài tiếp tục học, tiếp nhận trao truyền như Lamdre từ Pháp Vương Sakya Trizin, Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche, và Giáo Chủ Luding Khen Rinpoche. Năm 1989, Ngài được bổ nhiệm làm thầy dạy học ở Sakya Chokhor Yangtse tại Massachusetts. Hiện nay Ngài phục vụ như một giáo sĩ Phật giáo tại Đại Học Harvard ở Cambridge.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant