Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Vọng cổ 2

23 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 6294)
03. Vọng cổ 2


Trường Ca Pháp Hoa

TNT Mặc Giang soạn, tháng 11-2009

 thnhattan@yahoo.com.au

Nhạc sĩ Dương Kinh Thành chuyển thể ra Vọng Cổ, năm 2010.

--------------------

Lời tự thuật của tác giả

 

Chắp tay đê đầu đảnh lễ Đức Từ Phụ Bổn Sư,

 

Bản thân con, TNT Mặc Giang, tâm lực yếu hèn, đức mỏng tội dày, lại dân giả quê mùa, học ít hiểu nông, lời nói thô thiển, chữ nghĩa hẹn hẹp. Bộ Kinh Pháp Hoa, vua của các Kinh, con đã từng trì tụng mấy chục năm trường, chỉ trì và tụng chứ hiểu, nhận, ngộ chẳng khác nào như giọt sương khô rơi trên rừng cây núi thẳm.

 

Do đó, về chiều rộng, chiều sâu, sự uyên áo, liễu triệt và có tính toàn bộ, con không dám lạm bàn mà chỉ xin mạo muội nhận, nhìn yếu chỉ, yếu nghĩa tâm đắc của từng phẩm, với giọt sương kia chân thành chuyển tải thật cô đọng qua biến thể thi ca, và có ý muốn nhờ phương tiện văn mỹ nghệ để phổ cập cho những ai hữu duyên hữu ngộ.

 

Nếu không tột, không siêu, chẳng qua là thiếu học, hiểu cạn, chưa thấm, chưa chín, tự nguyện tô bồi thêm. Thành tâm đảnh lễ Đức Từ Tôn từ bi lượng thứ.

 

Tất cả, xuất phát bằng tấm lòng thành, sự tận tụy của bản thân, nhằm góp phần xiển dương chánh pháp. Tuyệt nhiên không vì bào ảnh ngã nhân danh lợi.

 

Kính mong những ai nhìn thấy bản văn này, xin hoan hỷ cảm nhận với ý hướng trên.

 

Trân trọng,

Tịch liêu, tháng 11-2009

TNT Mặc Giang

 

LỜI NGỎ CỦA TÁC GIẢ CHUYỂN THỂ

 

 1). Trước hết, tôi hoan hỷ chọn tựa đề cho album cổ nhạc này là “TRƯỜNG CA PHÁP HOA” như bản tựa của nhà thơ Mặc Giang. Tuy “Trường Ca” theo khái niệm văn học có phần khác biệt với “Trường Ca” của nghệ thuật biểu diễn, và thay vì phải gọi là “Liên Ca Diễn Khúc” phù hợp hơn, tôi chọn “Trường Ca” là để dung hòa hai khái niệm cũng như trước nhất giữ vẹn nguyên danh xưng ban đầu của nhà Thơ Mặc Giang.

 

 2). Quá trình chuyển thể những tác phẩm tương tự có những khó khăn nhất định. Thí dụ phải cố gắng đến mức có thể, giữ nguyên ý tứ văn phong của nhà thơ, tránh diễn đạt theo chủ quan cũng như khả năng của người chuyển thể. Bên cạnh đó, còn phải tìm tòi và vận dụng cách lồng ghép bài bản cho phù hợp với mỗi Phẩm Kinh cũng như tình huống pháp thoại Đức Phật tuyên giảng. Vì vậy sẽ không tránh khỏi cấu trúc ca từ bị “trắc”, gây khó khăn cho giới Nhạc Sĩ và Nghệ Sĩ tham gia thu âm sau này. Điều này, với tư cách là một soạn giả chuyển thể, rất mong anh em Nhạc sĩ, Nghệ Sĩ hiểu cho và hoan hỷ, để cùng nhau bảo đảm tính trung thực của tác phẩm.

 

 3). Album “Trường Ca Pháp Hoa” này, tác giả chuyển thể cố gắng tránh khuôn mẫu, lê thê, than vãn dễ gây cảm giác nhàm chán ; nên đã tìm mọi cách thể hiện mới mẻ, tách hằn từng Phẩm Kinh một vào trong một bài ca hoặc trong một phần riêng biệt. Sau này nếu có muốn tách ra ca lẻ cũng rất dễ dàng.

 

 4). Để làm được như thế, tác giả chuyển thể muốn dàn Tân Nhạc đóng vai trò quan trọng, chuyển và kết nối từng Phẩm trong album, bên cạnh dàn Cổ Nhạc. Nói theo phong cách nghề nghiệp là “Nhạc Màn”.

 

 Rất mong được sự hỗ trợ của tất cả. 

 

Năm 2010

Dương Kinh Thành 

-----------

 

Nội dung 15 bài

CD Vọng Cổ 2 - Trường Ca Pháp Hoa

(Số 16 đến Số 30)

 

30 bài Trường Ca Pháp Hoa

 

01. Ca ngợi Kinh Pháp Hoa 00 (Tác giả xin mở)

02. Trường Ca Pháp Hoa 01 (Phẩm Tựa, thứ 1)

03. Trường Ca Pháp Hoa 02 (Phẩm Phương Tiện, thứ 2)

04. Trường Ca Pháp Hoa 03 (Phẩm Thí Dụ, thứ 3)

05. Trường Ca Pháp Hoa 04 (Phẩm Tín Giải, thứ 4)

06. Trường Ca Pháp Hoa 05 (Phẩm Dược Thảo Dụ, thứ 5)

07. Trường Ca Pháp Hoa 06 (Phẩm Thọ Ký, thứ 6)

08. Trường Ca Pháp Hoa 07 (Phẩm Hóa Thành Dụ, thứ 7)

09. Trường Ca Pháp Hoa 08 (Phẩm Ngũ bá Đệ tử thọ ký, thứ 8)

10. Trường Ca Pháp Hoa 09 (Phẩm Thọ Học, Vô Học, thứ 9)

11. Trường Ca Pháp Hoa 10 (Phẩm Pháp Sư, thứ 10)

12. Trường Ca Pháp Hoa 11 (Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11)

13. Trường Ca Pháp Hoa 12 (Phẩm Đề Bà Đạt Đa, thứ 12)

14. Trường Ca Pháp Hoa 13 (Phẩm Trì, thứ 13)

15. Trường Ca Pháp Hoa 14 (Phẩm An Lạc Hạnh, thứ 14)

16. Trường Ca Pháp Hoa 15 (Phẩm Tùng Địa dõng xuất, thứ 15)

17. Trường Ca Pháp Hoa 16 (Phẩm Như Lai thọ lượng, thứ 16)

18. Trường Ca Pháp Hoa 17 (Phẩm Phân biệt Công đức, thứ 17)

19. Trường Ca Pháp Hoa 18 (Phẩm Tùy Hỷ Công đức, thứ 18)

20. Trường Ca Pháp Hoa 19 (Phẩm Pháp sư Công đức, thứ 19)

21. Trường Ca Pháp Hoa 20 (Phẩm Thường bất khinh Bồ Tát, thứ 20)

22. Trường Ca Pháp Hoa 21 (Phẩm Như Lai Thần Lực, thứ 21)

23. Trường Ca Pháp Hoa 22 (Phẩm Chúc Lụy, thứ 22)

24. Trường Ca Pháp Hoa 23 (Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, thứ 23)

25. Trường Ca Pháp Hoa 24 (Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, thứ 24)

26. Trường Ca Pháp Hoa 25 (Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát, thứ 25)

27. Trường Ca Pháp Hoa 26 (Phẩm Đà La Ni, thứ 26)

28. Trường Ca Pháp Hoa 27 (Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự, thứ 27)

29. Trường Ca Pháp Hoa 28 (Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát, thứ 28)

30. Trường Ca Pháp Hoa 30 (Hồi hướng công đức - Tác giả xin kết)


 Nghe CD Vọng Cổ 2 - Trường Ca Pháp Hoa

------------------------

 

 

Trường Ca Pháp Hoa – 15

PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT – Thứ mười lăm


 NÓI LỐI (Hơi Hạ)

 Kinh Pháp Hoa là vua của các kinh

 Lý Pháp Hoa là vua của các pháp

 Nên hằng hà sa số Chư Bồ Tát

 Khắp mười phương vân tập xin hộ trì.

 

 NGŨ ĐỐI HẠ

 

01)  Đức Như Lai.

 Vốn vô lượng Từ Bi

02)  Thiện Nam tử, các ông lo gì

Cõi Ta bà, ba ngàn thế giới tùng địa theo 

03)  Đất nứt ra Bồ Tát hiện thân

Nối nhau trùng điệp thênh thang

04)  Không làm sao thấy hết dưới mắt ta

Dùng Phật nhãn, Vô Sư Trí diễm tuyệt

05)  Đừng là “Hữu” Sư Trí kẹt thông

Bởi Chư Bồ tát phương xa

06)  Không sao thốt lời ta nghe

Ấn tâm địa, cõi Ta bà vang danh

 07) Bảo rằng Có - cũng không một người

 Bảo rằng Không - cũng rỗng không pháp giới

08) Nhìn xem bóng nguyệt soi dòng

Nó Có hay là Không

 09) Nhìn xem vũ trụ chi li

 Nhét trong hạt cải, chưa vừa là sao

10) Hãy nhìn vũ trụ thấp cao

Chân lông không lọt thế nào mà chi

01) Ta Bà Tùng Địa lành thay

Lành thay Dũng Xuất Bồ Tát hiện

02) Pháp Hoa diệu pháp vô nghì

Pháp Hoa diệu pháp siêu vi

03) Vô chung vô thỉ mất đi lẽ thường

Từ Bi hiển bày nụ hoa hàm tiếu

04) Đàm hoa trên tay tự tại

Thong dong từng bước tháng ngày

05) Cao hơn Diệu Cao núi cả

Cũng như đâu thấp chốn A Tỳ

06) Trùng duyên tâm khởi sinh Địa

Tất cả từ đó chan hòa

07) Chốn Ta Bà bao la

Cũng đất tùng dũng xuất ra (xin dứt ở chữ LIU)./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 16 

PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG - Thứ mười sáu


 

 NGÂM (hơi Bắc)

 Như Lai thọ lượng không cùng

 Vô thì biến mất, Vô chung vẫn còn

 Như Lai thọ lượng càn khôn

 Bao trùm vũ trụ chưa mòn hằng sa.

 

 THU HỒ

 Nhân số nào cộng vào thua xa

 Lũy thừa số những là thấm sâu

 Lượng nhiệm mầu của Đức Như Lai

 Lại sừng thỏ lông rùa để đâu

 Này vượt qua đối đãi chiêm bao

 Kìa xem bông trổ khắp cây đào

 Cần vượt qua vĩ tuyến chắn đường

 Xuyên qua bao kinh tuyến chơn thường

 Vốn không có con thuyền đưa sang …

 

 (sang) TAM PHÁP NHẬP MÔN

 Vốn không có con thuyền đợi

 Mà thuyền ta trong tâm vọng

 Là con thuyền đó tinh anh

 Nhấp nhô vào ra bốn biển

 Kìa xem chiếc lá trên cành

 Xanh xanh rừng, non non lá

 Những cánh đồng, xa bao la

 Mạ non, vàng ươm lúa vàng./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 17

PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC – Thứ mười bảy


 

 VẠN HUÊ TRƯỜNG HẬN

 

 A Dật Đa…này.

 Lẳng lặng, nghe ta nói đây.

 Người trì Kinh Pháp Hoa đây, (tất cả ai)

 Công đức thảy vô lường

 Nhớ ghi khắc lời này

 Là Vô Lậu pháp (mười phương) bao trùm

 Và Hữu Lậu ba cõi ra vào

 Ví (có người) trưởng giả đem bạc vàng

 Và đại gia đem hiến của tiền

 Công đức kia chỉ hưởng nhơn thiên

 Không thể sánh người nhập Tri Kiến Phật thừa

 Qua Pháp Hoa Kinh bậc nhất này

 Trì Pháp Hoa trì huệ mạng Phật rồi

 Quá khứ hiện tại thông con đường

 Đèn giải thoát soi khắp phương trời

 Phước báu này to lớn biết dường bao./.

 

 VỌNG CỔ

1) Người trì Kinh Pháp Hoa công đức vào bậc nhất. Phật Pháp Thân mầu nhiệm không giảm không tăng một khối duyên thừa ….

 Miên viễn thời gian, chúng sanh hưởng khôn vừa...

 Không đục không trong không lớn không nhỏ, không có báu vật nào so sánh được ở thế gian

 Người trì Kinh Pháp Hoa công đức tuyệt thế, Là kiến lập đạo tràng trong sáu cõi ba đường. Là pháp âm bất tuyệt trăm hướng ngàn phương, Hạt giống Bồ Đề luôn lưu truyền không dứt.

 

16) Núi Tu Di cao nhất trong các núi, Kinh Pháp Hoa vi diệu nhất Đại thừa …

 Không cần bóng cũng thấy được hình…

 Không cần gương mà phản chiếu rạng ngời chơn thể, được Chư Thiên lắng nghe trong lòng khôn xiết vui –

 Đem nhạc trời hòa điệu khắp ba ngàn, đem hoa Trời rảy cúng khắp trần gian. Xin cúng dường Thế Tôn Vô Thượng Giác, đã thuyết Kinh Diệu Pháp Hoa tàng.

 Bảy chúng đệ tử, hết rồi mùa hạ

 Không mùa thu cũng chẳng có mùa đông

 Sống Lạc Bang mùa xuân không cần nữa

 Tâm thoát an bình Vi Diệu Pháp Liên Hoa./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 18

PHẨM TÙY HỶ CÔNG ĐỨC – Thứ mười tám


 

 XUÂN TÌNH (Lớp II)

15) Pháp Hoa.

Phẩm Tùy Hỷ siêu tuyệt

16) Thật Bất khả Tư nghì nhật nguyệt

Một niệm Hỷ tùy nghi bao trùm tất cả

17) Pháp Hoa Diệu Pháp Vương

Thật thù thắng không lường ý niệm

18) Người nghe lần thứ nhất hay bao nhiêu lượt

Cho đến vạn lần công đức vẫn to dần

19) Hàng rào, bờ giậu kia không còn

Rung ngân hà, lay động cả trăng sao.

20) Anh tùy hỷ một tiếng cất lên

Chị tùy hỷ một lời âm vọng

21) Và em cũng nhoẻn miệng

Tất cả gắn hàm tiếu Pháp Hoa.

22) Em người chưa lớn khôn

Chị đã trưởng thành, Anh ngựa lý chân bon

23) Đều nhờ tắm gội pháp mưa nhuần

Rong thuyền du Diệu Pháp nhẹ tiếng chuông ngân./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 19

PHẨM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC – Thứ mười chín


 

 NÓI LỐI

 Này Thường Tinh Tấn Bồ TátTứ Chúng

 Nay nhân duyên hội đủ Pháp Hội này

 Như Lai nói thật hôm nay

 Sẽ không có lần thứ hai lập lại.

 

 VĂN THIÊN TƯỜNG (Lớp Dựng)

 

 Tất cả hãy lắng…

07)  Nghe... để thọ trì ý giải thâm sâu

lưu truyền đến mãi ngàn sau

 08) Từng lời không suy suyễn

 Không mai một dễ duôi

 Các ông hãy thọ trì truyền tụng Pháp Hoa

 Còn hơn xây đến chín đợt phù đồ.

 09) Bởi lục căn thông xuyên pháp giới

 Mắt thanh tịnh, thấy những gì không thể thấy,

 Trong suốt duyên trần.

 10) Tai thanh tịnh nghe những gì không thể

 Tự tại uy nghiêm.

 Mũi ngửi những gì không thể ngửi trần tâm

 Miệng buông lời ra rúng động thiên hà.

 11) Thân thanh tịnh ba ngàn thế giới

 Trống không vô vị

 Và đây Ý thanh tịnh, hiểu rõ, vạn pháp duyên trần.

 12) Trì tụng Pháp Hoa nghiêm mật,

 Không cần sức mạnh nào

 Xuyên qua vũ trụ trong hơi thở sát na,

 Đó gọi Pháp Sư Công Đức Phẩm này./.

 

 NGÂM

 Gom công đức vo tròn trong một chữ

 Gom vũ trụ nhẹ bỏng trên bàn tay

 Các con ơi cần chi nữa ban ngày

 Vì không còn đêm tối lẫn hoàng hôn.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 20

PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT - Thứ hai mươi

 

 NGÂM SA MẠC

 Thường Bất Khinh chúng con xin nương tựa

 Nguyền noi gương đức độ nhũ thanh lương

 Mỗi chúng sanhPhật tánh tinh tường

 Cùng trân trọng sen vàng chưa chớm nở.

 

 KHỐC HOÀNG THIÊN

 Kỳ lạ thay Thường Bất Khinh Bồ Tát

 Gặp ai cũng cúi đầu chắp tay

 Tôi không dám khinh Ngài vì là Phật mai sau

 Không dám khinh quý Ngài

 Vì quý Ngài sẽ thành Phật mai sau

 Đúng tên là Thường Bất Khinh.

 Thân như cùng tử đêm ngày vô định

 Nhưng gặp ai cũng đảnh lễ tán dương

 Tôi không dám khinh quý Ngài

 Vì quý Ngài là Phật mai sau.

 Thường Bất Khinh là ẩn số bao kiếp lành

 Tiền thân Phật Thích Ca.

 (Lớp II)

 Từ chốn tiền thân trong vô lượng kiếp

 Cúng dường diệu lý Phật Đà tôn kính

 Mang diệu hạnh vô tướng vô tác vô tâm

 Tôi không dám khinh quý Ngài

 Nghe như khúc nhạc du dương

 Không cần đàn sáo tương cung

 Từng nốt nhạc tuyệt vời bỗng trầm cung bậc

 Sen nở trong lòng sen nở khắp nơi

 Nhập Tỳ Lô Tánh Hải tuyệt vời

 Hoa Nghiêm ngân Hoa Tạng khắc son

 Hòa vang hoa Pháp giới trùng trùng

 Trong cùng diệu hữu hát Huyền môn./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 21

PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC - Thứ hai mươi mốt

 

 NHẠC PHỐI

 Phật Pháp Thân thường hằng siêu sinh diệt

 Thân Pháp Phật thường hằng siêu diệt sinh

 Tinh anh, tinh thể, tinh chất, nguyên trinh

 Thần lực Như Lai vô cùng bất khả thuyết.

 

 XÀNG XÊ 

 Thần lực Như Lai hơn xa sức mạnh phi…

 01) Thuyền …

 Thần lực Như Lai điện ảnh kia còn xa mờ nhân ảnh. 

 02) Như người mẹ trên tay bồng đứa con thơ dại 

 Và người cha dắt dìu đàn con nhỏ giữa chốn nhân gian

 03) Không hiển vi kính siêu kính lúp 

 Không mạng vi tính tinh kỳ không sóng vi âm 

 04) Bất khả tư nghì Thần lực Như Lai 

 Bao trùm vũ trụ không gian vượt thời gian.

 05) Thần lực Như Lai có thể gom hết chúng sanh vạn vật 

 Vào một căn nhà nhỏ vẫn không đầy còn dư

 06) Siêu Thần lực đưa ta vượt Tam Thế mười phương

 Đưa chúng ta đi không vướng vật gì cản ngại

07)  Hay đưa về căn nhà xưa nguyên vẹn

Vô thỉ chưa từng khởi, đóng cửa rồi sự vô chung

 08) Như siêu âm thanh chưa phát ra lời vội im bặt

 Và biết rằng thật chẳng nệNhư Lai. (tạm dứt).

 

 NGÂM

 Đó mới gọi là Như Lai Thần Lực

 Đó mới gọi là Thần Lực Như Lai

 Không có một mà cũng chẳng có hai

 Siêu việt thế tột cùng chơn liễu nghĩa.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 22

PHẨM CHÚC LỤY - Thứ hai mươi hai


 

 NGÂM

 Gia tài của Phật xưa nay 

 Thế Tôn Ân Đức sâu dày

 Tận tường khuyên răn chỉ bảo

 Khai, Thị, Ngộ, Nhập đẹp thay.

 

 NAM AI

 Chư Phật bản hoài mười…

 

01) phương. 

Như thương con, nâng niu chắt chiu giữ gìn

02) Hôm nay lẫn ngày mai

Thích CaĐa Bảo chung tòa

03) Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa

Mười phương câu hội Thánh Tăng

04) Nhơn Thiên Tứ Chúng đều nhờ

Muốn báo ơn Phật thì đây

05) Pháp Hoa gắng trì tụng chuyên cần

Lục độ vạn hạnh hóa duyên

06) Chúng sanh vui sống an lành

Còn phước lực nào hơn

07) Thân Phật là thân Kim Cương tạng

Pháp Phật là pháp Kim Cương tàng

08) Trí Phật là trí kim sắc rạng ngời

Thì Đạo Phật là Đạo Vàng thôi./.

 (Sang NAM AI LỚP MÁI)

01) Đạo Phật là Đạo Vàng

Dù cho sánh cả bạc vàng

02) Hay đổi cả dương trần

Cũng chẳng sánh đâu

03) Hay đổi cả thiên thai

Và cả gia tài ta

04) Để nghe pháp một lần

Không thể có được duyên

05) Cho Diệu Pháp âm vang

Trong thế giới này

06) Là phải hành trì

Sớm tối thường khi

07) Người đời di chúc thế gian

Đức Phật di chúc Đạo Vàng

08) biến đổi vô thường

Đạo Vàng vẫn sáng trong./.

Trường Ca Pháp Hoa – 23

 PHẨM DƯỢC DƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ - Thứ hai mươi ba


 NÓI LỐI

Dược Vương cúng Phật ra sao

Xin kể cho nghe chút thử nào

Ứng dụng được gì trong hiện tại

 Truyền lưu hậu thế những mai sau

 VỌNG CỔ

 01) Đó là Bồ Tát Dược Vương từ thời xa xưa quá khứ. Theo Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh chuyên tu khổ hạnh chí kiên cường…

 Trải qua muôn một hai ngàn năm trường…

 Hiện Nhứt Thiết Tam Muội Sắc Thân tướng, chiếu sáng ba ngàn thế giới mười phương

 Có chi nguyệt khuyết với trăng rằm, nhập Tam Muội Mạn Đà La, Hải Ngạn, Chiên Đàn, Vô số hương hoa cùng rải xuống cúng dường, Đức Phật Diệu Liên Hoa pháp.

02) Ngài còn phát nguyện xa hơn, dùng lửa đốt thân để thế đèn…

Lửa cháy ngàn năm không tắt một lần

Chỉ cần phát nguyện đốt chân tay cháy, tài vật ngoài thân đã tiếc thay -

Hạnh nguyện của Ngài là Bất Khả thuyết, Bất Tri Bất Khả Bất Tư Nghì. Đệ tử chúng con hôm nay đọc phẩm này, biết thương biết quý thật lành thay.

 LÝ BA TRI

 Xin nhớ, ân đức xa xưa

 Phụng kính một đời, đền ơn Phật thuyết

 Ngàn năm giữ Pháp Hoa Kinh

 Thành kính tôn thờ, không bất thối lai

 Qua thoát lúc ma cường hay pháp nhược…

 …không hề lay./.

 VỌNG CỔ

05)  Từ một đóa hoa đến muôn ngàn đóa hoa đan kết. Dù sắc sắc không không Hoa Tâm vẫn rực sáng chơn thường …

Vũ trụ hát vang xuyên thế giới Ta Bà

Mười phương ngàn Liên Hoa hương thơm ngát, chúng con xin thành kính chắp đôi bàn tay –

Hàng vạn vạn người nối vạn bàn tay, Hàng triệu triệu người nhìn triệu mắt. Đâu còn quá khứ hiện tại với tương lai, dung thông vô ngại không hai liên đài.

 Từ nghe quá khứ Phật Tỳ Bà

 Hiện tại trung tôn Đức Thích Ca

 Linh Thứu viên dung Long Hoa Hội

 Đương Lai Di Lặc hiện không xa./.

 NHẠC PHỐI

 Bổn Sự Dược Vương Phẩm tuyệt vời

 Linh Sơn núi tuyết trắng chưa vơi

 Phật ân đại hải kia chưa cạn

 Nhất thuyết tuyên xưng bất thối lời.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 24

 PHẨM DIỆU ÂM BỒ TÁT - Thứ hai mươi bốn

 NGÂM TỰ DO

 Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm 

Sao kia lấp lánh vì trăng

 Phương trời chim bay mỏi cánh

 Ngại chi Ô Thước Sông Ngân

 Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm

 Thế gian ước vọng vô vàn

 Sắt thép vàng lên cát đá

 Tiến Tu sẽ đạt được Diệu Âm.

 

LƯU THỦY TRƯỜNG 

01) Rằng xưa

 Có Ngài Bồ Tát Diệu Âm

02) thế giới trang nghiêm vô cùng

Của Đức Tú Vương Trí Phật phóng quang

03) Cơ duyên

Viếng thăm Phật Tổ Cồ Đàm

04) Mang theo vô số hoa sen vàng

Cọng bằng Vàng Diêm Phù Đàn sáng tươi

05) Nhụy đài, Ca bảo, Kim cương

Cánh hoa kết tinh bằng bạc

06) Văn Thù ba vòng nhiễu Phật

Cúng dường nghe Hội Pháp Hoa

07) Phật rằng Bồ Tát Diệu Âm

Nhạc trời trỗi khúc ngân vang hội

08) Tiễn đưa Bồ Tát lên đàng dự

Không âm lời mà ngân tiếng vọng vang trời

09) Nhìn xem

Diệu Âm diện mạo nhân từ

 10) Dù cho góp nhặt trăng ngàn

 Cũng không sao sánh qua vẻ đẹp

11) Thân sắc vàng

Trong, không còn gì trong hơn

12) Sáng, không còn gì để sáng hơn

Công đức châu toàn vẹn thanh cao.

13) Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm

 Chúng con những ước mong thầm

 14) Trau dồi công đức hạnh

 Học tu thậm thâm Diệu Pháp

 15) Noi gương Ngài

 Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm

 16) Nguyệt thẹn hoa vương tuyệt trần 

 Đẹp quá vô ngần Bồ Tát Diệu Âm./. (Tạm dứt)

 

Trường Ca Pháp Hoa – 25

PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - Thứ hai mươi lăm


 

 NGÂM THƠ

 Tai nghe Bồ Tát Quán Thế Âm

 Tầm thinh cứu khổ thế gian độ đời 

 Ngàn tay ngàn mắt nơi nơi

 Quan Âm thị hiện cứu người khổ đau.

 

 ĐIỆU NÓI THƠ BẠC LIÊU 

(Cũng như lần trước, hai dàn Tân và Cổ nhạc tập trung điệu này) 

 

 Đi qua chân bước sang… 

01) Kiều…(nhạc láy)

Ngang qua (mà) hố thẳm núi đèo khẳng khiu

 02) Đi qua ghềnh láng cheo leo (ơ ớ ờ)

 Đi về (mà) đồng nội nắng mưa eo sèo

01)  Quan Âm cứu khổ chưa vừa

Bởi người nhân thế vốn thừa trầm kha

02)  Nên đi khắp cõi hà sa. (ơ.ớ.ờ)

 Vô thường (mà) quán trọ của nhà trần gian 

03)  Lắng nghe hết tiếng bẽ bàng

 Lắng nghe (mà) hết tiếng dậy trời khóc vang

04)  Quan Âm không nói một lời

 Không than một tiếng không rời một phen

05)  Chìm trong vũng nhớ chưa quên (.ơ.ớ.ờ)

 Khuất trong (mà) vũng tối ánh đèn trên tay

06)  Không ngày không tháng không năm

 Không giờ (mà) không khắc không giây nào sờn

07)  Quan Âm nước chảy không mòn

 Sao dời vật đổi một lòng sắt son

08)  Quan Âm hiển đức Từ Bi (ơ.ớ.ờ)

 Chỉ còn (mà) Bất Khả Tư Nghì mà thôi

 Nụ cười gắn sẵn trên môi

 Cam lồ (mà) gắn sẵn cứu đời cành dương….

 (Để dứt)

 Tai nghe trăm hướng ngàn phương,

 Hóa thân thị hiện nhiêu khê vạn đường (nhạc chầu dứt)./.

 

 VỌNG CỔ

16) Trăm tiếng kêu than vạn ngàn cảnh khổ. Nhành dương lã ngọn tịnh thủy trong tay vương vãi sông…hồ

 Rằng con chưa biết đường về…

 Rằng con biển khổ trầm mê não phiền ai oán, Rằng con nguyệt lão se nhằm nên vụng mối duyên -

 Oan gia túc trái tiền khiên đọa đày, Rằng con không may bất hạnh. Quan Âm hiện đức Từ Bi, Cành dương vẫy nhẹ có chi ngại ngùng

 Dù cho vô thỉ vô chung

 Quan Âm cứu khổ đến cùng không thôi

 Quan Âm Bồ Tát tuyệt vời

 Quan Âm Nam Hải vớt người trùng khơi./.

 

 NGÂM ĐIỆU VÂN TIÊN

 Quan Âm thị hiện nơi nơi

 Cứu cho hết khổ cuộc đời nhân gian./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 26

PHẨM ĐÀ LA NI - Thứ hai mươi sáu


 NÓI ÂM VANG

 (écho-Chậm rãi): Đà La NiThần lực Gia trì. Là Thần chú - Là lực Chú - Là Đại Bi Chú - Là Vô Thượng Chú, Vô thượng đẳng đẳng Chú. Của mười phương chư Phật, của mười phương Chư Đại Giác Thế Tôn, Của Chư Bồ Tát hạnh nguyện viên dung và của các bậc Thiên Vương La Sát.

 

PHÚ LỤC

 Bởi kinh điển của chư Phật ba đời…

 

01) …mười phương.

Pháp Thân thường trụ nhiệm mầu

02) Lý nghĩa cao thâm tột bực

Chứa đựng khắp trong rừng kinh tạng bao la

03) Kinh Liên Hoa Diệu Pháp

bản hoài sâu nặng bao la

04) Mà trí lẫn huệ vô biên

Khai thị ngộ nhập (thời) dung nhiếp châu viên

05) (Cửu hữu huyền môn đồng đăng) Hoa Tạng

Khi Diệu Pháp Liên Hoa

06) Pháp ấn Phật trùng tuyên

Của quá khứ hiện tại đang tuyên

07) Mai này

Phật Vị Lai tiếp nối

08) Không thêm bớt không tăng

Không ít nhiều lẫn thấp cao.

09) Trì một chữ

Nhập Tỳ Lô Giá Na

10) Nói một chữ nhập pháp giới hằng sa

Giảng một chữ trùm địa võng thiên la

11) (Trí-Huệ) - Đức cao

Hơn sông - biển - đất liền

12) Một chữ Pháp Hoa trống vũ trụ

Một từ Pháp Hoa thế giới trống không

13) Cho nên

Chư Phật gia trì thần lực

14) Gia trì của Chư Cổ Đức

Cùng Chư Đại Thánh phát tâm

15) Cho chúng sanh nhớ

Để tụng niệm hành trì

16) Theo chân Chư Phật tu trì

Ngộ nhập Tri kiến Phật ngay./. (tạm dứt)

 

Trường Ca Pháp Hoa – 27

PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG - Thứ hai mươi bảy


 NGÂM HƠI QUẢNG

 Rằng thời Đức Phật Vân Lôi Âm

Diệu Trang Nghiêm Vương có hai người con chí hiếu 

Đó là Tịnh Tạng tu niệm mật châu toàn

Tịnh Nhãn chuyên tu nhập môn tam muội.

 

 PHONG BA ĐÌNH

 Một ngày kia, về hoàng cung trình tấu

 (Xin mẹ) Cúng dường Phật Tú Vương Hoa

 Nên bảo con, đến dụ cha xem thử

 Kéo cha (con) ra khỏi mê lầm

 Con đường tội tình

 Vì Mẫu Hậu Phụ Hoàng

 Công ơn sinh dưỡng

 Hiếu nghĩa sao cho bằng

 Đưa mẹ cha vào ngưỡng cửa thiền môn

 Từ bi giải thoát, trả hiếu song đường

 Hai người bèn biến chuyển thần thông

 Vào ra biến hóa, khắp cả trong ngoài

 Vua cha trông thấy, sung sướng vô ngần

 Nên-Lệnh truyền, Trong-Cung vàng

 Và toàn khắp cả chúng dân

 Hân hoan, trong cõi lòng

 Cùng đi nhanh, đến hầu Phật ngay

 Không thể nào, chậm chân đường, ánh dương hồng

 Bước chân tìm đến chân như, chuyện xưa kể lại

 Mấy lời cạn phân, cho nhân thế soi đường./.

 

 KHỐC HOÀNG THIỆN

 Chuyên xưa, phi thường có khác

 Hai Anh Em xuất gia tu chứng

 Cả hai đều nhập Pháp Vương tôn

 Lợi ích luôn Mẫu Hậu Phụ Hoàng

 Hai người cũng nhập chứng Pháp Vương

 Hoàng Thân Quốc thích nhập Pháp Vương

 Vua nhờ con thành Phật đặng

 Danh hiệu xưng là Phật Thọ Vương

 Mẹ nhờ con nhập thánh đức không lường

 Khắp thần dân nhập Tam Muội Thanh lương

 Vua cha lại khen hai con mình

 Là đại thiện tri thức vô song.

 

 (LỚP II)

 Đức Thích Ca hỏi cùng đại chúng

 Chuyện kể rồi các ông có biết

 Vua Diệu Trang Nghiêm Vương là ai

 Tịnh Đức Phu Nhân thế nào

 Và hai người con đó là ai

 Hãy thử nghĩ xem sao

 Đức Phật nhìn Đại Chúng rồi chỉ dạy

 Diệu Trang là Hoa Đức Bồ Tát kia

 Tịnh Đức là Quang Chiếu Bồ Tát này

 Tất cả đang đứng trước ta

 Từng thọ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này

 Phước lành người duyên sinh./.

 

 NHẠC PHỐI

 Hai Anh Em,

 Tịnh TạngDược Vương Bồ Tát

 Dược Thượng Bồ TátTịnh Nhãn đây rồi.

 Trong muôn ngàn trăm ức kiếp

 Thời Chư Thất Cổ Phật

 Từng thọ trì Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 28

PHẨM PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT - Thứ hai mươi tám


 NGÂM

 Bố Tát Phổ Hiền đại nguyện vương

 Nguyện mang Diệu Pháp bước lên đường

 Trường lưu phát tấn mười phương cõi

 Tứ Thánh, Tam Thừa nhập Pháp vương.

 

 LÝ CÁI MƠN

 Mười nguyện cao, truyền vang đây đó

 Khắp chốn nhân gian.

 Sáu đường lên xuống dừng chân

 Chúng sanh ơi, dù ba cõi biết ngay đường về.

 Vì nhập lưu pháp Phật hoằng khai

 Ơn đức quá bao la

 Xin gởi lòng kính dâng Đức Phổ Hiền Vương./.

 

 VỌNG CỔ

 

01) Lành thay Phổ Hiền Vương Bồ Tát. Thánh đức treo gương vạn nẻo soi…đường.

Thương vạn loại hồi luân trong bốn biển ngập tràn…

 Mười Hạnh Nguyện Phổ Hiền Vương Bồ Tát, Làm thuyền từ Bát Nhã chuyển thanh lương

 Dấu ấn truyền trao như tấm gương, phản chiếu mười phương khắp cùng thế giới. Cam Lồ Diệu Pháp hiện ngân sương, đảnh lễ thành tâm Phổ Hiền Vương Bồ Tát.

 

02) Chúng con nguyện bảo toàn châu viên Cổ Đức, muôn một thâm ân ơn nghĩa đáp đền…

Theo dòng Tứ Thánh nguyện bước lên đường…

Đệ tử chúng con khắp năm châu bốn bể, tâm thể sẵn sàng tự giác giác tha

“Chúng con khổ nguyền xin cứu khổ, chúng con khổ nguyền xin tự độ”, Báo Phật ân rèn trí tuệ tuyệt vời, lăn bánh xe pháp luân thường lưu xuất nơi nơi.

 

16) Chúng con nguyện vào sanh ra tử, dứt đường sinh tử đoạn ngục A Tỳ

Không còn chìm ngập si mê sáu ngã đường tròn …

Thế biết tại sao “Ba rừng giáo lý còn lưu lại – Cho đến bây giờ vẫn trắng tay –

Trăng khuyết vì mây chưa vén trọn – Hay trăng còn đợi bóng đêm dài”. Bồ Tát Phổ Hiền Vương đưa tay cho chúng con khơi dòng trí tuệ, để sáng minh linh ngọc thể chân truyền.

 Ba rừng giáo lý còn nguyên vẹn

 Tay trắng vì tay đã trắng tay

 Trăng khuyết trăng tròn cần chi nữa

 Bóng đêm đâu có, hỏi chi đêm dài./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 30

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC (Tác Giả xin kết)


 

 NÓI TỰ DO

 (écho) “Thiên – A Tu LaDạ Xoa, thảy

 Đến nghe pháp đó nên chí tâm

 Ủng hộ Phật Pháp khiến trường tồn…”

 

 VỌNG KIM LANG

 Biết bao nhiêu, nghe đến chốn này

 Trên đất liền hoặc ở giữa hư không 

 Với ai đã sanh lòng từ

 Ngày đêm tự nương pháp trú an.

 

 Xin nguyện, cho toàn thế giới các nơi

 An ổn chơn thường

 Quần sanh lợi ích, phước trí vô biên

 Bao nhiêu nghiệp thảy tiêu trừ

 Xa lìa các khổ trần gian,

 Bao nhiêu khổ ách xa lìa,

 quay về viên tịch an nhiên

 

 Hằng xoa vóc dáng giới hương,

 Giúp cho định phục từ thân

 Bồ Đề biến trang nghiêm

 Tùy theo chỗ thường lạc an

 Trú nơi thanh tịnh thân tâm./.

 

 BẮN NHẠN

 Chúng sanh dù ác hay…thiện. Nhân loại dù tỉnh hay mê,

 Ai ai cũng biết đường về, diện mục bản Như Lai

 Nhà xưa ta đó chân như.

 Từ hàng thanh cao thấp cao địa vị lục phàm như nhau,

 Thiên đường ngục tối bởi tâm, trăng tròn trăng khuyết

 cũng trăng. Trắng đen chỉ một cái nhìn chơn tâm, Pháp

 Hoa Hải Hội rạng ngời từ đây ./.

 

 NGÂM TỰ DO

 Về đến nhà rồi thì đừng có hỏi

 Ngón tay chỉ hướng, hỏi chi tay

 Phật Pháp Thân thường trụ hiển bày

 Ngộ, không Ngộ vì mê với tỉnh.

 

 NHẠC DỨT

 Linh Sơn Hội Pháp Hoa còn đó - Long Hoa Hội đã có kia rồi - Tay cầm hạt, một chuỗi chưa niệm - Hiện Liên đài Pháp tọa nơi nơi./.

 

---------------------------------------------------------------------------------------------

 (HẾT)

 

-----------------

Lời tự thuật của tác giả

 

Chắp tay đê đầu đảnh lễ Đức Từ Phụ Bổn Sư,

 

Bản thân con, TNT Mặc Giang, tâm lực yếu hèn, đức mỏng tội dày, lại dân giả quê mùa, học ít hiểu nông, lời nói thô thiển, chữ nghĩa hẹn hẹp. Bộ Kinh Pháp Hoa, vua của các Kinh, con đã từng trì tụng mấy chục năm trường, chỉ trì và tụng chứ hiểu, nhận, ngộ chẳng khác nào như giọt sương khô rơi trên rừng cây núi thẳm.

 

Do đó, về chiều rộng, chiều sâu, sự uyên áo, liễu triệt và có tính toàn bộ, con không dám lạm bàn mà chỉ xin mạo muội nhận, nhìn yếu chỉ, yếu nghĩa tâm đắc của từng phẩm, với giọt sương kia chân thành chuyển tải thật cô đọng qua biến thể thi ca, và có ý muốn nhờ phương tiện văn mỹ nghệ để phổ cập cho những ai hữu duyên hữu ngộ.

 

Nếu không tột, không siêu, chẳng qua là thiếu học, hiểu cạn, chưa thấm, chưa chín, tự nguyện tô bồi thêm. Thành tâm đảnh lễ Đức Từ Tôn từ bi lượng thứ.

 

Tất cả, xuất phát bằng tấm lòng thành, sự tận tụy của bản thân, nhằm góp phần xiển dương chánh pháp. Tuyệt nhiên không vì bào ảnh ngã nhân danh lợi.

 

Kính mong những ai nhìn thấy bản văn này, xin hoan hỷ cảm nhận với ý hướng trên.

 

Trân trọng,

Tịch liêu, tháng 11-2009

TNT Mặc Giang

 

LỜI NGỎ CỦA TÁC GIẢ CHUYỂN THỂ

 

 1). Trước hết, tôi hoan hỷ chọn tựa đề cho album cổ nhạc này là “TRƯỜNG CA PHÁP HOA” như bản tựa của nhà thơ Mặc Giang. Tuy “Trường Ca” theo khái niệm văn học có phần khác biệt với “Trường Ca” của nghệ thuật biểu diễn, và thay vì phải gọi là “Liên Ca Diễn Khúc” phù hợp hơn, tôi chọn “Trường Ca” là để dung hòa hai khái niệm cũng như trước nhất giữ vẹn nguyên danh xưng ban đầu của nhà Thơ Mặc Giang.

 

 2). Quá trình chuyển thể những tác phẩm tương tự có những khó khăn nhất định. Thí dụ phải cố gắng đến mức có thể, giữ nguyên ý tứ văn phong của nhà thơ, tránh diễn đạt theo chủ quan cũng như khả năng của người chuyển thể. Bên cạnh đó, còn phải tìm tòi và vận dụng cách lồng ghép bài bản cho phù hợp với mỗi Phẩm Kinh cũng như tình huống pháp thoại Đức Phật tuyên giảng. Vì vậy sẽ không tránh khỏi cấu trúc ca từ bị “trắc”, gây khó khăn cho giới Nhạc Sĩ và Nghệ Sĩ tham gia thu âm sau này. Điều này, với tư cách là một soạn giả chuyển thể, rất mong anh em Nhạc sĩ, Nghệ Sĩ hiểu cho và hoan hỷ, để cùng nhau bảo đảm tính trung thực của tác phẩm.

 

 3). Album “Trường Ca Pháp Hoa” này, tác giả chuyển thể cố gắng tránh khuôn mẫu, lê thê, than vãn dễ gây cảm giác nhàm chán ; nên đã tìm mọi cách thể hiện mới mẻ, tách hằn từng Phẩm Kinh một vào trong một bài ca hoặc trong một phần riêng biệt. Sau này nếu có muốn tách ra ca lẻ cũng rất dễ dàng.

 

 4). Để làm được như thế, tác giả chuyển thể muốn dàn Tân Nhạc đóng vai trò quan trọng, chuyển và kết nối từng Phẩm trong album, bên cạnh dàn Cổ Nhạc. Nói theo phong cách nghề nghiệp là “Nhạc Màn”.

 

 Rất mong được sự hỗ trợ của tất cả. 

 

Năm 2010

Dương Kinh Thành 

-----------

 

Nội dung 15 bài

CD Vọng Cổ 2 - Trường Ca Pháp Hoa

(Số 16 đến Số 30)

 

30 bài Trường Ca Pháp Hoa

 

01. Ca ngợi Kinh Pháp Hoa 00 (Tác giả xin mở)

02. Trường Ca Pháp Hoa 01 (Phẩm Tựa, thứ 1)

03. Trường Ca Pháp Hoa 02 (Phẩm Phương Tiện, thứ 2)

04. Trường Ca Pháp Hoa 03 (Phẩm Thí Dụ, thứ 3)

05. Trường Ca Pháp Hoa 04 (Phẩm Tín Giải, thứ 4)

06. Trường Ca Pháp Hoa 05 (Phẩm Dược Thảo Dụ, thứ 5)

07. Trường Ca Pháp Hoa 06 (Phẩm Thọ Ký, thứ 6)

08. Trường Ca Pháp Hoa 07 (Phẩm Hóa Thành Dụ, thứ 7)

09. Trường Ca Pháp Hoa 08 (Phẩm Ngũ bá Đệ tử thọ ký, thứ 8)

10. Trường Ca Pháp Hoa 09 (Phẩm Thọ Học, Vô Học, thứ 9)

11. Trường Ca Pháp Hoa 10 (Phẩm Pháp Sư, thứ 10)

12. Trường Ca Pháp Hoa 11 (Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11)

13. Trường Ca Pháp Hoa 12 (Phẩm Đề Bà Đạt Đa, thứ 12)

14. Trường Ca Pháp Hoa 13 (Phẩm Trì, thứ 13)

15. Trường Ca Pháp Hoa 14 (Phẩm An Lạc Hạnh, thứ 14)

16. Trường Ca Pháp Hoa 15 (Phẩm Tùng Địa dõng xuất, thứ 15)

17. Trường Ca Pháp Hoa 16 (Phẩm Như Lai thọ lượng, thứ 16)

18. Trường Ca Pháp Hoa 17 (Phẩm Phân biệt Công đức, thứ 17)

19. Trường Ca Pháp Hoa 18 (Phẩm Tùy Hỷ Công đức, thứ 18)

20. Trường Ca Pháp Hoa 19 (Phẩm Pháp sư Công đức, thứ 19)

21. Trường Ca Pháp Hoa 20 (Phẩm Thường bất khinh Bồ Tát, thứ 20)

22. Trường Ca Pháp Hoa 21 (Phẩm Như Lai Thần Lực, thứ 21)

23. Trường Ca Pháp Hoa 22 (Phẩm Chúc Lụy, thứ 22)

24. Trường Ca Pháp Hoa 23 (Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, thứ 23)

25. Trường Ca Pháp Hoa 24 (Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, thứ 24)

26. Trường Ca Pháp Hoa 25 (Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát, thứ 25)

27. Trường Ca Pháp Hoa 26 (Phẩm Đà La Ni, thứ 26)

28. Trường Ca Pháp Hoa 27 (Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự, thứ 27)

29. Trường Ca Pháp Hoa 28 (Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát, thứ 28)

30. Trường Ca Pháp Hoa 30 (Hồi hướng công đức - Tác giả xin kết)


 Nghe CD Vọng Cổ 2 - Trường Ca Pháp Hoa

------------------------

 

 

Trường Ca Pháp Hoa – 15

PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT – Thứ mười lăm


 NÓI LỐI (Hơi Hạ)

 Kinh Pháp Hoa là vua của các kinh

 Lý Pháp Hoa là vua của các pháp

 Nên hằng hà sa số Chư Bồ Tát

 Khắp mười phương vân tập xin hộ trì.

 

 NGŨ ĐỐI HẠ

 

01)  Đức Như Lai.

 Vốn vô lượng Từ Bi

02)  Thiện Nam tử, các ông lo gì

Cõi Ta bà, ba ngàn thế giới tùng địa theo 

03)  Đất nứt ra Bồ Tát hiện thân

Nối nhau trùng điệp thênh thang

04)  Không làm sao thấy hết dưới mắt ta

Dùng Phật nhãn, Vô Sư Trí diễm tuyệt

05)  Đừng là “Hữu” Sư Trí kẹt thông

Bởi Chư Bồ tát phương xa

06)  Không sao thốt lời ta nghe

Ấn tâm địa, cõi Ta bà vang danh

 07) Bảo rằng Có - cũng không một người

 Bảo rằng Không - cũng rỗng không pháp giới

08) Nhìn xem bóng nguyệt soi dòng

Nó Có hay là Không

 09) Nhìn xem vũ trụ chi li

 Nhét trong hạt cải, chưa vừa là sao

10) Hãy nhìn vũ trụ thấp cao

Chân lông không lọt thế nào mà chi

01) Ta Bà Tùng Địa lành thay

Lành thay Dũng Xuất Bồ Tát hiện

02) Pháp Hoa diệu pháp vô nghì

Pháp Hoa diệu pháp siêu vi

03) Vô chung vô thỉ mất đi lẽ thường

Từ Bi hiển bày nụ hoa hàm tiếu

04) Đàm hoa trên tay tự tại

Thong dong từng bước tháng ngày

05) Cao hơn Diệu Cao núi cả

Cũng như đâu thấp chốn A Tỳ

06) Trùng duyên tâm khởi sinh Địa

Tất cả từ đó chan hòa

07) Chốn Ta Bà bao la

Cũng đất tùng dũng xuất ra (xin dứt ở chữ LIU)./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 16 

PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG - Thứ mười sáu


 

 NGÂM (hơi Bắc)

 Như Lai thọ lượng không cùng

 Vô thì biến mất, Vô chung vẫn còn

 Như Lai thọ lượng càn khôn

 Bao trùm vũ trụ chưa mòn hằng sa.

 

 THU HỒ

 Nhân số nào cộng vào thua xa

 Lũy thừa số những là thấm sâu

 Lượng nhiệm mầu của Đức Như Lai

 Lại sừng thỏ lông rùa để đâu

 Này vượt qua đối đãi chiêm bao

 Kìa xem bông trổ khắp cây đào

 Cần vượt qua vĩ tuyến chắn đường

 Xuyên qua bao kinh tuyến chơn thường

 Vốn không có con thuyền đưa sang …

 

 (sang) TAM PHÁP NHẬP MÔN

 Vốn không có con thuyền đợi

 Mà thuyền ta trong tâm vọng

 Là con thuyền đó tinh anh

 Nhấp nhô vào ra bốn biển

 Kìa xem chiếc lá trên cành

 Xanh xanh rừng, non non lá

 Những cánh đồng, xa bao la

 Mạ non, vàng ươm lúa vàng./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 17

PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC – Thứ mười bảy


 

 VẠN HUÊ TRƯỜNG HẬN

 

 A Dật Đa…này.

 Lẳng lặng, nghe ta nói đây.

 Người trì Kinh Pháp Hoa đây, (tất cả ai)

 Công đức thảy vô lường

 Nhớ ghi khắc lời này

 Là Vô Lậu pháp (mười phương) bao trùm

 Và Hữu Lậu ba cõi ra vào

 Ví (có người) trưởng giả đem bạc vàng

 Và đại gia đem hiến của tiền

 Công đức kia chỉ hưởng nhơn thiên

 Không thể sánh người nhập Tri Kiến Phật thừa

 Qua Pháp Hoa Kinh bậc nhất này

 Trì Pháp Hoa trì huệ mạng Phật rồi

 Quá khứ hiện tại thông con đường

 Đèn giải thoát soi khắp phương trời

 Phước báu này to lớn biết dường bao./.

 

 VỌNG CỔ

1) Người trì Kinh Pháp Hoa công đức vào bậc nhất. Phật Pháp Thân mầu nhiệm không giảm không tăng một khối duyên thừa ….

 Miên viễn thời gian, chúng sanh hưởng khôn vừa...

 Không đục không trong không lớn không nhỏ, không có báu vật nào so sánh được ở thế gian

 Người trì Kinh Pháp Hoa công đức tuyệt thế, Là kiến lập đạo tràng trong sáu cõi ba đường. Là pháp âm bất tuyệt trăm hướng ngàn phương, Hạt giống Bồ Đề luôn lưu truyền không dứt.

 

16) Núi Tu Di cao nhất trong các núi, Kinh Pháp Hoa vi diệu nhất Đại thừa …

 Không cần bóng cũng thấy được hình…

 Không cần gương mà phản chiếu rạng ngời chơn thể, được Chư Thiên lắng nghe trong lòng khôn xiết vui –

 Đem nhạc trời hòa điệu khắp ba ngàn, đem hoa Trời rảy cúng khắp trần gian. Xin cúng dường Thế Tôn Vô Thượng Giác, đã thuyết Kinh Diệu Pháp Hoa tàng.

 Bảy chúng đệ tử, hết rồi mùa hạ

 Không mùa thu cũng chẳng có mùa đông

 Sống Lạc Bang mùa xuân không cần nữa

 Tâm thoát an bình Vi Diệu Pháp Liên Hoa./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 18

PHẨM TÙY HỶ CÔNG ĐỨC – Thứ mười tám


 

 XUÂN TÌNH (Lớp II)

15) Pháp Hoa.

Phẩm Tùy Hỷ siêu tuyệt

16) Thật Bất khả Tư nghì nhật nguyệt

Một niệm Hỷ tùy nghi bao trùm tất cả

17) Pháp Hoa Diệu Pháp Vương

Thật thù thắng không lường ý niệm

18) Người nghe lần thứ nhất hay bao nhiêu lượt

Cho đến vạn lần công đức vẫn to dần

19) Hàng rào, bờ giậu kia không còn

Rung ngân hà, lay động cả trăng sao.

20) Anh tùy hỷ một tiếng cất lên

Chị tùy hỷ một lời âm vọng

21) Và em cũng nhoẻn miệng

Tất cả gắn hàm tiếu Pháp Hoa.

22) Em người chưa lớn khôn

Chị đã trưởng thành, Anh ngựa lý chân bon

23) Đều nhờ tắm gội pháp mưa nhuần

Rong thuyền du Diệu Pháp nhẹ tiếng chuông ngân./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 19

PHẨM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC – Thứ mười chín


 

 NÓI LỐI

 Này Thường Tinh Tấn Bồ TátTứ Chúng

 Nay nhân duyên hội đủ Pháp Hội này

 Như Lai nói thật hôm nay

 Sẽ không có lần thứ hai lập lại.

 

 VĂN THIÊN TƯỜNG (Lớp Dựng)

 

 Tất cả hãy lắng…

07)  Nghe... để thọ trì ý giải thâm sâu

lưu truyền đến mãi ngàn sau

 08) Từng lời không suy suyễn

 Không mai một dễ duôi

 Các ông hãy thọ trì truyền tụng Pháp Hoa

 Còn hơn xây đến chín đợt phù đồ.

 09) Bởi lục căn thông xuyên pháp giới

 Mắt thanh tịnh, thấy những gì không thể thấy,

 Trong suốt duyên trần.

 10) Tai thanh tịnh nghe những gì không thể

 Tự tại uy nghiêm.

 Mũi ngửi những gì không thể ngửi trần tâm

 Miệng buông lời ra rúng động thiên hà.

 11) Thân thanh tịnh ba ngàn thế giới

 Trống không vô vị

 Và đây Ý thanh tịnh, hiểu rõ, vạn pháp duyên trần.

 12) Trì tụng Pháp Hoa nghiêm mật,

 Không cần sức mạnh nào

 Xuyên qua vũ trụ trong hơi thở sát na,

 Đó gọi Pháp Sư Công Đức Phẩm này./.

 

 NGÂM

 Gom công đức vo tròn trong một chữ

 Gom vũ trụ nhẹ bỏng trên bàn tay

 Các con ơi cần chi nữa ban ngày

 Vì không còn đêm tối lẫn hoàng hôn.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 20

PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT - Thứ hai mươi

 

 NGÂM SA MẠC

 Thường Bất Khinh chúng con xin nương tựa

 Nguyền noi gương đức độ nhũ thanh lương

 Mỗi chúng sanhPhật tánh tinh tường

 Cùng trân trọng sen vàng chưa chớm nở.

 

 KHỐC HOÀNG THIÊN

 Kỳ lạ thay Thường Bất Khinh Bồ Tát

 Gặp ai cũng cúi đầu chắp tay

 Tôi không dám khinh Ngài vì là Phật mai sau

 Không dám khinh quý Ngài

 Vì quý Ngài sẽ thành Phật mai sau

 Đúng tên là Thường Bất Khinh.

 Thân như cùng tử đêm ngày vô định

 Nhưng gặp ai cũng đảnh lễ tán dương

 Tôi không dám khinh quý Ngài

 Vì quý Ngài là Phật mai sau.

 Thường Bất Khinh là ẩn số bao kiếp lành

 Tiền thân Phật Thích Ca.

 (Lớp II)

 Từ chốn tiền thân trong vô lượng kiếp

 Cúng dường diệu lý Phật Đà tôn kính

 Mang diệu hạnh vô tướng vô tác vô tâm

 Tôi không dám khinh quý Ngài

 Nghe như khúc nhạc du dương

 Không cần đàn sáo tương cung

 Từng nốt nhạc tuyệt vời bỗng trầm cung bậc

 Sen nở trong lòng sen nở khắp nơi

 Nhập Tỳ Lô Tánh Hải tuyệt vời

 Hoa Nghiêm ngân Hoa Tạng khắc son

 Hòa vang hoa Pháp giới trùng trùng

 Trong cùng diệu hữu hát Huyền môn./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 21

PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC - Thứ hai mươi mốt

 

 NHẠC PHỐI

 Phật Pháp Thân thường hằng siêu sinh diệt

 Thân Pháp Phật thường hằng siêu diệt sinh

 Tinh anh, tinh thể, tinh chất, nguyên trinh

 Thần lực Như Lai vô cùng bất khả thuyết.

 

 XÀNG XÊ 

 Thần lực Như Lai hơn xa sức mạnh phi…

 01) Thuyền …

 Thần lực Như Lai điện ảnh kia còn xa mờ nhân ảnh. 

 02) Như người mẹ trên tay bồng đứa con thơ dại 

 Và người cha dắt dìu đàn con nhỏ giữa chốn nhân gian

 03) Không hiển vi kính siêu kính lúp 

 Không mạng vi tính tinh kỳ không sóng vi âm 

 04) Bất khả tư nghì Thần lực Như Lai 

 Bao trùm vũ trụ không gian vượt thời gian.

 05) Thần lực Như Lai có thể gom hết chúng sanh vạn vật 

 Vào một căn nhà nhỏ vẫn không đầy còn dư

 06) Siêu Thần lực đưa ta vượt Tam Thế mười phương

 Đưa chúng ta đi không vướng vật gì cản ngại

07)  Hay đưa về căn nhà xưa nguyên vẹn

Vô thỉ chưa từng khởi, đóng cửa rồi sự vô chung

 08) Như siêu âm thanh chưa phát ra lời vội im bặt

 Và biết rằng thật chẳng nệNhư Lai. (tạm dứt).

 

 NGÂM

 Đó mới gọi là Như Lai Thần Lực

 Đó mới gọi là Thần Lực Như Lai

 Không có một mà cũng chẳng có hai

 Siêu việt thế tột cùng chơn liễu nghĩa.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 22

PHẨM CHÚC LỤY - Thứ hai mươi hai


 

 NGÂM

 Gia tài của Phật xưa nay 

 Thế Tôn Ân Đức sâu dày

 Tận tường khuyên răn chỉ bảo

 Khai, Thị, Ngộ, Nhập đẹp thay.

 

 NAM AI

 Chư Phật bản hoài mười…

 

01) phương. 

Như thương con, nâng niu chắt chiu giữ gìn

02) Hôm nay lẫn ngày mai

Thích CaĐa Bảo chung tòa

03) Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa

Mười phương câu hội Thánh Tăng

04) Nhơn Thiên Tứ Chúng đều nhờ

Muốn báo ơn Phật thì đây

05) Pháp Hoa gắng trì tụng chuyên cần

Lục độ vạn hạnh hóa duyên

06) Chúng sanh vui sống an lành

Còn phước lực nào hơn

07) Thân Phật là thân Kim Cương tạng

Pháp Phật là pháp Kim Cương tàng

08) Trí Phật là trí kim sắc rạng ngời

Thì Đạo Phật là Đạo Vàng thôi./.

 (Sang NAM AI LỚP MÁI)

01) Đạo Phật là Đạo Vàng

Dù cho sánh cả bạc vàng

02) Hay đổi cả dương trần

Cũng chẳng sánh đâu

03) Hay đổi cả thiên thai

Và cả gia tài ta

04) Để nghe pháp một lần

Không thể có được duyên

05) Cho Diệu Pháp âm vang

Trong thế giới này

06) Là phải hành trì

Sớm tối thường khi

07) Người đời di chúc thế gian

Đức Phật di chúc Đạo Vàng

08) biến đổi vô thường

Đạo Vàng vẫn sáng trong./.

Trường Ca Pháp Hoa – 23

 PHẨM DƯỢC DƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ - Thứ hai mươi ba


 NÓI LỐI

Dược Vương cúng Phật ra sao

Xin kể cho nghe chút thử nào

Ứng dụng được gì trong hiện tại

 Truyền lưu hậu thế những mai sau

 VỌNG CỔ

 01) Đó là Bồ Tát Dược Vương từ thời xa xưa quá khứ. Theo Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh chuyên tu khổ hạnh chí kiên cường…

 Trải qua muôn một hai ngàn năm trường…

 Hiện Nhứt Thiết Tam Muội Sắc Thân tướng, chiếu sáng ba ngàn thế giới mười phương

 Có chi nguyệt khuyết với trăng rằm, nhập Tam Muội Mạn Đà La, Hải Ngạn, Chiên Đàn, Vô số hương hoa cùng rải xuống cúng dường, Đức Phật Diệu Liên Hoa pháp.

02) Ngài còn phát nguyện xa hơn, dùng lửa đốt thân để thế đèn…

Lửa cháy ngàn năm không tắt một lần

Chỉ cần phát nguyện đốt chân tay cháy, tài vật ngoài thân đã tiếc thay -

Hạnh nguyện của Ngài là Bất Khả thuyết, Bất Tri Bất Khả Bất Tư Nghì. Đệ tử chúng con hôm nay đọc phẩm này, biết thương biết quý thật lành thay.

 LÝ BA TRI

 Xin nhớ, ân đức xa xưa

 Phụng kính một đời, đền ơn Phật thuyết

 Ngàn năm giữ Pháp Hoa Kinh

 Thành kính tôn thờ, không bất thối lai

 Qua thoát lúc ma cường hay pháp nhược…

 …không hề lay./.

 VỌNG CỔ

05)  Từ một đóa hoa đến muôn ngàn đóa hoa đan kết. Dù sắc sắc không không Hoa Tâm vẫn rực sáng chơn thường …

Vũ trụ hát vang xuyên thế giới Ta Bà

Mười phương ngàn Liên Hoa hương thơm ngát, chúng con xin thành kính chắp đôi bàn tay –

Hàng vạn vạn người nối vạn bàn tay, Hàng triệu triệu người nhìn triệu mắt. Đâu còn quá khứ hiện tại với tương lai, dung thông vô ngại không hai liên đài.

 Từ nghe quá khứ Phật Tỳ Bà

 Hiện tại trung tôn Đức Thích Ca

 Linh Thứu viên dung Long Hoa Hội

 Đương Lai Di Lặc hiện không xa./.

 NHẠC PHỐI

 Bổn Sự Dược Vương Phẩm tuyệt vời

 Linh Sơn núi tuyết trắng chưa vơi

 Phật ân đại hải kia chưa cạn

 Nhất thuyết tuyên xưng bất thối lời.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 24

 PHẨM DIỆU ÂM BỒ TÁT - Thứ hai mươi bốn

 NGÂM TỰ DO

 Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm 

Sao kia lấp lánh vì trăng

 Phương trời chim bay mỏi cánh

 Ngại chi Ô Thước Sông Ngân

 Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm

 Thế gian ước vọng vô vàn

 Sắt thép vàng lên cát đá

 Tiến Tu sẽ đạt được Diệu Âm.

 

LƯU THỦY TRƯỜNG 

01) Rằng xưa

 Có Ngài Bồ Tát Diệu Âm

02) thế giới trang nghiêm vô cùng

Của Đức Tú Vương Trí Phật phóng quang

03) Cơ duyên

Viếng thăm Phật Tổ Cồ Đàm

04) Mang theo vô số hoa sen vàng

Cọng bằng Vàng Diêm Phù Đàn sáng tươi

05) Nhụy đài, Ca bảo, Kim cương

Cánh hoa kết tinh bằng bạc

06) Văn Thù ba vòng nhiễu Phật

Cúng dường nghe Hội Pháp Hoa

07) Phật rằng Bồ Tát Diệu Âm

Nhạc trời trỗi khúc ngân vang hội

08) Tiễn đưa Bồ Tát lên đàng dự

Không âm lời mà ngân tiếng vọng vang trời

09) Nhìn xem

Diệu Âm diện mạo nhân từ

 10) Dù cho góp nhặt trăng ngàn

 Cũng không sao sánh qua vẻ đẹp

11) Thân sắc vàng

Trong, không còn gì trong hơn

12) Sáng, không còn gì để sáng hơn

Công đức châu toàn vẹn thanh cao.

13) Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm

 Chúng con những ước mong thầm

 14) Trau dồi công đức hạnh

 Học tu thậm thâm Diệu Pháp

 15) Noi gương Ngài

 Rằng xưa Bồ Tát Diệu Âm

 16) Nguyệt thẹn hoa vương tuyệt trần 

 Đẹp quá vô ngần Bồ Tát Diệu Âm./. (Tạm dứt)

 

Trường Ca Pháp Hoa – 25

PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - Thứ hai mươi lăm


 

 NGÂM THƠ

 Tai nghe Bồ Tát Quán Thế Âm

 Tầm thinh cứu khổ thế gian độ đời 

 Ngàn tay ngàn mắt nơi nơi

 Quan Âm thị hiện cứu người khổ đau.

 

 ĐIỆU NÓI THƠ BẠC LIÊU 

(Cũng như lần trước, hai dàn Tân và Cổ nhạc tập trung điệu này) 

 

 Đi qua chân bước sang… 

01) Kiều…(nhạc láy)

Ngang qua (mà) hố thẳm núi đèo khẳng khiu

 02) Đi qua ghềnh láng cheo leo (ơ ớ ờ)

 Đi về (mà) đồng nội nắng mưa eo sèo

01)  Quan Âm cứu khổ chưa vừa

Bởi người nhân thế vốn thừa trầm kha

02)  Nên đi khắp cõi hà sa. (ơ.ớ.ờ)

 Vô thường (mà) quán trọ của nhà trần gian 

03)  Lắng nghe hết tiếng bẽ bàng

 Lắng nghe (mà) hết tiếng dậy trời khóc vang

04)  Quan Âm không nói một lời

 Không than một tiếng không rời một phen

05)  Chìm trong vũng nhớ chưa quên (.ơ.ớ.ờ)

 Khuất trong (mà) vũng tối ánh đèn trên tay

06)  Không ngày không tháng không năm

 Không giờ (mà) không khắc không giây nào sờn

07)  Quan Âm nước chảy không mòn

 Sao dời vật đổi một lòng sắt son

08)  Quan Âm hiển đức Từ Bi (ơ.ớ.ờ)

 Chỉ còn (mà) Bất Khả Tư Nghì mà thôi

 Nụ cười gắn sẵn trên môi

 Cam lồ (mà) gắn sẵn cứu đời cành dương….

 (Để dứt)

 Tai nghe trăm hướng ngàn phương,

 Hóa thân thị hiện nhiêu khê vạn đường (nhạc chầu dứt)./.

 

 VỌNG CỔ

16) Trăm tiếng kêu than vạn ngàn cảnh khổ. Nhành dương lã ngọn tịnh thủy trong tay vương vãi sông…hồ

 Rằng con chưa biết đường về…

 Rằng con biển khổ trầm mê não phiền ai oán, Rằng con nguyệt lão se nhằm nên vụng mối duyên -

 Oan gia túc trái tiền khiên đọa đày, Rằng con không may bất hạnh. Quan Âm hiện đức Từ Bi, Cành dương vẫy nhẹ có chi ngại ngùng

 Dù cho vô thỉ vô chung

 Quan Âm cứu khổ đến cùng không thôi

 Quan Âm Bồ Tát tuyệt vời

 Quan Âm Nam Hải vớt người trùng khơi./.

 

 NGÂM ĐIỆU VÂN TIÊN

 Quan Âm thị hiện nơi nơi

 Cứu cho hết khổ cuộc đời nhân gian./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 26

PHẨM ĐÀ LA NI - Thứ hai mươi sáu


 NÓI ÂM VANG

 (écho-Chậm rãi): Đà La NiThần lực Gia trì. Là Thần chú - Là lực Chú - Là Đại Bi Chú - Là Vô Thượng Chú, Vô thượng đẳng đẳng Chú. Của mười phương chư Phật, của mười phương Chư Đại Giác Thế Tôn, Của Chư Bồ Tát hạnh nguyện viên dung và của các bậc Thiên Vương La Sát.

 

PHÚ LỤC

 Bởi kinh điển của chư Phật ba đời…

 

01) …mười phương.

Pháp Thân thường trụ nhiệm mầu

02) Lý nghĩa cao thâm tột bực

Chứa đựng khắp trong rừng kinh tạng bao la

03) Kinh Liên Hoa Diệu Pháp

bản hoài sâu nặng bao la

04) Mà trí lẫn huệ vô biên

Khai thị ngộ nhập (thời) dung nhiếp châu viên

05) (Cửu hữu huyền môn đồng đăng) Hoa Tạng

Khi Diệu Pháp Liên Hoa

06) Pháp ấn Phật trùng tuyên

Của quá khứ hiện tại đang tuyên

07) Mai này

Phật Vị Lai tiếp nối

08) Không thêm bớt không tăng

Không ít nhiều lẫn thấp cao.

09) Trì một chữ

Nhập Tỳ Lô Giá Na

10) Nói một chữ nhập pháp giới hằng sa

Giảng một chữ trùm địa võng thiên la

11) (Trí-Huệ) - Đức cao

Hơn sông - biển - đất liền

12) Một chữ Pháp Hoa trống vũ trụ

Một từ Pháp Hoa thế giới trống không

13) Cho nên

Chư Phật gia trì thần lực

14) Gia trì của Chư Cổ Đức

Cùng Chư Đại Thánh phát tâm

15) Cho chúng sanh nhớ

Để tụng niệm hành trì

16) Theo chân Chư Phật tu trì

Ngộ nhập Tri kiến Phật ngay./. (tạm dứt)

 

Trường Ca Pháp Hoa – 27

PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG - Thứ hai mươi bảy


 NGÂM HƠI QUẢNG

 Rằng thời Đức Phật Vân Lôi Âm

Diệu Trang Nghiêm Vương có hai người con chí hiếu 

Đó là Tịnh Tạng tu niệm mật châu toàn

Tịnh Nhãn chuyên tu nhập môn tam muội.

 

 PHONG BA ĐÌNH

 Một ngày kia, về hoàng cung trình tấu

 (Xin mẹ) Cúng dường Phật Tú Vương Hoa

 Nên bảo con, đến dụ cha xem thử

 Kéo cha (con) ra khỏi mê lầm

 Con đường tội tình

 Vì Mẫu Hậu Phụ Hoàng

 Công ơn sinh dưỡng

 Hiếu nghĩa sao cho bằng

 Đưa mẹ cha vào ngưỡng cửa thiền môn

 Từ bi giải thoát, trả hiếu song đường

 Hai người bèn biến chuyển thần thông

 Vào ra biến hóa, khắp cả trong ngoài

 Vua cha trông thấy, sung sướng vô ngần

 Nên-Lệnh truyền, Trong-Cung vàng

 Và toàn khắp cả chúng dân

 Hân hoan, trong cõi lòng

 Cùng đi nhanh, đến hầu Phật ngay

 Không thể nào, chậm chân đường, ánh dương hồng

 Bước chân tìm đến chân như, chuyện xưa kể lại

 Mấy lời cạn phân, cho nhân thế soi đường./.

 

 KHỐC HOÀNG THIỆN

 Chuyên xưa, phi thường có khác

 Hai Anh Em xuất gia tu chứng

 Cả hai đều nhập Pháp Vương tôn

 Lợi ích luôn Mẫu Hậu Phụ Hoàng

 Hai người cũng nhập chứng Pháp Vương

 Hoàng Thân Quốc thích nhập Pháp Vương

 Vua nhờ con thành Phật đặng

 Danh hiệu xưng là Phật Thọ Vương

 Mẹ nhờ con nhập thánh đức không lường

 Khắp thần dân nhập Tam Muội Thanh lương

 Vua cha lại khen hai con mình

 Là đại thiện tri thức vô song.

 

 (LỚP II)

 Đức Thích Ca hỏi cùng đại chúng

 Chuyện kể rồi các ông có biết

 Vua Diệu Trang Nghiêm Vương là ai

 Tịnh Đức Phu Nhân thế nào

 Và hai người con đó là ai

 Hãy thử nghĩ xem sao

 Đức Phật nhìn Đại Chúng rồi chỉ dạy

 Diệu Trang là Hoa Đức Bồ Tát kia

 Tịnh Đức là Quang Chiếu Bồ Tát này

 Tất cả đang đứng trước ta

 Từng thọ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này

 Phước lành người duyên sinh./.

 

 NHẠC PHỐI

 Hai Anh Em,

 Tịnh TạngDược Vương Bồ Tát

 Dược Thượng Bồ TátTịnh Nhãn đây rồi.

 Trong muôn ngàn trăm ức kiếp

 Thời Chư Thất Cổ Phật

 Từng thọ trì Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 28

PHẨM PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT - Thứ hai mươi tám


 NGÂM

 Bố Tát Phổ Hiền đại nguyện vương

 Nguyện mang Diệu Pháp bước lên đường

 Trường lưu phát tấn mười phương cõi

 Tứ Thánh, Tam Thừa nhập Pháp vương.

 

 LÝ CÁI MƠN

 Mười nguyện cao, truyền vang đây đó

 Khắp chốn nhân gian.

 Sáu đường lên xuống dừng chân

 Chúng sanh ơi, dù ba cõi biết ngay đường về.

 Vì nhập lưu pháp Phật hoằng khai

 Ơn đức quá bao la

 Xin gởi lòng kính dâng Đức Phổ Hiền Vương./.

 

 VỌNG CỔ

 

01) Lành thay Phổ Hiền Vương Bồ Tát. Thánh đức treo gương vạn nẻo soi…đường.

Thương vạn loại hồi luân trong bốn biển ngập tràn…

 Mười Hạnh Nguyện Phổ Hiền Vương Bồ Tát, Làm thuyền từ Bát Nhã chuyển thanh lương

 Dấu ấn truyền trao như tấm gương, phản chiếu mười phương khắp cùng thế giới. Cam Lồ Diệu Pháp hiện ngân sương, đảnh lễ thành tâm Phổ Hiền Vương Bồ Tát.

 

02) Chúng con nguyện bảo toàn châu viên Cổ Đức, muôn một thâm ân ơn nghĩa đáp đền…

Theo dòng Tứ Thánh nguyện bước lên đường…

Đệ tử chúng con khắp năm châu bốn bể, tâm thể sẵn sàng tự giác giác tha

“Chúng con khổ nguyền xin cứu khổ, chúng con khổ nguyền xin tự độ”, Báo Phật ân rèn trí tuệ tuyệt vời, lăn bánh xe pháp luân thường lưu xuất nơi nơi.

 

16) Chúng con nguyện vào sanh ra tử, dứt đường sinh tử đoạn ngục A Tỳ

Không còn chìm ngập si mê sáu ngã đường tròn …

Thế biết tại sao “Ba rừng giáo lý còn lưu lại – Cho đến bây giờ vẫn trắng tay –

Trăng khuyết vì mây chưa vén trọn – Hay trăng còn đợi bóng đêm dài”. Bồ Tát Phổ Hiền Vương đưa tay cho chúng con khơi dòng trí tuệ, để sáng minh linh ngọc thể chân truyền.

 Ba rừng giáo lý còn nguyên vẹn

 Tay trắng vì tay đã trắng tay

 Trăng khuyết trăng tròn cần chi nữa

 Bóng đêm đâu có, hỏi chi đêm dài./.

 

Trường Ca Pháp Hoa – 30

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC (Tác Giả xin kết)


 

 NÓI TỰ DO

 (écho) “Thiên – A Tu LaDạ Xoa, thảy

 Đến nghe pháp đó nên chí tâm

 Ủng hộ Phật Pháp khiến trường tồn…”

 

 VỌNG KIM LANG

 Biết bao nhiêu, nghe đến chốn này

 Trên đất liền hoặc ở giữa hư không 

 Với ai đã sanh lòng từ

 Ngày đêm tự nương pháp trú an.

 

 Xin nguyện, cho toàn thế giới các nơi

 An ổn chơn thường

 Quần sanh lợi ích, phước trí vô biên

 Bao nhiêu nghiệp thảy tiêu trừ

 Xa lìa các khổ trần gian,

 Bao nhiêu khổ ách xa lìa,

 quay về viên tịch an nhiên

 

 Hằng xoa vóc dáng giới hương,

 Giúp cho định phục từ thân

 Bồ Đề biến trang nghiêm

 Tùy theo chỗ thường lạc an

 Trú nơi thanh tịnh thân tâm./.

 

 BẮN NHẠN

 Chúng sanh dù ác hay…thiện. Nhân loại dù tỉnh hay mê,

 Ai ai cũng biết đường về, diện mục bản Như Lai

 Nhà xưa ta đó chân như.

 Từ hàng thanh cao thấp cao địa vị lục phàm như nhau,

 Thiên đường ngục tối bởi tâm, trăng tròn trăng khuyết

 cũng trăng. Trắng đen chỉ một cái nhìn chơn tâm, Pháp

 Hoa Hải Hội rạng ngời từ đây ./.

 

 NGÂM TỰ DO

 Về đến nhà rồi thì đừng có hỏi

 Ngón tay chỉ hướng, hỏi chi tay

 Phật Pháp Thân thường trụ hiển bày

 Ngộ, không Ngộ vì mê với tỉnh.

 

 NHẠC DỨT

 Linh Sơn Hội Pháp Hoa còn đó - Long Hoa Hội đã có kia rồi - Tay cầm hạt, một chuỗi chưa niệm - Hiện Liên đài Pháp tọa nơi nơi./.

 

---------------------------------------------------------------------------------------------

 (HẾT)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1367)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen,
(Xem: 1346)
Trong những bài thuyết pháp, Lục Tổ Huệ Năng nói nhiều đến thấy tánh, trí huệ Bát nhã… nhưng ngài cũng nói nhiều đến ...
(Xem: 2168)
Tôi là dòng suối nhỏ Reo ca dưới mặt trời Uốn mình qua rừng vắng Lòng cuộn lá thu rơi.
(Xem: 3018)
Khi Phật giáo lần đầu du nhập vào Trung Quốc, những người nắm giữ quyền lực không chỉ dần tin và thực hành theo Phật giáo mà họ cũng cố gắng kiểm soát nó.
(Xem: 3140)
Phật giáo Tây Tạng đã trải qua những thời kỳ thăng trầm gắn với những biến cố lịch sử làm thay đổi đời sống con người và xã hội.
(Xem: 4376)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình.
(Xem: 5075)
Đông đã qua rồi xuân ở đây Vườn xuân hoa nở nắng xuân đầy Xuân tâm rạng chiếu mầm xuân dậy Ánh nguyệt ngời soi tuệ nghiệp xây
(Xem: 3769)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải…
(Xem: 2443)
Cầu cho Nước Mỹ an lành, Hùng mạnh bác ái dẫn đầu Năm Châu, Tự Do lan tỏa địa cầu, Nhân dân hạnh phúc, yên an, thái bình...
(Xem: 3504)
Nơi thành Xá Vệ xưa kia Vợ chồng nhà nọ rất chi là giàu Vì cha ông họ từ lâu Chết đi để lại đời sau gia tài.
(Xem: 4361)
Bốn người bạn thuở xa xưa Môn sinh trường học trầm tư vùng này Cùng nhau quán tưởng hàng ngày, Một hôm cam kết từ nay thi tài
(Xem: 3889)
Gia đình điền chủ thời xưa Có con trai nọ mới vừa sinh ra Đẹp lòng mẹ, hài lòng cha Khi chàng khôn lớn cả nhà vui tươi.
(Xem: 3704)
Bốn chín ngày đêm nhập định thiền Kiết già phu tọa cạnh bờ thiêng Thân tâm khế hợp điều hơi thở Ý tứ hài hoà quán pháp duyên
(Xem: 3607)
Thành Xá Vệ nước Ấn xưa Có ông trưởng giả rất ư là giàu Tính tình hào hiệp từ lâu Sẵn lòng bố thí trước sau mọi nhà
(Xem: 3867)
Thiền sư cất túp lều tranh Một mình ẩn dật tu hành rừng sâu Thị thành xa lánh từ lâu Tâm hồn thanh thản, đạo mầu kiên trinh.
(Xem: 3576)
Trong vương quốc nọ thuở xưa Có chàng hoàng tử mới vừa sinh ra Vua cha cùng với hoàng gia Đón mừng quý tử thật là vui tươi,
(Xem: 3293)
Nắng chiều rơi rụng ven Sông. Lơ thơ tơ nắng nhuộm hồng bờ vai, Đò chiều cập bến đợi ai ? Mái chèo khắc khoải ngày dài đợi mong...!
(Xem: 4526)
Như Lai lẳng lặng chốn dương trần, Phóng rọi quang từ thoát khổ luân. Hóa giải nhiêu đường qua chín cõi, (**) Soi cùng khắp nẻo ứng ba thân.(*)
(Xem: 4131)
Từ ngày lọt lòng mẹ, Tôi biết thở một mình, Thuở bé nằm trong nôi, Tôi biết khóc gọi mẹ.
(Xem: 3627)
Ngày xưa ở tại nước kia Có bà goá phụ Đề Vi rất giàu Chồng thời chết đã từ lâu Lại không con cái, u sầu mãi thôi
(Xem: 3543)
Trong vương quốc nọ thuở xưa Có chàng hoàng tử mới vừa sinh ra Vua cha cùng với hoàng gia Đón mừng quý tử thật là vui tươi,
(Xem: 3674)
Thực tại được biết chắc sau này Của những gì trước đây được tưởng tượng bởi vô minh
(Xem: 4141)
Đêm tịnh huệ tọa thiền thu huyền mộng Giữa biển đời sóng dội gió bão giông! Hồn vũ trụ ngân vang khuya thạch động Hạt cát reo theo thế giới đại đồng...
(Xem: 3562)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm
(Xem: 6675)
Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm,
(Xem: 4040)
Ngày xưa ở một ngôi làng Nhiều người có của giàu sang vô cùng Ông kia giàu nhất trong vùng Có nhiều vàng bạc chứa trong nhà mình.
(Xem: 3356)
Ngày xưa ở một ngôi chùa Trụ trì là một thiền sư lâu đời Thầy tu từ thuở thiếu thời Cùng ngày với chú heo nuôi trong chùa
(Xem: 3460)
Người ta kể chuyện ngày xưa Có người trông giống thầy tu vô cùng Cột đầu, bện tóc, hở lưng Mặc đồ rách rưới, sống vùng hoang vu
(Xem: 3575)
Ngày xưa ở tại nông thôn Có gia đình nọ sống luôn thuận hòa Nuôi hai bò trong trại nhà Lông màu hung đỏ, mượt mà, dịu êm
(Xem: 3447)
Lời quê một chút gọi là, Ân sư - hiền mẫu - sơn hà sáng soi
(Xem: 4191)
Xin gửi tặng độc giả xa gần hai bài thơ của nữ thi sĩ người Mỹ Louise Glück (1943-), vừa đoạt giải Nobel Văn chương, ngày thứ năm vừa qua, 08.10.20.
(Xem: 4318)
Sống ĐẠO vui đời có áng THƠ, Tâm bình học ĐẠO chảy dòng THƠ. THƠ hay nguyện lớn, cần nương ĐẠO, ĐẠO cả rộng bàn, dựa ý THƠ.
(Xem: 4361)
Trước bàn thờ Phật trang nghiêm Đèn hay nến thắp sáng lên ánh hồng Con thầm cầu nguyện trong lòng Mong sao giác ngộ, thoát vòng u mê
(Xem: 3708)
Giòng sông nào đưa ta về tĩnh lặng? Cơn gió nào thổi cuốn não phiền đi? Cỏ và cây in dấu bước chân đi, Ngồi nơi đây, trú an trong tỉnh thức.
(Xem: 4781)
Pháp Phật viên dung vạn cõi hòa, Người trời liễu ngộ, lặng niềm ca. Tu chơn phá động qui đường chánh, Niệm ảo ghiền tham đến nẻo tà.
(Xem: 4195)
A Na Luật được sinh ra Ở trong vương tộc rất là nổi danh Thật thà, hoạt bát, thông minh Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông
(Xem: 6622)
Ở bên sườn núi thuở xưa Có ngôi chùa nhỏ với sư rất già Lông mày sư tựa tuyết pha Chòm râu cước trắng mượt mà đẹp thay,
(Xem: 5384)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng,
(Xem: 3982)
Ni cô quyết chí tu hành Cầu tìm giác ngộ lòng thành thiết tha Nên cô nhờ thợ tạc ra Một pho tượng Phật thật là uy nghi
(Xem: 6777)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn - Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn
(Xem: 3979)
Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa Có hoàng tử nọ khi vừa sinh ra Tin lành tràn ngập quốc gia Vua, hoàng hậu với muôn nhà mừng vui,
(Xem: 5538)
Miền Nam Ấn Độ một thời Cách thành Vương Xá chỉ vài dặm thôi Quê hương đó chính là nơi Thầy Xá Lợi Phất ra đời thuở xưa,
(Xem: 4300)
Một chiếc nệm trắng tinh, Nếu chân bạn lấm lem. Mà bạn leo lên đó, Thì nệm cũng trở thành một tấm bùn nhơ.
(Xem: 4224)
Dù ta không có bạc tiền Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người.
(Xem: 4253)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 3813)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời
(Xem: 4325)
Có chàng chiến sỹ thuở xưa Tìm qua thăm hỏi thiền sư một lời: "Thiên đường, địa ngục đôi nơi Thực chăng hay chỉ nói chơi đặt bày?"
(Xem: 3838)
Thuở xưa có một thanh niên Rất là hiếu thảo khắp miền biết danh Là con một, đã trưởng thành Nhưng chưa chịu lập gia đình với ai
(Xem: 3932)
Có ông lãnh chúa vùng kia Một hôm cho thuộc hạ đi triệu mời Thỉnh hai vị khách tới chơi Hai thiền sư nọ là người tiếng tăm.
(Xem: 4341)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa Có tài đô vật rất ư tuyệt vời Lại thêm sức mạnh hơn người, Khi trong nội bộ ngay nơi viện nhà
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant