- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài Số 103 - thơ Mặc Giang
(Từ bài số 1021 đến số 1030)
macgiang@y7mail.com ; thnhattan@yahoo.com.au
01. Hoa Tứ Như Ý Túc 1021
02. Hoa Thất Giác Chi 1022
03. Hoa Cứu Khổ 1023
04. Hoa Phước Đức 1024
05. Hoa Hạnh Phúc 1025
06. Hoa Lục Thân 1026
07. Hoa Tổ Tông 1027
08. Hoa Luân Hồi 1028
09. Hoa Lục Phàm 1029
10. Hoa Xuất Gia 1030
Hoa Tứ Như Ý Túc
Tháng 5 – 2008
Người xưa có nói :
“Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”
Thế gian còn thế, huống chi xuất thế gian
Ba nẻo sáu đường, bước vào ra, như ý
Dục như ý túc, thật vô cùng tuyệt mỹ
Đủ và đúng, còn gì nữa mong cầu
Ngày có nắng, đêm đến có canh thâu
Hè oi bức, đông về sao bảo lạnh
Ý như ý túc, đường bay chim vỗ cánh
Phương trời xa, tổ ấm biết nẻo về
Ở trên cao, còn hỏi đỉnh sơn khê
Thương biết mấy phong trần bao cuộc lữ
Tấn như ý túc, đã từ lâu du thủ
Bởi lầm mê, không biết khổ trầm luân
Hoa trên tay, lại mong mỏi mùa xuân
Nên sáu nẻo ba đường lênh đênh mãi
Định như ý túc, vũ trụ trong hạt cải
Vẫn còn dư, nhiều chỗ trống chưa đầy
Bởi vì không, không đến cả mảy may
Không không hữu, lấy gì mà để có
Tứ Như Ý Túc, treo trên đầu ngọn gió
Nhìn phướng bay, bởi gió hay phướng bay
Chùy trên tay, vỗ cái đét, im ngay
Biết mặt mũi rồi, niêm hoa vi tiếu.
Hoa Thất Giác Chi
Tháng 5 – 2008
Hoa Thất Giác Chi, cây bồ đề bảy nhánh
Vô lượng pháp môn, duy chỉ một mà thôi
Đường đi vô cùng, nhưng đến chỉ một nơi
Muôn hướng ngàn phương, nhưng điểm về không khác
Hoa Thất Giác Chi, bất luận cao thấp
Tùy căn cơ thích hợp để mà đi
Đừng loanh quanh lẩn quẩn chẳng ra gì
Loay hoay mãi, như dậm chân một chỗ
Hoa Thất Giác Chi, bảy cánh hoa bừng nở
TRẠCH PHÁP, là cánh chọn lựa rõ ràng
TINH TẤN, là cánh vượt vạn đèo ngang
HỶ, vui lên đi, cỡi sóng bạc mây ngàn
KHINH AN, nhẹ ru giữa cánh bèo không sắc
NIỆM, ghi nhớ mãi, đưa ta lên bờ giác
ĐỊNH, không một giây, chìm đắm bến sông mê
XẢ, đã đến nơi, hỏi chi nữa đường về
Thất Bồ Đề Phần, hay Thất Giác Chi, là thế
Xin tặng em, một bông hoa muôn thuở
Xin tặng anh, một bông hoa trọn đời
Ta còn nhau, trong mọi chốn mọi nơi
Bởi vì ta, còn pháp thân bất hoại
Hoa Thất Giác Chi, nhập thế vô cấu
Hoa Thất Giác Chi, xuất thế vô cầu
Đêm tàn, trăng rụng nơi đâu
Cành hoa trước ngõ kê đầu gối trăng !
Hoa Cứu Khổ
Tháng 6 – 2008
“Chúng sanh khổ, nguyền xin cứu khổ
Chúng sanh khổ, nguyền xin tự độ”
Mang tin yêu giúp ích cho đời
Mang thân thương từ ái cho người
Nơi nào thiếu vắng nụ cười
Bước đi cứu khổ cho người được vui
Nơi nào gió táp mưa vùi
Bước đi chia sẻ ngậm ngùi lầm than
“Sao vui được khi trần gian còn khổ
Người nhân gian vui trước, ta vui sau”
Một câu thâm thúy thật sâu
Người nghe rung cảm cơ cầu tương lân
Phong trần đãi lọc phong trần
Tương ái nắng gội tương thân mưa nhuần
Đêm dài vang vọng tiếng chuông
Đá vàng cơ cảm tròn vuông vuông tròn
Cứu nhân lòng trải không sờn
Độ thế đức tỏa không mòn từ tâm
Ba mươi lại đến trăng rằm
Còn trăng mười sáu trên ngàn thanh thanh
Cuộc đời nhân ngã treo cành
Dòng đời phù phiếm bức tranh úa màu
Đi vào cửa ngõ thương đau
Dịu xoa bãi biển nương dâu bẽ bàng
Đi vào những chốn lầm than
Lắng nghe tiếng nói cơ hàn trần lao
Bông hoa cứu khổ vươn cao
Đỡ tia nắng hạn, mưa rào xót thương
Bông hoa cứu khổ bên đường
Phất phơ chiếc lá mùi sương nặng tình.
Hoa Phước Đức
Tháng 6 – 2008
Hoa Phước Đức thơm hương lành diễm phúc
Cho những người trồng căn cội thiện duyên
Đức đã gieo từ thuở trước châu viên
Phước tiếp nối trong hiện tiền không dứt
Hoa Phước Đức thoảng hương bay ngào ngạt
Cây sum suê chim đậu hót reo cành
Dù nắng mưa che bóng mát tươi xanh
Ngọn cỏ non đỡ sương sa gió táp
Thiếu phước đức như cỗi cằn sỏi đá
Trông khô khan hạ nắng cháy điêu tàn
Trông lạnh lùng buốt giá kéo mùa đông
Nhựa khô cây chai sần da nức nẻ
Hoa phước đức tự nhiên hương lướt gió
Làm đơn sơ kết quả dễ tựu thành
Trải phong ba chẳng mấy lúc nhọc nhằn
Những nạn tai chẳng mấy khi tan tác
Chợt nhớ ca dao ai hát
“Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây phúc để đời mai sau”
Người vui nước chảy qua cầu
Ta vui đức độ đêm thâu không tàn
Người đưa khách đợi đò ngang
Ta đưa cô lữ trên đàng phù sinh
Người reo phố thị phồn vinh
Ta reo thôn vắng tự tình hồn quê
Người trông lối cũ đi về
Ta trông đường mới bốn bề đi qua
Người hong sưởi ấm mái nhà
Ta hong mưa nắng ta bà thế nhân
Bông hoa phước đức ai trồng
Cội căn gốc rễ có phần thế thôi.
Hoa Hạnh Phúc
Tháng 6 – 2008
Hoa Hạnh Phúc nở trên cây hạnh phúc
Cho những người diễm phúc cõi trần gian
Hưởng an vui trong cuộc sống nhân gian
Không đau khổ úa tàn pha sắc tím
Hoa Hạnh Phúc, không tự nhiên mà có
Phải do người biết bảo bọc dựng xây
Biết thắm tô, biết vun vén, từng ngày
Câu “Nhất sân, chi hỏa năng thiêu
vạn khoảnh công đức chi sơn”, nên nhớ
Hoa Hạnh Phúc, trải thời gian khốn khó
Nhưng đánh đổ, chốc lát, thế là xong
Còn nhanh hơn nước cuốn chảy trôi sông
Còn bèo hơn lục bình phơi sóng gió
Hoa Hạnh Phúc, trăm năm, đẹp nhỉ
Biết hổ tương, biết trân quý, nâng niu
Một cũng thế, dù cho đến chín chiều
Đừng quá quắc, đèn nhà ai nấy sáng
Hoa Hạnh Phúc, có khi đeo ghềnh ráng
Có khi vượt sườn dốc quanh co
Sông cách ngăn, mới quí những chuyến đò
Chèo đưa đẩy, con thuyền reo bến nước
Hoa Hạnh Phúc nở trên cây hạnh phúc
Ai là người diễm hạnh cõi trần gian
Ai là người bất hạnh chốn nhân gian
Tự thân mình biết vun trồng tô thắm.
Hoa Lục Thân
Tháng 6 – 2008
Hoa Lục Thân nở trên cây quyến thuộc
Từ ông bà, kế đến tới mẹ cha
Từ mẹ cha, mới có anh em ta
Rồi, một đàn cháu con mai sau nữa
Thương biết mấy, nơi chôn nhau cắt rốn
Nhớ biết mấy, nơi tổ ấm một nhà
Vì trường đời, nên muôn nẻo chia xa
Nhưng ấm lạnh từng cơn tình ruột thịt
Dưới mái nhà, thuở chào đời, mở mắt
Em đã kêu tình máu mủ “u…oa”
Anh đã kêu tình cốt nhục “má…ba”
Nên đi đâu, cũng nhớ nhau khúc ruột
Dòng sông kia, có khi ròng khi siết
Từ đầu nguồn cho đến tận cuối sông
Em thấy không, vẫn nước một dòng sông
Anh biết không, vẫn một dòng tuôn chảy
Ông Bà, ngồi trên ngôi cao thờ tự
Mẹ Cha, đêm đêm xin thắp hương nguyền
Anh Em, nhiều khi trời nắng sao đêm
Mong ước sao cho con hiền cháu thảo
Hoa Lục Thân, ôi vô cùng quý báu
Biết bao nhiêu người tứ cố vô thân
Họ thắp đuốc tìm khắp cõi hồng trần
Tìm một người thân, không bao giờ có được
Thế thì anh, đừng nhìn sau ngó trước
Thế thì em, đừng ngại thiệt e hơn
Xin trọn lòng, miễn sao được vuông tròn
Hoa Lục Thân, phát tâm nguyền bồi đắp.
Hoa Tổ Tông
Tháng 6 – 2008
Hoa Tổ Tông nở từ cây nguồn cội
Làm người, ai không có tổ có tông
Gỗ đá kia, chưa hẳn ở dưới đất chui lên
Cát bụi kia, chưa hẳn ở trên trời rớt xuống
Chim bạt gió bay về tìm tổ ấm
Lá phất phơ, còn diệp lạc quy căn
Làm con người mà quên tổ quên tông
Đánh dấu hỏi cho những ai mất gốc
Hoa Tổ Tông, khởi cội nguồn đẹp nhất
Từ ngàn xưa thừa tiếp đến hôm nay
Từ hôm nay lưu lại đến ngày mai
Xin gìn giữ, nâng niu, phụng thờ, trân quý
Ải Nam Quan, từ ngàn xa xưa ấy
Mũi Cà Mau, cũng đã mấy trăm năm
Dòng Lạc Hồng ươm mộng đẹp tơ tằm
Giống Rồng Tiên chuyển trao bao thế hệ
Anh hát khúc ngàn đời trên núi nhớ
Em ca lời muôn thuở bến sông thương
Tình đồng bào, nghĩa ruột thịt quê hương
Ngân vang mãi vạn lời ca tình tự
Làm người, ai không có Tông có Tổ
Thì em ơi, uống nước phải nhớ nguồn
Thì anh ơi, thấm nhuận mảnh giang sơn
Bao gấm vóc son vàng thêu lịch sử
Hoa Tổ Tông, xin dâng lên Quốc Tổ
Cúi đầu về, xin lạy Đức Hùng Vương
Ôi, Mẹ Âu, Cha Lạc, đấng nghiêm đường
Xin phủ phục trước hồn thiêng sông núi.
Hoa Luân Hồi
Tháng 6 – 2008
Luân hồi mới có thăng hoa
Xuống lên qua lại kết tòa thiên thư
Nếu không, chết dí một nơi
Dậm chân tại chỗ, muôn đời biết không
Thế, sao lại sợ hồi luân
Bởi mê, nên sợ điệp trùng trầm kha
Ba đường sáu nẻo là nhà
Không tu, nên mới ta bà thế thôi
Đã từ vô thỉ nổi trôi
Vô chung biết mấy lở bồi chờ ta
Biết tu, chỉ một sát na
Hốt nhiên có mặt trong nhà Như Lai
Luân Hồi, mang hạnh hoa cài
Vào ra sinh tử kết đài độ sanh
Luân Hồi, mang hạnh tinh anh
Ba đường sáu nẻo reo cành thùy dương
Luân Hồi, cam lộ pháp vương
Ban ân tế độ thanh lương vô cùng
Khi nào khép cửa thỉ chung
Thì ta kết thúc điệp trùng hư vô.
Hoa Lục Phàm
Tháng 6 – 2008
Lục Phàm, biết nở tâm hoa
Thì không còn nữa tam đồ khổ đau
Vô minh cuốn mất bờ dâu
Đọa đày cắt đứt nhịp cầu tử sinh
Tự mình có sẵn tánh linh
Bởi không tỉnh giác, quên mình thế thôi
Trên cao, dù mấy Từng Trời
Một khi phước tận, rụng rơi phiêu trầm
Dưới kia, Địa Ngục mấy tầng
Một khi giác ngộ, thoát vòng điêu linh
Ngạ Quỷ, ráo mán cạn tình
Bởi đeo thống hận tranh giành mà ra
Vì đâu mà có Tu La
Ma đầu biện xảo, thật thà lãng quên
Thế nào mang kiếp Súc Sinh
Hẹp hòi ích kỷ tơ tình nhỏ nhen
May mà mang kiếp Phàm Nhân
Nhờ tu năm giới được thân con người
Lục Phàm nên nhớ, ai ơi
Còn hơn cát bụi dập vùi xưa nay
Biết tu, khai ngộ hiển bày
Bản lai diện mục có ngày trổ bông
Biết tu, giải tỏa sắc không
Hai bờ không có, sắc không có gì
Bởi vùi biển khổ mê si
Nên không biết được đường đi lối về
Bờ giác nằm cạnh bến mê
Lục Phàm - Tứ Thánh cận kề tấc gang
Bên này, thống khổ lầm than
Bên kia, thanh thoát băng ngàn vô sinh.
Hoa Xuất Gia
Tháng 6 – 2008
Hoa Xuất Gia nở trên đường tứ thánh
Ngát hương lành dưới bóng cả từ quang
Mang hương thơm thấm nhuận ánh đạo vàng
Gieo rắc khắp cõi ta bà kham nhẫn
Hoa Xuất Gia tùy căn cơ kiếp trước
Còn nếu chưa, tạo duyên hợp kiếp này
Chí xuất trần cao đẹp quá, thương thay
Đường thánh đức rộng thênh thang tiến bước
Xuất Thế Tục Gia, căn nhà ô trược
Đã từ lâu chìm đắm biết bao lần
Tranh hư huyễn vẽ ảo ảnh phù vân
Dây ái dục buộc ràng vô số kiếp
Xuất Phiền Não Gia, trùng trùng oan nghiệt
Cõi hồng trần tan tác bụi trần sa
Thì làm sao không thống nỗi trầm kha
Có thấy không, rùa mù trong biển lớn
Xuất Tam Giới Gia, lên bờ bỉ ngạn
Giã từ nghe bát nạn với tam đồ
Mở tung rồi cánh cửa của hư vô
Hoa chân lý nở vô sanh pháp nhẫn
Hoa Xuất Gia, vào nhà Như Lai tự tánh
Chứng pháp thân, nhập hoa tạng huyền môn
Trăng rằm kia, còn mười sáu trăng tròn
Thanh thoát quá, bóng đêm dài đâu nữa.