- Tuyển tập 01
- Tuyển tập 02
- Tuyển tập 03
- Tuyển tập 04
- Tuyển tập 05
- Tuyển tập 06
- Tuyển tập 07
- Tuyển tập 08
- Tuyển tập 09
- Tuyển tập 10
- Tuyển tập 11
- Tuyển tập 12
- Tuyển tập 13
- Tuyển tập 14
- Tuyển tập 15
- Tuyển tập 16
- Tuyển tập 17
- Tuyển tập 18
- Tuyển tập 19
- Tuyển tập 20
- Tuyển tập 21
- Tuyển tập 22
- Tuyển tập 23
- Tuyển tập 24
- Tuyển tập 25
- Tuyển tập 26
- Tuyển tập 27
- Tuyển tập 28
- Tuyển tập 29
- Tuyển tập 30
- Tuyển tập 31
- Tuyển tập 32
- Tuyển tập 33
- Tuyển tập 34
- Tuyển tập 35
- Tuyển tập 36
- Tuyển tập 37
- Tuyển tập 38
- Tuyển tập 39
- Tuyển tập 40
- Tuyển tập 41
- Tuyển tập 42
- Tuyển tập 43
- Tuyển tập 44
- Tuyển tập 45
- Tuyển tập 46
- Tuyển tập 47
- Tuyển tập 48
- Tuyển tập 49
- Tuyển tập 50
- Tuyển tập 51
- Tuyển tập 52
- Tuyển tập 53
- Tuyển tập 54
- Tuyển tập 55
- Tuyển tập 56
- Tuyển tập 57
- Tuyển tập 58
- Tuyển tập 59
- Tuyển tập 60
- Tuyển tập 61
- Tuyển tập 62
- Tuyển tập 63 & 64
- Tuyển tập 65
- Tuyển tập 66
- Tuyển tập 67
- Tuyển tập 68
- Tuyển tập 69
- Tuyển tập 70
- Tuyển tập 71
- Tuyển tập 72
- Tuyển tập 73
- Tuyển tập 74
- Tuyển tập 75
- Tuyển tập 76
- Tuyển tập 77
- Tuyển tập 78
- Tuyển tập 79
- Tuyển tập 80
- Tuyển tập 81
- Tuyển tập 82
- Tuyển tập 83
- Tuyển tập 84
- Tuyển tập 85
- Tuyển tập 86
- Tuyển tập 87
- Tuyển tập 88
- Tuyển tập 89
- Tuyển tập 90
- Tuyển tập 91
- Tuyển tập 92
- Tuyển tập 93
- Tuyển tập 94
- Tuyển tập 95
- Tuyển tập 96
- Tuyển tập 97
- Tuyển tập 98
- Tuyển tập 99
- Tuyển tập 100
- Tuyển tập 101
- Tuyển tập 102
- Tuyển tập 103
- Tuyển tập 104
- Tuyển tập 105
- Tuyển tập 106
- Tuyển tập 107
- Tuyển tập 108
- Tuyển tập 109
- Tuyển tập 110
- Tuyển tập 111
- Tuyển tập 112
- Tuyển tập 113
- Tuyển tập 114
- Tuyển tập 115
- Tuyển tập 116
- Tuyển tập 117
- Tuyển tập 118
- Tuyển tập 119
- Tuyển tập 120
- Tuyển tập 121
- Tuyển tập 122
- Tuyển tập 123
- Tuyển tập 124
- Tuyển tập 125
- Tuyển tập 126
- Tuyển tập 127
- Tuyển tập 128
- Tuyển tập 129
- Tuyển tập 130
- Tuyển tập 131
- Tuyển tập 132
- Tuyển tập 133
- Tuyển tập 134
- Tuyển tập 135
- Tuyển tập 136
- Tuyển tập 137
- Tuyển tập 138
- Tuyển tập 139
- Tuyển tập 140
- Tuyển tập 141
- Tuyển tập 142
- Tuyển tập 143
- Tuyển tập 144
- Tuyển tập 145
- Tuyển Tập 146
- Tuyển Tập 147
- Tuyển Tập 148
- Tuyển Tập 149
- Tuyển Tập 150
TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG
Tuyển tập 10 bài Số 139 - thơ Mặc Giang
(Từ bài số 1381 đến số 1390)
01. Lại mình với ta
02. Mang kiếp gió sương
03. Cành hoa dâng Cha Mẹ
04. Tuổi Trẻ Phật Giáo
05. Đất Tổ, Quê Cha
06. Gia tài của Mẹ
07. Ngàn năm Thăng Long
08. Tình Quê sống mãi
09. Không bao giờ bỏ cuộc
10. Một đời chưa trọn
Lại mình với ta
Ta đi từ thuở hồng hoang
Đến nay sót lại dấu mòn chưa pha
Ta đi khắp cõi Ta bà
Chừng như dính dấp căn nhà xa xưa
« Ta đi trong gió trong mưa
Gom bong bóng nước mà đưa về nguồn »
Bên đèo gặp lại cái truông
Bên ao gặp lại cái mương sau hè
La đà đưa đẩy lá me
Lung linh ru gió ngọn tre đầu làng
Xanh xanh trúc biếc mấy hàng
Quanh quanh xóm nhỏ băng ngang ven rừng
Ta đi đồi núi chập chùng
Biển khơi mờ mịt trồi vùng đảo xa
Ta đi ngày cũ chưa qua
Ngày mai chưa đến nữa là thời gian
Hiện về quá khứ thật gần
Tương lai đứng đợi phù vân tựu hình
Ô kìa mặt mũi của mình
Minh châu rực sáng nguyên trinh thuở nào
Hèn chi những giấc chiêm bao
Lâu lâu ta thấy lộn nhào hư vô
Ta đi từ đó đến giờ
Tưởng đâu bèo bọt trôi bờ phù sinh
Thì ra nguyên vẹn bóng hình
Ô hay trụ vũ lại mình với ta.
Tháng 4 – 2010
Mang kiếp gió sương
Vốn biết rằng anh kiếp gió sương
Mang thân phiêu bạt khắp muôn phương
Như chim vẫy cánh ngàn mưa gió
Tổ ấm mờ xa khuất vạn đường
Anh đã ra đi thuở ấu thơ
Phong ba dẫu bạc áo giang hồ
Chân trời góc biển chưa dừng bến
Tóc trắng pha màu bụi xác xơ
Đi để làm gì ai biết đâu
Nhà ga từ giã một con tàu
Hai đường song sắt đi đi mãi
Hun hút xa dần biến mất thôi
Rằng anh có nhớ chốn quê xưa
Cố quận trong anh có thiếu thừa
Hay đã vùi chôn theo dĩ vãng
Đêm đêm rơi rụng ánh sao thưa
Mới biết cuộc đời kiếp lãng du
Vàng rơi chiếc lá mấy mùa thu
Thu đi thu đến thu đi mãi
Lá rụng lá rơi lá mịt mù
Nào ai đếm được bóng thời gian
Vó ngựa phi qua kéo bức màn
Dính lại bên đường phai gió bụi
Đàn kêu tang tích tịch tình tang.
Tháng 4 – 2010
Tuổi Trẻ Phật Giáo
Tuổi trẻ Phật Giáo, biết sống dấn thân
Không quản gian nguy, không ngại phong trần
Mỗi khó khăn, rèn hạnh tinh tấn
Mỗi não phiền, rèn đức từ bi
Tuổi trẻ Phật Giáo, biết sống vươn lên
Không quản hố sâu, không ngại thác ghềnh
Mỗi bại thành, rèn hạnh hỷ xả
Mỗi ngã nhân, rèn đức bao dung
Tuổi trẻ Phật Giáo, vì Đạo tiến lên
Ơn Phật cao siêu, ta nguyện đáp đền
Thương chúng sanh, sống đời phụng sự
Thương muôn loài, ta vẫy cành dương
Nhớ ngàn xưa,
Đức Thế Tôn, vì chúng sanh, quyết tìm chân lý
Thì ngàn sau,
Cõi trần gian, vì chúng sanh, ta quyết lên đường
Nhớ ngàn xưa,
Đức Thích Ca, vượt hoàng cung, quyết tìm ngôi báu
Thì ngàn sau,
Biển trầm luân, ta du thuyền Bát Nhã thanh lương
Tuổi trẻ Phật Giáo, bi trí dũng làm đầu
Tuổi trẻ Phật Giáo, hạnh nguyện lực thâm sâu
Tuổi trẻ Phật Giáo, tay trong tay thân ái
Tuổi trẻ Phật Giáo, tim trong tim chan hòa
Tuổi trẻ Phật Giáo, từ ái vị tha
Cứu thế độ nhân, anh em một nhà
Chúng sanh an vui, sống đời thiện mỹ
Chúng sanh thái bình, ta hát đạo ca
Tuổi trẻ Phật Giáo, cứu lấy nhân gian
Không nơi khổ đau, không chốn lầm than
Chánh pháp xiển dương, duy tuệ thị nghiệp
Bốn biển năm châu, rực Ánh Đạo Vàng.
Tháng 3 – 2010
TNT Mặc Giang
Cành Hoa dâng Cha Mẹ
Cánh hoa này xin kính dâng ơn cha
Cánh hoa kia xin tôn thờ đức mẹ
Chốn linh thiêng mẹ cha thầm nói khẽ
Cõi dương trần tội nghiệp đứa con tôi
Cánh hoa này xin tưởng nhớ ơn cha
Cánh hoa kia xin nâng niu đức mẹ
Cha mẹ ơi, đừng giận hờn con nhé
Đến muôn đời con đền đáp thâm ân
Nghĩa cù lao, một đời xin ghi nhớ
Đức hy sinh, trọn kiếp xin tôn thờ
Dòng tử sinh nhịp sóng vỗ hai bờ
Con đi mãi trên hành trình cô lữ
Nhớ ơn cha, xin tạc lòng một chữ
Nhớ đức mẹ, xin khắc dạ một câu
Vũ trụ kia vô lượng số tinh cầu
Không chứa hết Đấng Song Đường cao cả
Mùi gạo thơm nghe lâng lâng gốc rạ
Mùi lúa chín thấy mạ lúc còn xanh
Cánh đồng vàng thơm trúc biếc tre xanh
Cho quê hương đượm tình thương sức sống
Cánh hoa này xin tôn thờ đức mẹ
Cánh hoa kia xin kính ngưỡng ơn cha
Bóng hoàng hôn ấp ủ lúc chiều tà
Để chan chứa nỗi niềm khi đêm xuống
Cánh hoa này xin tôn thờ đức mẹ
Cánh hoa kia xin kính ngưỡng ơn cha
Đức cù lao muôn thuở vẫn không pha
Như sóng nước Biển Đông khua Núi Thái.
Tháng 4 – 2010
Đất Tổ, Quê Cha
Đất Tổ Quê Cha năm ngàn năm dựng nước
Hy sinh chồng chất thành núi thành sông
Tử sĩ đắp xây thành ruộng thành đồng
Viết trang sử huy hoàng cho tổ quốc
Đất Tổ Quê Cha, tô bồi từng tấc đất
Là mồ hôi, là nước mắt bi hùng
Là thịt da, là xương máu cha ông
Thành quê hương ba miền Nam Trung Bắc
Ôi Cổ Loa, Thăng Long ngàn xưa
Ôi Tây Đô, Đông Đô ngàn mây
Huế, Sài Gòn, Hà Nội hôm nay
Tim trong tim, lòng bên lòng, tay trong tay
Ôi Hùng Vương Văn Lang thiết tha
Ôi Mê Linh, Lam Sơn, Đống Đa
Nước Việt Nam một dãi sơn hà
Anh chị em, Bắc Nam Trung, chung một nhà
Ta bước chân đi, nghe tiếng rung tình tự
Ta bước chân đi, nghe lệ sử chưa nhòa
Đất nước này, non sông này, gìn giữ điểm tô
Quê hương này, non nước này, là sông là núi
Ta bước chân đi, mắt cha già ngóng đợi
Ta bước chân đi, mắt mẹ già chờ trông
Anh em ta, chị em ta, trên dưới một lòng
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, là núi là sông
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung
Giống Lạc Hồng, của Tiên Rồng nước Việt Nam.
Tháng 4 – 2010
Mặc Giang
Gia tài của Mẹ
Gia tài của Mẹ năm ngàn năm
Đâu phải riêng ai thủ đắc giành
Ngất ngưỡng lâu đài ngồi bảnh chọe
Mắt cười ti hí nói nhăn răng
Năm mươi thế kỷ mọi tiền nhân
Xương máu hy sinh đều góp phần
Sức lực tinh ba đều cống hiến
Mới thành của nước của nhân dân
Dân tộc Việt Nam đều có quyền
Cái quyền tối thượng, quyền thiêng liêng
Kề vai gánh vác chung nhau hưởng
Không có một ai làm của riêng
Gia tài của Mẹ tự ngàn xưa
Để lại cháu con cùng kế thừa
Tiếp tục tài bồi và bảo vệ
Người người dân Việt biết hay chưa
Một mảnh dư đồ nước Việt Nam
Ai mang máu mủ giống da vàng
Ai mang huyết thống dòng Hồng Lạc
Không thể nhượng quyền không bán buôn
Vùng biển vùng trời hay ngoại biên
Đồng bằng rừng núi hay Cao Nguyên
Thượng Du xuống tận Trung Du nữa
Bất cứ nơi đâu cũng nối liền
Không ngoại nhập và không ngoại lai
Không nô lệ hóa, không mang hai
Nước ta ta giữ, dân ta sống
Thà chết còn hơn phải đọa đày
Thế thế tiền nhân đã thế rồi
Ngàn năm văn hiến máu xương rơi
Đan thanh vết sử liền tro cốt
Thế hệ chúng ta cũng thế thôi
Nước yên thời sống trong yên bình
Nước biến nếu cần quyết chiến chinh
Kim cổ xưa nay đều đã thế
Không ai trí trá hưởng riêng mình
Gia tài của Mẹ Việt Nam ơi
Dị khẩu đồng âm cùng một lời
Khác miệng đồng lòng chung chí hướng
Việt Nam bền vững đến muôn đời.
Tháng 4 – 2010
Mặc Giang
Ngàn năm Thăng Long
Ôi Thăng Long, ngàn năm nước non trời Nam
Ôi Thăng Long, ngàn năm con cháu Rồng Tiên
Sử hùng ca, sông núi hồn thiêng
Của Việt Nam, rạng rỡ Ba Miền
Ôi Thăng Long, ngàn năm dấu xưa còn đây
Ôi Thăng Long, Rồng Tiên khắp bay trời mây
Tim trong tim, tay nắm bàn tay
Truyền nối nhau, không hề đổi thay
Nhớ ngày nao, Vua Lý dời đô
Hà Nội thành, rực sáng kinh đô
Dựng thế an bang, trong ngoài chiến thắng
Giòng máu hùng anh, tô thắm cơ đồ
Nhớ ngàn xưa, tiếp nối ngàn sau
Dù tang thương bãi biển nương dâu
Núi có thể dời, sông có thể chuyển
Dân tộc kiêu hùng, muôn thuở minh châu
Ta hát tiếng ngàn năm Thăng Long
Ta ca vang Việt Nam trời đông
Hà Nội - Huế - Sài Gòn rạng rỡ
Non nước Ba Miền là núi là sông
Ta hát tiếng ngàn năm kinh đô
Ta ca vang quê hương nên thơ
Truyền nối nhau muôn đời sống mãi
Tổ quốc Việt Nam sừng sững cơ đồ.
Tháng 4 – 2010
Mặc Giang
Tình Quê sống mãi
Quê tôi nghèo cuối phương trời biền biệt
Bóng thời gian không đủ sức nguôi ngoai
Vẫn đong đầy và sống mãi trong tôi
Lỡ nhắm mắt ôm khối sầu muôn thuở
Tôi ra đi, mẹ tôi còn ở đó
Cha oằn vai vá nhuộm mảnh khô cằn
Em còn thơ không vui trọn tuổi xanh
Và anh chị cùng người thân an phận
Tôi con nhà quê chân bùn tay lấm
Quen ruộng đồng, quen cuốc bẫm cày sâu
Quen nắng mưa sương gió nhuộm dãi dầu
Quen lúa mạ đẫm mồ hôi quê mẹ
Nếp châu thành không che miền quê nhỏ
Áo quần the không vượt mảnh vải thô
Nên trong tôi vẫn sống rất nhà quê
Mấy mươi năm vẫn vóc hình cổ hủ
Tôi mãi lang thang, kiếp người du thủ
Cả một cuộc đời, viễn xứ tha phương
Dõi mắt buồn, trông cố quận mù sương
Chưa dừng bước trên hành trình phiêu lữ
Rồi có ngày thuyền xưa về bến cũ
Mái nhà tranh ôm ấp bếp lửa hồng
Bao tự tình mang giọt nắng ra hong
Ôi Đất Mẹ, tình quê hương sống mãi.
Tháng 4 – 2010
Mặc Giang
Không bao giờ bỏ cuộc
Bên hốc đá vẽ thiên trang diễm ảnh
Cả một đời diện bích gọi tên em
Em lặng yên như một cõi vô thinh
Ta tìm mãi trên hành trình sinh tử
Sầu Kinh Kỳ ta ra bờ Bến Ngự
Sóng Hương Giang bèo đẩy gợn hợp tan
Ta trèo lên trên chót đỉnh Hải Vân
Đèo heo hút gió ngàn khua vách núi
Gọi tên em độc hành đường cô lữ
Chân chân hình chẳng lộ diện như như
Trăm năm qua còn nữa bách niên dư
Mỗi qui khứ ta không hề mệt mỏi
Ta từng nghe tiếng vang từ hạt sỏi
Ta từng nghe hạt bụi biết kêu đau
Nhưng không nghe em trên vạn lý tinh cầu
Em có mặt hay chưa từng có mặt
Ta muốn cùng em trở về qui nhất
Cõi vô cùng vốn mờ mịt em ơi
Ta đã nương hạt bụi biết bao rồi
Qua cửa ải của muôn hình vạn trạng
Em và ta vốn trinh nguyên trọn vẹn
Chỉ lỡ làng thuở Bất Giác hồng hoang
Cho đến nay đường sinh tử đã mòn
Chưa gặp mặt phút tương phùng tao ngộ
Vụn vỡ ngàn sao khi mờ khi tỏ
Lạnh ngắt ngàn đời khi tuyết khi băng
Ta vẫn tìm em, không chút băn khoăn
Em bặt tích, nhưng ta không bao giờ bỏ cuộc.
Tháng 4 – 2010
Một đời chưa trọn
Ta tìm em một đời chưa vẹn
Ta tìm em một kiếp chưa tròn
Tâm can mòn mỏi tâm đoan
Tâm như trống rỗng đảo hoang không người
Ta tìm em nụ tươi ra héo
Ta tìm em tằm kéo ra tơ
Mắt xanh nay đã mắt mờ
Mắt huyền hóa ảo mắt mơ hóa sầu
Vẽ chân dung muôn màu muôn sắc
Dệt vóc dáng muôn vẻ muôn hình
Minh châu rực sáng trước đèn
Nhưng em bặt dấu như thềm hư vô
Em lại chẳng bao giờ xuất hiện
Gọi tên em một tiếng không lời
Vô tình chi thế em ơi
Cho ta khốn khổ một đời chưa xong
Ta tìm em như hong giọt nắng
Ta tìm em khắp nẻo cùng đường
Lần theo bóng dáng vô thường
Thử xem chơn thể tư lường ra sao
Em ẩn hiện như bao tinh tú
Đêm đêm về vần vũ tầng không
Rằng xa như thể mênh mông
Rằng gần như thể chỉ hồng treo chuông
Ta tìm em tròn vuông chưa vẹn
Ta tìm em hò hẹn chưa thành
Đôi bờ sinh tử loanh quanh
Trêu ta chi thế, cỏ xanh kia rồi.
Tháng 4 – 2010