Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thơ Kệ Tổ Sư Liễu Quán

08 Tháng Ba 201400:00(Xem: 12896)
Thơ Kệ Tổ Sư Liễu Quán


THƠ KỆ TỔ SƯ LIỄU QUÁN (1667 – 1742) 

Thích Liễu Nguyên (thi hóa)

to_lieu_quan

Ảnh: Tổ Sư Thiệt Diệu – Liễu Quán
(1667 – 1742)

 

THÂN THẾ

Phú Yên, Bạch Mã, Đồng Xuân
Địa linh, đất ấy đã sanh Thánh hiền
Vào nămĐinh Mùi (1667) thiện duyên
Thánh nhân Thiệt Diệu sanh tiền họ Lê.

Lúc lên sáu tuổi ở quê
Mẹ hiền quá vãng, muôn bề nhớ thương
Thấy rỏ, vạn pháp vô thường
Xuất trần thượng sĩ, rộng đường tiến tu.

 

XUẤT GIA

Theo cha học đạo Tổ sư (lúc 12 tuổi)
Tế Viên Hòa thượng, ở chùa Hội Tông
Sau ra cầu pháp Giác Phong
Hàm Long, Báo Quốc, đằng Trong kinh thành.

 

BÁO HIẾU

Theo chân Lão Tổ tu hành
Năm sau (1691) thân phụ bệnh đành về quê
Phụng dưỡng thân phụ ở quê
Ngày ngày gánh củi miền quê qua ngày.

Bốn năm báo hiếu tháng ngày
Đến khi thân phụ sanh ngày Lạc Bang
Một thân, một bóng phương ngàn
Trèo đèo vượt suối trở về Huế (1695) đô.

 

THỌ GIỚI

Nhằm năm Đinh Sửu (1697) Kinh Đô
Thọ Cụ Túc Giới ở chùa Từ Lâm
Thạchh Liêm Lão Tổ quang lâm
Đàn đầu hòa thượng truyền tâm giới điều.

Từ đây thân y giới điều
Vân du vấn đạo ở nhiều bốn phương.
Năm Nhâm Ngọ (1702) tại Long Sơn.
Tử Dung tryền ấn Tâm ngời Tuệ soi.

ĐẮC PHÁP
Ý: TổTử Dung & Tổ Liễu Quán
Thơ: Liễu Nguyên

Kỷ mão (1699) đi khắp đó đây
Tìm thầy học đạo thoát ngay luân hồi.
Năm Nhâm Ngọ (1702) gặp Thầy rồi.
Tử Dung hòa thượng, đổi đời từ đây.

Tử Dung hỏi chổ hiển bày
“Muôn pháp về một, một về nơi đâu?”
Hãy luôn tu quán thật sau
Thì ngươi thấy rỏ trước sau ngọn ngành.

Vâng lời Tổ ấn tu hành
Bao năm khổ quán chẳng thành ,thẹnđau
Truyền Đăng Lục đọc đến câu
“Chỉ vật truyền Tâm, nhân bất hội xứ”

Nghĩa rằng ứng vậttỏ Tâm
Chẳng ai hiểu thấu khi Tâm rỏvật
Tâm ngộ pháp lạc, tịnh mật
Muốn mang pháp chứng cẩn bạch Tử Dung.

Nhưng vì cách trở muôn trùng
Đến năm Mậu tý (1708) mới cùng tổ xem
Tử Dung hoan hỷ xét xem
Sau rồi Tổ dạy cho thêm pháp mầu.

Tử Dung hỏi tiếp mấy câu
“Bờ thắm buôn tay, một mình cam chịu”
Tiếp tục Tử Dung dắt chìu
“Chết rồi sống lại, chê mình ai dám?”

Liễu Quán! vổ tay! trình đáp:
Trái cân là sắt,hợp pháp chưa thầy?
Tu Dung đám lại chưa đầy
Hôm sau gọi lại Tổ bày hỏi thêm.

Hôm qua việc vẫn chưa êm
Hôm nay Ngươi hãy trình thêm rỏ ràng
Biết đèn là lữa,đằng đằng
Cơm chín từ lâu , thưa rằng được chưa?

Nghe xong lời kệ trình thưa
Tử Dung hoan hỷquá ưa, gật đầu
Nhâm thìn (1712) vào hạ không lâu
Quảng Nam, lễ hội cùng nhau tắm Phật.

Tử Dung hỏi Sư ý Phật
“Phật Phật truyền nhau, Tổ Tổ truyền trao”
“Chẳng biết truyền nhau cái gì?”
Nghe lời tổ hỏi những gì, Sư thưa.

Liễu Quán cung kính thưa Ngài
Búp măng mộc trên đá dài muôn trượng
Chưa hết Sư tiếp khiêm nhường
Mai rùa long mọc nặng nhường ba cân

Tử Dungđáp lạiân cần
Ngựa đua dưới nước thuyền vần trên non
Nghe lời Tổ dạy sắt son
Liễu Quán đáp lại, Con còn mấy câu.

Đứt dây,đàn vọng đêm thâu
Gãy sừng trâu rống thâu đêm chốn cùng
Nghe xong tổ thấy ung dung
Từ nay Pháp Phật dung dung tổ truyền.

 

NGUYÊN TÁC

Nhâm Ngọ (1702) Minh Hoàng Tử Dung dạy Sư quán yếu chỉ sau:

Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?)

Gần 8 năm tham cứu mà chưa lãnh hội, trong lòng Sư tự lấy làm hổ thẹn [7]. Một hôm, nhân đọc sách Truyền Đăng Lục đến câu:

Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ (Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được)”, thoạt nhiên Sư tỏ ngộ được yếu chỉ của Thiền.Vì núi sông cách trở, Sư chưa thể đến đến trình kệ với Tổ Tử Dung được.

Mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), 42 tuổi, Sư Liễu Quán lại trở ra chùa Ấn Tôn (Từ Đàm – Huế) cầu Thiền sư Tử Dung ấn chứng.

Sư đem hiểu biết của mình trình bày ra, đoạn nói đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, thì nghe Thiền sư đọc:

Huyền nhai tán thủ,

tự khẳng thừa đương,

Tuyệt hậu tái tô,

khi quân bất đắc

(Hố thẳm buông tay,

Một mình cam chịu

Chết rồi sống lại,

Ai dám chê mình ?)”

Minh Hoằng Tử Dung: Vậy là thế nào, nói nghe?

Thiệt Diệu Liễu Quán: Không đáp, chỉ vỗ tay cười ha ha.

Minh Hoằng Tử Dung: Chưa phải.

Thiệt Diệu Liễu Quán: Bình thùy nguyên thị thiết (Trái cân vốn là sắt).

Minh Hoằng Tử Dung: Chưa nhằm.

Minh Hoằng Tử Dung: Hôm qua việc đã chưa xong, nói lại xem!

Thiệt Diệu Liễu Quán:

 

Tảo tri đăng thị hỏa,

Thực thục dĩ đa thì!

(Sớm biết đèn là lửa,

Cơm chín đã lâu rồi!)”

Minh Hoằng Tử Dung: Thầm khen gật đầu.

Mùa hạ,Nhâm Thìn (1712), Thiền sư Tử Dung vào Quảng Nam dự lễ "Toàn viện" (theo văn bia). Nhân đó, Sư Liễu Quán đem trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật). Minh Hoằng Tử Dung hỏi:

Tổ Tổ truyền nhau, Phật Phật truyền nhau; chẳng hay truyền trao nhau cái gì?

Thiệt Diệu Liễu Quán:

Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng,

Quy mao phủ phất trọng tam cân.

(Búp măng trên đá dài một trượng,

Cây chổi lông rùa nặng ba cân)”

Minh Hoằng Tử Dung:

Cao cao sơn thượng hành thuyền

Thâm thâm hải để tẩu mã.

(Chèo thuyền trên núi cao,

Phi ngựa dưới đáy bể)

Rồi hỏi: Là sao?

Thiệt Diệu Liễu Quán:

Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống

Một huyền cầm tử tận nhật đàn.

(Trâu đất gãy sừng rống suốt đêm.

Đàn tranh đứt dây gẩy trọn ngày)”

Trích dẫn từ:http://vi.wikipedia.org

 

HOẰNG HÓA

Kế thừa tổ ấn trao truyền
Y tam thừa giáo, chèo thuyền độ tha
Đằng Trong nước Việt bao la
Chánh hưng Phật giáo sáng ra năm nào.

Thiền Tôn khai trụ nương vào (Nhâm Dần 1722)
Quí sửu (1733), Giáp Dần (1734), Ất Mão (1735) thiện duyên
Bốn Đại Giới Đàn dự truyền
Tiếp tăng độ chúng hưng thiền chánh Tông.

Ngồi tòa Bát Nhã Tánh Không
Canh Thân (1740) Đại Giới Long Hoa, Ngài truyền.
Chánh pháp tỏa khắp mọi miền
Võ Vương – Chúa Nguyễn (1738 – 1756)nghe tiếng ban truyền .

Chúa sai quan đến thỉnhliền
Mời Ngài vào phủ, dịp chiêm bái Ngài.
Nhưng vì thích cảnh liên đài (lâm tuyền)
Ngài xin ở lại chốn đài Viên Thông.

Dưới núi Ngự Bình đồi thông
Nhiều lúc Chúa ngự vào trong vấn Thiền.
Mùa thu lá rừng trước hiên
Báo tin nhập diệt mặc nhiên trở về.

Viên Thông chốn tịnh thanh khê
Ngài phó chúc kệ mọi bề bảo ban
Ngài dạy đồ chúng nên làm
Y theo giới luật tu bằng tinh chuyên.

Chúng tăng vâng lời Ngài truyền.
Kế thừa chánh pháp, làn truyền thịnh hưng
Năm Nhâm Tuất (22/11/1742) hiệu cảnh hưng
Sau thời cúng ngọ bổng dưng Ngài truyền.

Giờ Mùi đồ chúng kính tuyên
Ngài ngồi kiết tọa an nhiên Niết bàn
Đồ chúng tiếp độ muôn ngàn
Bốn chín đệ tử nối truyền pháp Tông.

Hay tin chúa Nguyễn ban phong
Hiệu là: Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng
Quý hợi (19/2/1943) nhập tháp một phương
Thiên Thai Thiền Tôn ngát hương tháp Ngài.

THƠ KỆ PHÚ CHÚC NIẾT BÀN
Sáng ngộ: Tổ Sư Liễu Quán


Hán Việt:

Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc duyệt dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông.

Việt Dịch:

Hơn bảy mươi năm trong thế giới
Không không sắc sắc thảy dung thông
Sáng nay mãn nguyện về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ Tông

Trích nguồn: Web Tosuthien.net

thap_to_lieu_quan

Ảnh: Tháp Tổ Liễu Quán Tại núi Thiên Thai Thiền Tôn (Huế)

 

DÒNG KỆ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN
Sáng kệ: Lâm Tế đời 35 Tổ sư Liễu Quán


Hán Việt:

Thật Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong.

Giới Định Phước Huệ
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công.

Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hạnh Giải Tương Ưng
Đạt Ngộ Chân Không.

 

Việt dịch:

Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng.

Giới định phước tuệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công.

Truyền giữ lý mầu
Tuyên dương chánh tông
Hành giải song song
Đạt ngộ chân không.

(Thiền Sư Nhất Hạnh dịch)

 

THƠ HÓA: DÒNG THÁNH KỆ TỔ SƯ LIỄU QUÁN

 Dòng kệ: Tổ Sư Liễu Quán
Hóa thơ:Thích Liễu Nguyên

Thật: Chơn Không – Bát Nhã hằng nương
Tế: Từ Bi cứu độ muôn phương nương nhờ
Đại: Hoa Nghiêm cùng khắp vô bờ
Đạo: Sanh Phương Tiện giải, tu thời thoát ly.

Tánh: Phật tánh chiếu khắp mọi khi
Hải: Bao la biển Tuệ đến đi không còn
Thanh: Thanh tịnh ba nghiệp vuông tròn
Trừng: Rỏ Tâm thấy pháp, chẳng còn tâm si

Tâm:Dụng Tâm hợppháp mọi khi.
Nguyên:Bản lai vạn pháp không hai khắp cùng
Quảng:Bao la phổ độ muôn trùng
Nhuận: Thấm nhuần pháp Phật trùng trùng hóa sanh.

Đức: Từ Bi tánh đức Phật ân.
Bổn:Góc Tâm có Phậtdiệu chân rạng ngời.
Từ:
Từ BiTrí Tuệ muôn đời
Phong: Trụ nhân cốt cách thảnh thơi tu trì.

Giới: Chiếc áo lành mặc mọi khi
Định: Luôn theo chánh pháp tu trì bình an.
Phước: Quả thiện hưởng phước lạc ban
Huệ: Sáng soi thường chiếu xóa tan mê mờ.

Thể: Nơi chổ hoạt dụng nương nhờ
Dụng: Hợp cùng Thể Tướng sờ sờ khắp nơi
Viên: Cả ba hợp nhất muôn đời
Thông:Chẳng ai cản được Pháp thời duyên sanh.

Vĩnh: Từ vô thỉ, pháp vô sanh
Siêu: Vượt lên Tam giới vô sanh nẻo về
Trí:Thấu rỏ vạn pháp mọi bề
Quả: Sanh từ Phước Trí đề huề lạc ban.

Mật: Trong pháp mật hiện muôn vàn
Khế:Tam thời khế hợp vượt ngoài thời gian
Thành:Quả thiện nay đã viên mãn
Công: Làm nhiều công quả thiện an sau này.

Truyền:Thừa truyền chánh pháp lý đầy
Trì: Tu trì pháp Phật, truyền đầy thế nhân.
Diệu: Đầy đủ lý của pháp nhơn
Lý:Khế hợp Diệu ấy thiện nhân tu hành.

Diễn: Xiển bày chánh pháp rành rành
Xướng: Ngợi ca pháp Phật thực hành đồng tu
Chánh: Nẻo đúng hướng dẫn kẻ ngu
Tông:Chính là Tông Phật vân du truyền thừa.

Hạnh:Thực hành hạnh nguyện Tam thừa.
Giải: Liễu tri vạn pháp BaThừa đồng quy
Tương: Tâm hợp chánh pháp mọi khi
Ứng: Ứng theo phương tiện tức thì ngộ ra.

Đạt: Đạt đến chổ vốn Không Ta
Ngộ: Thấy rỏ Ngũ Uẩn thoát ra luân hồi
Chơn: Có ngay trong pháp luân hồi
Không:Thiệt, không, thường,có ba thời chẳng sai.

 

KHỞI NGUỒN LIỄU QUÁN THẬT TÔNG
Thơ: Liễu Nguyên

Một chữ nối Pháp một đời
Pháp Phật truyền thừa bao thời Tổ trao
Bốn mươi hai chữ 42 đời
Xuất gia, Phật tử rạng ngời chánh Tông.

Khởi nguồn Liễu Quán Thật Tông
Đời sau Không kệ,cùng Tông Niết bàn
Trùng trùng đắc pháp muôn ngàn
Thân y giới luật, lạc bang hướng về.

Pháp Phật là cánh đồng quê
Bao la pháp lạc bốn bề đồng tu
Lục độ, Bồ Tát vân du
Rộng truyền Phật pháp nẻo cùng chốn mê.

Nhớ núi Linh Thứu Thánh quê
Phật trao Ca Diếp khởi bề ấn tông
Chánh pháp Phật tổ dung thông
Đến nay nhân loại rỏKhông baothời.

Muôn đời chánh pháp rạng ngời
Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao
Pháp luân thường chuyển đẹp sao
Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền.

Nam mô Tà Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh.
Mam mô Mô Tây Thiên Đông Độ, Việt Nam Du Hóa Lịch Đai TổSư chứng minh.
Nam mô Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Ngũ Thế Viên ThôngThiên Thai Thiền Tôn Tự Thiệt Diệu Liễu Quán Tổ Sư Chứng minh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4234)
Đoàn ca kịch nọ nổi danh Kiếm ăn đi khắp tỉnh thành làng thôn Diễn tuồng ác quỷ kinh hồn Tuồng "Quỷ La Sát" luôn luôn hãi hùng
(Xem: 3080)
Một buổi sáng, Trời Mây trong xanh ngắt, Nắng tung tăng chào đón một ngày vui... Gió êm đưa tia nắng rộn niềm vui, Mặt Trời lên tỏa hào quang rực sáng...
(Xem: 3126)
Hôm nay vào trước Cổng Chùa, Nhận Cành Hoa Trắng cài lên áo mình. Tâm Hương một nén ân tình, Kính dâng lên Mẹ muôn phần nhớ thương !
(Xem: 3960)
Thi Hoá Kinh Trung Bộ 4 tập - Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 3781)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng.
(Xem: 3991)
Cỏ cây, sinh vật thời xưa Đều cùng biết nói, lại vừa biết nghe Riêng loài người giỏi mọi bề Được tôn chúa tể chính vì trí khôn,
(Xem: 4178)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 5629)
Một thiền sư rất nổi danh Lãng du theo đám mây xanh cuối trời Chân ông in dấu khắp nơi
(Xem: 3472)
Tất cả Pháp Thế Gian, Ta cần phải buông bỏ, Tín- Hạnh- Nguyện ghi nhớ. Thu nhiếp các Lục Căn, Giữ Tâm luôn thanh tịnh.
(Xem: 4106)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 4652)
Mẹ mà nở những nụ cười Lúc nào cũng chiếu sáng ngời đẹp thay, Mẹ ôm ấp trong vòng tay Mang niềm vui tới bao ngày trong ta.
(Xem: 3338)
Có hai phương cách thông thường Thực thi tôn giáo cõi dương trần này Một là hãy sống xa đây Xa nơi trần tục như thầy tu thôi
(Xem: 2928)
Trời rạng muôn phương với trăng sao, Đất rung bảy lần cùng núi rừng, Người về rực rỡ vườn tuệ giác, Thiên nhạc dặt dìu khúc xưng dương.
(Xem: 3516)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu
(Xem: 8612)
Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài, Lao đao chuốc khổ để làm chi? Suốt ngày say khướt bên chén rượu, Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.
(Xem: 4707)
Cầu mong đại dịch chóng qua thôi Thế giới giờ đây điêu đứng rồi Phố xá đìu hiu đều đóng cửa Thôn quê lặng lẽ thảy im hơi
(Xem: 3081)
Lời Kinh Đêm càng vút cao cao mãi, Tỏa lan vào ánh sáng khắp Không Gian... Mỗi Câu Kinh tràn ý nghĩa Ngọc Vàng, Bây cao mãi, hòa tan vào Vũ Trụ....
(Xem: 3661)
Thiền sư tinh tấn tu hành Cho nên đạo hạnh nổi danh khắp vùng Bà con ca tụng vô cùng Ngài nêu gương sáng soi chung cho đời.
(Xem: 4717)
Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filise, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm.
(Xem: 3976)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung
(Xem: 4273)
Lại thêm một ngày cho cuộc đời. Lại thêm một ngày cho em, Lại thêm một ngày cho anh, Lại thêm một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này.
(Xem: 4454)
Nợ nước thù chồng nặng cả hai Cùng em chia sẻ bước chông gai Sơn hà dựng lại, dân ghi đức Vương bá xây nền quốc chính ngôi
(Xem: 4217)
Nguyện Cầu Đức Phật Dược Sư, Chữa cho Thế Giới bớt dần dịch căn,
(Xem: 3291)
Một năm Thầy Hư Vân về Kê Túc, Để tịnh tu, giao Hội cho Cao Tăng... Tại đây, Thầy tu sửa Chùa Hưng Vân... Chùa La Thuyên, tỉnh Hạ Dương cho hoàn chỉnh
(Xem: 4882)
Ta cứ ngỡ tuổi già toàn tẻ nhạt, Ngại bốn mùa năm tháng lướt qua nhanh,
(Xem: 3299)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn
(Xem: 4622)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm.
(Xem: 4959)
Tuyển tập song ngữ “Thơ Thiền Lê-Nguyễn Zen Poems” đã góp một phần rất tuyệt vời khi đưa ra ánh sáng một phương diện khác của ảnh hưởng Thiền tại Việt Nam...
(Xem: 4991)
Xuân về khắp chốn rộn tin vui Mở cửa mừng Xuân rạng ánh cười Phú quý Xuân sang nguồn cội thắm Vinh hoa Tết đến nghĩa tình tươi
(Xem: 3772)
Kỷ Hợi qua, Canh Tý đến nhanh, Ba Mươi Tết, thanh thản, yên bình, Bánh chưng xanh, quả, hoa bầy sẵn, Chuẩn bị dâng cúng Phật đầu năm.
(Xem: 4063)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương. Nhớ về quê cũ trắng canh trường!
(Xem: 3815)
Thức chờ năm mới gió đượm hương trà nửa khuya tóc trắng một đời sắp qua.
(Xem: 4453)
Rừng Sala giữa cây Song Thọ, Lúc nửa đêm, Phật sắp Niết Bàn, Không khí quá trang nghiêm yên tịnh, Các Đệ Tử ngồi kín chung quanh.
(Xem: 3815)
Trong chuyến đi, Hành Hương Thăm Đất Phật. Đến Sông Hằng rồi Lộc Uyển xanh tươi, Tiếp theo là Thánh Tích Phật xa xôi... Rồi sau đến Nalanda hoang phế!
(Xem: 4441)
Nhân vào ngày Lễ Tạ Ơn Chúng ta cảm tạ vô vàn thành tâm Những lời cầu nguyện quanh năm, Tạ ơn gia cảnh muôn phần yêu thương,
(Xem: 4099)
Tờ mờ sáng tinh sương, Gậy, nón lá, lên đường, Ai không khỏe ở lại ! Vì Leo núi đường trường,
(Xem: 3471)
Một ngày mới tôi về thăm Phật Tích. Bao lâu rồi trông đợi đến hôm nay. Thời gian qua tâm tư ngóng từng ngày. Đủ duyên lành cùng nhau thăm Đất Phật
(Xem: 4108)
Ở Ba La Nại thời xưa Có nhà giàu nọ rất ưa bạc bài Ông thường chơi với một người Cũng mê bài bạc, tứ thời ăn thua
(Xem: 4130)
Thuở xưa có kẻ đi đường Rất là khát nước nên dừng chốn đây Kiếm tìm nước khắp Đông Tây Thấy sương lóng lánh giăng đầy phía xa
(Xem: 4582)
Tu Bồ Đề sinh ra đời Một ngày đặc biết đất trời lạ sao Trong nhà của cải biết bao Tự nhiên biến mất đường nào ai hay.
(Xem: 5455)
Dốc đá ven đường tiến thẳng non, Sương chùng suối róc cảnh chon von. Qui chơn thấy lẽ không tìm ngọn, Lập hạnh vun đời vẫn nguyện con.
(Xem: 3921)
Thuyền Nhân trước nay thành “Thùng Nhân” Việt... Boat People hoá thành “Load People”. Xin cầu nguyện cho những linh hồn vừa khuất bóng.
(Xem: 4034)
Hè nhau báng bổ chốn thiền môn Kẻ xướng người hô phang dập dồn Bắt bóng toang mồm rao báo nóng Trông hình ngoác mỏ động làng ồn
(Xem: 4607)
Lắng lòng nghe một chiếc lá rơi Mùa Thu vừa đến nhẹ bên đời Chiều phai, giọt nắng còn vương đọng Như thầm tiếc nuối một ngày trôi..
(Xem: 4112)
Trước khi câu chuyện xảy ra Ở bên châu Á người ta nói rằng Voi và chó chẳng kết thân Chẳng bao giờ có thể gần gũi nhau,
(Xem: 4930)
Cội Bồ đề lá cành xanh thắm Bám đất sâu in đậm bóng từ Bao năm chẳng quản hoại hư Chở che muôn loại thân như diệu kỳ
(Xem: 4659)
Duyên trần thúc đẩy đến nơi này, Khổ luỵ sầu đau cứ mãi quay Lận đận bơ vơ bao mộng mị Lênh đênh lạc lõng bấy mơ lay
(Xem: 4089)
Bồ tát tự tại cứ đi, Chúng sanh theo gót những gì ngài qua, Để cùng thoát khổ Ta Bà, Tây phương tịnh độ một nhà an vui.
(Xem: 3750)
Có chàng giàu có kể chi Tiền nhiều nhưng lại ngu si tức cười Không hề biết đến việc đời, Một hôm chàng chợt dạo chơi trong vùng
(Xem: 4136)
Căn bản của sự tha thứ là quên đi những gì đã xảy ra, nhưng nhớ những gì đã xảy ra rồi và cần tha thứ cho sự bình an của tâm hồn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant