THƠ
HỎI ĐẠO THIỀN
Thơ: Liễu Nguyên – Đầu Xuân 2014
Nhân dịp thơ hóa thi kệ tổ sư Liễu Quán
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo
Thiền
Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên
Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi
Sư đứng dậy đi với ý Thiền.
Ngày sau gặp lại Phật tử
hỏi
Sư cũng ung dung miệng mĩm cười
Phật tử chấp tay xin đảnh lễ
Tâm Tâm dung hội Sư gật đầu.
Từ bi không chỉ nói qua
miệng
Hỷ xã Tâm kia chính là Thiền
Chỉ vật truyền Tâm ai có biết
Không vào Hỷ xã hỏi chi Thiền.
Từ đây đối cảnh cũng là Thiền
Mây trôi nước chảy Tâm an nhiên
Lá thu chuyển mùa Tâm rỏ biết
Từ bi muôn kiếp chính là Thiền.
GIÓ MÂY HÓA KIẾP
Suối nguồn hóa kiếp từ
mây
Ngàn thu mây tận nước đầy trong xanh
Gió về hóa kiếp bao lần
Đất ra hơi ấm trở thành gió bay.
Cuộc đời nay đổi mai
thay
Vô thường hóa kiếp đổi ngay từng giờ
Kiếp người tợ ảnh sương mờ
Phút giây tan biến lững lờ hư không.
Trải qua bao kiếp long
đông?
Lúc là mây nước, lúc không một mình
Chúng sanh trong chốn hữu tình
Vô thường chấp lấy như hình như thân.
Bản lai vạn pháp vô
sanh
Mà sao bao kiếp muôn lần đắng cay
Sáng nay tỉnh giấc ngũ say
Vô thường chợt thấy bản lai là thường.
Vô thường là áo kim
cương
Vân du tự tại tận tường đó đây
Trùng trùng biến hóa ngàn thay
Một thân muôn kiếp gió mây cũng đồng.
NGÀY MAI…
Tối qua ngủ ngon
Sáng nay thức dậy
Mặt trời sáng tròn
Chim hót líu lo.
Mọi người vui vẽ
Ai theo việc ấy
Theo thiện pháp làm
Mặt trời xuống rồi.
Đêm nay ngủ ngon
Ngày mai cũng vậy…
BỐN MÙA CHUYỂN THAY
Xuân
về hoa nở khắp nơi
Muôn ngàn chim hót biển trời xanh xanh
Biển trong gió mát trăng thanh
Cho làn nắng ấm tin anh ngập tràn.
Bình minh mây ngủ chưa
tan
Xuân sang Hạ đến mây ngàn gió lay
Hạ về mây trắng tung bay
Nhìn hoa phượng nở ô hay sắc hồng.
Ngàn mây nước lặng lắng
trong
Lúc mùa Thu đến trời trong mát dần
Nước thu lộng lộng trời xanh
Lá vàng lác đác trên cành hoa rơi.
Hết thu Đông đến tuyết
rơi
Nhìn cây xơ xác ngoài trời lạnh căm
Tuyết mùa đông lạnh gió săn
Ngàn cây trơ trọi khó khăn ngập tràn.
Mùa Đông tuyết phủ mây
ngàn
Bổng tia nắng ấm xóa tan đêm nào
Báo mùa Xuân đẹp biết bao
Ngàn cây trổi lá muôn hoa đón chào.
XUÂN XƯA NAY ĐÃ TRỞ VỀ
Xuân
này hoa nở khắp nơi
Chấp tay niệm Phật muôn đời không tan
Xuân sang hạ đến hoa tàn
Trên tay vẫn nắm hạt tràng niệm Tâm.
Hạ
về chuông vãng Tùng Lâm
Câu kinh tiếng mõ vang rầm đó đây
Hạ sang thu đến trong mây
Ta – bà hiện cảnh phương tây sáng ngần.
Thu
phong rọi nguyệt trong ngần
Trăng theo thuyền khách cùng lần hạt châu
Thu qua đông đến bấy lâu
Mãi mê niệm Phật mấy câu không màng.
Đông
sang gió lạnh mây ngàn
Miệng luôn niệm, Phật thân choàng áo thêm
Đông sang hoa nở rạng đêm
Gọi người tỉnh giấc cùng xem Xuân về.
Xuân
xưa nay đã trở về
Hỏi người năm ấy bây giờ ở đâu?
Niệm Phật vào định thâm sâu
Biết hoa xuân nở, bấy lâu mĩm cười!
TÂM VẬT
Lấy Tâm ứng cảnh
Có Tâm không cảnh
Không Tâm không cảnh
Có Tâm có cảnh.
Vật vật Tâm Tâm
Ngày xưa sẵn vậy
Ngày nay khác gì
Tịnh là biết ngay.
NHƯ CHIM CÁNH NHẠN
Ngộ từ bài Nhạn Quá Trường Không của Tổ Hương Hải
Vào đây chỉ một tấm
thân
Ra đi tứ đại kiếp trần ngày xưa
Kiếp người tợ thoáng hương đưa
Như chim cánh nhạn chẳng ưa lưu hình.
KIẾP NÀY
Ta từng sáu nẻo chơi
vơi
Kiếp này tắm giữa biển khơi Niết bàn.
Ngộ từ một câu chuyện Thiền của tổ sư Huệ Năng
Pháp vốn hữu duyên
Pháp vốn không duyên
Không ai cản được
Như nước tuôn chảy
Như mây thường trôi
Như gió nhẹ thổi
Ngu gì cản nó?
Gió vốn không động
Mây cũng chẳng động
Tâm người ở đâu?
TỰ TẠI
Nghiệp đến thì gánh
Nghiệp hết không vui
Ngày tháng tự tại
Không hỏi tương lai.
HỎI TÂM
Hỏi trăng, trăng sáng
trên trời
Hỏi mây, mây cũng không lời bay đi
Hỏi người, người lại hỏi chi?
Hỏi Tâm rỏ biết, Tâm mình ở đây.
BỤI TRẦN
Bụi trần lấp lấm bụi trần
Mây mờ che phủ muôn lần gió sương
Trần gian bao kiếp đoạn trường
Bụi trần thửa trước vấn vương
Ô HAY NIẾT BÀN
Thuyết pháp chỉ biết làm thơ
Bởi vì pháp ấy như thơ khác nào
Cũng như trăng sáng trên cao
Cũng như dòng suối tuồn trào ngàn sau.
Pháp Hỷ Xã đẹp xiết bao
Đẹp hơn tất cả vì sao trên trời
Từ Bi Trí Tuệ sáng ngời
Nghe lời kinh Phật tu thời thảnh thơi
Cuộc đời là cuộc rong
chơi
Sống theo pháp Phật suốt đời bình an
Biết rỏ nghiệp quả muôn vàn
Chẳng sanh ham muốn chổ an đây rồi
Sân si gốc rể tỏ rồi
Mỗi khi duyên pháp, chẳng trồi mê Tâm
Niết bàn rỏ hết chẳng lầm
Vô minh vốn giả, si Tâm mất rồi.
Vạn pháp rỏ biết hết rồi
Vô tâm ứng cảnh ô hay! Niết bàn.
TRONG HƠI THỞ
Hiện tại chứa trọn
tương lai
Ngàn mây ngàn nước chẳng sai thân này
Trong hơi thở sẳn có đầy
Lúc không hơi thở gió mây cũng đồng.
ÁNH TRĂNG
Trăng treo lơ lững trên
cành
Gió mang mây đến ở quanh trăng tròn
Phút giây gió thoảng không còn
Một mình trăng sáng vẽ hòn nguyệt nga.
Ánh trăng sáng ngợp bao
la
Biển mơ màng với sóng qua rì rào
Đêm về ngọn gió lao xao
Bao làn sương nhẹ trên cao tỏa ngàn.
Đêm khuya mây phủ muôn
ngàn
Trăng như muốn ngủ sau làn mây bay
Người người trong cơn ngũ say
Dế kêu đâu đó, gà gáy canh gì?
Gió lạnh từng đợt mỗi khi
Trăng theo mây ngũ đôi khi mờ dần
Một mình lạnh lạnh trước sân
Vào phòng đánh giấc ngoài sân, sáng rồi!
Trăm năm trước thì ta
chưa có
Trăm năm sau có cũng hoàn không
Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm chỉ động chử Tình mà thôi.
LIỄU NGUYÊN kính tiếp đôi lời
Trăm năm trước ta từng
đã có
Trăm năm sau có cũng là không
Đời Đời sắc sắc không không
Hôm nay còn động Tấm Lòng kiếp xưa.
Kính! Nguyễn Du ơi! Tố
Như hởi!
Trăm năm trước, bây giờ là đây
Trăm năm sau, cũng từ chổ này
Trăm năm, nghìn kiếp, muôn đời Phật Tâm.
Đôi dòng cảm niệm cùng cố Phật Tử
Thi Hào Nguyễn Du (1766 – 1820):
Kính cảm niệm Người với bao ân đức vô vàn. Người không chỉ là một Đại Thi Hào lớn của dân tộc Việt Nam mà là ngôi sao sáng lớn trên Thế giới. Không chỉ Liễu Nguyên hay người Việt Nam, mà cả nhân loại biết Người qua kiệt tác thi phẩm: Truyện Kiều… Riêng đối với Liễu Nguyên thì còn cảm nhận nhiều hơn qua: Văn Tế Thập Loại Cô Hồn của Người và những thi phẩm mang đậm tính Thiền sắc sắc, không không trong tư tưởng Bát Nhã của đạo Phật. Cũng nhờ đó, và nương vào Từ Bi Trí Tuệ của Thập phương chư Phật mà Liễu Nguyên đã thấy được bao cảnh khổ trầm luân của địa ngục, ngạ quỷ. Từ đó, không ích lần đã dùng đến Văn Tế Thập Loại Cô Hồn của Người để mời thỉnh họ về nghe kinh Phật và thọ hưởng cam lồ pháp vị trong các đại trai đàn chẩn tế. Nhờ vậy mà không biết bao nhiêu sinh linh nhỏ bé đã được thác sanh vào miền Tịnh cảnh. Thật ra, đó là công đức trời biển, mà không thế viết nên lời. Ôi! thật đúng như Người từng nói: “Trăm năm chỉ động chử tình mà thôi” mà Liễu Nguyên thì nghĩ: “Hôm nay còn động Tấm Lòng kiếp xưa.”
Tập thơ này được trích từ: GIÓ MÂY HÓA KIẾP – Liễu Nguyên (Tuyển tập thơ)