Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hai Bài Thơ Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

15 Tháng Chín 201513:55(Xem: 11685)
Hai Bài Thơ Của Tuệ Trung Thượng Sĩ
HAI BÀI THƠ CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

 HT Thích Tâm Châu Dịch Và Chú Thích

Canh Hoa Tam

ĐỐN TỈNH (Chợt Tỉnh)
Tuệ Trung Thượng Sĩ
*
Đoán tri không, hữu bất tương sa (sai) 
Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba. 
Tạc dạ nguyệt minh, kim dạ nguyệt, 
Tân niên hoa phát, cố niên hoa . 
Tam sinh thúc hốt chân phong chúc
Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma. 
Hoặc vấn như hà vi cứu cánh
Ma-ha bát-nhã tát-bà-ha
***

Có, không chỉ một mà thôi, 

Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra.
Trăng nay, trăng cũng đêm qua,
Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. 
Ba sinh, đuốc trước gió mồi,
Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay.
Tới nơi cứu cánh sao đây ?
Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha”
(Thích Tâm Châu dịch )
-----

Chú thích (Thích Tâm Châu)
Đại ý:

Bài thơ này Thượng Sĩ khuyên chúng ta cần phải tỉnh thức mau chóng về sự đối đãi ở đời để đi đến chỗ nhất như
Trong chân thể, có không chỉ là một. 
Sinh tử do làn sóng vọng động của vọng tâm sinh khởi, hết sóng thì nước yên. 
Trăng tối qua, trăng tối nay, ánh sáng của nó cũng chỉ là một. 
Hoa năm cũ , hoa năm mới đều là một thể chất của hoa. 
Thời gian của quá khứ, hiện tại, vị lai như cầm ngọn đuốc trước gió lùa. 
Chín cõi của chúng sinh còn bị luân hồi sinh tử, như kiến trên miệng cối xay. 
Muốn đạt tới giác-ngộ cứu-cánh, cần phải thành-tựu trí-tuệ siêu-việt.

 

KIẾN GIẢI (Thấy biết)
Tuệ Trung Thượng Sĩ
*
Kiến-giải trình kiến-giải, 
Tự niết mục tác quái.
Niết mục tác quái liễu, 
Minh minh thường tại. 
----
Nơi mình, kiến-giải trình ra,
Đưa tay chà mắt đốm hoa hiện bày.
Lạ lùng, chà mắt, buông tay, 
Tính chân tự-tại rạng ngời thường như.
----
(Tuệ Trung Thượng Sĩ. Thích Tâm Châu dịch -- in trong Cánh Hoa Tâm . Canada 2001)


Chú thích (Thích Tâm Châu)

Đại ý
Kiến-giải (Darsana) : Ấn Độ gọi là triết học . Có nghĩa là sự thấy biết, sự nghiên cứu sâu xa đến căn bản chân lý của sự sự, vật vật. Tức là sự hiểu biết phân biệt chân, giả, đúng, sai, hay, dở đối với sự vật . Đây là một thi kệ, trình bày sự thấy biết của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thực là Trần Tung, con trai Trần Liễu, anh ruột Trần Quốc Tuấn, và là anh vợ vua Trần Thái Tông là Hoàng Hậu Nguyên-Thánh Thiên-Cảm.Vua Trần Thái Tông phong cho ông tước Ninh Hưng Vương. Khi còn nhỏ, ông đã hâm mộ cửa Phật. Tính tình thanh cao, thuần hậu. Ông tham học nơi thiền sư Tiêu Dao ở Phúc Đường. Ông trực tiếp cầm quân chống quân Nguyên Mông. Ông làm Tiết Độ sứ ở Thái Bình. Ít lâu sau ông lui về ở ấp Tịnh -bang, lập Dưỡng- Chân -Trang và tiếp tục tham cứu đạo Phật. Vua Trần Thánh Tông thường tham cứu thiền học nơi ông. Nhà vua rất khâm phục, ban cho ông hiệu “Tuệ Trung Thượng Sĩ”.

Bài thi kệ “Kiến-giải”của ông nảy sinh trong trường hợp trai tăng trong Hoàng Cung. Nhân, vua Trần Thánh Tông làm lễ trai tăng, thỉnh các bậc danh tăngThượng Sĩ vào cung cúng dường, cầu siêu cho Hoàng Hậu đã mất. Trai tăng xong, nhà vua xin mỗi vị một bài thi-kệ ngắn về kiến giải của mình. Đến lượt Thượng Sĩ, Thượng Sĩ liền viết ngay bài thi kệ này.

Thi kệ này, hàm ý, nói về nghĩa chân và vọng. Chân, như thực không thay đổi. Vọng, giả dối, không thực, hay thay đổi. Mắt vẫn sáng, lấy ngón tay ấn vào mắt, mắt hiện ra những hoa đốm trong hư-không. Khi tay không ấn nữa, mắt trở lại sáng như cũ. Đem sự thấy biết của mình trình bày, so sánh với sự thấy biết khác, chỉ là sự thấy biết vọng, chứ không phải chân! Vì còn có sự đối đãi !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14843)
Bên giòng sông Ni Liên, Trước đôi bờ sinh - diệt, Bên giòng sông Ni Liên, Giữa sinh tử luân hồi.
(Xem: 13880)
anh có biết thêm người thân đi vội trao phần em năm tháng đếm bồi hồi tà áo cũ phai xanh màu kỷ niệm trải con đường lên xuống cõi bình yên
(Xem: 21922)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúc có trong đời.
(Xem: 14166)
Ước mộng đi em, đời quàng hoa nguyệt quế Con số tính toan hiện bảy sắc cầu vồng Mây du tử đã bao đời hoạn nạn...
(Xem: 15286)
Suốt nửa bình sanh từng cưu mang San định giải bày lý Kim cang Hừng hực lửa lòng thôi thúc mãi...
(Xem: 13830)
Đêm lặng Con phố cũng lặng Chỉ dòng sông vẫn thầm thì Bên chiếc cầu lịch sử
(Xem: 14136)
Mẹ là giọt nắng êm, Là cánh bướm mềm dập dờn trong gió sớm. Mẹ là nụ hồng một nắng hai sương.
(Xem: 13364)
Chim hót giữa nắng mai Hoa nở ngát bên đồi Bước đi trong thinh lặng Chừ nghe lòng tinh khôi.
(Xem: 21601)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 13768)
Nuôi Lan từ bấy tới nay Thành thân cách điệu thiên tài thong dong Thượng thừa đầy ắp bướm ong...
(Xem: 20326)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22187)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18655)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 13330)
từng bước chân hương quyện bướm chập chờn bay theo sư về cây thay lá rừng xanh lá đỏ reo.
(Xem: 13784)
ngắm sen từng búp nở hương thoảng ngát đưa bay gió qua sương lay động hạ về rớt trên tay.
(Xem: 13982)
Em hãy hát đi, mùa xuân còn đó, rồi trăng sao sẽ đưa lối em về; Quê cũ - đường xưa đôi hàng trúc biếc...
(Xem: 13987)
Ta từ trong cõi vô sinh, vận hành đại nguyện đăng trình thế gian.
(Xem: 19018)
Lên chùa, Gió ngát tâm hương A Di Đà Phật mười phương liên-tòa Nghiêng vai, Nhẹ gánh ta-bà
(Xem: 12776)
“Pháp thân như trúc biếc Bát Nhã tựa hoa vàng” Tóc rơi từng sợi nhỏ Tàn cây nhang
(Xem: 9819)
Đức Phật dạy các con phải tự độ Thường ngày đêm y giới luật tu hành Tham nhiễm rời giải thoát như trăng thanh Y pháp Phật tu hành tất giác ngộ.
(Xem: 26127)
Thế sự vô thường, nên sớm tỉnh! Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng ham, Vinh hoa như bọt nước bổng trầm, Phú quí ví vầng mây tan hiệp.
(Xem: 10226)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
(Xem: 13980)
Cao đẹp Trang nghiêm bên hồ vắng Cánh đồng, gió nhẹ đóa hoa lay Gom hương trời đất vào hoa quý
(Xem: 15244)
Như là cổ tích ngày xưa Rêu phong mái cổ nắng mưa chùa làng Chỉ hoa trái với đèn nhang Tâm Thiền hướng Phật, Niết Bàn lòng sư...
(Xem: 14518)
Đạo-sỹ lên núi, mùa thu Cửa động, Hòn đá tảng Gió bay hoa phấn, Sương chiều âm u...
(Xem: 19823)
Nụ cười Phật êm đềm và buông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêu mà cảm hóa
(Xem: 8523)
Vui với niềm vui của Đạo Vàng, Vui cùng tứ chúng mỗi hè sang. Vui mây bàng bạc mười phương hợp, Vui nắng dâng hoa đẹp mọi đàng.
(Xem: 65482)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 11765)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
(Xem: 25879)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
(Xem: 9144)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
(Xem: 10210)
Hơi đàn buồn như trời mưa Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi! Giờ hình như ở ngoài trời Tiếng xe đã nghiếng rã rời ra đi.
(Xem: 10235)
Con yêu dấu, khi đến tuổi về già Cha mẹ không còn tươi như hoa Mà nhăn nhó, mặt cau, mắt ướt. Con sẽ thấy không còn vui như trước
(Xem: 11219)
Múa giáo non sông trải mấy thu; Ba quân hùng khí át sao Ngưu. Công danh nam tử còn vương nợ; Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Xem: 11745)
Xưa nếu biết cuộc đời là cõi tạm Thì lối về đã theo dấu chân nai Người cứ tưởng ta bà là cõi thật Nên nghìn đời vẫn theo dấu chim bay.
(Xem: 12624)
Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử gian san.
(Xem: 10625)
Đưa người, ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Xem: 10893)
Thần tiên còn phải giận hờn Huống chi anh chỉ trần nhơn vụng về Anh còn chưa dứt cơn mê Làm sao có thể đi về Tây Phương
(Xem: 11764)
Gậy gộc làm chi ông hỡi ông Mà trơ như đá, lạnh như đồng Sâu bò tới nách đà hay chửa Đỉa rúc trong mình có biết không
(Xem: 11057)
Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng
(Xem: 11923)
Ta có tình yêu rất đượm nồng, Yêu đời yêu lẫn cả non sông. Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ, Không thể yêu riêng khách má hồng.
(Xem: 11228)
Hai mươi bốn năm xưa, Một đêm vừa gió lại vừa mưa, Dưới ngọn đèn mờ, Trong gian nhà nhỏ, Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
(Xem: 10958)
Đêm nghiêng ngõ gác trăng vàng Mấy tầng chuông điểm đổ tràn thái hư Sư về gõ cửa phù hư...
(Xem: 11380)
Đời dẫu trôi trăm ngã Chân vững bước một đường Lòng chắt như phiên đá Muôn đời sống hiền lương
(Xem: 11933)
Sống không giận không hờn không oán trách Sống mỉm cười với thử thách chông gai Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai...
(Xem: 18495)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 10945)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Xem: 11547)
Thiên địa thiếu vọng hề hà mang mang, Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương. Hoặc cao cao hề vân chi sơn, Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương.
(Xem: 13216)
Ta nhận chìm thời gian trong khóe mắt Rồi thời gian ửng đỏ đêm thiêng Đêm chợt thành mùa đông huyễn hoặc Cánh chim bạt ngàn từ quãng Vô biên
(Xem: 14587)
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua Trong tôi bừng dậy niềm chua xót Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant