Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh

21 Tháng Tư 201618:01(Xem: 27438)
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh
Về tác giả của bài thơ “Mất Mẹ”
trong truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Nhất Hạnh


GS Nguyễn Vĩnh Thượng

Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh. Thầy Nhất Hạnh đã viết bài văn ngắn “Bông Hồng Cài Áo” tại Medford vào năm 1962, thầy đã trích dẩn các khổ 1,2 và 6 (hai khổ đầu và khổ cuối) của bài thơ Mất Mẹ để dẩn chứng tình mẹ con, với sự thay đổi nhiều chữ từ bài thơ gốc; thầy đã không ghi tác giả của bài thơ nên rất nhiều người đã nghĩ rằng bài thơ này là do chính thầy đã sáng tác. Thật ra thì thầy Nhất Hạnh đã viết: Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị có nghĩa là Thầy không phải là tác giả của bài thơ này, có lẽ nhiều người không để ý đến câu viết này:
“Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt, lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:
“Năm xưa tôi còn nhỏ
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.”
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi”.
(Nhất Hạnh, Bông Hồng Cài Áo)
Tác giả bài thơ Mất Mẹ là thi sĩ Xuân Tâm (1916 – 2012). Đây là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, tức là mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, gồm có 6 khổ như sau:

Mất Mẹ
Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ la dạy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ tôi không thấy
Lúc buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông Chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời.
Xuân Tâm

Bài thơ này được chọn làm bài ám đọc trong giờ học môn Quốc văn ở lớp tiểu học của thế hệ thập niên 1940, 1950. Tương tự đoạn văn ngắn Tôi đi học được trích từ tập truyện ngắn Quê Mẹ của Thanh Tịnh (1911 – 1988) do nxb Đời Nay xuất bản ở Hà Nội vào năm 1941, được chọn làm bài giảng văn cho học sinh trung học thế hệ 1950, 60, đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam, rất nhiều học sinh trung học đã thuộc lòng đoạn văn này. Cũng tương tự đoạn văn ngắn La rentreé des classes (Ngày tựu trường) được trích từ quyển tự truyện Le Livre de mon ami (Cuốn sách của bạn tôi) của nhà văn Pháp Anatole France (1844 – 1924), được xuất bản vào năm 1885 ở Pháp, đã được đưa vào môn Pháp văn cho học sinh trung tiểu học thế hệ 1940, 50, 60 và đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam.
Bài thơ Mất Mẹ được trích từ tập thơ Lời Tim Non của Xuân Tâm, được xuất bản vào năm 1941 tại Hà Nội, gồm các bài thơ được sáng tác từ năm 1935 (lúc ấy Xuân Tâm được 19 tuổi) đến năm 1941.
Xuân Tâm là bút hiệu của Phan Hạp. Ông sanh năm 1916 tại tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong các thi sĩ của phong trào thơ mới vào thời tiền chiến. Trong quyển Thi Nhân Việt Nam (1932 – 1941) của Hoài Thanh và Hoài Chân, xuất bản tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1941, đã giới thiệu Xuân Tâm trong phong trào thơ mới.
Ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2012 tại Hà Nội, hưởng thọ được 97 tuổi.

*-*-*
Trong cuốn Bông Hồng Cài Áo, thầy Nhất Hạnh đã viết: Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother’s day) mồng mười tháng năm.
Bài văn ngắn Bông Hồng Cài Áo được Thầy Nhất Hạnh viết tại Medford (Oregon, Hoa Kỳ) vào năm 1962. Như vậy có thể Thầy có ý nói Ngày Mẹ (Mother’s day) là ngày 10 tháng 5 năm 1962, đây là ngày thứ Năm (Thursday); cũng có thể Thầy có ý nói hằng năm thì ngày lễ Ngày của Mẹ vào ngày 10 tháng 5. Ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày Mẹ là ngày lễ vào ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 trong năm đó; do đó mỗi năm ngày lễ này thay đổi theo ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 trong năm đó.

*-*-*
Ở phương Tây, có “Ngày của Mẹ”(Mother’s day) và “Ngày của Cha”( Father’s day):
-Ở Hoa kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của Mẹ” vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng 5 ( The Mother’s day date in United States and Canada is on the second Sunday of May each year).
-Ở Hoa Kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của cha”( Father’s day) vào ngày Chúa nhật thứ 3 trong tháng 6 mỗi năm ( The Father’s day date in United states and Canada is on the third Sunday of June each year).

Năm nay, 2016, ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày của Mẹ là ngày Chúa Nhật 08 tháng 5 năm 2016; Ngày của cha là ngày Chúa Nhật 19 tháng 6 năm 2016.

Toronto, 20 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Vĩnh Thượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13272)
Bỗng chợt thấy già nua nào có tuổi, Chẳng buồn lo, hân hoan lòng tràn ngập. Ngày tháng trôi, ra đi từng bước nhỏ
(Xem: 27399)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 11515)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
(Xem: 11507)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
(Xem: 21622)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 10638)
Nửa mùa tóc trắng bơ vơ, Mắt xanh mòn mỏi chợt mơ vô thường... Nguyên Siêu
(Xem: 11935)
Ra đi khắp bốn phương trời Tìm ai mỏi gót muôn đời còn xa Ta về gặp lại tình ta Dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân.
(Xem: 11140)
Giác Hoàng Phổ Chiếu - Nén hương tưởng niệm Giác Linh Cố HT Thích Thanh Đạm - Thích Minh Tuệ
(Xem: 19522)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
(Xem: 36569)
Xin chắp tay hoa mỉm miệng cười Hoa Ưu Đàm Bát nở xinh tươi Xanh vàng đỏ trắng sen thơm ngát Phiền não, Bồ đề, một niệm thôi
(Xem: 16813)
Đất lành còn đó dư hương Xuân thu đông hạ hằng vương vấn lòng Ngày về mòn mỏi ngóng trông Nào ai hiểu được thuyền không nước buồn
(Xem: 12795)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được
(Xem: 10481)
đêm như cất tiếng âm hao, tiếng tan vô thức, tiếng vào hư không. dẫu bao nương nhẹ cánh hồng...
(Xem: 12130)
Kinh ví như tấm gương Soi gương thấy tâm mình Nếu đọc nhưng chưa thấy: Thiếu công phu tham thiền
(Xem: 12712)
Áo bồng bềnh đời du tăng khất sĩ Mắt bình yên nhìn thế sự phù vân Trao thức giả lời ngọc vàng minh triết Tặng hiền nhân niềm cảm hứng nhân văn
(Xem: 10884)
Sáng nay em không là một mình Và em chưa bao giờ chật hẹp. Trên em có trời Dưới em có đất
(Xem: 10355)
Phụng sự chúng sanh cúng dường mười phương chư Phật Nào đâu dị biệt Nam tông, Bắc tông...
(Xem: 9717)
Hôm nay niềm nhớ dâng về Huế Em viết bài thơ gửi mến thương Nét bút theo lòng mơ dáng chị Dịu hiền như mặt nước sông Hương
(Xem: 10516)
Dốc lên lưng chừng Thiền viện Từng dòng phồn tạp áo hoa Vô thanh hòa ngàn âm giọng Trực Tâm ngưỡng A Di Đà
(Xem: 19303)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 10104)
Về quê giỗ mẹ Thừa Thiên giữa ngày áp thấp triền miên mưa. Và, lay phay mùi gió thanh trà...
(Xem: 15449)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 18265)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 9872)
Tiếng kinh, trong như giọt nước mắt Rơi trên một chiều sẫm nắng Trên những tàn sala xanh biếc
(Xem: 8837)
Nhớ xưa theo Mẹ đến trường Cây bông lan dại bên đường lả lơi Mùa xuân dừng lại mỉm cười Xanh xanh tha thướt ngang trời bóng mây
(Xem: 9739)
Anh may mắn được về thăm xứ Huế tôi vẫn lênh đênh cách trở muôn trùng lòng thương Huế tháng năm còn đọng mãi...
(Xem: 9019)
Mưa tạnh đầu non lá rung sương Lửa trại còn un khói hoang đường Vằng vặc đêm dài trăng mười sáu...
(Xem: 12267)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh...
(Xem: 12996)
Nào là hoa bưởi hoa chanh, Nào câu quan họ mái đình cây đa, Xin đừng bắt chước câu ca, Đi về dối mẹ để mà yêu nhau... Xuân Quỳnh
(Xem: 12569)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không.
(Xem: 12137)
Yêu Tổ Quốc, xin khấu đầu Tiên Tổ Gia hộ cho non nước mãi trường tồn Việt Nam này toàn vẹn khắp núi sông...
(Xem: 11432)
Vũ trụ càn khôn đã định ban Giang sơn gấm vóc ở Phương Nam Muôn đời hiện hữu cùng trời đất Son sắt tinh hoa kết sử vàng
(Xem: 14065)
Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giầu.
(Xem: 14024)
Lên miền Cực Lạc hội đồng, Mọi người khi ấy đều trông rành rành. Cho hay lành lại gặp lành, Nam mô Di Phật tu hành thì hơn.
(Xem: 12009)
Chữ tình nghĩa trời cao, đất rộng, Nỗi đoạn trường còn sống còn đau. Mấy lời tâm sự trước sau, Đôi vầng nhật nguyệt trên đầu chứng cho.
(Xem: 12332)
Khi lòng an định, Xuân về xanh non, Tâm thiền tỉnh thức, Buông nhịp sống mòn.
(Xem: 13250)
Hè đến xuân cài bên sắc nắng Gió vui câu hát niệm vô thường Hoa thoảng vị thiền màu khói bạc...
(Xem: 14488)
Có những kẻ trọn đời - góc khuất Dâng hiến trái tim hồng, với nghĩa vụ vô danh Họ quên mất mùa Xuân...
(Xem: 12209)
Đầy vơi con nước kinh thành Mù sương vẽ mãi bức tranh cội nguồn Hoàng cung dõi ánh trăng sương...
(Xem: 14518)
Đất ơi, ngươi xinh đẹp biết bao, và siêu phàm biết mấy! Hoàn hảo biết bao khi ngươi vâng lời ánh sáng...
(Xem: 13515)
Cung đàn reo thánh thót, Từng nhịp khúc buông lơi... Tình tang... Theo nốt nhạc
(Xem: 14599)
Một ngày rồi ta, trả Hơi về Gió Một ngày rồi ta, trả Thân về Đất Một ngày rồi ta, trả từng hạt Nước...
(Xem: 13654)
Em và Tôi như là hai hạt bụi, Trôi lạc loài qua bao kiếp khổ đau Nay có phải từ muôn trùng duyên nghiệp...
(Xem: 13233)
Trăm năm mặc chuyện có, không; trên đầu chữ Phật trong lòng chữ tâm; Gương huyền chiếu giữa tòng lâm...
(Xem: 13732)
Ai đem nước đổ ra sông Để cho con nước bềnh bồng trôi đi Nước kia có tội tình gì Đừng buôn đừng bán đừng vì lợi danh
(Xem: 12388)
Xin ngắt một cành hoa Dâng lên công đức Mẹ Xin ngắt một cành hoa Dâng lên công đức Cha Nhớ thương cửa cửa nhà nhà
(Xem: 12597)
Cầm kỳ thi họa thú Bát nhã diệu hành thâm Cuộc lữ hành hát hỏi tri âm Đâu chốn cõi truy tầm duyên nợ
(Xem: 12915)
Trông trời trông đất trông mây Con trông thấy Phật vun đầy hồng ân Non cao biển rộng xa gần...
(Xem: 17386)
Tạ ơn Tam Bảo chở che Ác ngăn việc trước, lành dè việc sau Trải bao ngày tháng cơ cầu Vững tâm, chánh niệm phủi lau bụi trần
(Xem: 12603)
Chuông điểm chùa xa ngân giọt nhỏ Tri âm nương bóng nguyệt theo về Mời nhau lưng chén, quên phù thế...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant