Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi Đến Một Kết Luận

29 Tháng Mười Một 202019:07(Xem: 3690)
Đi Đến Một Kết Luận
Đi Đến Một Kết Luận

 

Nguyên bản: Coming to a Conclusion

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

di den mot quyet dinh

 

Thực tại được biết chắc sau này

Của những gì trước đây được tưởng tượng bởi vô minh

 

-Tràng Hoa Quý BáuLONG THỌ ĐẠI SĨ-

 

 

Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động.  Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thứcthân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó.  Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:

 

Cái kiểu thức của sự không khám phá ra chỉ là sự lập lại nghèo nàn của mệnh đề “không tìm thấy.”  Thí dụ, khi một con bò bị mất, người ta không chỉ chấp nhận như thật sự bởi một lời tuyên bố, “Nó không ở trong một vùng như thế như thế.”  Đúng hơn bằng sự tìm kiếm nó khắp mọi nơi trên vùng đất cao, trong vùng trung du, và ở vùng đất thấp, rồi thì chúng ta mới đi đến kết luận chắc chắn rằng nó không thể tìm thấy nó được.  Ở đây cũng thế, qua sự thiền quán cho đến khi mà đi đến một kết luận, chúng ta đạt được một niềm tin.

 

Một khi chúng ta dấn thân trong sự phân tích qua cách này, chúng ta sẽ bắt đầu nghi ngờ về cái cảm giác mạnh mẽ của của một “cái tôi” tự cấu thành mà trước đây dường như hiện hữu vô cùng rõ ràngChúng ta dần dần bắt đầu nghĩ, “Aha!  Trước đây điều này dường như vô cùng chân thật, nhưng có lẽ nó không thật sự như thế.”  Rồi thì, khi chúng ta phân tích nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn hơn (không chỉ một cách giả tạo mà từ trong sâu thẩm) rằng một “cái tôi” như vậy hoàn toàn không tồn tạiChúng ta sẽ vượt khỏi cái giới hạn của ngôn ngữđạt đến sự chăc chắn về điều ấy, mặc dù nó xuất hiện thật cụ thể, nhưng nó không tồn tại trong cách ấy.  Đây là ấn tượng trãi rộng  của sự phân tích:  một quyết định từ trong tâm thức của chính chúng ta rằng “cái tôi” loại này thật sự không tồn tại.

 

Thông thường khi tôi sắp thuyết pháp cho một đám đông, tôi chú ý rằng đối với tâm thức của tôi, mỗi người trong thính chúng dường như hiện hữu riêng biệt tương ứng trên từng vị trí của chính họ qua năng lực của chính họ, hơn là tồn tại chỉ qua năng lực của tư tưởng, chỉ tồn tại một cách quy ước của thế gian.  Tất cả họ dường như tồn tại trong một điều kiện rắn chắc cường điệu; đấy là họ có vẻ như thế nào, họ xuất hiện như thế nào, họ lóe ra trong tâm thức tôi như thế nào.  Nhưng nếu họ thật sự hiện hữu trong cách này, họ sẽ có thể tìm thấy được qua loại thẩm tra mà tôi vừa diễn tả, trái lại không thể tìm thấy họ được.  Có một sự mâu thuẩn giữa việc họ xuất hiện như thế nào và họ thật sự tồn tại như thế nào.  Do vậy, tôi đánh thức tâm thức tôi bất cứ điều gì tôi biết về vô ngã, phản chiếu, thí dụ, qua lời tuyên bố của Long Thọ Đại Sĩ trong Căn Bản Trung Quán Luận -“Tuệ Trí”, ở đấy ngài đã thẩm tra Đức Phậttồn tại một cách cố hữu hay không:

 

Đức Phật không phải là phức hợp của tâm-thân ngài.

Ngài không khác hơn phức hợp thân-tâm ngài

Phức hợp tâm-thân không ở trong ngài; ngài không ở trong ấy.

Ngài không sở hữu nó.  Đức Phật là gì ở đấy?

 

Long Thọ nêu Đức Phật như một thí dụ của biểu hiện vô ngã, của sự vắng mặt một con người tồn tại cố hữu (có tự tính).  Trong cùng cách, chúng ta cần phản chiếu trên sự vô ngã của chính chúng ta.  Khi chúng ta áp dụng  sự phản chiếu này đến chính tôi, tôi nghĩ:

 

Thầy tu Tenzin Gyatso không không phải phức hợp thân- tâm của ông ta.

Ông không gì khác hơn là phức hợp thân-tâm của ông ta.

Phức hợp thân-tâm không phải ở trong ông; ông ta cũng không ở trong nó.

Ông không sở hữu nó.  Tenzin Gyatso là gì ở đấy?

 

Tu sĩ Tenzin Gyatso không là gì trong phức hợp thân-tâm, từ đỉnh đầu cho đến gót chân.  Khi tôi tìm ông đạo Tenzin Gyatso, không thể tìm ra điều gì – không phải là cái thấy, không phải là cái nghe, không phải là cái ngửi, không phải cái nếm, không phải cái xúc chạm, và không phải cái suy tư; không phải ý thức lúc thức, không phải ý thức trong mộng, không phải ý thức ngủ sâu, và cuối cùng ngay cả không phải linh quang lúc lâm chung.  Có bất điều gì ở đây là Tenzin Gyatso không?  Không điều gì có thể tìm thấy là Tenzin Gyatso.

 

Cũng thế, không có điều gì bên ngoài phức hợp thân-tâm là Tenzin Gyatso.  Thêm nữa, Tenzin Gyatso không tùy thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng biệt, như một rừng cây trên tuyết; cũng thế, cả hai thứ ấy sẽ đòi hỏi Tenzin Gyatso và phức hợp thân-tâm hoàn toàn khác biệt, và điều ấy là không thể được.  Cũng thế Tenzin Gyatso không sở hữu phức hợp thân-tâm, giống như con người sở hữu con bò, mà điều ấy đòi hỏi những thực thể khác biệt hoàn toàn, hay như một thân cây sở hữu cái lõi của nó, mà chúng sẽ là hoàn toàn giống nhau.

 

Thế thì Tenzin Gyatso là gì ở đấy?  Chắc chắn, không có điều gì có thể tìm thấy – không có một bộ phận nào của phức hợp thân-tâm, không lệ thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng lẻ, không trong sự sở hữu của phức hợp thân-tâm, và không ngay cả sự tương tục của phức hợp thân-tâm.  Rõ ràng rằng tự ngã chỉ đơn thuần được thiết lập trong sự lệ thuộc trên phức hợp của thân-tâm.

 

Sự phân tích này giữ quan điểm trong một sự đối lập với cung cách mà chúng ta thường suy nghĩ.  Khi tôi nghĩ, “tôi là một tu sĩ”, có một sự xuất hiện trong tâm thức tôi về một thầy tu với sở hữu thân thểtâm thức.  Tất cả con người chúng ta, điều ấy là chắc chắn, nhưng khi chúng ta xác định chính chúng ta như một con người và khi chúng ta nhận dạng một người nào khác như một kẻ khác biệt ở đấy, hai điều này xuất hiện hầu như một cách cụ thểTuy nhiên, khi chúng ta áp dụng sự phân tích để quyết định con người thật sự là gì – khi chúng ta phân tích con người này là một loại tâm thứcthân thể nào đấy – chúng ta không bắt được bất cứ điều gì là cá nhân ấy.  Cũng thế, không thể có điều gì đấy hoàn toàn riêng biệt với thân thểtâm thứccá thể ấy.  Đây là trường hợp, đây là hệ thống Phật Giáo thậm thâm dạy chúng ta rằng một cá thể chỉ được thiết lập trong sự lệ thuộc trên thân thểtâm thức.

 

Khi tôi sử dụng sự phân tích, tôi hiểu rằng những gì lúc khởi đầu dường như rõ ràng sờ mó được thì hoàn toàn không hiện hữu trong cách này.  Con người xuất hiện để hiện hữu vô cùng quả quyết lại rõ ràng không thể tìm thấy.  Điều này dường như hiện hữu trong tự chính nó được thấy phụ thuộc trên tư tưởng.

 

Phản chiếu trên điều này, khi tôi nhìn vào thính chúng, tôi thấy rằng tất cả hàng chục nghìn người đang nghĩ “tôi”, “tôi”, “tôi” trong một cách mà thực tếsai lạc, đưa đẩy chính họ vào trong rắc rối.  Nhìn họ trong cách này giúp cho tôi – và sẽ giúp quý vị - kêu gọi từ lòng yêu thương quan tâm cho chúng sinh bị vướng trong bẩy sập của nhận thức sai lầm.  Đây là việc tôi thường bắt đầu những buổi thuyết giảng của tôi như thế nào.

 

Bằng việc thiền quán và trau dồi dần dần bốn bước này, chúng ta sẽ phát triển một năng lực để thẩm tra bất cứ điều gì và mọi thứ trong cách này – thấy sự xung đột của hiện tướngthực tại, và sự lừa dối từ những chiều sâu mà con người và sự vật không hiện hữu trong cách mà chúng xuất hiện.  Điều được hiểu bằng tâm thức hoàn toàn quả quyết như thế là việc vắng bóng sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”, mặc dù chúng ta thường tin tưởng nó một cách rất mạnh mẽ.  Chúng ta hoàn toàn thấu hiểu sự tồn tại cố hữu hoàn toàn không có.  Tâm thức chúng ta trở nên hòa nhập trong tính không ấy.

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

Ôn tập lại bốn bước đối với nhận thức:

 

1-    Số  không trên mục tiêu, sự xuất hiện của “cái tôi” giống như nó được thành lập trong tự nó và từ chính nó.

2-    Quả quyết rằng nếu “cái tôi” tồn tại trong cung cách dường như thế, nó phải hoặc là một với tâm thứcthân thể hay tách biệt khỏi tâm thứcthân thể.

3-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối với “cái tôi” và phức hợp tâm-thân giống như vậy.

  1. a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là một hoàn toàn và trong mọi cách .
  2. b.     Thừa nhận rằng một “cái tôi” sẽ là vô nghĩa.
  3. c.      Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi”, hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”
  4. d.     Khi tâm thứcthân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
  5. e.      thân thểtâm thức là số nhiều, tự ngã một người cũng phải là số nhiều.
  6. f.       Vì “cái tôi” chỉ là một, thân thểtâm thức cũng phải là một.
  7. g.     Giống như tâm thứcthân thể được sản sinh và tan rả, “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu. Trong trường hợp này, không có những tác động toại ý của các hành động đạo đức cũng không có những ảnh hưởng đớn đau của các hành vi phi đạo đức sẽ sinh ra kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm những ảnh hưởng của các hành vi mà chính chúng ta không phạm phải.

4-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối của “cái tôi” và phức hợp thân-tâm hiện hữu khác biệt một cách cố hữu.

  1. a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là hoàn toàn tách biệt.
  2. b.     Trong trường hợp ấy, “cái tôi” sẽ có thể được tìm thấy sau khi dẹp hết tâm thứcthân thể.
  3. c.      “Cái tôi” sẽ không có những đặc trưng của sản sinh, vĩnh cửu, và hư hoại, là điều vô lý.
  4. d.     “Cái tôi” một cách ngớ ngẫn sẽ phải chỉ là một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường còn.
  5. e.      Một cách phi lý, “cái tôi” sẽ không có bất cứ những đặc trưng vật chấttinh thần.

 

 

Trích từ quyển How to see you as you really are

 

Bài liên hệ

 

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự ThậtCần Thiết

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Đánh Giá Duyên KhởiTánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất

Phân tích sự khác biệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5017)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Gần Ba La Nại có khu rừng già Nai con vừa mới sinh ra Dáng hình đẹp đẽ, thật là hiếm hoi
(Xem: 6957)
Phật tánh dung thông nghĩa chẳng biên, Ba ngàn thế giới cũng không miền. Tùy duyên bày phép lần chân tướng, Độ pháp lập khuôn ứng bản nguyên.
(Xem: 5786)
Chân tâm rỗng lặng thật vô biên, Vốn tự xưa nay tỏa khắp miền... Gặp cảnh, tuỳ cơ bày diệu ngữ, Giao duyên, ứng lúc hiện chơn nguyên.
(Xem: 8252)
Thuở xưa Đức Phật chúng ta Hồi còn tại thế, tiếp bà mẹ kia, Bà ta nức nở não nề Thương con vừa chết, thảm thê cõi lòng,
(Xem: 5127)
Thời xưa ở tại vùng kia Có hai người nọ chuyên nghề tiểu thương Bán buôn lặt vặt tầm thường Đồ dùng bếp núc, nữ trang rẻ tiền.
(Xem: 5367)
Tổ Tổ xưa nay khéo lập tông, Vững niềm tin Phật, Phật nơi lòng. Thân này huyển hoá, hư đâu thật, Vật nọ vô thường, có chợt không.
(Xem: 7963)
Xuống chốn trần gian được mấy khi Rong chơi chốc lát lại ra đi. Nổi trôi sanh tử còn chưa dứt, Đắm đuối tướng danh khó viễn ly.
(Xem: 5579)
Vườn thiền cảnh vắng cỏ hoa thơm, Nắng gọi hồn thơ xua nỗi hờn. Trúc biếc lung lay ngân địu thở, Mây hồng lãng đãng quyện niềm ơn.
(Xem: 5388)
Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình.
(Xem: 6130)
Tâm nhiên tỏa chiếu bốn phương trời, Ánh hiện từ bi rạng khắp nơi... Đối cảnh tuỳ duyên không chướng ngại, Tham thiền nhập định chẳng ngăn đôi.
(Xem: 7842)
Ngàn năm bên lối nhỏ Trút niềm đau muộn phiền Ngàn năm mang hơi thở Dìu vợi trời tam thiên.
(Xem: 4843)
Sài Gòn chợt nắng gió hiu hiu Tôi đến thăm Ôn một buổi chiều Phố phường khói bụi người qua lại Xe cộ bên đường rộn tiếng kêu.
(Xem: 4947)
Ở đời quý nhất hòa bình, Sống đâu chẳng sợ một mình chơi vơi, Thân hòa với cả mọi người, Trong êm ngoài ấm suốt đời lạc quan
(Xem: 4777)
Chơn như lẳng lặng ở trong ta, Quét dọn lâu ngày sẽ hiện ra. Tập tánh dứt mê, lìa địa ngục, Khai tâm liễu ngộ, rõ Ta Bà.
(Xem: 6269)
Sự đời được mất rõ vô thường, Cội gốc sân si vốn khó lường. Chuyện đến tùy duyên không vướng mắc, Việc qua cởi bỏ chẳng còn vương.
(Xem: 4835)
Từ thuở vào chùa học kệ kinh, Lăng Nghiêm, Bát Nhã sáng lung linh. Đèn thiền rạng chiếu theo trang chữ, Đuốt tuệ ngời soi hiện bóng hình.
(Xem: 5526)
Vị cao tăng đắc đạo rồi Tính ra thấm thoắt nửa đời xuất gia Tu nơi thiền viện phương xa Dứt tình quyến luyến quê nhà từ lâu,
(Xem: 6669)
Ngày xưa có một bầy nai Nai đầu đàn quả là tài giỏi thay Một ngàn nai họp thành bầy Nhởn nhơ chung sống, vui vầy, rong chơi,
(Xem: 4900)
Lời kinh ý Phật gởi trao Ta nay xin nguyện khắc vào trong tâm Muôn ngàn hướng đẹp sâu thâm Đêm ngày gìn giữ nhiếp tâm hành trì .
(Xem: 5389)
Giường nan xốc xếch dưới trăng vàng, Trở giấc chim mơ, rộn đại ngàn. Loáng thoáng lá đưa đùa gió lạc, Rì rào suối lượn nuối đêm tan.
(Xem: 5549)
Tội từ tâm khởi tạo ra Chẳng ai cứu chuộc đời ta bao giờ Đừng mong cứ mãi cậy nhờ Sống đời ỷ lại luôn chờ cúng xin .
(Xem: 5574)
Nước kia có một quốc vương Nhân từ, vui vẻ, dễ thương vô cùng Xuân về hoa lá tưng bừng Vua mang quà tặng đến từng xóm thôn Thăm người nghèo khó neo đơn, Hòa mình cùng với vui buồn của dân.
(Xem: 6448)
Cái hẻm nhỏ tẹo tèo teo Mà bao kiếp sống vẫn đeo tháng ngày Trẻ em bụi bặm loay hoay Mua tần bán tảo đâu hay kiếp nghèo
(Xem: 7985)
Từ thiện cơm chay giữa phố đông, Sẻ chia khó nhọc giới lao công. Cực khổ nắng mưa cùng năm tháng, Vất vả mưu sinh khắp cõi trần.
(Xem: 5010)
Cách trở bao năm nay trở về, Rộn ràng ký ức chuổi dài thê, Xa nghe vạn kiếp chìm lưu lạc, Đánh thức hồn ta giữa ngộ mê.
(Xem: 6564)
Đời tu cao đẹp quá thôi Ba y một bát đứng ngồi thong dong Giản đơn chiếc áo nâu sòng Cơm canh đạm bạc gánh bồng nhẹ vai.
(Xem: 4930)
Mỹ Quốc thiên tai bão cuốn qua Harvey(TX)mới dứt đến Irma(FL) Hai cơn bão dữ tràn ngập tới Khốn khổ dân lành chạy thoát ra .
(Xem: 5779)
Chẳng lo chi bao cuộc đời triền phược Sống an vui tu tập dứt lo xa Mở rộng lòng đối xử với người ta Con đường đạo không còn chi trở ngại .
(Xem: 5324)
Biết nhận rõ cuộc đời không là thật Đến và đi như giấc mộng phù vân Sao ta không sống đẹp giữa thế trần Lấy tình thương làm con đường đạo nghiệp .
(Xem: 4267)
Một trong tôn giáo cổ xưa, Có thầy tu nọ rất ưa tế thần, Tuy ông nổi tiếng xa gần, Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay.
(Xem: 3660)
Xưa kia ở chốn núi rừng, Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm, Họp bầy nô rỡn quanh năm
(Xem: 4602)
Thuở xưa có một thanh niên, Rất là hiếu thảo khắp miền biết danh, Là con một, đã trưởng thành, Nhưng chưa chịu lập gia đình với ai
(Xem: 5643)
Thao thức mãi với yêu thương ngày cũ, Vẫn sống hoài trong tâm tưởng mẹ ơi !
(Xem: 12749)
Cái vô cái hữu vốn là không, Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng. Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh, Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
(Xem: 3909)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân, Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang, Ông cha tu rất đàng hoàng, Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên...
(Xem: 3200)
Sắc thu phơi trên lá, Khói quyện vương hương trầm, Chùa đông như ngày hội, Chân bước mãi trầm ngâm.
(Xem: 3482)
Mưa đêm trở tiết, lạnh quanh phòng, Lặng tiếng chuông đưa quặn thắt lòng.
(Xem: 3622)
Mẹ để con vào dạ, Nâng niu mười tháng trường, Đi, đứng, làm mọi việc... Vun đắp tình yêu thương!
(Xem: 3674)
Con về, ngủ dưới gốc thông, Trong mơ hé nụ đóa hồng Vu Lan.
(Xem: 3752)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình.
(Xem: 3487)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình.
(Xem: 9488)
Mây trắng vẫn thênh thang lùa vào nỗi nhớ, Phương trời cũ, Biết đâu tìm hơi thở, Bóng mẹ mùa thu đổ xuống bóng hoàng hôn !
(Xem: 4298)
“Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Với truyền thống người Việt ta, hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết, rất thiêng liêng và cao cả.
(Xem: 4425)
Người ngồi đó nhìn dòng đời biến chuyển, Qua bốn mùa thay đổi bởi thời gian, Đẹp tự nhiên như gió cuốn mây ngàn, Tâm thanh thoát giữa hành trình cô độc.
(Xem: 5995)
Duyên đến duyên đi cũng là duyên Cớ chi ta lại phải ưu phiền Tuỳ duyên ta sống cho đúng đạo Cứ để dòng đời chảy tự nhiên .
(Xem: 8381)
Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm, Mới gây công đức vô ngần Cũng như gặp Quán Thế Âm được rồi!"
(Xem: 5474)
Đúng lời đức Phật dạy rồi: "Tâm ta đi khắp mọi nơi trên đời Cũng không tìm thấy được người Đáng yêu, đáng quý hơn nơi thân mình!
(Xem: 3520)
30 tháng 7, một mình, Mẹ ra biển động, Tình Cha lênh đênh, Bè lau quằn quại bờ sinh tử, Oa oa trẻ khóc, Rạng bình minh
(Xem: 5850)
Dòng đời như trường đấu, Được mất với hơn thua, Có không cùng thất bại, Diễn mãi chuyện trò đùa!
(Xem: 5010)
Lững thững đến, Lững thững đi, Tử sinh vẫn đó, cần chi vội vàng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant