Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con Trâu Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

08 Tháng Hai 202119:49(Xem: 4413)
Con Trâu Của Tuệ Trung Thượng Sĩ
Con Trâu Của Tuệ Trung Thượng Sĩ


Tâm Minh Ngô Tằng Giao

trau

 

     Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn.

 

     Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.

 

     Ông là người chăn giữ con trâu đầu tiên trong văn học Thiền Việt Nam. Ông đã chăn con trâu chính ông, mà ông đã phát hiện từ Qui Sơn Trung Quốc chòm xóm. Đây, thơ ông viết:

 

放牛

偶 向 溈 山 得 弟 鄰,
荒 蕪 甘 作 牧 牛 人。
國 王 德 澤 寬 如 海,
隨 分 些 些 水 草 春。

 

Phiên âm: Phóng ngưu

 

Ngẫu hướng Qui Sơn đắc đệ lân,

Hoang vu cam tác mục ngưu nhân;

Quốc vương đức trạch khoan như hải,

Tùy phận ta ta thủy thảo xuân.

Dịch thơ: Thả trâu

 

Chợt hướng Qui Sơn kiếm được nhà

Chăn trâu cam phận chốn đồng xa

Nhà vua ơn đức to như biển

Cỏ nước xuân sang đẹp phận ta.

(Tâm Minh dịch)

 

     Theo dõi bước tiến tâm linh của Tuệ Trung Thượng Sĩ từ khi ông thấy con trâu của Đại An ở Qui Sơn rồi cũng từ đó ông cam phận làm kẻ chăn trâu cho chính mình, ông đã linh hoạt tự mình chuyển hóa hình ảnh biểu tượng con trâu ban đầu thành con trâu đất, con trâu bùn hay con trâu đá mang những phong thái đồng quê Việt Nam, con người Việt Nam. Ông luôn luôn chạy theo nó, luôn đóng vai là kẻ mục đồng. Ông đã diễn tả thành công tiến trình chăn trâu của mình qua bài thơ sống động sau:

 

守 泥 牛

一 身 獨 守 一 泥 牛,
騰 鼻 牽 來 未 肯 休。
將 到 曹 溪 都 放 下,
茫 茫 水 急 打 圓 球。

 

Phiên âm: Thủ nê ngưu

 

Nhất thân độc thủ nhất nê ngưu,
Đằng tỵ khiên lai vị khẳng hưu.
Tương đáo Tào Khê đô phóng hạ,
Mang mang thủy cấp đả viên cầu.

Dịch thơ: Giữ con trâu đất

 

Giữ con trâu đất một mình

Liền tay xỏ mũi dắt nhanh trở về

Thả liền khi tới Tào Khê.

Nước mênh mông cuốn bọt đi lăn tròn.

(Tâm Minh dịch)

 

     Con trâu đất của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã được điều phục, bằng cách xỏ mũi dắt về. Hình ảnh người chăn và con trâu đất từ đó không còn ngăn cách với nhau nữa mà đã trở thành “một”. Người ta cho rằng chính cái “một” này nó được thể hiện là “hai” trong câu: “Tương đáo Tào Khê đô phóng hạ” (thả liền khi tới Tào Khê) và chính giây phút “đô phóng hạ” (thả liền) này là giây phút không nắm giữ, mà không còn nắm giữ thì có gì để buông ra đâu, do đó không buông thả. Thái độ “không giữ không buông” này quả thật là một thái độ “ung dung tự tại” vậy.

 

     Khi con trâu đã hoàn toàn được thuần phục dưới sự điều phục của người chăn trâu, cả người chăn trâu và trâu không còn phân biệt người chăn và được chăn, ở đây đã có một sự hòa điệu. Và như thế, quá trình hàng phục trâu là quá trình hàng phục tìm lại chân tâm thường tịnh trong mỗi con người thường xuyên giáp mặt với những ham muốn của cuộc sống quá nhiều bụi trần đeo bám:

 

悼 先 師

一 曲 無 生 唱 了 時,
擔 橫 篳 栗 故 鄉 歸。
上 頭 打 過 胡 何 有,
一 箇 泥 牛 任 倒 騎。

 

Phiên âm: Điệu tiên sư

 

Nhất khúc vô sinh xướng liễu thì,
Đảm hoành tất lật cố hương quy.
Thượng đầu đả quá hồ hà hữu,
Nhất cá nê ngưu nhậm đảo ky.

 

Dịch thơ: Tiếc thương thầy xưa

 

Khi khúc vô sinh vừa hát xong

Cầm ngang ống sáo về làng thôn

Bỏ qua cái trước không chi cả

Cưỡi ngược trâu kia cứ mặc lòng.

(Tâm Minh dịch)

 

     Thiền dạy rằng tự ngàn trước tới ngàn sau ta không thiếu gì hết, ta vốn luôn tròn đầy. Là một nhà thơ của Phật giáo Thiền tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ khuyên ta nên trở về tìm kiếm cái đẹp ngay bên trong, chứ đừng tìm bên ngoài. Đừng nương tựa vào người khác. Trong ta có một suối nguồn sâu thẳm, nếu ta biết khai phá một cách kiên trì, thì một lúc nào đó, hàng vạn đóa hoa xuân sẽ tưng bừng nở rộ lên bất tận. Thơ của ông đã nói lên điều đó:


示 學

學 者 紛 紛 不 奈 何,
徒 將 瓴 甋 苦 相 磨。
報 君 休 倚 他 門 戶,
一 點 春 光 處 處 花。

 

Phiên âm: Thị học


Học giả phân phân bất nại hà
Đồ tương linh đích khổ tương ma
Báo quân hưu ỷ tha môn hộ
Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa.


Dịch thơ: Chỉ cách học

 

Học rồi chẳng biết sao đây

Gạch mài gạch mãi công này uổng đi

Cửa nhà người ỷ làm chi

Ánh xuân một điểm hoa kia rợp trời.

(Tâm Minh dịch)
 

     Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, trong một bài thơ tương truyền là của thiền sư Hương Hải cũng đã đề cập đến việc đi tìm chân tính hay “bản lai diện mục” như đi tìm trâu. Bài thơ như sau:

 

Tầm ngưu tu phóng tích
 Học đạo quí vô tâm
 Tích tại, ngưu hoàn tại
 Vô tâm đạo dị tầm.

 

    Bốn câu thơ này nói rõ con đường để chúng ta tìm chân lý. Muốn tìm chân lý thì phải nương vào kinh điển giống như người chăn trâu tìm trâu, noi theo dấu thì sẽ gặp. Thơ được dịch là:

 

Tìm trâu cần phăng dấu
  Học đạo cốt vô tâm
  Dấu đâu thì trâu đó
  Vô tâm đạo dễ tầm.

 

     Tìm trâu cần phăng dấu, người chăn trâu tìm theo cái dấu trâu đi, nó đi hướng nào thì tìm theo hướng đó. Dấu đâu thì trâu đó, khi trâu đi lạc thì người chăn trâu thấy cái dấu đi hướng nào bèn  nhắm theo hướng đó mà tìm trâu, nhất định sẽ gặp được trâu. Chữ “dấu trâu” ở đây là tượng trưng cho kinh điển Phật. Kinh điển Phật dạy chúng ta học là những dấu vết để tìm chân lý. Chân lý là dụ cho con trâu.

 

     Còn học đạo thì quý ở chỗ vô tâm. Vô tâm thì đạo dễ tầm. Người tu chúng ta nương theo giáo lý để tu, mà tu đi đến chỗ vô tâm. Vô tâm ví dụ như thấy được con trâu, mà học đạo ví dụ như theo dấu. Nếu cái dấu nó còn, thì tự nhiên chúng ta biết rằng con trâu còn, theo hướng đó tìm tới nhất định sẽ gặp nó. Cũng vậy, người học đạo mà được vô tâm thì đạo hiện tiền khỏi cần cái gì hết. Bao nhiêu kinh, sách Phật dạy, đều cốt làm sao chúng ta tu dẹp bỏ hết những tâm điên đảo vọng tưởng. Điên đảo vọng tưởng hết gọi là vô tâm, mà vô tâm thì thấy đạo.

 

     Kết luận lại ta thấy hình ảnh con trâu quả thật hiện rõ nét trong Phật pháp và trong nhà Thiền. Còn chuyện chăn dắt con trâu thì rất nhiều. Tùy từng người chăn mà hình thức chăn dắt lại khác nhau đôi chút, nhưng đích đến của những con trâu ấy thì chỉ có một, đó là đưa trở về lại bản thể vô nhiễm, vô sinh, tức cái gốc ban sơ của nó.

 

****

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3082)
Một buổi sáng, Trời Mây trong xanh ngắt, Nắng tung tăng chào đón một ngày vui... Gió êm đưa tia nắng rộn niềm vui, Mặt Trời lên tỏa hào quang rực sáng...
(Xem: 3127)
Hôm nay vào trước Cổng Chùa, Nhận Cành Hoa Trắng cài lên áo mình. Tâm Hương một nén ân tình, Kính dâng lên Mẹ muôn phần nhớ thương !
(Xem: 3967)
Thi Hoá Kinh Trung Bộ 4 tập - Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 3784)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng.
(Xem: 3992)
Cỏ cây, sinh vật thời xưa Đều cùng biết nói, lại vừa biết nghe Riêng loài người giỏi mọi bề Được tôn chúa tể chính vì trí khôn,
(Xem: 4183)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 5634)
Một thiền sư rất nổi danh Lãng du theo đám mây xanh cuối trời Chân ông in dấu khắp nơi
(Xem: 3475)
Tất cả Pháp Thế Gian, Ta cần phải buông bỏ, Tín- Hạnh- Nguyện ghi nhớ. Thu nhiếp các Lục Căn, Giữ Tâm luôn thanh tịnh.
(Xem: 4113)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 4652)
Mẹ mà nở những nụ cười Lúc nào cũng chiếu sáng ngời đẹp thay, Mẹ ôm ấp trong vòng tay Mang niềm vui tới bao ngày trong ta.
(Xem: 3346)
Có hai phương cách thông thường Thực thi tôn giáo cõi dương trần này Một là hãy sống xa đây Xa nơi trần tục như thầy tu thôi
(Xem: 2930)
Trời rạng muôn phương với trăng sao, Đất rung bảy lần cùng núi rừng, Người về rực rỡ vườn tuệ giác, Thiên nhạc dặt dìu khúc xưng dương.
(Xem: 3522)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu
(Xem: 8619)
Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài, Lao đao chuốc khổ để làm chi? Suốt ngày say khướt bên chén rượu, Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.
(Xem: 4712)
Cầu mong đại dịch chóng qua thôi Thế giới giờ đây điêu đứng rồi Phố xá đìu hiu đều đóng cửa Thôn quê lặng lẽ thảy im hơi
(Xem: 3086)
Lời Kinh Đêm càng vút cao cao mãi, Tỏa lan vào ánh sáng khắp Không Gian... Mỗi Câu Kinh tràn ý nghĩa Ngọc Vàng, Bây cao mãi, hòa tan vào Vũ Trụ....
(Xem: 3665)
Thiền sư tinh tấn tu hành Cho nên đạo hạnh nổi danh khắp vùng Bà con ca tụng vô cùng Ngài nêu gương sáng soi chung cho đời.
(Xem: 4724)
Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filise, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm.
(Xem: 3981)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung
(Xem: 4274)
Lại thêm một ngày cho cuộc đời. Lại thêm một ngày cho em, Lại thêm một ngày cho anh, Lại thêm một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này.
(Xem: 4455)
Nợ nước thù chồng nặng cả hai Cùng em chia sẻ bước chông gai Sơn hà dựng lại, dân ghi đức Vương bá xây nền quốc chính ngôi
(Xem: 4221)
Nguyện Cầu Đức Phật Dược Sư, Chữa cho Thế Giới bớt dần dịch căn,
(Xem: 3293)
Một năm Thầy Hư Vân về Kê Túc, Để tịnh tu, giao Hội cho Cao Tăng... Tại đây, Thầy tu sửa Chùa Hưng Vân... Chùa La Thuyên, tỉnh Hạ Dương cho hoàn chỉnh
(Xem: 4884)
Ta cứ ngỡ tuổi già toàn tẻ nhạt, Ngại bốn mùa năm tháng lướt qua nhanh,
(Xem: 3299)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn
(Xem: 4630)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm.
(Xem: 4961)
Tuyển tập song ngữ “Thơ Thiền Lê-Nguyễn Zen Poems” đã góp một phần rất tuyệt vời khi đưa ra ánh sáng một phương diện khác của ảnh hưởng Thiền tại Việt Nam...
(Xem: 4995)
Xuân về khắp chốn rộn tin vui Mở cửa mừng Xuân rạng ánh cười Phú quý Xuân sang nguồn cội thắm Vinh hoa Tết đến nghĩa tình tươi
(Xem: 3776)
Kỷ Hợi qua, Canh Tý đến nhanh, Ba Mươi Tết, thanh thản, yên bình, Bánh chưng xanh, quả, hoa bầy sẵn, Chuẩn bị dâng cúng Phật đầu năm.
(Xem: 4065)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương. Nhớ về quê cũ trắng canh trường!
(Xem: 3820)
Thức chờ năm mới gió đượm hương trà nửa khuya tóc trắng một đời sắp qua.
(Xem: 4455)
Rừng Sala giữa cây Song Thọ, Lúc nửa đêm, Phật sắp Niết Bàn, Không khí quá trang nghiêm yên tịnh, Các Đệ Tử ngồi kín chung quanh.
(Xem: 3817)
Trong chuyến đi, Hành Hương Thăm Đất Phật. Đến Sông Hằng rồi Lộc Uyển xanh tươi, Tiếp theo là Thánh Tích Phật xa xôi... Rồi sau đến Nalanda hoang phế!
(Xem: 4444)
Nhân vào ngày Lễ Tạ Ơn Chúng ta cảm tạ vô vàn thành tâm Những lời cầu nguyện quanh năm, Tạ ơn gia cảnh muôn phần yêu thương,
(Xem: 4100)
Tờ mờ sáng tinh sương, Gậy, nón lá, lên đường, Ai không khỏe ở lại ! Vì Leo núi đường trường,
(Xem: 3473)
Một ngày mới tôi về thăm Phật Tích. Bao lâu rồi trông đợi đến hôm nay. Thời gian qua tâm tư ngóng từng ngày. Đủ duyên lành cùng nhau thăm Đất Phật
(Xem: 4110)
Ở Ba La Nại thời xưa Có nhà giàu nọ rất ưa bạc bài Ông thường chơi với một người Cũng mê bài bạc, tứ thời ăn thua
(Xem: 4132)
Thuở xưa có kẻ đi đường Rất là khát nước nên dừng chốn đây Kiếm tìm nước khắp Đông Tây Thấy sương lóng lánh giăng đầy phía xa
(Xem: 4587)
Tu Bồ Đề sinh ra đời Một ngày đặc biết đất trời lạ sao Trong nhà của cải biết bao Tự nhiên biến mất đường nào ai hay.
(Xem: 5456)
Dốc đá ven đường tiến thẳng non, Sương chùng suối róc cảnh chon von. Qui chơn thấy lẽ không tìm ngọn, Lập hạnh vun đời vẫn nguyện con.
(Xem: 3924)
Thuyền Nhân trước nay thành “Thùng Nhân” Việt... Boat People hoá thành “Load People”. Xin cầu nguyện cho những linh hồn vừa khuất bóng.
(Xem: 4039)
Hè nhau báng bổ chốn thiền môn Kẻ xướng người hô phang dập dồn Bắt bóng toang mồm rao báo nóng Trông hình ngoác mỏ động làng ồn
(Xem: 4612)
Lắng lòng nghe một chiếc lá rơi Mùa Thu vừa đến nhẹ bên đời Chiều phai, giọt nắng còn vương đọng Như thầm tiếc nuối một ngày trôi..
(Xem: 4114)
Trước khi câu chuyện xảy ra Ở bên châu Á người ta nói rằng Voi và chó chẳng kết thân Chẳng bao giờ có thể gần gũi nhau,
(Xem: 4934)
Cội Bồ đề lá cành xanh thắm Bám đất sâu in đậm bóng từ Bao năm chẳng quản hoại hư Chở che muôn loại thân như diệu kỳ
(Xem: 4663)
Duyên trần thúc đẩy đến nơi này, Khổ luỵ sầu đau cứ mãi quay Lận đận bơ vơ bao mộng mị Lênh đênh lạc lõng bấy mơ lay
(Xem: 4093)
Bồ tát tự tại cứ đi, Chúng sanh theo gót những gì ngài qua, Để cùng thoát khổ Ta Bà, Tây phương tịnh độ một nhà an vui.
(Xem: 3751)
Có chàng giàu có kể chi Tiền nhiều nhưng lại ngu si tức cười Không hề biết đến việc đời, Một hôm chàng chợt dạo chơi trong vùng
(Xem: 4138)
Căn bản của sự tha thứ là quên đi những gì đã xảy ra, nhưng nhớ những gì đã xảy ra rồi và cần tha thứ cho sự bình an của tâm hồn.
(Xem: 5167)
Tiếng Mẹ reo mừng con mới sinh ra, hoặc cười vui trong nghẹn ngào cảm xúc, là tiếng thơ đầu đời của con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant