Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Biển hát lời Kinh

Sunday, October 3, 201000:00(View: 14721)
Biển hát lời Kinh


Biển hát lời Kinh


Nhật Chiêu

Biển hát lời kinh, sóng pháp rền
(Hải chấn triều âm thuyết phổ môn)


Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.

Hãy nghe biển hát, biển hát lời kinh.

Biển vang rền, triều vọng tiếng... muôn đời hát lên lời kinh của cánh cửa phổ độ, cánh cửa vô môn: "Hải chấn triều âm thuyết Phổ môn", đó là câu thi tán dành cho Bồ Tát Quán Thế Âm nhưng mỗi lần đọc tụng, lại một lần thanh tân...

Hãy nghe biển hát, biển hát lời kinh.

Biển mùa xuân
sớm hôm không ngớt
trầm trầm dâng dâng.
Buson
(Haru no umi
hinemosu notari
notari kana)

Đó là biển xanh đang thở. Biển thở vào trầm trầm, biển thở ra dâng dâng.
Đó là biển xanh đang múa. Vũ khúc của biển có nhịp điệu trầm, có nhịp điệu dâng.

Đêm nay triều dâng trong biển

Như nhịp tim trong thế giới này.

Tagore

(Tonight there is a swell in the sea
like the heart-throb of the world).

Vì sao biển lên tiếng, biển hát ca? Biển không là tịch tịch, liêu liêu của vạn vạn đời hay sao? Bản tính nước đâu có âm thanh. Nhưng rồi có tiếp xúc. Do đâu trái tim ta khóc cười?

Nước nguyên không một tiếng đàn
bởi đi ngang đá mà vang điệu huyền.

(Thủ nguyên vô thanh
xúc thạch tức minh).

Như một lời uyên áo trong kinh Vượt qua ý thức (Vigyana Bhairava Tantra):

Sóng khởi lên với nước
ánh lửa xa khởỉ lên với lửa
cũng như thế ấy mà
những làn sóng vũ trụ
khởi lên từng hồi với ta.

Trái tim là biển nên có biết bao là trận trận phong ba trong tâm thức mỗi người? Nhưng cũng với trái tim, ta có thể làm lặng yên - sấm sétlên đường đi vào mây trắng phiêu diêu. Kinh Pháp Hoa trao truyền cho ta phương tiện ấy:

Tâm bi thì sấm sét yên
Ý từ như áng mây hiền bao dung.

(Bi thể giới lôi chấn
Từ ý diệu đại vân).

Và như vậy trái tim trở thành đại dương của tình yêu:

Bạn là sâu thẳm đại dương
Suối sông vô tận mười phương đổ vào

Thiền sư Sùng Sơn (Hàn Quốc)

Đó là biển đại bi. Trong kinh Hoa Nghiêm, trên đường đi tìm Bồ tát đạo, Thiện Tài đồng tử đã hỏi Tỳ kheo Hải Vân: "Làm sao bỏ nhà thế tục mà sinh vào nhà Như Lai? Làm sao cạn được biển ái dục mà sinh vào biển đại bi?".

Biển ái dục ư ? Một bài thơ thiền của Kenneth Rexroth đã miêu tả cái biển vô biên này:

Khi mà yêu em

như uống nước biển

càng uống

lại càng khao khát thêm

chỉ còn cách uống cạn

biển nước đầy vô biên.

(Making love with you

Is like drinking sea water.

The more I drink

The thirstier I become,

Until nothing can slake my thrist

But to drink the entire sea).

Trước câu hỏi của Thiện Tài, Tỳ kheo Hải Vân đáp rằng ngài dùng biển cả làm cảnh giới và đã quán sát biển cả mười hai năm: "Thế gian này có gì rộng lớn hơn biển cả không? Còn có gì vô lượng hơn chăng? Còn có gì sâu thẳm hơn chăng? Còn có gì kỳ diệu hơn chăng?". Cái tên Hải Vân có nghĩa là "Mây trên biển" một vầng mây trắng đứng yên trên trùng trùng sóng biển, nhẹ nhàng và oai nghi. Như người ta thường miêu tả hình ảnh Đức Quán Thế Âm trên đại dương: "Đoan cư ba thượng tuyệt trần ai" (Đứng yên trên sóng trần ai tuyệt vời).

Mây trên biển, đó là cái tâm đã sạch bụi đời.

Hình ảnh diễm tuyệt ấy có thể gặp trong bài đoản ca vô danh sau đây ở Vạn diệp tập (Manyôshu):

Biển lớn

mênh mông không đảo

sóng xanh phơi bày

Đứngyên trên sóng

trắng một vầng mây.

(ô-umi ni

shima mo aranaku ni

unabara no

tayutau mami ni

tateru shirakumo).

Biển lớn (Ô-umi) và mây trắng (Shirakumo) thật ra là một. Hải Vân: biển là mây, mây là biển. Cho dù là mây, các Bồ tát vẫn thề nguyện cứu đời như lời kệ trong kinh Pháp Hoa:

Lời thề sâu thẳm biển
Muôn kiếp chẳng hề phai.

(Hoằng thệ thâm như hải
Lịch kiếp bất tư nghì)

Lời thề đó là ánh quang minh soi chiếu đời đời trên biển trầm luân. Ai cũng có biển tâm, có đủ chỗ để tiếp nhận ánh sáng, để cảm chiếu vầng trăng toàn bích tuyệt vời:

Biển triều dâng
trải muôn manh chiếu
trăng nằm mênh mông.

Seisensui
(Umi wa michishio ka
tsuki wa senjô
hikari o shiku).

Đứng yên trên sóng triều có thể là một áng mây trắng, có thể là một vầng trăng lạnh. Trăng và mây trên biển là những hình ảnh siêu thóat, huyền diệu, là cái đẹp mà thơ ca không ngớt kiếm tìm:

Vịnh Shiga

sóng vỗ xa bờ
hiện trên đầu sóng
một vầng trăng lạnh
trong ánh tinh mơ.

Letaka
(Shiga no ura ya
Tôzakariyuku
Namima yori
Kôrite izuru
Ariake no tsuki).

Vầng trăng dường như bất động, đông lạnh giữa ánh sáng mờ ảo, giữa những cơn sóng xao động liên tục gợi lên một trái tim thanh tịnh, sáng trong, siêu phàm. Trăng có mặt giữa sóng cồn bọt sủi nhưng vẫn an nhiên, vô ngại.

Một bài đoản ca khác lộ rõ ý hơn:

Trên biển thu đầy
sóng triều lên xuống
xô bóng trăng phai
thế mà trăng vẫn
còn nguyên hình hài.

Fukayabu
(Aki no umi ni
Utsureru tsuki o
Tachikaeri
Nami wa araedo
Iro mo kawarazu).

Trăng vẫn nguyên hình nguyên sắc mặc cho bể dâu, dâu bể.

Nhưng trăng thì lúc ẩn lúc hiện. Chỉ có biển cả mới thực là cảnh giới của con người, của tàng thức. Và cảnh giới đó bao giờ cũng hùng vĩ, hoằng thâm, biến diệu:

Từ biển bao la
sóng đổ sấm rền
lên bờ bãi xa
tan tành, vỡ vụn
tung tán mưa hoa.

Sanetomo
(ôumi no
Iso mo todoro ni
Yosuru nami
Warete kudakete
Sakete chiru ka mo).

Tựa như Thiên nữ tán hoa , khi sóng biển đập lên ta, có cách nào phủi giọt biển đi, có cách nào phủi hạt muối đi? Và khi sóng biển lùi xa, ta nghe như biển đang cười. Nhưng biển nhạo ta làm gì?

Hãy lắng nghe âm thanh của biển, hãy nghe biển hát. Trên thế gian này không có âm thanh nào kỳ diệu và cao quý hơn đâu, như kinh Pháp Hoa đã từng tuyên thuyết:

Diệu âm, Quán Thế Âm
Phạm âm, hải triều âm
Thắng bỉ thế gian âm. . .

Vượt lên thế gian âm là tiếng biển hát. Hãy nghe biển hát, biển hát lời kinh. Biển hát lời Diệu âm (thanh âm nhiệm mầu), biển hát lời cao quý (Phạm âm), biển hát lời Quán Thế Âm (quán chiếu tiếng kêu thương của cuộc đời).

Biển hát, biển hát và biển hát.

Biển ơi
cho mượn triều dâng
để ta hát tặng một vầng trăng yêu;
Biển ơi
cầm giữ tịch liêu
để ta quay gót một chiều về thăm.

(Source : nguyệt san Giác ngộ số 67, tháng 10 năm 2001)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 22)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 48)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 63)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 102)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 123)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 198)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 274)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 218)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 240)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 250)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 279)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 270)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 297)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 325)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 458)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1109)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 359)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 451)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 315)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 311)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 337)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 358)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 345)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 360)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 364)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 363)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 352)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 352)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 358)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 405)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 382)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 573)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 442)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 433)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 429)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 452)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 438)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 483)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 501)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 573)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 473)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 491)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 635)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 589)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 587)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 608)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 583)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 637)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 689)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 697)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant