Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chữ Hiếu trong ca dao, tục ngữ Việt Nam

Monday, October 4, 201000:00(View: 27595)
Chữ Hiếu trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
Sự thực hành đức tánh từ bi hỷ xả của đức Phật.
Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài tạo nên những nét đẹp cao quý, thành ca dao, tục ngữ, thành đặc tính tinh thần Đông Phương. Có lẽ chỉ có người Á Đông mới có tục lệ chúc thọ cho ông bà, cha mẹ và cũng có lẽ chỉ có người Á Đông mới yêu chuộng tinh thần "đại gia đình" - Ông bà, cha mẹ, con cháu, chắt, chút chít... sống quây quần đầm ấm trên cùng một mảnh đất gia tiên, bao bọc bởi lũy tre xanh, hàng dậu bông bụt - Và vì thế nên tình thân được nẩy nở, đơm hoa kết trái để luôn luôn gần gũi, thương yêu và đùm bọc với nhau.

hình ảnh nào đẹp hơn cảnh gia đình sum họp trong những buổi chiều nhàn nhã, gió hiu hiu nhẹ thổi vừa đủ để bà nằm võng đu đưa, tay ôm đứa cháu nhỏ nhè nhẹ hát ru cháu dưới bóng mát của hàng cây sau vườn; ông ngồi kể chuyện cổ tích với đàn cháu vây quanh vừa lắng tai theo dõi vừa nhổ tóc sâu, thỉnh thoảng lại chen vào những câu hỏi thơ ngây làm câu chuyện thêm rộn ràng giữa hương thơm của hoa cau, hoa bưởi ngạt ngào trong không gian miền thôn dã. Hoặc những buổi tối: "...Cha tôi ngồi xem báo, mẹ tôi ngồi đan áo,bên cây đèn dầu hao..."

Tinh thần chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam được diễn đạt qua những câu thơ sau đây của Trần Kế Xương càng làm nổi bật những đức tính hy sinh của người mẹ, người vợ:

- Quanh năm buôn bán ở ven sông.

Nuôi đủ năm con với một chồng...

Mẹ đã tảo tần thức khuya, dậy sớm lo việc tang tầm, thu vén nhà cửa, không những lo cho con mà còn phải lo cho chồng thư sinh chỉ biết việc bút nghiên:

- Canh một dọn cửa dọn nhà,

Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm,

Canh tư bước sang canh năm,

Trình anh dậy học chớm nằm còn chi.

Lỡ mai Chúa mở khoa thi,

Bảng vàng kia cũng sẽ đề tên anh.

Hay là:

- ... Nửa đêm về sáng gánh gồng nuôi con...

- Nuôi con buôn bán tảo tần,

Chỉ mong con lớn nên thân với đời.

Những khi trái gio trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con.

Tấm lòng của mẹ thật bao la, mênh mông như trời bể, mặc thân gầy yếu, hao mòn chỉ mong cho con được khôn lớn, mẹ đã vắt cạn dòng sữa thơm cho con được no đủ:

- Bồng con cho bú một hồi,

Mẹ đã hết sữa con vòi, con la.

Lại còn những khi con đau ốm, mẹ nào được an giấc:

- Con ho lòng mẹ tan tành,

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.

Mẹ đã đem hết sức mình để bảo bọc, che chở cho con được an lành, bình yên:

- Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Tấm lòng mẹ trải rộng bao la, không nghĩ gì đến sức khỏe bản thân chỉ nhất mực lo cho con, dù suốt đêm không chợp mắt:

- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,

Năm canh chày thức đủ vừa năm.

Nào đã hết, ngoài việc chăm nuôi, cho con bú mớm, mẹ phải thay cha nuôi dạy con cái:

- ... Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân...

Mẹ còn phải năng động hơn, xông xáo hơn để giáo dục, truyền đạt cho con những kinh nghiệm cá nhân mong con khôn ngoan, thành đạt trong xã hội:

- Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Khó đi, mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Vì thế người mẹ được ví: "Mẹ già bằng ba hàng dậu". Hạnh phúc thay cho những ai còn có mẹ để chia xẻ niềm vui, nỗi buồn, để được mẹ lo lắng chăm sóc như ngày còn thơ, để được hầu hạ gần gũi với mẹ. Có mẹ để thấy mình vẫn trẻ thơ như ngày nào:

- Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đờn đứt giây.

Đờn đứt giây còn tay nối lại,

Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi.

Nào đã hết, mẹ vẫn lo toan vất vả trong phận dâu con, có sức chịu đựng nào bằng bổn phận người con dâu đè nặng trên vai của mẹ, dẫu chồng có lơ là, lạnh nhạt, nhưng vẫn không thất xuất trách nhiệm cá nhân, qua những câu ca dao sau đây:

- Gió đưa bụi chuối sau hè,

Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.

Con thơ tay ẵm tay bồng,

Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng rơm.

Chữ hiếu không những chỉ thể hiện trong bổn phận người con, mà còn ràng buộc cả người con dâu nữa. Cụ bà Phan Bội Châu đã thay cụ ông hầu hạ, thuốc thang cho thân sinh cụ ông nay đau, mai ốm trong cảnh gia đình túng thiếu với các con thơ dại trong suốt thời gian cụ ông lo việc nước. Gương hy sinh, tiết liệt của người phụ nữ Việt Nam ể hình qua tinh thần trách nhiệm của cụ bà Phan Bội Châu làm rạng rỡ giá trị thiêng liêng tình nghĩa gia đình.

Người xưa ra đi lo việc nước đã nhắn nhủ vợ nhà:

- Anh đi, em ở lại nhà,

Vườn dâu em bón mẹ già em trông.

- Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

- Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh trẩy hội nước non Cao Bằng.

Bằng tâm tình của người chồng phải vắng nhà buôn bán phương xa, đã ân cần nhờ cậy vợ lo toan mọi việc và chăm sóc mẹ già sao cho tròn câu hiếu kính:

- Nhà anh chỉ có một gian,

Nửa thời làm bếp, nửa toan làm chuồng.

Anh cậy em coi sóc trăm đường,

Để anh buôn bán trẩy trương thông hành.

Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh,

Để anh buôn bán thông hành đường xa.

Liệu mà thờ kính mẹ già,

Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười.

Vai trò của người mẹ quan trọng biết là chừng nào:

- Mồ côi cha ăn cơm với cá,

Mồ côi mẹ, lót lá mà nằm.

- Gió đưa bụi trúc ngã quì,

cha con phải lụy dì, dì ơi!

Phải chăng vì thế con cái thường có khuynh hướng thương yêu và thân cận với mẹ hơn? Nói như thế không có nghĩa là vai trò của người cha không quan trọng:

- Con có cha như nhà có nóc,

Con cha gót đỏ như son,

Đến khi cha mất, gót con đen sì.

Còn cha nhiều kẻ yêu vì,

Một mai cha thác ai thì nuôi con?

Sự chăm sóc của cha có thể không chăm chút tỉ mỉ bằng mẹ, nhưng hoàn cảnh bắt buộc cha cũng vẫn lo cho con được no dạ:

- Nghiêng bình mở hộp nút ra,

Con ơi, con bú cho cha yên lòng.

Cha tuy già nhưng không quản ngại, cũng vẫn phải lo sinh kế trong vai trò cột trụ của gia đình, vì thế hình ảnh người cha cũng rất đậm nét trong tâm khảm của mọi người trong nhà:

- Cha tôi tuy đã già rồi,

Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.

Sớm hôm vừa gáy tiếng gà,

Cha tôi đã dậy để ra đi làm.

Vắng bóng người cha làm cho gia đình trống vắng, quạnh hiu:

- Vắng đàn ông quạnh nhà.

Hơn thế nữa, trong vai trò giáo huấn đàn con, người cha bao giờ cũng coi trọng và nghiêm minh hơn, do đó ảnh hưởng giáo dục người cha thường tốt đẹptác dụng nhiều hơn mẹ:

- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Hoặc:

- Mẹ đánh một trăm, không bằng cha hăm một tiếng.

- Mẹ dạy thời con khéo,

Cha dạy thời con khôn.

Dẫu thương yêu, gần gũi với mẹ nhiều hơn con cũng không quên được công ơn dưỡng dục của cha, bao giờ cũng hằn sâu trong tâm trí:

- Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ,

Đạo làm con chớ hững hờ,

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.

Biết bao nhiêu áng văn thơ, ca dao, tục ngữ tán thán công đức Cha và Mẹ, cái hạnh phúc có được cha mẹ vẹn toàn để nhất tâm hiếu kính đã làm cho bao nhiêu người con thiếu vắng cha mẹ phải ước ao ngậm ngùi:

- Ân cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Nhớ ơn chín chữ cù lao,

Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình?

- Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này.

Cơm cha, áo mẹ, công thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

- Làm trai đủ nết trăm đường,

Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay.

Công cha đức mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Thức khuya dậy sớm cho(khi/ chuyen) cần,

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

"Xảy nhà ra thất nghiệp", mẹ cha có biết lòng con thương nhớ khôn nguôn (nguoi), tâm hiếu kính mang mang, luôn tưởng nhớ đến công ơn sinh dưỡng của đấng sinh thành:

- Ngồi buồn nhớ mẹ ta (nam) xưa,

Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương.

- Ngó lần nuột lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuột lạt, em thương mẹ già bấy nhiêu.

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

- Gió đưa cây cửu lý hương,

Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.

Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,

Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.

Phải xa nhà lòng đau như cắt, biết có ai sớm hôm phụng dưỡng mẹ cha, để con khắc khoải nhớ thương:

- Lòng riêng nhớ mẹ, thương cha,

Bóng chim tăm cá biết là tìm đâu?

Trong vòng binh lửa dãi dầu,

Bơ vơ lưu lạc, bạn bầu cùng ai?

- Ra đi bỏ mẹ ở nhà,

Gối nghiêng ai sửa, mẹ già ai nâng?

- Một mai cha mẹ yếu già,

Bát cơm đôi đũa, kỷ trà ai dâng?

- Đêm đêm khấn nguyện Phật trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Cha mẹ có hay lòng con như muối xát, chỉ mong sao cha mẹ được đầy đủ, mong được sáng thăm tối viếng, mong dâng đến cha mẹ tiếng (mieng) ngon vật lạ tỏ lòng hiếu kính phụng thờ mẹ cha:

- Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,

Giã gạo cho trắng đặng nuôi mẹ già.

Đói lòng ăn hột chà là,

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

- Đây bát cơm đầy nặng ước mong,

Mẹ ơi, đây ngọc (1) với đây lòng,

Đây tình con nặng trong tha thiết,

Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong.

 (1) Hạt gạo là hạt ngọc.

- Lên chùa thấy Phật muốn tu,

Về nhà thấy mẹ công phu sao đành?

Mẹ già ở túp lều tranh,

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

- Cau non khéo bửa cũng dày,

Trầu têm cánh phượng để thầy mẹ xơi.

- Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Ai về tôi gửi đôi giầy,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Cha mẹ nuôi con ơn sâu nghĩa nặng, dẫu nhọc nhằn vất vả con cũng chẳng ưu tư:

- Dấn mình gánh nước làm thuê,

Miễn nuôi được mẹ, quản gì là thân.

Làm con ăn ở sao cho phải đạo, mình biết hiếu kính mẹ cha đó là tấm gương tốt cho con cái noi theo "sóng trước làm sao, sóng sau như vậy", có hết lòng thờ phụng mẹ cha mới mong sanh con hiếu nghĩa:

- Nếu mình hiếu với cha mẹ,

Chắc ta cũng hiếu với ta khác gì.

Nếu mình ăn ở vô nghì,

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công.

Hoặc:

- Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,

Ngỗ nghịch nào con có khác chi!

Xem thử trước thềm mưa xối nước,

Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì!

- Người xưa khó nhọc nuôi mình,

Khác gì mình đã hết tình nuôi con.

Suốt một đời sống trong tình thương của cha mẹ, biết bao công khó cho con được nên người, bao lo lắng hy sinh, nhọc nhằn mong con được đầy đủ không thua bạn, kém bè. Nay cha mẹ không còn, đau đớn biết dường nào, dù nuối tiếc bao nhiêu cũng không làm sao được. Bạn hỡi! Ngay bây giờ hãy làm bất cứ điều gì có thể làm được cho cha mẹ để sau này có muốn cũng không thể nào thực hiện được:

- ... Độ nhỏ tôi không tin,

Người thân yêu sẽ mất.

Hôm ấy tôi sững sờ,

nghi ngờ trời đất.

Từ nay tôi hết thấy,

Trên trán mẹ hôn con.

Những khi con phải đòn,

Đau lòng mẹ la lẫy.

Kìa nhờ ai sung sướng,

Mẹ con vỗ về nhau.

Tìm mẹ, con không thấy,

Khi buồn biết trốn đâu?...

Hiếu đễ không phải là những lời đãi bôi, những xót xa không thật từ cửa miệng, những ao ước bâng quơ không bao giờ thực hiện, mà chữ Hiếu phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, bằng những chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng xuất phát từ đáy tâm hồn với lóng thương quý chân thật.

Mùa Vu Lan là mùa báo Hiếu, mùa cho các người con tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, mong muốn làm điều gì tốt đẹp hơn để đền đáp xứng đáng công ơn dưỡng dục của mẹ cha. Nhớ ơn và báo Hiếu luôn luôn là những suy tư triền miên, sâu đậm trong thâm tâm mọi người con Việt.

- Phụng dưỡng Cha và Mẹ,

công đức tối thượng.

THÍCH NGUYÊN SIÊU

19/12/2007

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 23)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 48)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 63)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 102)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 123)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 198)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 274)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 218)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 241)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 250)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 279)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 270)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 297)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 326)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 458)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1109)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 359)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 451)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 315)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 311)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 337)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 358)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 345)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 360)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 364)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 363)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 352)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 352)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 358)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 406)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 382)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 573)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 442)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 433)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 429)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 452)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 438)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 483)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 501)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 573)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 473)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 491)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 635)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 590)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 587)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 608)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 583)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 637)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 689)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 697)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant