Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuỗi hạt trong đời sống bạn trẻ

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16242)
Chuỗi hạt trong đời sống bạn trẻ

Chuỗi hạt trong đời sống bạn trẻ
 

 

Xem hình

Chuỗi đeo tay, vật trang sức quá quen thuộcphổ biến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, đằng sau nét đẹp hình thức bên ngoài dường như vẫn có mối liên hệ nào đó đến yếu tố tâm linh khi có khá nhiều bạn trẻ đã tìm và chọn cho mình những xâu chuỗi hạt Phật giáo. Một "mốt" thời trang mới, hay là một điểm tựa tinh thần?

Chuỗi đeo tay và xâu chuỗi Phật giáo
Có khá nhiều bạn trẻ ngày nay đang "sở hữu" một sợi chuỗi đeo tay, hoặc do tự mình tìm mua lấy, hoặc do bạn bè tặng. Những chuyến đi du lịch thường được đánh dấu bằng một món quà cho ai đó. Bạn sẽ nghĩ đến những sợi dây đeo tay xinh xắn. Đa dạng về chủng loại này là những chuỗi đeo được kết từ những hạt cườm. Số hạt tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ khác nhau, không quy định chặt chẽ về số lượng, vì chúng chỉ đơn thuần là một món đồ trang sức. Màu sắc cũng thật đa dạng và phong phú. Thế nhưng, điều thú vị là hiện nay, trên thị trường đồ trang sức của giới trẻ, bên cạnh những chuỗi đeo tay thời trang nhiều màu sắc, đã xuất hiện những xâu chuỗi Phật giáo, hoặc mô phỏng sắc màu của chuỗi Phật giáo. Nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại, thậm chí còn hào hứng chọn đeo, đầu tiên chỉ vì phong cách là lạ mới mẻ, chứ cũng không hiểu tường tận về ý nghĩachức năng của xâu chuỗi Phật giáo.
Theo quý thầy cho biết: chuỗi hạt là một pháp khí của nhà Phật, là một phương tiện để "cột tâm", đối với những người mới bước chân vào con đường tu hành. Nói dễ hiểu thì chuỗi hạt hay tràng hạt (chữ Hán là sổ châu, niệm châu) dùng để niệm danh hiệu Phật. Với vai trò đó, chuỗi hạt Phật giáo cũng mang ý nghĩa thể hiện về mặt hình thức như số hạt, màu sắc, chất liệu… Chuỗi Phật giáo đặc biệtquy định về số hạt trong một chuỗi. Có nhiều loại chuỗi hạt khác nhau: loại 14 hạt, 21 hạt, 42 hạt, 54 hạt, 108 hạt,… Mỗi số hạt đều biểu thị một ý nghĩa nhất định. Trong mỗi chuỗi có một hạt "mẫu châu" để làm mốc trong khi lần hạt.
Theo các kinh ghi lại thì chuỗi hạt được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: hạt bồ đề, hạt kim cang, hạt sen, ngọc, thủy tinh, đồng dỏ, vàng bạc…
Từ nhu cầu thời trang
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ, hay hay. Còn nhớ trong một lần mua sắm ở một điểm du lịch, giữa "muôn hồng nghìn tía" các chuỗi đeo tay đủ chủng loại, đủ màu sắc, bạn tôi đã reo lên ngạc nhiên và cầm lên một chuỗi hạt là lạ. Nó cũng nhỏ nhắn bình thường và cũng được làm bằng đá kim sa lấp lánh đặc trưng của vùng, nhưng sợi dây đeo ấy xen lẫn các hạt tròn là những hạt vuông khắc hình chữ vạn.
Dần dà, trong những chuyến hành hương đến các chùa, khu bán đồ pháp khí được các bạn trẻ đặt biệt quan tâm. Họ chọn ngay những vòng đeo, tràng hạt Phật giáo để làm đồ trang sức cho mình. "Nó có vẻ lạ và hay hay, thậm chí "bùi bụi" nữa" - Bội Châu, sinh viên ĐHDL Văn Lang nhận xét.
Hơn thế, hiện nay, những chuỗi đeo Phật giáo không chỉ có ở trong khuôn viên các chùa, mà còn xuất hiện phổ biến ở các quầy hàng lưu niệm. Ở hầu hết các khu du lịch đều có trưng bày và bán các sản phẩm này, với đa dạng chủng loại về kích thước, chất liệu. Có khi chất liệu của chuỗi là nguyên liệu đặc trưng của vùng đất đó. Như ở làng Non Nước có nhiều chuỗi làm bằng đá, đặc trưng của làng nghề. Giá cả cũng dao động tùy loại, từ 5.000đ đến 20.000đ, có khi là 50.000đ. Nói chung, ở các nơi này, các loại chuỗi đeo mang giá trị đơn thuần là những sản phẩm du lịch, như một kỷ niệm của du khách về một chuyến đi.
Đến ước vọng tâm linh
Đúng vậy, không chỉ là thời trang, bạn trẻ ngày nay chọn cho mình những chuỗi đeo Phật giáo, có khi trang trọng thỉnh từ chùa về, cũng đã gửi gắm một ước vọng thầm kín về mối liên hệ tâm linh.
Tôi biết một nhóm bạn hay đi chùa vào những ngày rằm. Bên cạnh kinh sách, các bạn còn được quý Thầy tặng cho những xâu chuỗi, là những món quà quý đối với họ. Truyền, một bạn trong nhóm cười vui: "Mình tin rằng sẽ được phò trợ tinh thần khi đeo chuỗi hạt này". Hay như Lộc, một sinh viên ngành hướng dẫn du lịch, rất hay đi chùa, cho biết: "Lộc đeo chuỗi hạt ở trong tay đã hai năm. Đơn giản là vì khi đeo chuỗi bên mình, Lộc thấy thoải mái, vui vẻ hơn vì cái tâm trong đạo". Tìm thấy sự an nhiên cũng là niềm hân hoan mà nhiều bạn trẻ đã thổ lộ, khi đã gửi cái tâm mình trong đạo.
Như một cách xác tín niềm tin, nhiều bạn đem chuỗi hạt tới chùa nhờ quý Thầy chú nguyện. Sau đó, có người đeo luôn ở tay để mong cầu sự bình an. Cũng có người không đeo mà cất giữ luôn bên mình, xem như "bùa hộ mệnh". Thực ra đó là niềm tin sẽ sở đắc được sự an lạc tĩnh tại trong tâm, giữa cuộc bon chen đời thường.
Và thật đẹp là những tấm lòng mong muốn hướng thiện. Anh Hoàng Anh Cương, một chuyên viên cắm hoa, đã bộc lộ mong mỏi ấy khi nói về việc lúc nào cũng đeo một chuỗi hạt to sù trên tay. Anh kể, giữa những toan tính cuộc sống đời thường, thâm tâm anh lúc nào cũng hướng về Phật để mong cầu một sự an bình. Trong một lần đi chùa lễ Phật ở quận 5, anh đã thỉnh về một xâu chuỗi bằng đá và luôn đeo nó ở bên mình, như một cách cầu an cho tâm hồn.
Lời kết
Chuỗi hạt Phật giáo, khởi nguyên là dùng để niệm Phật. Ngày nay bạn trẻ sử dụng chuỗi hạt ấy vào những mục đích khác nhau. Đó là nét đẹp tâm linh khi gửi niềm tin trong đạo, hay chỉ đơn thuầnsử dụng như một vật trang sức làm đẹp con người thì bản thân chuỗi hạt đã mang những giá trị nhất định đối với người, với đạo. Phật giáo thấm nhuần vào lòng người, đôi khi bằng những chi tiết rất giản dị.
Ý nghĩa số hạt trong xâu chuỗi Phật giáo:
  • 108 hạt: Tượng trưng cầu chứng 108 tam muội, dứt trừ 108 phiền não.
  • 54 hạt: Biểu thị 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ tát là: Thập tín, thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Tứ thiện căn nhân địa.
  • 42 hạt: Tượng trưng 42 giai vị tu hành của Bồ tát là: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giácDiệu giác.
  • 27 hạt: Tượng trưng 27 hiền vị thuộc 4 hướng, 4 quả của Tiểu thừa, tức 18 vị Hữu học của 4 hướng 3 quả trước và 9 vị Vô học của quả A la hán.
  • 21 hạt: Biểu thị 21 vị: Thập địa, Thập Ba la mậtquả vị Phật.
  • 14 hạt: Biểu thị 14 thứ Vô úy của Quán Âm.
  • 1080 hạt: Biểu thị 10 cõi, mỗi cõi có đủ 108 hạt nên cộng lại là 1.080 hạt.
Như Trân
theo phoquang.org
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8706)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27498)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 8886)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8665)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11181)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 9906)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11512)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8697)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8693)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9491)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9141)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17239)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27369)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15365)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 8849)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8721)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10598)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8390)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9308)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8330)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7819)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9099)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8776)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8219)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8301)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9042)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 8901)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 8976)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 8871)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10535)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14442)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10009)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8815)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 8898)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 21744)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8709)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8505)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8286)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8389)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8599)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7554)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11631)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21639)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7792)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9283)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14033)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9029)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8793)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8192)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8509)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant