Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khó đi cha dắt con đi...

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13422)
Khó đi cha dắt con đi...

 

Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm. Bài thể dục của ông là hướng dẫn cho người con trai hơn 30 tuổi tập... đi.

Một bước đi, ba lần ngã

Ngày mẹ sinh ra Dũng, vì khó sinh, các bác sĩ phải mổ nhưng do để lâu quá cho nên Dũng bị ngộp và sang chấn não, rối loạn chức năng vận động. Ba tuổi, Dũng vẫn nằm và mở to mắt nhìn cha mẹ nó một cách bất lực. Tuổi thơ của Dũng nước mắt nhiều hơn tiếng cười. Nhưng điều đó không làm ông Anh nản lòng.

Hơn 30 năm, ông thầm khóc theo tiếng khóc oằn oại của con, tim thắt lại theo tiếng thở khó nhọc của con, đau đớn nhìn những bước chân xiêu vẹo, mất thăng bằng của con. Một bước đi, ba lần ngã. Mỗi lần con ngã, ông nghiêm khắc chờ con đứng dậy, nhưng người mẹ không cam lòng, đòi bế con suốt đời. Ông vẫn cương quyết để con tự đứng dậy, bởi trong ông luôn có tiếng nói thầm: “Ông sẽ làm được, con ông sẽ đi những bước thật vững chãi, đừng bỏ cuộc!”

Thật không dễ dàng, thật công phu vợ chồng ông mới tập được cho con bước đi đầu đời. Không một bệnh viện chuyên khoa nào, không một bác sĩ giỏi nào mà vợ chồng ông không tìm đến. Rồi một hôm Dũng ho rũ rượi, từ đó mỗi lần tập đi, bị té ngã, cậu bé lại rít lên những tràng ho, không thở nổi, thân hình bé nhỏ của cậu đổ gục, có lần tưởng suýt chết.

Ông lại đi tìm bác sĩ chữa bệnh cho Dũng. Tình yêu ông dành cho đứa con tật nguyền khiến một bác sĩ xúc động mãnh liệt. Trước khi đi nước ngoài, vị bác sĩ này đã gửi lại cho người cha số thuốc đặc trị suyễn. Nhờ số thuốc này, Dũng cầm cự được một thời gian…

Nhưng càng lớn, tình trạng rối loạn vận động của con càng khó cải thiện bởi xương cốt phát triển hơn, nếu không tập đi, có lẽ Dũng sẽ tật nguyền suốt đời. Ông đưa con đến khắp các cơ sở vật lý trị liệu. Ông cùng bác sĩ tập luyện cho con trai, kiên trì ngày này qua ngày khác. Vợ ốm yếu, đứa con trai đầu đang tuổi đi học. Và Dũng – đứa con trai út thì tật nguyền, bệnh tật liên miên.

Và cũng hơn ba mươi năm qua, thời khoá biểu của người cha gần như không thay đổi: năm giờ sáng dậy lo vệ sinh, thuốc men, tập vật lý trị liệu cho con, ăn vội chén cơm lấy sức đến sở làm. Những ngày Dũng trở bệnh, người cha xin nghỉ việc cùng vợ đưa con đi bệnh viện, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, viên thuốc. Người cha ấy lui vào góc khuất cuộc đời để yêu thương đứa con kém may mắn. Ông đã hy sinh sự nghiệp, sự thăng tiến của mình cho những bước chân con.

Đi cùng con đến cuối đời

Gánh nặng gia đình khiến gương mặt ông u trầm, chịu đựng. Nhưng kỳ lạ thay, gương mặt ấy trở nên thật phúc hậu, dịu dàng khi dìu đứa con trai ngoài 30 tuổi tập đi từng bước trong công viên. Ông kiên trì, nhẫn nại từng chút một, uốn cho dáng đi con trai bớt ngả nghiêng, xiêu vẹo. Bài một – tập đi, bài hai – xoa bóp, bài ba – cho con phơi nắng, bài bốn – dìu con đi qua một khe hẹp. Đó là bài tập khó nhất đối với Dũng. Thoạt đầu Dũng dùng dằng, tỏ vẻ ngán ngại. Người cha kiên quyết bắt con bám vào hai song sắt mà đi… Mồ hôi tuôn đầm đìa trên lưng áo ông, trên lưng Dũng. Những giọt mồ hôi hoà trộn của hai cha con vụt hoá thành phép màu, giúp Dũng có thêm sức mạnh để kiên trì tập luyện.

Nhìn con đã biết bước đi khá ngay ngắn, gương mặt người cha giãn ra với nụ cười ngập tràn hạnh phúc. Kiệt sứcyêu thương, ông bị tai biến ở tuổi 55. Ông quyết định về hưu trước tuổi để có thời gian cùng Dũng tập luyện. Đó là lý do vì sao cho đến giờ tôi mới được gặp cha con ông mỗi ngày trong công viên phường 16, quận Gò Vấp. Những bài tập ông học thuộc từ bác sĩ giờ mới có thời gian tập cho con. Những ngày ông về hưu dường như là những ngày hạnh phúc nhất của cả nhà. Ông tập cho Dũng đi, dạy cho Dũng học chữ dù Dũng cũng rất khó khăn khi nói từng lời. Từ nhỏ, thấy Dũng không nói gì, ông sợ Dũng câm điếc. Sau đó, nghe Dũng bập bẹ được mấy từ “ba”, “mẹ”, “anh”… là cả nhà vui mừng. Mọi người xúm xít lại dạy Dũng nói. Giờ thì ông vui mừng kể: “Nó đọc được báo, rất thích nghe nhạc”.

Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng đó là thành quả kỳ diệu của người cha anh dũng tuyệt vời. Đã hơn 30 năm, những bước đi của Dũng được tựa vào tình thương vô bờ bến của người cha thầm lặng và nhẫn nại. Tôi chợt nghĩ đến ở đâu đó, vẫn còn những người cha không nhận mặt con, những người cha mải mê với những được – mất của cuộc đời ảo vọng mà quên mất hạnh phúc bé nhỏ của mình, chính là được ở bên con, chăm sóc con và dìu dắt từng bước đi cho con, như ông Anh.

Xin được cúi đầu ngưỡng mộ ông, một người cha cao quý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8341)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 7977)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9863)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8005)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9510)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8282)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8116)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8401)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9631)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 10967)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 9995)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9182)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9322)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11633)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8460)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9005)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8677)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9096)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10726)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9782)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8314)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9740)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9816)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8726)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13138)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9872)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9072)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26621)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9703)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12571)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10576)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9678)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 9985)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 10885)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9626)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 9909)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9369)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9738)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8594)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8345)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9807)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9758)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9232)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10321)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8849)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10185)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 10983)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8243)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12318)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 9958)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant