Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hoa tuyết: kiếp phù sinh

02 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15226)
Hoa tuyết: kiếp phù sinh

HOA TUYẾT: KIẾP PHÙ SINH

Sáng tác: Thiện H. & Lotus
(Ottawa, Canada)

blankTuồng ảo hoá đã bày ra đấy
Kiếp phù-sinh trông thấy mà đau.
(Cung Oán Ngâm Khúc)

Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt.

Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng. Con sẽ học hỏi những gì con cảm giác được hoặc nhìn thấy, để đời sống loài hoa tuyết mang ý nghĩa trong sự cộng sinh của muôn loài đến với thế gian này."

Cô bé ấp úng:" Mẹ, con xin chào mẹ."

Một bóng dáng vững vàng nhưng âm thanh vẫn ấm áp, nghe rất gần gủi:

- Chào con. Ta là cha của con đây. Nào, chúng ta hãy bắt đầu cuộc trải nghiệm. Con đã sẵn sàng chưa ? 

Cô bé sốt sắng: "Con đã sẵn sàng rồi, thưa cha."

Mẹ cô khoác thêm cho cô một chiếc áo trắng, được đan và kết bằng những hạt tuyết li ti. Cha cô vuốt mái tóc mịn màng, nhuyễn như tơ của con gái. Ông nắm tay cô. Cả ba tung người lên cao, hoà dịu vào ánh sáng ảo nhạt của trời đêm.

Cả một vũ trụ xoay tròn qua những bước chân uốn lượn. Cô bé kinh ngạc, đầy thích thú. Những câu hỏi không ngừng được đặt ra và cha mẹ cô ôn tồn giải thích trong kiên nhẫn, đầy yêu thương.

Ánh sáng từ một ngôi nhà hắt ra, khích động cô bé một cách tò mò bất chợt. Cô buông tay cha mẹ, lao nhanh liều lĩnh, bám vào thành cửa sổ và nhìn vào bên trong. Một gia đình đang tụ tập bên lò sưởi. Cô nghe tiếng lửa reo vui, nhìn mọi người hoan hỉ chúc mừng nhau. Những tiếng cụng ly giòn tan làm cô bé đi từ ngạc nhiên đến háo hức và bừng dậy một cảm giác sôi nổi lạ lùng.

Dường như mẹ cô đọc được tất cả những ý nghĩ của đưá con gái yêu. Bà bay đến bên cô và giải thích:

- Đó là loài người. Họ khác với chúng ta. Thân thể họ được cấu tạo bằng những hợp chất hữu cơ và vô cơ. Họ có tiếng nói và chữ viết. Chúng ta trái lại, hình tướng là tinh thể của tuyết trắng. Tiếng nói của chúng ta phải nhờ vào sức gió kết hợp với âm điệu vi vu của những vị tiền bối thông già đưa đi mọi nơi.

- Thế …tại sao chúng ta không giống họ, hở mẹ? Cô nũng nịu ngã đầu vào vai mẹ thì thầm.

Bằng một thái độ ôn nhu, mẹ cô nhẹ nhàng giải thích:

- Mỗi loài sinh ra trong thế gian đều đảm nhận một vai trò cho sự hiện hữu. Do đó, đời sống cũng mang một ý nghĩa khác nhau. Đời của loài người có thể kéo dài đến cả một trăm năm. Họ sẽ đi vào cửa tử sau khi trải qua những chặng đường “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Còn chúng ta, sự sống thật là ngắn ngủi. Những nguy hại rình rập như lửa, nhiệt độ, nước và muối cũng dễ dàng khiến cho chúng ta biến mất trên cõi đời này.

- Vì thế, con hãy thận trọng, đừng để sự lôi cuốn của ấm áp mà hủy diệt đời sống tuy ngắn ngủi nhưng rất quý báu này. Nó sẽ làm con tan biến nhanh chóng. Con hãy nhìn những hạt muối trắng ngần trên mặt đường -- thoạt nhìn qua, nó cũng trông giống như thân thể của chúng ta -- nhưng nó là những vật gây tác hại vô cùng cho sự sống của loài hoa tuyết. Chỉ trong một tích tắc, chúng ta sẽ tan biến ngay khi chúng ta chạm vào nó. Con hãy ghi nhớ điều này: sự sống của muôn loài bao gồm trong ý niệm "có sinh, tất có diệt". Tuy vậy, từ "diệt" sẽ nảy sanh một đời sống khác. Đó là sự luân chuyển, là tuần hoàn, hoặc một tái sinh trong vũ trụ.

Cha cô điềm đạm, ôn tồn ngắt lời mẹ cô. Hàm râu ông lúc này dài nhanh hơn, gương mặt ông càng đăm chiêu. Loáng thoáng cô nhìn lại gương mặt dịu dàng của mẹ. Dường như cả hai người cùng già đi một cách nhanh chóng, đến độ bất ngờ. Cô quay nhìn bóng mình trong khung cửa sổ. Cô hết sức kinh ngạc. Cô đã thành một thiếu nữ. Ô kìa! Đôi môi cô đỏ thắm, má cô phơn phớt hồng. Sinh lực tràn đầy trong một cơ thể xuân thì. Cô cảm thấy yêu đời sống thế gian này quá.

- Con có anh chị và ai khác hơn ngoài cha và mẹ không

Ngước nhìn cha, cô thấy gương mặt cha xám lại vì giá lạnh của cơn gió rít từng cơn. Duới vầng trán rộng xuất hiện nhiều nếp nhăn, nhưng tuyệt nhiên không mất vẻ phong trần, và sự vững chải nơi ông khiến cô có cảm giác bình an vì được che chở một cách êm đềm.

Cha cô thong thả tiếp lời:

- Có chứ. Con cũng có anh và chị. Họ đã ra đời trước con trong tích tắc. Nhưng vì duyên nghiệp khác nhau, họ đã rời bỏ chúng ta, nương theo gió ngàn để đi đến nơi khác mãi tận đâu đâu…

Cô bé hoang mang:

- Vậy chúng ta sẽ như thế nào? Con sẽ ở mãi bên cha mẹ suốt đời chứ?

 Mẹ cô ngước mắt, âu yếm nhìn cô -- Đôi mắt đen lay láy mà cô thấy trong đó ngàn vi` sao lấp lánh.

- Không, con ạ. Chúng ta đến với nhau vì căn nghiệp, vì duyên số từ muôn trùng, muôn kiếp, từ vô lượng đời sống khác. Những gì cha mẹ truyền lại cho con chỉ là kinh nghiệm bản thânthế giới cuả loài hoa tuyết đã có mà thôi.

* * * * *

 Một cụ già đi đuờng trợt chân, té ngã. Nhìn thấy bà cụ đau đớn, cô dậy lên một niềm đau, suýt xoa chia sẻ. Bất chợt đôi dòng lệ chảy dài trên má. Mẹ cô vội lau nhanh những giọt nước mắt đứa con gái yêu. Hơi thở bà dồn dập vì xúc động:

- Con đừng bao giờ rơi lệ, vì nước mắt sẽ làm con tan biến. Nhớ nhé, con!

Vài chú bé “loài người” rượt đuổi nhau. Chúng vo tròn tuyết, ném vào nhau, vui đuà rộn rã...

- Ôi chao! Cha mẹ ơi. Những hạt tuyết kia chắc sẽ đau đớn lắm. Ồ... họ không được tự do như chúng tabị giam cầm trong hình thể tròn vo như vậy.

- Chúng ta cũng giống như loài người -- vẫn có kẻ xấu, người tốt. Kẻ gây tai họa cho đồng loạinghiệp lực của họ, và ý đồ làm hại cùng loài để thoả mãn sự đố kỵ, cũng như muốn thống trị đồng loại, phô trương quyền lực và làm cho mọi người khiếp sợ... trong phạm vi hay phương diện nào đó

- Những nắm tuyết được vo tròn đó là niềm vui của bọn trẻ và cũng là tai hoạ khi gia tốc ném hay tung lên tăng dần. Nếu ai không may đụng phải sẽ bị u đầu sứt trán đó, con ạ!

Cô bé giẫy nẩy, lắc đầu cương quyết: "Không, con không làm vậy được đâu”

Mẹ cô dịu dàng đưa tay cho cô nắm lấy. Cha cô đưa mắt hướng về khuôn viên ngôi nhà phủ đầy hoa tuyết. Một chú bé “loài người" bước ra xe với đôi tay đầy ắp những gói quà xinh xắn. Cha mẹ chú luôn miệng nhắc nhở:" Con cẩn thận, không khéo trợt ngã ". Cô bé vui thích, sà ngay xuống. Cô đậu vào bờ vai chú nhỏ, vuốt ve đôi má hồng hào, phúng phính của chú bé. Dường như chú bé cảm nhận được. Chú đưa tay hứng lấy cánh hoa tuyết nhỏ. Cô vui thích, cười rũ rượi... tiếng cười giòn tan, trong vắt như hạt pha lê

Cha mẹhãnh diện khi nhìn thấy con mình trổ mã diụ dàng, xinh xắn. Cô thẹn thùng, che giấu bối rối, tránh tia nhìn hóm hỉnh của cha mẹ bằng cách tung mình lên cao, xoay tròn trong không gian với vận tốc bất ngờ. Cha mẹhối hả theo sau sợ lạc mất đứa con gái lí lắc, ham vui.

- Cha mẹ ơi... Thế nào đi chăng nữa con và cha mẹ cũng sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau suốt đời như gia đình chú bé đó, cha mẹ nhé.

Mẹ cô buồn bã trầm ngâm. Giọng của bà không giấu được xúc động:

 - Con ạ! Như buổi ban đầu con mới đến thế gian này, cha mẹ đã nhắc nhở con -- đời sống loài hoa tuyềt của chúng ta rất ngắn ngủi. Duyên phận giữa cha mẹ và con cái cũng chỉ ngần ấy thôi. Trong giây phút ngắn ngủi cuả hiện tại, chúng ta hãy sống với nhau bằng tình yêu thương cao đẹp -- không hận thù, không chiếm đoạt và đem tấm lòng mình trải rộng cho thế hệ mai sau. Đó là những kiến thức, cũng là di sản quý báuchúng ta truyền đạt cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác khi chúng ta không còn hiện diện trên cõi đời này nữa."

Cha cô ngước nhìn mẹ cô và làm một dấu hiệu từ biệt. Cả hai nắm chặt tay nhau và trìu mến huớng về đứa con gái đang lơ lửng giữa bầu trời lấp lánh. Cô nghẹn ngào, bất động. Cô hiểu giờ khắc của “tử biệt, sinh ly” đã cận kề. Cô hụt hẫng, bâng khuâng vương ngấn lệ khi nhìn cha mẹ. Thoáng chốc dường như mất thăng bằng, họ rơi nhanh xuống và hoà lẫn vào bụi tuyết dưới mặt đường. 

* * * * *

Những hạt muối tung toé từ những cái vung tay, ném bừa vô tình và lặng lẽ từ loài người. Những cụm tuyết xê dịch, trở mình lở lói và chịu đựng.

Động cơ của chiếc xe ủi tuyết khiến cô cuống quít, bối rối. Trong giây phút thực tại, cô thấu hiểu mình không có đủ “thần nhãn” để phân tích và nhìn ra được thể phách của cha mẹ mình đang hoà lẫn trong đám bụi tuyết dưới mặt đường vô tri kia.

Họ đã dần dần tan biến. Cô nén tiếng nấc, giấu lại trong lòng một niềm thương cảm vô biên

* * * * *

Bình minh xuất hiện, gieo mầm sống mới trong sự tuần hoàn của tạo hóa. Dưới những cụm tuyết đóng thành tảng, cỏ xanh đang đâm chồi, cùng nhau reo vui, háo hức sôi nổi, hoan hỉ nhập cuộc nhân sinh.

Nhẹ nhàng và cả quyết, cô tung mình lên cao, nhìn thấu cả một không gian rộng lớn. Ánh bình minh ấm áp làm cô ngộp thở, lồng ngực thanh xuân đập hỗn loạn. Cô hoa mắt vì ánh sáng tràn ngập không gian. Hai tay cô run run, không còn đủ sinh lực để bám vào và vuốt ve những cánh thông già đang im lặng nhìn sự đổi thay của vạn vật.

Tiếng líu lo rộn rả của bầy chim chuyền cành làm vung vãi những hạt tuyết đang cố níu lấy giây phút sắp từ giã thế gian. Cô nhìn đồng loại, cùng chia sẻ nỗi chia lià. Họ cũng nghẹn ngào như cô. Tất cả khép rèm mi, như mộng mơ nửa vời khóa chặt... Cô nhớ lời cha mẹ nhắn nhủ để an tâm chấp nhận quy luật của đời sống trong vũ trụ. Cô mỉm cuời an nhiên, tự tại.

* * * * *

Nắng xuân lan rộng, tràn ngập bao phủ vạn vật. Buổi ban mai cho một ngày mới cũng là những nốt nhạc trầm buồn, dạo lời chia ly tiễn cô vào cõi vô cùng. Vẫn còn những mảng tuyết lơ thơ, rã rời tiều tuỵ trên đám cỏ khi ẩn khi hiện, rải rác đó đây. Trong ký ức chập chờn, cô nhớ lời cha ân cần dạy bảo: "Mỗi loài, mỗi sinh vật hiện diện trong thế gian này đều có một trách nhiệmcống hiến niềm tự hào để kiến thiết và góp phần làm đẹp thế gian. Chúng ta phải hợp tác thuần nhất với sự tuần hoàn của luật vũ trụ. Sự đào thải không làm mất đi -- trái lại -- là một sự chuyển hướng, hay chuyển kiếp, tái sinh theo một quy luật khác. Loài hoa tuyết của chúng ta khi tan biến sẽ thành nước và khi có điều kiện chúng ta sẽ bốc thành hơi, tụ lại thành mây... gặp lạnh biến thành những giọt nước và rơi xuống ruộng đồng... cây cỏ nhờ đó xanh tươi, đơm hoa kết trái, tạo ra một nguồn sống mới... Các loài động vật khác cũng nhờ vào nguồn cung cấp này mà sinh sôi nẩy nở... Như vậy sự tan biến của chúng ta cũng là sự tái sinh cho muôn loài khác.”

Cô đã nhìn thấy, chứng kiến giây phút cuối cùng của cha mẹ. Nỗi đau đớn nhất mà cô ghi nhận, là sự chia lìa không có nước mắt thương đau. Định mệnh của loài hoa tuyết -- một định mệnh tuy ngắn ngủi, mong manh nhưng hoàn hảo, làm đẹp cho muà đông giá rét và cũng có ích cho muôn loài.

Với sinh lực cạn kiệt, cô tung mình vào không trung trong ánh nắng chan hoà. Ở bến trần ai, cô vừa thoáng đến rồi chợt đi nhưng nguyên vẹn tinh khiết. Cô nhắm mắt “quán tưởng” để tập trung một hồi ức toàn vẹn hầu gói ghém, ghi lại và mang theo những hiểu biết -- tuy còn non kém -- nhưng cô tin rằng sẽ cùng cô đến cõi vô cùng. Ánh sáng của tâm linh chói loà ngọn đuốc trí huệ khiến cô khai thông căn thức và nhớ từng lời cha mẹ đã truyền đạt"… Mỗi loài phải trải qua muôn trùng, muôn vạn vô lượng kiếp để tích lũy kinh nghiệm và hoàn chỉnh "Chân - Thiện - Mỹ".

Những cảm xúc vô bờ dồn dập tràn ngập hồn cô - một cánh hoa tuyết mong manh.

Thật bình an, cô nhìn thế gian lần cuối. Trong thoáng chốc, một chớp mắt cuả đơn vị "sát-na", tinh thể bé bỏng hoa tuyết dần tan. Cô nhẹ nhàng thăng hoa.

Chúa Xuân ngạo nghễ, tự tin cất tiếng hào sảng chào hội ngộ muôn loài.

Mùa xuân đang đến…

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1353)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1321)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1275)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1472)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1551)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1595)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1482)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1431)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1233)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1370)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1342)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1426)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1444)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1522)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1381)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1482)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1387)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1351)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1415)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1364)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1543)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1784)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1478)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1784)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1379)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1294)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1515)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1368)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1438)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1593)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1809)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1831)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1643)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1832)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1531)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1493)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2014)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1593)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1539)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1487)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1461)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1540)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1405)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1684)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1662)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1518)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1534)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1399)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant