Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Buông xả

09 Tháng Tư 201100:00(Xem: 14570)
Buông xả

BUÔNG XẢ
Một Cuộc Phỏng Vấn với Ngài Gehlek Rinpoche

Mark Magill, Tạp chí Tricycle Hoa Kỳ
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

blankNgài Gehlek Rinpoche chào đời ở Lhasa, Tây Tạng vào năm 1939. Năm 4 tuổi, Ngài đã được công nhận là một vị Lạt ma tái sinh. Trước khi rời khỏi Tây Tạng năm 1959, ngài là một trong những vị Lạt ma cuối cùng hoàn tất chương trình tu học tại viện Phật học nổi tiếng và lớn nhất Tây Tạng, tu viện Drepung. Năm 25 tuổi, ngài hoàn tục. Những năm sau đó ngài làm việc ở Đài phát thanh All India Radio, và làm biên tập viên cho Library of Tibetan Works and Archives (Thư viện Sách và Văn khố Tây Tạng) ở Delhi. Cuối những năm 1970, ngài được hai vị thầy là ngài Kyabje Ling Rinpoche và ngài Kyabje Trijang Rinpoche, giao trách nhiệm hướng dẫn các đệ tử Tây phương. Năm 1985, ngài thiết lập một trung tâm Phật học tại Hà Lan và năm 1987, lập Trung tâm thiền Jewel Heart (Kim Cang) tại Ann Arbor, tiểu bang Michigan, Mỹ. Trung tâm này giờ có nhiều chi nhánh khắp nước Mỹ, cũng như trên thế giới. Cộng tác viên biên tập của tạp chí Tricycle, Mark Magill, đã có cuộc phỏng vấn với ngài Gehlek Rinpoche tại tư gia ở thành phố New York. Dưới đây là nội dung của cuộc phỏng vấn:

- Chúng ta luôn phải đối mặt với những mất mát: Mất tài sản, bạn bè, người thân, cha mẹ, mất đi sự trẻ trung, tóc rụng, mắt mờ, tai lãng, đãng trícuối cùng là mất chính thân này. Vậy, thưa ngài, chúng ta học được điều gì từ đó?

- Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh. Luân hồi sinh tử, sự hiện hữu hàng ngày của chúng ta, là khổ. Và sự mất mát cũng là một phần của luân hồi sinh tử. Cá nhân tôi, khi rời khỏi Tây Tạng, tôi đã trải nghiệm việc đánh mất quê hương, tài sản, các vị thầy, đệ tử, bạn bè, thị giả, trong chớp mắt.

- Ta phải hành xử thế nào trước những mất mát đó, thưa ngài?

- Khi phải chạy trốn cái chết thì những sự mất mát đó không thành vấn đề. Nhưng khi không còn phải chạy nữa, thì bạn bắt đầu nghĩ đến những thứ bạn cần. Bạn cần ăn, nhưng không có thực phẩm. Cần một chỗ trọ, nhưng không có mái nhà. Cần một phương tiện di chuyển nhưng không có…

- Cần một tách cà phê mà không có.

- Không có đến cả cái bình pha chế cà phê. Nhưng trong trường hợp của tôi, việc cảm nhận rằng tôi còn được sống khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Đó chính là sự hiểu biết rằng cuộc đời này giống như một màn ảo thuật. Nó có mặt hôm nay, rồi ngày mai biến mất đi. Hiểu được như thế sẽ giúp ta dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh hơn. Nếu không, ta sẽ than trách, khổ đau một thời gian dài. Tuy nhiên làm như thế là ta đã tự tước đoạt của bản thân quyền được hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời này và nắm bắt được những cơ hội mà nó mang đến cho ta. Đó là sự lựa chọn của bạn. Thế giớichúng ta đang sống là vô thường. Nó có thể thay đổi từ tốt đến xấu hay ngược lại. Chúng ta phải hiểu điều đó. Nhưng cũng không có nghĩa là ta không được quyền than thở. Không có gì sai nếu bạn cảm thấy tiếc nuối. Nhưng khi bạn đã quyết định để nó qua đi, và tiến về phía trước, thì sau đó bạn không nên tiếp tục nghĩ đến nó.

- Nghĩa là sao, thưa ngài?

- Nghĩa là ta phải rèn luyện ý chí. Ta phải sử dụng đến sức mạnh tinh thần, cái mà ta vẫn thường gọi là ý chí.

-Thưa ngài, làm sao để phát triển ý chí?

- Bạn phải tự nhủ mình: "Ta còn nhiều việc quan trọng phải làm trong đời. Ta muốn sống có ích cho bản thân và cho người khác. Vậy tại sao ta lại hành động như một con vật ngu ngốc và tự đẩy mình vào hố tuyệt vọng? Sao ta không dùng trí tuệ của mình để hành xử tốt hơn?" Bạn cần lập luận như thế và tự nhắc nhở bản thân rằng bạn đã quyết định quên đi điều bất hạnh của mình. Dĩ nhiên, bạn cần thời gian để than thở, tiếc nuối. Nhưng khi thời gian đó đã qua đi, hãy để nó qua đi. Hai năm trước đây tôi đến Hà Lan và đánh mất túi xách của mình, trong đó có 10.000 đôla tiền mặt. Tiền trong tất cả tài khoản của tôi cộng lại cũng không đến con số đó. Trong túi xách còn có cả thẻ tín dụng và giấy chứng minh của tôi. Đó lại là ngày cuối tuần, tôi không thể làm được gì, kể cả việc rời khách sạn.

Trong thời gian đó tôi cho phép mình được than thở về sự mất mát của cải, vì tôi không thể làm gì khác hơn. Nhưng đến sáng thứ Hai, tôi quyết định dừng lại. Tôi hồi hướng tài sản bị mất đến tất cả mọi chúng sanh, nhất là đến người đã lấy được nó. Mặc dầu vậy, cứ mỗi hai mươi phút sau tôi lại nghĩ: "Trời ơi, tôi mất nhiều quá. Thật xấu hổ nếu người khác biết được điều đó". Khi đó, tôi tự nhủ rằng mình đã hồi hướng tài sản đó rồi. Nó không còn là của mình nữa. Nó đã qua đi. Vậy mình than thở cho cái gì?

- Thưa, ngài cho rằng việc trân quý sự sống của mình đã giúp ngài chấp nhận các biến đổi khi ngài buộc phải rời bỏ quê hương. Như thế có phải là trong chừng mực nào đó, sự trân quý đối trị được tâm trạng tiếc nuối, khổ đau vì mất mát?

- Sự trân quý có thể không phải là thuốc chữa, nhưng nó cũng giúp ta đối phó với hoàn cảnh.

Tôi nhận thấy rằng mỗi khi người ta mua thứ gì, dù cho bản thân hay cho người khác, họ đều mua loại có chất lượng tốt nhất. Đó cũng là thói quen của tôi từ thuở nhỏ. Gia đình tôi cũng khá giả. Họ không bao giờ mua hàng thứ phẩm. Ngay hiện tại tôi cũng không mua hàng dỏm. Khi tôi để mắt đến thứ gì, hình như nó cũng là thứ đắt tiền nhất. Tôi thà xài giày cũ hơn là mua giày dỏm. Đó là thói quen. Nên ta thấy là thói quen còn khó bỏ hơn là hệ quả của khổ hay ái. Tôi đã đánh mất tất cả khi tôi rời bỏ quê hương, nhưng thói quen thì vẫn theo tôi.

- Thói quen khiến ngài chọn lựa những sản phẩm chất lượng nhất. Nhưng ta không thể sở hữu chúng mãi. Điều đó có thành vấn đề không, thưa ngài?

- Không, không thành vấn đề. Khi nào chúng không còn, thì chúng không còn.

- Thưa ngài, sở hữu những sản phẩm giá trịích lợi gì không? Ta được gì từ việc trân quý chất lượng? Theo tôi, khả năng cảm nhận là một cách để đo lường. Ta không thể trân quý điều gì nếu ta sợ mất nó.

- Đúng vậy. Nếu ta thực sự trân quý điều gì, thì ta sẽ tận hưởng nó. Nếu ta không thể thưởng thức, hưởng thụ nó thì nó sẽ trở thành một gánh nặng hơn là một niềm vui. Nỗi lo sợ đánh mất nó sẽ làm chủ ta. Ta phải luôn sống trong nỗi sợ hãi. Đối với quyền lực cũng thế. Ngay tổng thống nước Mỹ cũng trở thành như tù nhân. Ông ta đâu thể nói chuyện với bất cứ ai. Ông ta được canh gác, bảo vệ suốt ngày, đêm. Đó là luân hồi. Hỷ lạc bị biến thành ác mộng. Các ngôi sao âm nhạc, tài tử màn ảnh chắc chỉ đỡ hơn tổng thống chút đỉnh. Họ cũng phải núp sau lưng các vệ sĩ, sợ tai họa có thể xảy ra. Những người bình thường như chúng ta phải trân quý cuộc sống của mình vì sự tự dochúng ta được tận hưởng. Đối với những vật sở hữu cũng thế. Chúng ta sẽ không thể hưởng thụ chúng khi chúng ta bị nô lệ bởi nỗi sợ phải đánh mất chúng. Vấn đề không phải là vật chất; mà chính là thái độ của chúng ta. Sẽ không có vấn đề gì khi chúng ta có thể trân quý và hưởng thụ chúng.

Có lần tôi đến giảng pháp ở Hồng Kông. Sau đó có vị thính giả hỏi tôi: "Vậy con có nên lái xe Rolls Royce nữa không?" Tôi bảo, nếu anh còn lái xe Rolls Royce thì tốt. Nhưng khi anh để chiếc Rolls Royce lái mình thì không được rồi.

Chúng ta muốn có quyền lực, địa vị, giàu có, danh phận. Nhưng khi có được chúng rồi, thì chúng ta lại để chúng sai khiến mình. Chúng ta cần phải hiểu rằng tất cả những gì chúng ta đang có sẽ mất đi. Kết thúc của sự giàu sang là nghèo túng. Của danh vọngquên lãng. Của sống là chết. Đó là bản chất của luân hồi sinh tử.

- Sự trân quý bạn bè hay những sản phẩm có chất lượng tự động khiến ta thích thú, phải vậy không thưa ngài?

- Không có gì sai với sự thích thú. Chỉ khi ta bắt đầu bám víu vào đó, ta mới sinh lòng sợ hãi. Khi không bám víu vào đó, ta mới cảm thấy trân quý, và thích thú.

Nếu bạn là người keo kiệt, thì sự mất mát sẽ khiến bạn đau khổ hơn. Ngược lại, sự trân quý sẽ giúp bạn không khổ đau vì mất mát.

- Chúng ta có thể áp dụng điều này vào các mối liên hệ với người như thế nào?

- Hãy dừng tranh cãi với người thân trong gia đình, với bạn bè. Hãy bắt đầu biết trân quý họ. Hãy sống hạnh phúc bên nhau. Đừng tìm lỗi của người. Hãy bắt đầu biết trân quý cá tính của người khác. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Cho dù ta có sống đến trăm tuổi, biết ta sống được bao lâu với đầy đủ ngũ căn?

Thời gian chúng ta dành cho nhau khá hạn chế. Làm sao để khi người thân ra đi, ta có thể trân quý khoảng thời gian đã sống với nhau, hơn là hối hận rằng ta đã uổng phí thời gian, rằng giá mà ta đã hành xử tốt hơn. Điều đó là sự an ủi của ta. Nó giúp ta vượt qua sự mất mát, buồn đau.

- Giả sử rằng ta đã có thể sống như thế. Nhưng khi người thân yêu ra đi, chúng ta vẫn buồn đau. Chúng ta phải làm thế nào? Thí dụ, ngài rất thân thiết với thi sĩ Allen Ginsbert. Sự ra đi của ông ấy đã ảnh hưởng đến ngài thế nào?

- Allen là một người tuyệt vời - tử tế, cởi mở, thẳng thắn và biết quan tâm đến người. Ông ấy không gian dối ai. Không ích kỷ bao giờ. Nên tôi rất trân quý các đức tính đó. Khi ông ra đi, tôi rất buồn. Chắc chắn đó là một sự mất mát lớn đối với tôi. Nhưng tôi vui vì ông ấy đã có một đời sống tốt đẹp, sống theo con đường đạo. Ông ấy đã chuẩn bị cho cái chết của mình. Tôi có thể nói từ kinh nghiệm bản thân rằng ông ấy đã chờ đón cái chết thay vì than thở vì nó.

- Thưa, dầu vậy, ngài vẫn luyến tiếc ông ấy?

- Chắc chắn là tôi rất nhớ ông ấy. Nhưng nỗi nhớ đó không làm tôi đau khổ, vì tôi biết ông đã ra đi nhẹ nhàng, rằng ông đã mãn nguyện. Ta biết rằng vô thường phải xảy ra. Đó là tiến trình tự nhiên. Ta nhớ người thân đã mất, và ước ao rằng họ vẫn còn với chúng ta. Điều đó không tránh khỏi. Nhưng nếu ta hiểu rằng đó là một tiến trình tự nhiên, thì nó không làm ta bấn loạn.

Theo truyền thống Tây Tạng, điều quan trọng là ta phải làm tất cả những gì có thể để giúp người sắp ra đi. Trong trường hợp của Allen, chúng tôi đã tổ chức nhiều nghi lễ. Nếu bạn đã làm tất cả những gì có thể để chắc chắn rằng người thân ra đi nhẹ nhàng, thì bạn phải nên vui mừng chứ, vì đó là sự kết thúc, chấm dứt tốt đẹp.

- Xin ngài hãy nói về sự buông xả, và ‘đi tới’.

- Đối với những ai tin vào tái sinh thì hiểu rằng, sự bám víu của chúng ta sẽ khiến cho người chết khó tái sinh. Khi chưa được tái sinh, thì thần thức của người chết không có xác thân để nương tựa. Họ vẫn quẩn quanh bên ta. Họ thấy ta khóc lóc. Nhưng ta không thể thấy họ, khiến họ rất khổ đau. Điều đó còn có thể khiến họ phải chết trong thân trung ấm bardo (khoảng thời gian tiếp nối giữa chết và tái sinh). Vì thế việc ta vẫn bám víu vào người chết không chỉ là tự làm khổ mình mà còn gây khó khăn cho người chết. Đối với bất cứ sự mất mát nào, khi cái gì đã qua, hãy để nó qua đi. Nếu bạn mất đôi mắt, khóc lóc sẽ không giúp bạn nhìn thấy lại được. Nó chỉ khiến bạn khó thích nghi với hoàn cảnh mới mà thôi. Trong trường hợp đó, các giác quan khác sẽ hỗ trợ bạn thôi. Bằng chứng là ta vẫn có thể dạy cho người mù đọc chữ, đi đường và giao tiếp. Đó là cách bạn tôn vinh cuộc sống.

- Thưa ngài, như thế có nghĩa là các hành động tích cực sẽ giúp chúng ta buông xả?

- Đúng vậy.

- Còn có gì khác nữa có thể giúp ta buông xả?

- Hiểu rằng tất cả đều vô thường. Đó là bản chất thực tại. Không có gì khác hơn là luân hồi sinh tử. Ở phương Tây có câu nói rằng bạn không muốn tai họa xảy ra cho kẻ thù của mình. Trên quan điểm tâm linh, chúng ta cũng có thể có một quan điểm tương tự. Chúng ta có thể chú nguyện rằng sự mất mát đó là để thay thế cho sự mất mát của người khác, để cho dù kẻ thù của ta cũng không phải khổ đau vì mất mát. Đó là một cách hay để buông xả.

Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng. Vì thế chúng ta phải làm chủ tâm. Đó là lý do tại sao tôi đã nói ở trên rằng chúng ta cần phát triển tâm với trí tuệ. Tuệ đến từ việc quán sát, lý luận một cách kiên nhẫn với bản thân. Chúng ta không thể gò ép hay sai sử tâm, nhưng việc chúng ta nhìn bản chất của sự mất mát như thế nào có thể thay đổi tất cả. Có nhiều loại mất mát. Có khi ta đánh mất cả xã hộivăn hóa. Điều đó chắc chắn sẽ tạo ra nhiều đau khổ. Chúng tôi đã mất quê hương, và bao người đã khổ đau. Nhiều truyền thống đã bị mai một. Chính Phật giáo qua bao thế kỷ cũng đã bị loại khỏi quốc gia này đến quốc gia khác, nhưng mỗi lần như thế nó vẫn được phục hồi, có thể còn mạnh mẽ hơn trước đó.

- Vậy còn vấn đề cho rằng đây là thời mạt pháp thì sao thưa ngài?

- Sự mất mát nào cũng có mặt tích cựctiêu cực. Nói chung, thì đúng đây là thời kỳ thoái hóa.

Nhưng theo quan điểm của tôi thì chúng ta đang sống trong một thời kỳ tốt đẹp nhất khi mọi con đường tâm linh đều có thể được tìm thấy trên các danh mục quảng cáo. Khi chúng ta bắt đầu nhìn sự mất mát và biến đổi theo quan điểm này, thì câu hỏi được đặt ra là chúng ta nên than thở hay vui mừng vì điều đó.

- Như thế buông xả có nghĩa là thuyết phục tâm bằng sự hiểu biết, trí tuệ. Thưa ngài, vậy còn việc để cho nó qua đi, để tiến lên phía trước thì sao?

- Hãy tiếp tục mục đích sống. Tiếp tục đi trên con đường tâm linh. Tiếp tục làm việc. Tiếp tục kiếm sống.

- Chúng ta trải nghiệm một sự mất mát. Chúng ta than khóc, rồi chúng ta buông xả. Chúng ta đi tới. Từ đó chúng ta học được điều gì?

- Khi vị thầy bổn sư của tôi, ngài Kyabje Trijang Rinpoche viên tịch, đó là một cú sốc lớn đối với tôi. Có thể là lớn nhất. Vì ngài giống như một người cha. Tôi tiếp xúc với ngài hầu như mỗi ngày. Khi tôi thắc mắc bất cứ điều gì, ngài luôn có lời khuyên giải cho tôi, dầu đó là câu hỏi về chính trị, kinh tế, tâm linh hay văn hóa. Ngài là nguồn an ủi, động viên và giáo huấn tôi. Nguồn tin cẩn và ánh sáng. Khi nhìn thấy thi thể của ngài và biết rằng nó không còn có thể trả lời tôi, tôi đã thật sự sốc. Đấy là người tôi đã dựa dẫm vào. Người mà tôi nghĩ là hoàn toàn có thể dựa vào. Giờ nền tảng đáng tin cậy, vững chắc đó đã mất đi. Không chỉ mất đi, mà còn bị tiêu hủy, thiêu đốt. Lúc đó tôi hiểu là ngay chính một người mà ta hoàn toàn có thể dựa vào cũng sẽ mất đi.

- Ngài đã ứng dụng điều đó như thế nào?

- Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể dựa vào vị thầy để được dìu dắt, hướng dẫn, nhưng phải biết rằng vị thầy đó sẽ ra đi. Cuối cùng chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân. Chúng ta không thể dựa vào ai hay bất cứ điều gì ngoại trừ bản thân. Theo quan điểm Phật giáo là dầu sống, dầu chết, ta cũng chỉ có thể dựa vào bản thân.

Có người phản ứng lại điều đó bằng cách nói, "Nếu thế thì tôi sẽ không thân cận với ai …".

Phản ứng như thế là không đúng. Nói thế có khác gì nói: "Dầu gì tôi cũng chết, vậy hôm nay tôi chết cho rồi". Nếu thế thật uổng phí cho một kiếp người.

-Thưa ngài, làm sao ta tránh được thảm kịch đó?

- Có thể tất cả đều giống như một màn ảo thuật, nhưng đó là cuộc đời. Chúng ta phải sống với sự hiểu biết rằng tất cả chỉ là mộng, là ảo, nhưng trong cõi mộng ảo đó, chúng ta không chỉ như là một người có trách nhiệm, mà còn phải là khuôn mẫu cho người khác nữa. Đó là bổn phận của người biết tu tập. Nếu chúng ta tự tách mình ra khỏi cuộc sống, thì không những ta đã bỏ qua một cơ hội quý hiếm, mà ta còn làm bao nhiêu người thất vọng.

c Như thế ‘đi tới’ có nghĩa là tiếp tục thể nhập?

- Vâng, tiếp tục thể nhập với sự hiểu biết rằng đây là vô thường. Với tuệ giác rằng đây là mộng ảo, đây là luân hồi sinh tử. Như thế sẽ giúp chúng ta hiểu bản chất của thực tạibản chất của mất mát. Tuệ tri đó giúp chúng ta biết phải tiếc thương như thế nào. Nó giúp chúng ta biết buông xả như thế nào và tiếp tục sống như thế nào. Đó là cách chúng ta thực sự có thể rèn luyện để biết tôn vinh cuộc sống quý báutuyệt vời này như thế nào.

 

Mark MaGill - Diệu Liên Lý Thu Linh  (Dịch từ An Interview with Gehlek Rinpoche, Tricycle, 02-2003)

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15123)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 12854)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11534)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16739)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 19805)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15792)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13026)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 12970)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13004)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15444)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12168)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13000)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15630)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13737)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 14961)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13684)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13656)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 12869)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13559)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13425)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15119)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14568)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13730)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14048)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13261)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13271)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14498)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13724)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14825)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17544)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14265)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16678)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 17864)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15354)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15240)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 16875)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29171)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16138)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 17892)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19143)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21272)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19612)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22808)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17129)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17524)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16071)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 15844)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21569)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19659)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20031)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant