Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cần một tấm lòng

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12757)
Cần một tấm lòng

“Mong em hiểu, đừng cho tôi nói trước. Nói cho em, tôi biết nói những gì. Viết cho em, quả thật khó quá đi…” (Nối một nhịp cầu của nhà thơ Mặc Giang). Cũng vậy, điều mà tôi đang muốn nói cùng các bạn quả thật rất khó đối với tôi, bởi từ lâu tôi rất ngại khi phải nói đến lời khuyên nhắc, ý kiến hay sự phán xét đến với mọi người, đây chính là cái mâu thuẫn giữa cái tôi đáng ghét.

Bài học đầu đời mà tôi được học đó chính là “đời sống cần có một tấm lòng”. Một buổi chiều mưa lúc tôi đang ngồi trong lớp học (lớp 7), cô giáo bước vào lớp với khuôn mặt mang theo nỗi buồn trĩu nặng, cô nói: “các em à, Thúy Kiều tự vận còn có sư Tam Hợp bảo Giác Duyên nhờ người cứu sống. Nhưng hôm nay, không ai có thể cứu sống một con người tài hoa được bao nhiêu người yêu mến, Trịnh Công Sơn với hàng trăm ca khúc hay vừa qua đời!”. Dứt lời cô cất lên “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nghuyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về…” rồi cô hát tiếp “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không ? để gió cuốn đi …”. Điều này đã làm tôi suy nghĩ nhiều rồi tìm tới với âm nhạc của ông. Tôi học được ở ông nhiều lắm, từ những ca khúc đầu đời như là “Ướt Mi”. Ông đã hát cho thân phận người con gái nghiêng bóng đong đời, rồi “làm sao em biết bia đá không đau? Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Trong Diễm Xưa, “áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”; trong Hạ Trắng, và trên hết là “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” !

Tôi cứ băn khoăn suy nghĩ nhiều bởi không hiểu tại sao đời sống cần có một tấm lòng mà chỉ để gió cuốn đi?! Thử hỏi, nếu đời sống không có một tấm lòng thì làm sao thi sĩ Mặc Giang viết lên được những bài “Trẻ thơ bên cạnh cuộc đời”, “Em bé không biết nói”, “Em bé mồ côi”, “Em bé nhà nghèo”, “Tôi là một người mù”, “Tôi là một người câm”, …cho đến “Tôi là người đạp xích lô, xe thồ , tắcxi… đến người phu quét đường ”… biết bao nhiêu là hình ảnh nói về con ngườithân phận vậy mà mấy ai nhìn rõ điều đó. Thử hỏi, nếu nhà thơ không có một tấm lòng cho đời, cho người thì làm gì ông có thể viết lên được những bài thơ đó, ông đã viết rất rõ, rất cụ thểchi tiết từng con người, từng cuộc đời gắn liền với thân phận! Ôi Mặc Giang, một con người với trái tim nhận hậu ông đã dâng tặng cho đời. Tôi nghĩ, cuộc đời này sẽ không còn thấy những đường kiếm mưu đồ hay những lưỡi dao bén nhon của sự tỵ hiềm khi họ bắt gặp dòng thơ-ca của ông. Một cuộc đời sống giữa chốn nhân sinh, nếm vị ngọt của niềm vui, vị đắng của tủi nhục, cả mặn chát của nước mắt, thử hỏi còn gì cho anh, còn gì cho em và còn gì cho tôi? Câu trả lời sẽ là “không còn gì, không còn gì, chỉ còn lại trái tim” phải vậy không các bạn! Trái tim âu chẳng phải là tấm lòng hay một chút tình thương ban trải giữa cuộc đời này hay sao? Ngay từ bây giờ các bạn cần phải học lòng bao dung, độ lượng các bạn ạ! Cuộc đời này có nhiều nơi để cho chúng ta học hỏi lắm! Mỗi đêm, các bạn có thể nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm, phải vậy không? Chỉ cần có tấm lòng thì bất cứ nơi đâu các bạn cũng có thể học được những bài học vô giá.

Dòng đời chia rẽ, quanh co phân thành trăm nẻo để người đi trăm hướng, biết đến khi nào mới có duyên gặp lại? Hay chỉ trong giấc mơ kịp về đêm bạn mới bên tôi để ôn lại bao kỷ niệm buồn vui. Để rồi khi giấc mơ được đánh thức bởi còi tàu xa xa hay tiếng mưa bất chợt may ra ta còn chút gì để nhớ?! Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ, trong bài thơ “Một chuyến giã từ…” thi sĩ Măc Giang đã có những câu thơ mà người đọc phải khóc:

“…Mỗi ly biệt, biệt ly là thế đó!

Phút biệt ly tìm lại khó muôn vàn

Nếu biết vầy tôi không vội bước ngang

Nhìn lặng lẽ cho tơi khi mờ lối…

…Nước đi hai ngả còn chờ

Sông đi hai ngả còn mơ cuối dòng

Người đi thôi thế là xong

Người về thôi thế buồn không đêm dài…”

 

Biết vậy sao ta không thể sống tốt hơn trong phút giây hiện tại? Chỉ một chút tấm lòng thôi, một chút thôi cũng khiến cho đời mình có những lúc trọn vẹn. Mơ ước chính đángtrọn vẹn quá phải không? Vậy mà mấy ai chẳng chịu biến nó thành sự thật. Dường như con người ta mong ước được hạnh phúc nhưng lại câu nệ cợt đùa trong bi kịch, và cuộc đời là những bi kịch trường kỳ, chứ đâu phải giấc mộng lớn, giấc mộng con! “Một mai nhức nhối hoàng tuyền” của Mặc Giang có thể cho chúng ta rõ điều này.

 

 Và giấc mơ vật chất như Trụ Vũ:

 “Giấc mơ bé nhỏ vô cùng

Một căn nhà lá, đôi vòng khoai lang

Thế thôi mà lạy mười phương

Ba mươi năm lẻ chưa tròn giấc mơ”

Mà cũng khó thực hiện, huống nữa lại là giấc mơ, mọi người cần có trái tim yêu thương để chia sớt cho nhau.

Đọc thật nhiều thơ-ca của Mặc Giang ta mới có thể hiểu được phần nào tâm trạng và cảm xúc của thi sĩ muốn gửi gắm mà ông đã chắt lọc vào trong từng lời thơ-ca. Hiểu được phần nào tâm trạng và cảm xúc của thi sĩ cũng chính là hiểu được “một tấm lòng” của một con người, đời người, đang dâng tặng cho cuộc đời và đây cũng chính là thông điệp mà ông muốn gửi đến với con người. “một tấm lòng” tuy là đơn vị chỉ cho số ít, nhưng trong số ít “một tấm lòng” này lại bao hàm tất cả những tình cảm của con người trên thế gian. Ở trong “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn ông cũng đã diễn tả “một tấm lòng” bằng cách nhạc sĩ dùng cụm từ “con tim yêu thương vô tình chợt gọi”, còn thi sĩ Mặc Giang thì “tôi muốn làm một em bé thơ, để cuộc đời khôn ngoan hạnh phúc cho người…” (nhạc phẩm Mỉm cười tôi vẫn là tôi). Có lần nhà thơ nói : “cuộc đời này, tôi không sợ mất bất cứ một cái gì cả, chỉ sợ con người mất tấm lòng mà thôi”! Đúng vậy, mất tấm lòng là mất tất cả các bạn a. Cuộc đời này sẽ trở nên vô nghĩa và chẳng đáng để sống một khi bạn đã đánh mất nó. Chúng ta sẽ cảm thấy thua lỗ còn hơn cả một người lái buôn mất hết vốn liếng, bởi người lái buôn mất hết vốn liếng họ còn có thể làm lại được, “con người sản xuất ra của cải mà” lo gì, chứ nếu đánh mất đi tấm lòng là bạn sẽ mất sạch. Vô tình bạn đã tự xoá mình trong xã hội, trong quần chúng và trong lòng người.

 

Tất cả tất cả chính là một “tấm lòng” – tấm lòng mà mỗi con người sống trong đời sống cần phải có. Có thể được gọi là một con người, có thể không bị coi là người thất bại – bởi tấm lòng mới chính là sự nghiệp lớn nhất mà mỗi chúng ta cần đạt được, đó chính là đỉnh cao của sự nghiệp trong thế gian này. Còn nhiều cõi lòng hơn thế mà chúng ta cần học hỏi, học hỏi để tô bồi nhân cách, để sống với chân thiện mỹ và điều quan trọng nhất là để được gọi con người. Tấm lòng được thể hiện từ cái nhỏ nhặt nhất cho đến cái thiêng liêng nhất, từ tình người tình làng xóm, bà con đến tình thầy bạn tình cha mẹ và đến tình yêu, tất cả có thể được gọi là chân tình khi thật sự biết nghĩ về nhau bằng tâm bình đẳng và thành thật. Có lẽ theo tôi, tình cảm luôn là bài học lớn mà cuộc đời muốn mọi người phải thực hiện và sống với cho đến khi đạt được “tình thương yêu mầu nhiệm”.

 

Một tấm lòng không phải điều gì cao xa, khó hiểu, đứa trẻ cũng có thể có tấm lòng để thương yêu, cho đến người già cũng có tấm lòng để thương yêu. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi mọi người luôn thể hiện tình cảm với nhau, thật bình dị mà ý nghiã nhất.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, có thể tôi và hết thảy mọi người đều hiểu ý nghĩa câu này. Nhưng “để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”, thì thật sự rất nhiều người không thể hiểu được. Không biết bao nhiều lần tôi đã băn khoăn cố tìm cho mình câu trả lời nhanh nhất và hợp lý nhất, nhưng càng trả lời tôi càng thấy mình không đúng. Và cuối cùng tôi suy nghĩ hãy cứ sống rồi thời giankinh nghiệm sẽ trả lời câu hỏi trên, sẽ trả đáp sự băn khoăn trong lòng mỗi người. Tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau nhưng cùng chung mẫu số, đó là sự hướng thượng và hướng thiện. Tôi cũng đã kịp tìm ra cho mình câu trả lời tại sao cuộc đời cần có một tấm lòng mà chỉ để gió cuốn đi.

 

Cả nhạc phẩm, Trịnh Công Sơn đã đi từ cái khái quát đến cái cụ thể, đi từ cái chung rồi dần dần mổ xẻ ra những cái riêng. Khái quát từ “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” đến cái cụ thể “những khi chiều tới, cần có một tiếng cười để ngậm ngùi theo lá bay, rồi nước cuốn trôi”, cụ thể trong cả cái nhìn “hãy nghiêng đời xuống nhìn suốt một cuộc tình, chỉ lặng nhìn không nói năng để buốt trái tim”, và cụ thể ngay trong lời nhắc nhở “hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người, còn cuộc đời ta cứ vui dù vắng bóng ai”. Cười mà để ngậm ngùi, nhìn mà để buốt tim, yêu mà để mệt kiếp người, vui mà để xa ai …tất cả như một sự gượng ép. Nhưng không, bởi cuộc đời này lắm lúc trải nhung lụa trên chông gai, đến vinh quang thì phải qua thử thách. Cho nên cười mà để ngậm ngùi, ngậm ngùi cho kiếp nhân sinh vẫn có quá nhiều đau đớn trong những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi. Nhìn mà để buốt tim, buốt tim bởi cuộc đời có quá nhiều ngang trái bên những phút bình yên ngắn ngủi. Yêu mà để mệt quá kiếp người, mệt kiếp người bởi những dối gian bên những tấm chân tình ít ỏi. Vui mà để xa ai, xa bởi cuộc đời luôn có mầm ly biệt bên những phút giây hội ngộ. Cuộc sống có mấy ai được gọi là trọn vẹn?... Chỉ mong sao đừng có “từng bàn tay thô lấp kính môi cười”, đừng có “từng cuộn dây gai xé nát da người”, vì tất cả chẳng làm nên được gì ngoài sự bất hạnh, thương đau.

 

Để gió cuốn đi một cõi lòng không phải là cõi lòng đó sẽ bị chôn vùi vào dĩ vãng. Cơn gió chỉ là một hình ảnh trượng trưng cho cái gì có thể ban trải rộng rãi khắp nơi. Cơn gió bao trùm lên vạn vật, len lỏi vào bao ngõ ngách. Vâng, cơn gió sẽ mang tình thương hòa vào vạn vật. Ở đâu có cơn gió, ở đó có thông điệp của tình thương. Mong muốn này mà thành sự thật thì cuộc đời này đâu có những đớn đau? Song, mơ ước muôn đời vẫn chỉ là mơ ước, có mấy khi mơ ước thành sự thật giữa trần gian?! Thế nhưng, ta hãy cứ mơ ước, bởi mơ ước chính là động lực thúc đẩy ta đi lên. Chốn Địa Đàng hay nẻo Thiên Thai cũng đều là những nơi mà TCS cùng Văn Cao mơ ước cho mọi người được sống, cũng chẳng khác nào chúng ta nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc, hay cõi Thiên Đàng. Gió sẽ mang yêu thương hòa cùng nhịp đập con tim của hàng triệu, hàng triêu người để có phút giây ta tự hỏi “tôi là ai mà còn khi giấu lệ? tôi là ai mà còn trần gian thế? Tôi là ai, là ai mà yêu quá đời này?”. Cuộc đời này sẽ thật sự có ý nghĩa khi tình thương hiện hữu! Rồi bạn sẽ trở thành “người hạnh phúc” khi cuộc đời bạn được mọi người thương yêu!

 

Cây cầu xưa liệu có gãy khúc không? Ngôi nhà hạnh phúc liệu có đủ vững vàng trăm năm để chúng ta hội ngộ trải rộng lòng thương sống với nhau không?... Xin tất cả mọi người đừng đánh mất những gì mình đã gây dựng được cho nhau. Gặp nhau, hãy chân thành chắp tay để tự nhủ lòng mình:

“Cảm ơn đời đã cho ta gặp gỡ

Giấc mộng nào tan vỡ lại thành tên”

 

Ngày tháng cũ dù có vật vờ như trăng mộng, thì cũng xin hãy ấp ủ cho nhau những tình thương giữa cuộc đời. Chúng ta, mỗi người có một con đường, một quan niệmphương cách sống, nhưng phải biết làm sao để tình thương có mặt, nụ cười hiện hữu, phải biết làm sao để câu nói “tôi là em và em cũng là tôi” trở thành sự thật chứ không phải chót lưỡi đầu môi.

 

Viết về “một tấm lòng” tôi không thể nào nói hết, bởi ngôn ngữ trần gian không đủ sức lộng lẫy. Những lời nói trên đây chỉ là đoản khúc ghi lại những cảm nhận của mình về tình người để cuộc sống này đẹp hơn và thật sự có ý nghĩa hơn !

 

Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi : “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm. Tôi quặn thắt ôm núi rừng cô đọng. Tôi quặn thắt nhìn biển gầm gió lộng. Ước gì còn bé nhỏ như ngày xưa, để không thấm cuộc đời nhiều tan vỡ…”

 

Tháng 4 năm 2008

TQ, một Sinh viên Miền Trung, Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2061)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2250)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2518)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2548)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2082)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2534)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1871)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1965)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2252)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2779)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1690)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1795)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1630)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2204)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2363)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2081)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1858)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1781)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1968)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1704)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2684)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1843)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2178)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2144)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2489)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1801)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1985)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1863)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2038)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2610)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3665)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2282)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1664)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1978)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2314)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2311)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2152)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3111)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2127)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2046)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2184)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2475)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2051)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2445)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2407)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2995)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant