Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nặng nợ trần duyên

11 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13641)
Nặng nợ trần duyên

NẶNG NỢ TRẦN DUYÊN

Tôi vốn bẩm tính là một người cứng cỏi, ngang ngược và nhạo báng tất cả. Tôi không tin tưởng ở bất cứ cái gì trên đời này, kể cả tình yêu, tình bè bạn, pháp luật, đạo đức, cho đến tôn-giáo và chân-lí.

- Thế mà hiện giờ không hiểu tại sao tôi lại tự nguyện quy y theo Phật giáohết sức kiền thành?

Có người cho rằng, trong hết thảy mọi việc ở đời đều có chữ “duyên”. Vậy sự tin theo Phật giáo của tôi có lẽ cũng là do “nhân-duyên”.

***

Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết, hoặc như một cuốn tiểu thuyết vậy.

Hai mươi lăm năm về trước, giữa mùa đông giá rét, tôi đang sống trong một thôn xóm hẻo lánh ở đất ba-thục.

Lúc đó tôi mắc nhiều chứng bệnh: lở bao tử, sốt rét rừng, phong thấp và kiết. Thuốc thang đều vô hiệu mà tiền nong thì cũng đã hết sạch, tôi chỉ còn nằm để chờ ngày tử-thần đến đón.

Lang thang, lưu lạc, không gia-đình không thân thích, hàng ngày tôi nằm trong một túp lều tranh xiêu vẹo, trống trải và lạnh lẽo như một nấm mồ, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng rên rỉ của tôi vang lên giữa bầu không-khí chìm lặng trong túp lều.

Một hôm, ngoài nhà mưa đổ tuyết xuống, gió bất vù vù, tiếi trời ảm-đạm, tôi nằm co quắp trên chiếc chõng tre, vì quần áo mỏng manh nên tôi cảm thấy cóng buốt vô cùng, tiếng rên rỉ của tôi càng dữ dội, càng thảm hại và vọng đến tai một ông già bán hàng rong đang đi trên con đường mòn xuyên qua thôn xóm. Ông là người rất phát-thực và trung hậu. Ông đã hiểu rõ bệnh-trạng và cảnh ngộ rủi ro của tôi, cho nên ông nói:

- Không sao đâu, để tôi đi tìm vị cứa tinh đến cho ông.

- Cảm ơn cụ. Nhưng bệnh của tôi khó cứu chữa lắm, vả lại tôi cũng không còn tiền nong gì cả.

- Ngài sẽ không đòi tiền ông, Ngài là một vị tu hành, pháp danh Ngài là Tỉnh Thế.

Tôi lắc đầu tỏ vẻ nghi ngờ:

- Một vị sư tu hành mà cũng chữa bệnh được ư? Cụ có biết không, bệnh của tôi là bệnh nan y tuyệt chứng!

- Bệnh càng khó khăn, hiểm nghèo bao nhiêu, Ngài lại càng có phương dược linh diệu bấy nhiêu. Ở vùng này đã có bao nhiêu người đau gần chết mà Ngài còn cứu sống. Mắt tôi lòa đã hơn mười năm, Ngài cũng chữa khỏi, đấy ông xem, mắt tôi bây giờ có kém gì mắt ông đâu nào?

- À, thế thì Ngài thật là Phật sống, hiện giờ Ngài ở đâu? Cách đây có xa không ạ?

- Ngài ở trong một ngôi chùa tồi tàn, cách đây chừng năm sáu cây số.

Nghe lời ông lão nói, tôi cảm thấy thất vọng:

- Bên ngoài tuyết xa ngập đường thế kia, gió bất giá buốc như cắt, không biết Ngài có chịu đến không?

- Ông cứ yên trí, người tu-hành giàu lòng từ-bi, tôi đi thỉnh Ngài nhất định Ngài sẽ đến!

- Tôi làm phiền cụ nhiều, xin cảm ơn cụ

- Không có gì! Bệnh-tình ông trầm trọng, nếu không chữa mau sợ nguy đến tính-mệnh, hơn nữa sư-phụ là một vị tăng vân-du hành-hóa bốn-phương, nếu không đến sớn sợ Ngài lại đi khỏi.

- Nói song, ông già đứng dậy, mở tấm phiên che cửa ra, buộc lại chiếc khăn quàng đầu rồi băng mình ra mưa tuyết.

Đã gần trưa mà tôi vẫn chưa ăn uống gì, bụng thấy đói, đầu thì nhức và mình mẫy đau buốc rất khó chịu, tiếng rên rỉ của tôi lại càng trở nên dữ tợn, nghe như tiếng gừ gừ của một con chó dại.

Bên ngoài, tuyết vẫn đổ xống, gió vẫn gào thét, giận giữ, rích từng cơn, giật từng trận như muốn cuốn theo cả vạn-vật.

Một khắc trôi qua.

Nửa giờ trôi qua.

Rồi một giờ trôi qua.

Thời-gan càng dài tôi càng cảm thấy tuyệt vọng.

Vị hòa-hượng vẫn chưa thấy đến, hay Ngài đã đi nơi khác rồi? hay ông già đã chết cóng giữa đường?!

Nhưng không, vì vào khoảng hai giờ trưa thì cả hòa-thượng và ông già điều đã tới. Khi họ tiến vào liều tranh, tôi tưởng đâu họ là những người tuyết!

Ông già nói với tôi:

- Thầy trò tôi về hơi trễ.

- Không, không! các Ngài đã lặng lội bao nhiêu đường đất, tôi không biết nói thế nào để bày tỏ niềm thâm cảm của tôi.

Giọng tôi đau đớn, tôi muốn cố bám víu để ngồi dậy nhưng đã kiệt sức.

- Lẽ ra thì về lâu rồi. Ông già nói: Nhưng vì sư-phụ còn đi phá từng lớp tuyết ở trên núi để tìm lá thuốc về chữa cho ông.

Nghe xong, tôi không thể nén được lòng cảm-động, bất giác hai hàng lệ ứa ra, tôi gạc nước mắt để nhìn vị ân-nhân của tôi đang đứng trước mặt tôi, lúc đó hòa-thượng đã phủi hết tuyết bám trên người, tôi có thể thấy rõ dung-nhan của Ngài. Nhưng khi nhận ra Ngài thì mồ hôi lạnh toát ra và toàn thân tôi như một khúc gỗ.

Trời ơi! có ngờ đâu vị Tỉnh Thế hòa-thượng ấy chính là người đã cướp đoạt vị hôn thuê của tôi!

Tôi bắt đầu run sợ, cuồng loạn, tôi sợ Ngài sẽ giết tôi, song trước kẻ thù-địch, tôi chỉ là một người bệnh-hoạn, ốm-yếu, làm thế nào mà trốn được?

Tôi chú ý nhìn hòa-thượng Tỉnh Thế, người mặc một chiếc áo màu cũ, bạt phết, thắt một sợi dây gai ngang lưng, đầu để trần, chân đi đôi giày vải đã thũng một vài chỗ chiếc áo rộng lùng thùng còn dính nhiều vết bùn, cát và tuyết, phục sức thật lôi thôi lết thết và trông người có vẻ đã dầy dạn sương gió.

Hòa-thượng Tỉnh Thế không hề để ý đến tôi. Ngài ngồi xệp suống mặt đất, đang chăm chú trộn lẫn ba thứ lá thuốc với nhau, thái-độ hiền từ và cặp mắt phóng ra một tia sáng rất dị thường. Ông già đứng bên cạnh, kính cẩn nhìn Ngài, hai bàn tay luôn luôn cử động như muốn giúp hòa-thượng trộn thuốc, nhưng lại không biết cách làm.

Hình như hòa-thượng Tỉnh Thế không nhận ra tôi, tôi cảm thấy vững dạ.

Song cử chỉ của Hòa thượng Tỉnh Thế khiến tôi kinh sợ, Ngài trộn thuốc không những đã chẳng rữa tay, mà đôi khi còn gãi đầu, móc tai và cào mình sồn sột, thậm chí có lúc tụt cả dầy ra để gải khẽ ngón chân: Chưa hết, cuối cùng Ngài bỏ lá thuốc rồi nhai ngấu nghiến, bọt mép sùn ra trắng hếu, trông thật ghê tởm. Nhìn Ngài, tôi không thể không nhớ đến câu chuyện được lưu truyền ở dân gian về một vị sư điên diên, khùng khùng là Tế Công Hòa thượng.

Sau khi nhai nát nhừ lá thuốc, Ngài nhổ xuống đất và chia thành ba phần tròn tròn, rồi dặn tôi mỗi ngày uốn một phần. Nói xong, Ngài đứng dậy định đi, thì ông già hỏi:

- Bạch Sư phụ, hết ba phần thuốc này, Sư phụ có đến nữa không ạ?

- Không cần, hết ba phần thuốc này là khỏi tất cả mọi bệnh.

Sau khi Hòa thượng Tỉnh Thế đi rồi, tôi vừa kinh tởm, vừa hoài nghi, và nói đúng ra thật tôi không dám uốn thuốc ấy. Bệnh của tôi là chứng nan y, đã hơn mười năm tôi uốn không biết bao nhiêu thuốc, kể cả thuốc tây, và các danh y điều lắc đầu, bó tay, thế mà hiện giờ ba phần thuốc đơn giản và bẩn thỉu kia làm sao cứu chữa được tôi?

Điều đó có vẻ thần thoại lắm. Song ông già là người rất tốt, ông nói là một tiều phu vào rừng đốn củi, bị rắn độc cắn, Hòa thượng củng chữa khỏi ; Một em bé gái câm từ lúc mới sinh, Hòa thượng cũng chữa khỏi; Một bà già đã liệt nữa người lại thêm loạn óc, thế mà Ngài củng chữa khỏi. Ông già khuyên tôi đến lần thứ ba,tôi nể quá đành phải nhắm mắt, bịch mũi để uốn một phần thuốc.

Uống song, tôi nằ yên, rồi dần dần thiếp đi và không biết dã đưa hồn vào cỏi mộng lúc nào.

***

Hòa thượng Tỉnh Thế đi rồi, nhưng hình ảnh của Ngài vẫn còn lẩn quẩn trong đầu óc tôi. Khi tôi tỉnh dậy thì cuốn phim quá khứ cũng bắc đầu diễn ra trong kí ức tôi.

Năm ấy là năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 16, việc xẩy ra tại du thành.

Hồi đó Hòa thượng Tỉnh Thế chưa xuất gia, tên tục của Ngài là Giang Bình.

Giang bình là một giáo sư trung học và nổi tiếng về văn chương. Ngoài việc nghiên cứu văn học ra, Giang Bình còn sở trường về hội họa nữa. Các thân hào, thân sĩ địa phương điều xin nét vẽ của Giang Bình về treo và cho đó là một vinh dự.

Một lần Ái Lan vị hôn thuê của tôi bảo tôi đưa nàng tới thăm Giang Bình. Ái Lan đẹp và tính tình hiền hậu, nàng thích văng chương, âm nhạc và hội họa. vì là người yêu dĩ nhiên tôi phải chìu lòng đưa nàng đến.

Giang Bình thật xứng đáng là một nhà văn kiêm họa sĩ, mới lần đầu được kiến diện tôi đã cảm thấy mến chàng vì thái độ phong nhã và văn vẽ của chàng. Ái Lan và Ging Bình nói chuyện rất tương hợp, họ thảo luận về các vấn đề văn học và nghệ thuật, tôi học ngành kỹ sư nên không hiểu gì về văn học, âm nhạc hay hội họa,đo đó, tôi cảm thấy bối rối, bực bội, và chỉ ngồi rít thuốc lá để nghe họ nói.

Ái Lan cười duyên giáng và nói:

- Ông Bình ạ, ông họa mai tuyệt lắm, tôi thích vẻ đẹp ẻo lã và lạnh lùng của hoa mai, ông có thể họa cho tôi một bức không?

- Ô, được! mai tôi vẽ rồi cho người đem đến.

Giang Bình đáp một cách nhã nhặn.

- Thôi, để tôi tự đến lấy, còn nhiều điểm về văn, thơ tôi cũng mong được học ông thêm.

Không dám! Nếu cô thích, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu.

Rồi cứ như thế Ái Lan và Giang Bình thường gặp nhau, họ cùng một khuy hướng, cùng một thị hiếu, nên họ rất chóng thân nhau.

Còn tôi thì dĩ nhiên là không bằng lòng, Ái Lan là vị hôn thuê của tôi, tôi có quyền hạn chế hành động của nàng. Nhưng, Ái lan tuy hiền hậu song có tính cứng cỏi, tôi càng hạn chế nàng, nàng lại càng tự do đi lại.

Một hôm tôi hỏi Ái lan:

- Tại sao em kết bạn với Giang Bình?

- Em thích anh ấy vì anh ấy là một thanh niên có khí phách, có tài hội họa.

Ái Lan đáp một cách bạo dạn và thảm nhiên.

Tôi đe dọa nàng:

- Từ hôm nay tôi cấm em không được đi lại, giao du với Giang Bình!

- Anh không có quyền!

Ái Lan tỏ ra không chịu kém.

- Ô hay! em quên à? em là vị hôn thuê của anh mà.

- Nếu anh cảm thấy chướng mắt thì chúng ta có thể hồi hôn!

Cuối cùng tôi ức quá liền nghĩ đến thủ đoạn báo thù, tôi viết thư yêu cầu ông hiệu trưởng trường trung học mà Giang bình hiện đang dạy, đuổi chàng đi. Vì tôi giàu có và nhiều thế lực, nên việc đuổi một anh nhà giáo ra khỏi trường dĩ nhiên là không thành vấn đề.

Song mặc dù bị đuổi, Giang Bình và Ái Lan vẫn liên lạc với nhau, thường viết thơ từ qua lại, họ đã yêu nhau tha thiết và đang chuẩn bị đi đến hôn nhân. Một chàng giáo học quèn mà dám ngang nhiên cướp đoạt vị hôn thuê của tôi, bôi nhọ thể diện tôi, bởi thế, sau tôi quyết dùng độc kế để hại hắn.

Lần đầu tôi mướn một bọn lưu manh đến đốt nhà hắn, giết hết gia súc và dọa sẽ giết hắn.

Lần sau tôi thông đồng với một viên thống đốc nhà pha, bắt một tên phỉ đồ phải vu khống cho Giang Bình là đồng mưu với chúng để giết người cướp của.

Độc kế ấy đã có kết quả: không bao lâu Giang Bình bị bắt và bị lên án tử hình.

Từ ấy tôi ăn ngon, ngủ yên, coi như đã thanh toán đực mối thù “bất cộng đới thiên” tôi còn muốn thấy tận mắt giờ phúc kẻ thù của tôi chịu tội, nhưng hôm sau tôi bỗng nhận được thơ của ba tôi, bảo tôi phải về tỉnh ngay để nhận chức chủ sự phòng tài chính. Lúc đó ba tôi là tỉnh trưởng kiêm chủ sự phòng tài chính, cậu tôi là tổng bí thư tòa tỉnh trưởng, tục ngữ có câu: “Một người làm quang cả họ được nhờ” quả không sai. Điểm đáng buồn là tôi không quen về tài chính, nhưng vì lệnh của cha, không dám trái, nên tôi phải chuẩn bị đi ngay.

Cuộc sống nơi phồn hoa đô hội rất náo nhiệt, chổ nào cũng có cao lâu, tửu điếm, có giải trí trường, do đó tôi cảm thấy đời sống được thõa mãn. Hàng ngày, khi song công việt lại đi tìm các thú vui và kích thích mới. Một hôm, trong một buổi dạ tiệc, tôi tình cờ gặp cô bạn học cùng trường - Hứa Lộ Minh. Lộ Minh còn ít tuổi, trẻ, đẹp, và khéo ngoại giao, nàng là sinh viên văn khoa. Chúng tôi gặp nhau trong một bầu không khí tưng bừng, sặc mùi phú quý, nên chẵng bao lâu chúng tôi yêu nhau cuồng nhiệt và đã làm lễ thành hôn với nhau. Từ đây việc Ái Lan và Giang Bình không làm bận óc tôi và đã rơi hững vào quên lãng.

Đó là mối cừu thù giữa tôi và Giang Bình, tôi không ngờ hơn hai mươi năm qua, Giang Bình đã đi tu và trở thành một vị Hòa thượng.

Cuộc đời diễn biến thật khó suy lường.

***

Ba phần thuốc ấy đúng là tiên duợc.

Ba hôm sau, quả nhiên bệnh tình của tôi huyên giảm đi rất nhiều. Ở đời có nhiều việc kỳ quái khiến người ta khó tin. Toàn thân bệnh hoạn, nào sốt rét, nào phong thấp, nào kiết lỵ, lại thêm chứng lở loét bao tử, mà nhất là chứng này, bao nhiêu thuốc thang điều vô hiệu, các bác sĩ cũng đầu hàng. Thế mà một vị Hòa thượng, không khám mạch, không xem nhiệt độ cũng chẵng có phù chú, quỷ thuật gì, chỉ dùng ba thứ lá thuốc nhai dừ, chữa khỏi mọi bệnh. Và ba thứ lá mà Ngài trộn lẫn với nhau để chế thuốc, cũng không phải thứ cây hiếm hoi, cứ theo chổ nhận biết của tôi, thì đó chỉ là lá cây xương hồ và một thứ cỏ có lông, lá dài mà ta thường thấy ở khắp hương thôn, chổ nào cũng có. Song các thứ đó vào tay Hòa thượng lại trở thành vị thuốc tiên, thì các bạn bảo có lạ không?

Tôi không thể tưởng tượng được rằng kẻ thù không đội trời chung của tôi, cuối cùng lại trở nên ân nhân của tôi.

Để cảm tạ ơn cứu mạng của Ngài, tôi quyết định đến bái yết Ngài, đồng thời để xin Ngài tha tội.

Tuyết đọng ngoài nhà đã tan dần, trên đỉnh núi, ngoài đồng nội và trong đồng nội lại tràng nghập một màu xanh biếc. Vòm trời cũng đã quang đãng, vừng thái dương hiện ra chói lọi giữa một buổi sáng mùa đông, khiến người ta có cảm tưởng đó là một ngày xuân ấm áp.

Theo lời chỉ dẫn của ông cụ già, tôi tìm đến ngôi chùa tồi tàng, hoang vắng trên đỉnh núi. Đường đất nhấp nhô, tôi đi xuyên qua một khu rừng cây cao vút, vòng quanh máy ngôi cổ mộ rồi băng qua một dòng suối nhỏ, khoản hơn một giờ sau tôi đã đến chân núi. Núi không cao lắm nhưng đường rất quanh co, cây cối um tùm tôi men theo một con đường mòn, rêu xanh phủ kính và cỏ rừng bò lang trên mặt đường. Lúc ấy tôi cảm thấy tôi khỏe hơn trước rất nhiều, đi không bao lâu tôi đã lên đến đỉnh núi.

Đây hoàn toàn là một nơi hẻo lánh, ít ai đặt chân đến, trên đỉnh núi có một ngôi chùa nhỏ, ngoài có tấm biển đề bốn chữ lớn “Thanh Vân Cổ Tự”, nét chữ già dặn, đẹp đẽ, có vẻ là bút tích của một tay danh sĩ. Đáng tiếc là miền phụ cận không có người ở, đã lâu lắm rồi, không ai sửa chữa, nên chùa đã hoang tàn và lạnh lẽo vô cùng!

Tôi đi quanh ngôi chùa hai vòng, nhưng không thấy bóng vị Hòa thượng cứa tôi đâu cả. Tôi hoảng hốt. Sau tôi đi đến một gốc cây cổ thụ mới tìm thấy Ngài. Hòa thượng Tỉnh Thế ngồi xếp bằng dưới gốc cây, tay cầm chuỗi tràng hạt, vẽ mắt trang nghiêm như đang ngồi tham thiền.

Tôi yên lặng đứng một bên, không dám động đậy. chừng một tiếng đồng hồ sau Ngài rung rung cặp lông mày và nói:

- Ông đến đây làm chi?

Ngài vẫn còn nhắm mắt, chưa thấy tôi, sao Ngài đã biết tôi đến? Tôi vội đáp:

- Hòa thượng đã cứu tôi, tôi đến để xin tạ ơn.

Nghe song Ngài phá lên cười như điên, như khùng, rồi lại vẩn thái độ điên điên khùng khùng ấy, Ngài đứng dậy nói:

- Xin lỗi ông, tôi bận lắm. Chiều nay có mấy bệnh nhân đang đợi tôi.

- Bạch Hòa thượng tôi xin đưa Ngài đi?

- Đó là vùng bệnh dịch tả ông không đến đựợc.

Nghe đến bệnh dịch lòng tôi run sợtoàn thân sởn ốc, tôi nói:

- Vậy Hòa thượng đi mấy giờ mới về? tôi xin ở đây đợi Hòa thượng.

- Tôi không có chỗ ở nhất định, ông chờ tôi làm gì?

- Tôi muốn theo Hòa thượng xuất gia tu hành.

Lại vẫn tếng cười oang oangđiên khùng lúc nãy vang lên.

- Trần duyên của ông chưa hết, xuất gia sao đựợc.

- Không! lòng tôi nhất định thoát ly, tôi không còn lưu luyến gì cả.

Kế đó, tôi thuật lại tất cả cảnh ngộ rủi ro của tôi cho Ngài nghe.

- Bạch Hòa thượng, cuộc đời biến ảo vô thường, giàu sang tựa như mây khói. Thế mà cõi đời này vẫn đầy dẫy những sự tàn nhẫn, tranh giành, giết chóc, lừa bịp, giã giối và tội ác ngập trời.

Lần này Hòa thượng Tỉnh Thế không cười nữa, Ngài chăm chú nhìn tôi rồi lắc đầu nói:

- Ông lầm. Đời bao giờ cũng có hai mặt, một mặt sáng sủa đẹp đẽ, một mặt đen tối xấu xa. Hiện giờ ông chưa thoát li được trần duyên, tiền đồ của ông vẫn còn sáng lạng. Nếu thật ông muốn xuất gia thì sau sẽ nói, kiếp này chúng ta sẽ còn gặp nhau ba lần nữa.

Tôi kinh ngạc, hỏi:

- Ngài có thể biết chắc những việc tương lai?

- Dĩ nhiên là không thể biết chắc, tôi là một ông sư điên điên, khùng khùng, chỉ nói bậy bạ vậy thôi.

Dứt lời, Ngài lại cười khanh khách, rồi lại cầm lấy chiếc tích trượng(gậy) ra đi.

- Bạch Hòa thượng tôi xin đưa Ngài xuống núi!

Như sợ tôi nói nhiều, Ngài không đáp nữa, bởi thế tôi cũng chỉ im lặng theo sau Ngài.

Từ trên đỉnh núi xuống đến chân núi, tình cờ tôi thấy hai việc mà cho đến nay, khi nghỉ tới, tôi vẫn còn cho là kì quái.

Việc thứ nhất: dọc đường, bên sường núi có một cây quất hồng bì, quả sai chi chít và to gần bằng quả vải, màu chín vàng ối. Khi đi qua gốc cây, Hòa thượng Tỉnh Thế dơ tay dức một trái rồi bóc vỏ, bỏ vào mồm nhai ngon lành. Tôi cũng định hái một trái, nhưng cây cao hơn hai trượng, không thể hái được, tôi không hiểu cách nào mà Ngài với tới được.

Việc thứ hai: trong đám cỏ rậm rạp, một con rắn độc rất lớn đang nằm cuộn tròn, trông rất sợ, Hòa thượng Tỉnh Thế vô ý, giẫm đại lên nó, mà con rắn, vẫn nằm yên không cắn.

Xuống đến chân núi tôi không còn nén nổi sự tò mò về những hành động kì quái của vị Hòa thượng điên điên, khùng khùng ấy, nên tôi hỏi thử:

- Bạch Hòa thượng, Ngài có nhận ra tôi là ai không?

Tất nhiên là tôi nhận ra vì tôi vẫn chưa lòa, Ông là một thân sĩ ở Du Thành tên Cát Ứng Lương!

Tôi rùng mình kinh sợ, thế ra Ngài đã nhận ra tôi. Một lúc khá lâu sau tôi mới trấn tĩnh được lòng sợ hãi, hoảng hốt. Tôi hỏi:

- Bạch Hòa thượng Ngài đã nhận ra tôi, tôi là kẻ thù của Ngài, sao Ngài không trả thù tôi?

Trên môi Ngài nở một nụ cười hiền từ, tràn đầy tình thương:

- Đệ tử của Phật chỉ biết cứu đời, cứu người chứ không hiểu thế nào là thù địch cả.

- Trước kia tôi bức hại Ngài thảm thương thế, có lẽ nào Ngài lại không oán hận tôi?

- Oán hận lắm chứ, tôi còn muốn giết ông nữa là khác, nhưng sau khi xuất gia, thì tôi tha thứ cho ông, tha thứ tất cả những chúng sanh tội ác.

- Bạch Hòa thượng tâm hồn Ngài cao cả lắm!

- Đó là tôi noi theo lòng từ bi, hỉ xả của đức Phật.

Lúc ấy tôi bỗng nhớ đến Ái Lan và hỏi:

- Tại sao Ngài lại xuất gia và đi vân du hành hóa bốn phương? Còn Ái Lan?

Nhe câu hỏi của tôi, Hòa thượng Tỉnh Thế dừng lại Ngài hơi cúi đầu, tỏ vẽ thương cảm:

- Ái lan chết rồi, đáng thương lắm!

- Chao ôi! Nàng còn ít tuổi thế sao đã chết? tôi ngậm ngùi hỏi.

- Ái Lan yếu đuối, không chịu đựng nổi cuộc sống phong sương, bỏ nhà ra đi chưa đầy ba tháng thì nàng lâm bệnh, và chẳng bao lâu nàng đã vĩnh biệt cõi đời!

Tôi cảm thấy mang nhiên:

- Sao Ngài lại bỏ nhà ra đi?

- Không đi sao được? nhà tôi đã bị bọn lưu manh của ông mướn đến đốt phá, sau mặc dầu ông đã về tỉnh, nhưng bọn họ vẫn đến hăm dọa chúng tôi hoài.

Tôi vừa hối hận, vừa xấu hổ. Trên cõi đời này tôi là một kẻ lòng lang, dạ thú, một kẻ tiểu nhân ti tiện và bỉ ổi nhất!

Nghĩ đến cái chết của Ái Lan, tôi không thể không liên tưởng đến sự tù đày oan uổng của Hòa thượng Tỉnh Thế:

- Bạch Hòa thượng, trong lao ngục, Ngài đã bị lên án tử hình rồi kia mà, sao nay Ngài vẫn còn sống?

- Những kẻ côn đồ giết người, đốt nhà, tuy làm những việc cực ác như thế, song cũng có những lúc còn có lương tâmnhân tính. Buổi chiều hôm trước ngày tôi bị hành hình, lương tâm họ đột nhiên phát hiện, họ cung khai và thừa nhận tất cả, rồi tự động minh oanchịu tội thay tôi.

Tôi lại càng ăn nănxấu hổ, mình sinh trưởng trong một gia đình giàu sang, quyền quý, được ăn học đến nơi đến chốn, thành người có một nền giáo dục cao đẳng, thế mà hành vi của mình không bằng một tên giặc cướp, phỉ đồ, tôi la lên thất thanh, quỳ xuống trước mặt Hòa thượng, vừa khóc than vừa van xin Ngài tha thứ cho những việc làm nhơ bẩn của tôi.

***

Lúc ấy thái độ của Hòa thượng Tỉnh Thế không còn như điên như khùng nữa, Ngài âu yếm, triều mến đỡ tôi dậy rồi hiền từ hỏi tôi;

- Ông có thể kể lại cho tôi nghe qua tại sao ông lại lưu lạc đến đây?

- Chao ôi! Nói ra dài lắm, phảng phất như một giấc chiêm bao vậy. Nữa cuộc đời trước của tôi thì Hòa thượng đã rõ, không còn nói đến nữa, tôi xin bắt đầu từ ngày về tỉnh làm quan.

- Khi tôi về tỉnh thì tất cả đều thuận lợi, vì công việc đều do ba tôi và cậu tôi làm cả. Tôi sống một cuộc đời xa hoa, đàng điếm. Mấy hôm đầu tôi vẫn còn nhớ đến Ái Lan và thầm giận Ngài, nhưng sự kiện thay đổi rất nhanh khi tôi có người tình khác, chúng tôi yêu nhau và chỉ mấy hôm sau chúng tôi thành hôn.

- Sau khi lập gia đình, tôi bắt đầu thấy khổ não dần, nguyên nhân là vì Lộ Minh có tính đi ngang về tắt, giả dối, phản bội, nàng chỉ cần hưởng thụ; động cơ chính thúc dục nàng lấy tôi là vì tiền của, địa vịquyền thế của tôi, nhưng điều làm tôi đau đớn nhất là nàng không chịu giữ đạo làm vợ, suốt ngày chỉ chơi bời, giao thiệp, sau tôi không thể chịu đựng được nữa đành phải ly hôn, cắt đứt hết mọi quan hệ với nàng.

Hòa thượng Tỉnh Thế đồng tình:

- Gặp phải vợ bất chính ngỗn ngược là một điều rất buồn khổ.

Tôi nói tiếp:

- Vận mệnh bi thảm của tôi cũng bắt đầu từ khi li dị Lộ Minh. Ngày nay hồi tưởng lại, tôi thấy hỗ thẹn vô cùng! Cha không ra cha mà con cũng chẳng ra con, có lẽ đó cũng là quan hệ di truyền. Cha tôi sống cuộc đời phóng túng, dâm dật thế nào thì tôi cũng sống đúng như thế: không ở phòng trà thì cũng đến tiệm nhảy, không một tửu điếm hay một thanh lâu sang trọng nào mà chúng tôi không đặt chân tới. Tiền nong để chi tiêu vào các việc ấy hoàn toàn là của công quỹ. Cha tôi là tỉnh trưởng có thể lạm quyền để thụt két, còn tôi là chủ sự phòng tài chính, dĩ nhiên có thể ăn cắp của công một cách dễ dàng. Thời gian càng lâu, công quỹ càng thâm hụt, sau cùng cả hai cha con tôi điều bị truất chức và bị tống giam!

Giọng hoà thượng Tỉnh Thế trang nghiêm:

- Điều đó trong kinh Phật gọi là nhân quả báo ứng. tự mình gieo lấy nhân ác thì phải hái lấy quả khổ?

- Đúng thế! Tôi nói tiếp đó là nhân quả báo ứng. cha tôi bị kết ánchung thân. Còn tôi, sau mấy năm bị giam cầm trong ngục thất, khi trở về nhà thì ruộng vườn cơ nghiệp bị cưỡng chế phát mại hết, thêm vào đó là anh em lục đục, đánh chém nhau, gây nên cảnh cốt nhục tương tàng, khuynh gia bại sản!

Hòa thượng Tỉnh Thế thở dài và lắc đầu liên hồi:

- Cốt nhục tương tàn là cảnh thảm khốc nhất trên đời!

Ngừng một lúc, tôi nói tiếp:

- Sau đó ra sao, tưởng không cần nói. Không nhà cửa, không nơi nương tựa, tứ cố vô thân, tôi bắt đầu sống cuộc đời lưu lạc, nỗi trôi.

Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, chúng tôi đã xuyên qua rừng cây cao vút, băng qua dòng suối nhỏ, vòng quanh mấy ngôi cổ mộ và đến thôn xóm lúc nào không hay biết.

Nơi đây có thể rất nhiều kẻ tội ác, ôn dịch đang hoành hành, một làng mây sầu thảm, thuê lương đang bao trùm khắp thôn xóm.

Hòa thượng Tỉnh Thế bảo tôi dừng bước tôi chỉ biết tuân theo, đứng nhìn Ngài rảo bước vào hoang thôn, để thực hiện tinh thần cứu thế, độ sinh của Phật giáo.

***

Từ biệt Hòa thượng Tỉnh Thế, một mình tôi lủi thủi lên đường để tiếp tục cuộc sống phiêu lưu, chìm nổi giữa biển đời sóng gió.

Đúng như lời Hòa thượng Tỉnh Thế đã nói trần duyên của tôi chưa hết, sau đó bao nhiêu sự kiện bất ngờ lần lược xảy đến cho tôi.

Và cũng đúng như Hòa thượng đã dự đoán, kiếp này chúng tôi còn gặp nhau được ba lần và lời dự đoán ấy rất linh nghiệm. Vì trong khoảng hơn mười năm sau, tôi đã được gặp Ngài hai lần. đáng tiết là tôi không có tuệ căn và duyên lành, nên trong hai lần hội ngộ ấy, tôi vẫn không đả động gì đến vấn đề xin xuất gia.

Tại sao tôi phản bội lòng mình! lí do rất dễ: lần thứ nhất tôi gặp Ngài vào năm dân quốc thứ 36, lúc ấy tôi đang ở Nam kinh và vừa mới kết hôn với Ý Như nữ sĩ; lần hai tôi gặp Ngài tại Hồ Nam hiện đang làm tỉnh trưởng, công việc bận rộn, nên cũng không nghĩ đến việc xuất gia.

Ngày nay tôi trôi dạt đến Đài Loan, thấm thoát đã hơn mười năm trời, từng trải qua bao nhiêu gian truân, khổ sở, chức vị ngày xưa đã bị truất phế, Ý Như ở lại trên lục địa, không biết sống chết ra sao, quay đầu nhình lại bước đường qua, tôi có cảm giác như đã trãi qua mấy kiếp!

Hiện giờ tôi quyết định thoát ly khỏi cảnh hồng trần, hàng ngày tôi trong mong vị Hòa thượng cứu nhân độ thế sớm xuất hiện để đưa tôi ra khỏi cuộc đời phiền muộn cho thân tâm được thanh thoát.

Nhưng tôi vẫn không thấy dấu vết của Hòa thượng Tỉnh Thế xuất hiện, có lẽ tôi hãy còn nặng nợ trần duyên?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8340)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 7971)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9859)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 7999)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9510)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8271)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8111)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8397)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9627)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 10963)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 9987)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9181)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9319)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11625)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8457)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9003)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8672)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9090)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10724)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9777)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8314)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9739)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9810)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8724)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13133)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9868)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9068)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26618)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9697)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12568)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10573)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9674)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 9985)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 10883)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9622)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 9898)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9365)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9736)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8592)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8313)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9764)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9756)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9197)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10318)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 8842)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10184)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 10976)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8242)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12314)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 9957)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant