Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những giai thoại về cháo trong kinh Phật

12 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16153)
Những giai thoại về cháo trong kinh Phật

blank
Tại một gốc cây, bên bờ sông Ni Liên Thiền này, nàng Sujata đã dâng bát cháo sữa cúng dường Đức Phật
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak (Tam hợp). Nói đến việc thành đạo của Đức Thế Tôn là phải nói đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng.

Đó là bát cháo sữa đã giúp sức cho Ngài tu tập đạt thành chánh quả. Trong buổi sáng trước ngày Thành đạo, lúc Bồ tát ngồi dưới gốc cây Ajapala gần cội Bồ đề bên bờ sông Neranjarà, một phụ nữ tên Sujata đã dâng đến Ngài bát cháo sữa mà nàng đã tự tay nấu lấy. Sau khi thọ xong bữa ăn có nhiều chất dinh dưỡng ấy, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần nhật. Có lẽ nhờ bát cháo Sujata mà cháo đã trở thành một món ăn quan trọng thường được Đức Thế Tôn nhắc đến trong kinh điển. Theo Trường Bộ Kinh (kinh số 17) có tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa. Rất nhiều lần Đức Phật được dâng cháo sữa, cháo gạo hay cháo đặc biệt nấu từ hoa cây sala của gia chủ Ugga, Ngài đều hoan hỷ thọ nhận. Nhưng cũng có khi Ngài chối từ không thọ nhận. Đó là trường hợp bát cháo của người Bà la môn Kasibhàradvàja. Tiểu Bộ Kinh (kinh Tập, chương Một, phẩm Rắn, Người cày ruộng) ghi: “Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Magadha, tại núi Dakkhinàgini, trong một làng Bà la môn tên Ekanàlà. Lúc bấy giờ, Bà la môn Kasibhàradvàja có khoảng năm trăm lưỡi cày sẵn sàng, vì là thời gieo mạ. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến chỗ Bà la môn Kasibhàradvàja đang làm việc. Lúc bấy giờ Bà la môn Kasibhàradvàja đang phân phát đồ ăn. Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, để khất thực. Bà la môn Kasibhàradvàja liền nói với Thế Tôn:

- Này Sa môn, ta cày và ta gieo, sau khi cày, sau khi gieo, ta ăn. Và Sa môn, hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo, hãy ăn!
- Này Bà la môn, Ta cũng cày và cũng gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn.
- Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, hay cái cày, hay lưỡi cày, hay gậy thúc trâu bò, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Sau khi nghe như thế, Thế Tôn giảng giải phương pháp cày bừa của Ngài. Bà la môn Kasibhàradvàja nghe xong hoan hỷ lấy một bát bằng đồng lớn, cho đổ đầy với cháo sữa dâng Đức Phật nhưng Thế Tôn không thọ dụng vì người này cúng dường không đúng pháp: Ta không hưởng vật dụng/Do tụng kệ đem lại/Ðây không phải là pháp/Của bậc có chánh kiến”.

Cháo là hình thức của cơm nấu loãng, là thực phẩm thông dụng của trẻ em hoặc người già, người bệnh. Có một loại cháo mà tất cả chúng sanh khi đi đầu thai vào cảnh giới khác đều phải ăn là “cháo lú”. Tục ngữ Việt Nam có nhắc nhiều đến cháo: ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng, ăn cháo để gạo cho vay, ăn cháo đá bát, tiền trao cháo múc, bữa rau bữa cháo, cơm hàng cháo chợ, mượn đầu heo nấu cháo v.v… nhưng đây chỉ là những câu nói ví von không chuyên chở được những lợi ích thực tiễn của cháo. Với cái nhìn siêu việt của bậc Đạo sư, Đức Phật đã nhận ra năm lợi ích của cháo là: trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bàng quang (và huyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại. Năm điều này đã được Ngài nói đến trong Tăng Chi Bộ Kinh (chương 5, phần Cháo).

Có lẽ chư Tăng chùa Thiếu Lâm tại Trung Hoa cũng thông hiểu những lợi ích này nên đã sử dụng cháo trong thực đơn hàng ngày: Thiếu Lâm sư Tăng ngày ba bữa/Sáng thường cháo đặc hai bát đầy/Trưa thì cháo loãng với bánh bột.
Trưởng giả Cấp Cô Độc cũng thường xuyên cúng dường cháo vào buổi sáng. Trong khi bậc Ðạo sư còn ở Kỳ Viên, mỗi ngày sáng trưa chiều vị triệu phú đi đến tinh xá ba lần để cúng dường. Ngoài ra, còn nhiều sự giúp đỡ khác. Ông Cấp Cô Ðộc không bao giờ đi tay không, ngại các Sa di hay Tỷ kheo trẻ xem mình có đem gì trong tay không. Buổi sáng ông đem theo cháo…

Dù cháo là món thực phẩm khiêm nhường nhưng không phải vì lẽ ấy mà các Tỷ kheo được thọ dụng một cách bừa bãi. Trong một vài trường hợp Đức Thế Tôn dạy các Tỷ kheo không nên thọ dụng món cháo đặc của người khác khi đã được thỉnh mời ở một nơi khác. Trong Luật tạng (Đại phẩm, chương Dược phẩm), Đức Phật kể chuyện một ngàn hai trăm vị Tỷ kheo từ chối thọ nhận thịt từ sự cúng dường của một quan Đại thần mới có đức tin, vì chư vị Tỷ kheo này đã thọ cháo đặc vào sáng sớm rồi. Vị quan đại thần giận dữ và không hoan hỷ. Sau khi Đức Thế Tôn thọ thực xong, Ngài thuyết pháp cho vị quan ấy và giảng về phước báo mà ông đã tạo, khiến ông trở nên mừng rỡ, phấn chấn. Do sự kiện này, Thế Tôn chế định điều luật như trên.
Cũng để tránh việc không đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin, Thế Tôn dạy cháo cúng dường phải được tạo ra hợp pháp, đúng lẽ đạo. Ngài đã khiển trách một vị Tỷ kheo trước đó làm nghề thợ cạo đã cúng dường cháo bằng phương pháp không thích nghi. Vị này sai hai người con của mình đem thùng dao cạo đi từ nhà này qua nhà khác; với sự thưởng công họ gom góp muối, dầu ăn, gạo lứt, và vật thực loại cứng để làm món cháo cúng dường đến Đức Thế Tôn. Với tâm của đấng Như Lai, Thế Tôn biết mọi sự việc nhưng Ngài vẫn hỏi lại người thợ cạo xuất xứ của món cháo và người thợ cạo đã xác nhận việc làm của mình nên Ngài đã qui định là vị nào trước đây là thợ cạo không nên mang theo thùng dao cạo (Luật tạng, Đại phẩm, chương Dược phẩm).

Trong kinh tạng Pàli chúng ta thấy các vị Phật Độc Giác, Phật Bích Chi, Tỷ kheo… thọ dụng cháo rất thường xuyên. Một vị Bích Chi Phật thường đến khất thực tại nhà một người chăn bò và được ông nấu dâng rất nhiều cháo và xúp, mỗi khi thọ nhận Ngài đều dành cho con chó của người chăn bò một phần cháo nên nó cứ quấn quýt bên Ngài.
Nhưng không phải Tỷ kheo nào cũng nhận được những bát cháo sữa thơm ngon hay bát cháo mới nấu. Có vị đã phải nhận một bát cháo cũ người ta đem đi quăng đổ như Tôn giả Ratthapala. Tôn giả đi khất thực từng nhà một ở Thullakotthita và đến tại nhà người cha mình nhưng không nhận được bố thí, chỉ nhận được lời sĩ nhục. Lúc bấy giờ, người nữ tỳ thân gia của Tôn giả Ratthapala muốn quăng đổ cháo ngày hôm qua. Tôn giả Ratthapala nói với người nữ tỳ ấy:
- Này chị, nếu cần phải quăng đổ cháo này, hãy đổ vào bát của tôi ở đây.
Rồi tôn giả Ratthapala ngồi dựa vào một bức tường, ăn cháo của ngày hôm qua ấy (Trung Bộ Kinh, kinh Ratthapala, số 82).
Cũng giống như Tôn giả Ratthapala nhận được cháo thiu bố thí mà vẫn an vui thọ dụng, nhiều Tỷ kheo đi khất thực khắp đường phố chỉ nhận được vài muỗng cháo và họ vẫn an lạc uống cháo ấy như câu chuyện kể trong Thanh Tịnh Đạo: “Sáng sớm, các đại đức cùng vào thành. Khi họ đã đi hết một con đường phố và chỉ được muỗng cháo, họ ngồi tại một nhà mát để uống cháo ấy”.

Cho dù cháo không phải là loại thực phẩm thượng vị nhưng đôi khi các Tỷ kheo muốn dùng cũng vẫn phải bạch lên Đức Thế Tôn. Thí dụ như có nhu cầu về nước cháo trắng, các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn.
- Này các Tỷ kheo, ta cho phép (sử dụng) nước cháo trắng.
Vào lúc bấy giờ, có vị Tỷ kheo nọ bị bệnh đau bụng bão. Vị ấy đã húp cháo chua có bỏ muối. Bệnh đau bụng bão ấy của vị ấy đã được thuyên giảm. Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn.
- Này các Tỷ kheo, ta cho phép thọ dụng cháo chua có bỏ muối một cách thoải mái đối với vị bị bệnh (Luật tạng, Đại phẩm, chương Dược phẩm).
Đức Thế Tôn từng nói đến cháo như là dược phẩm và Ngài đã dạy cho một người Bà la môn nhiều điều lợi ích về cháo cũng như sự lợi ích của việc bố thí cháo đến những bậc đáng cúng dường:
- Này Bà la môn, đây là mười điều lợi ích của cháo. Mười điều ấy là gì? Trong khi bố thí cháo (người ấy) bố thí tuổi thọ, bố thí sắc đẹp, bố thí sự an lạc, bố thí sức mạnh, bố thí trí tuệ, người đã húp cháo dứt hẳn cơn đói, chận đứng cơn khát, điều hòa gió, làm sạch bàng quang, và làm tiêu hóa phần (vật thực) thô còn lại chưa được tiêu hóa. Này Bà la môn, đây là mười điều lợi ích của cháo. Ngài còn dạy thêm: Người nào bố thí cháo/Cung kính và hợp thời/Đến những ai thu thúc/Ăn vật kẻ khác cho/Là đã cho vị ấy/Được mười điều lợi ích/Tuổi thọ, và sắc đẹp/An vui, và sức mạnh/Nhờ đó được sanh khởi/Trí tuệ cho vị ấy/Xua đi được cơn đói/Cơn khát, gió (điều hòa)/Làm trong sạch bàng quang/Tiêu hóa vật ăn vào/Vật ấy là dược phẩm/Đấng Thiện Thệ ngợi khen/Bởi thế, người khao khát/An lạc chốn thiên đường/Hoặc là đang mong muốn/Sự phồn vinh nhân loại/Nên thường xuyên bố thí/Cháo đầy đủ đến vị/Có nhu cầu an lạc (Luật tạng, Đại phẩm).

Lời dạy ấy đã đem lại một quả thiện vô cùng thù thắng cho một người giữ ruộng. Tích truyện Pháp Cú (số 54) có thuật lại câu chuyện một người giữ ruộng được sanh thiên nhờ bố thí đúng thời một bát cháo cua đến một Tỷ kheo bị bệnh: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy một Tỷ kheo đang thực hành thiền quán bỗng ngã bệnh vì chứng đau tai rất trầm trọng. Thuốc chữa của y sĩ chẳng công hiệu gì. Vị ấy trình với Đức Thế Tôn, Ngài biết cháo cua là thứ thuốc chữa bệnh ấy, bèn dặn vị Tỷ kheo ấy đến khất thực ở vùng đồng ruộng nước Ma Kiệt Đà. Vị ấy đến đó và đứng khất thực tại cửa lều người giữ ruộng. Người này, sau khi nấu món cháo cua làm thức ăn, liền mời vị ấy ngồi và cúng một ít cháo.
Vị Tỷ kheo ăn món cháo thì trở nên khỏe mạnh như thể được tắm với cả trăm gàu nước mát. Tâm trí thanh thản nhờ thức ăn thích hợp, vị ấy hướng tâm trở về thiền quánchứng đắc quả A la hán ngay cả trước khi ăn xong bữa. Vị ấy bảo người giữ ruộng:
- Này cư sĩ, nhờ phước quả công đức này, hiền hữu sẽ không còn bị thân bệnh và tâm bệnh nữa.

Chúc phước xong, vị ấy ra đi. Về sau người giữ ruộng từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một căn phòng làm bằng ngọc bích, giữa một tòa lâu đài bằng vàng rộng mười hai do tuần, trụ bằng ngọc được trang hoàng uy nghiêm với bảy trăm sảnh đường có nóc nhọn cao vút. Trước cửa lâu đài, một con cua bằng vàng được treo trên một chuỗi ngọc trai”.
Ngoài ra còn nhiều phước báu cao quý khác như được làm hoàng hậu, làm vua chỉ vì bố thí cháo đến chư Phật Độc Giác như trong Chuyện tiền thân (số 415) nói về nguyên nhân hoàng hậu Mallikà được phong làm chánh hậu: “Mallikà (Mạt Lợi) nguyên là con gái của vị trưởng nghiệp đoàn bán vòng hoa, cực kỳ diễm lệhiền thục. Khi nàng được 16 tuổi, trong lúc đi đến vườn hoa cùng các thiếu nữ khác, nàng mang theo ba phần cháo sữa chua trong giỏ hoa. Khi rời thành phố, nàng trông thấy Đức Thế Tôn vào thành, tỏa hào quang rực rỡ và được Tăng chúng vây quanh, nàng đem cúng dường Ngài ba phần cháo ấy. Bậc Ðạo Sư đưa bát của ngài ra nhận cháo. Nàng đảnh lễ chân Đức Như Lai và lấy niềm hoan hỷ ấy làm chủ đề thiền quán, nàng đứng sang một bên. Bậc Ðạo Sư mỉm cười, nhìn nàng. Tôn giả Ànanda tự hỏi tại sao Đức Như Lai mỉm cười và hỏi Ngài vấn đề này. Bậc Ðạo Sư nói lý do:
- Này Ànanda, cô gái này hôm nay sẽ trở thành chánh hậu của vua Kosala do phước báu ba phần cháo này.

Còn cô gái tiếp tục bước đến vườn hoa. Ngay chính hôm ấy vua Kosala giao chiến với vua Ajàtasattu và thất bại phải đào tẩu. Trong khi đang đi ngựa, vua nghe tiếng nàng hát rất hấp dẫn liền thúc ngựa vào khu vườn. Công đức của cô gái đã đến thời chín muồi, vì thế khi thấy vua, nàng không chạy trốn mà đi đến cầm lấy dây cương nơi mũi ngựa. Vua ngồi trên lưng ngựa hỏi nàng đã có chồng chưa. Khi nghe nàng đáp chưa, ông đưa nàng lên ngựa, cùng đạo quân hùng hậu đi vào thành. Chiều hôm ấy vua phong nàng làm chánh hậu”.
Rồi Ngài kể thêm chuyện tiền thân của Bồ tát Kummasàpinda nhờ bố thí cháo không có muối đến chư Phật mà được làm vua: “Thuở đó Bồ tát sinh vào một nhà nghèo. Khi lớn lên ngài tìm kế sinh nhai bằng cách làm công cho một nhà giàu. Một hôm ngài mua bốn phần cháo ở cửa tiệm và suy nghĩ: Cái này vừa đủ để ta ăn sáng. Rồi ngài ra làm việc ngoài đồng. Khi thấy bốn vị Ðộc Giác Phật đang vào Ba La Nại khất thực, ngài suy nghĩ: Ta có bốn phần cháo này, giả sử ta đem cúng dường các vị đang đến Ba La Nại khất thực? Vì thế ngài đi đến đảnh lễ các vị và nói:
- Thưa các Tôn giả, con hiện đang cầm bốn phần cháo, con xin cúng dường các vị, mong các vị nhận lấy để cho con được phước đức đem lại an lạc lâu dài về sau.
Được các vị nhận lời, ngài đặt bốn phần cháo vào bốn bình bát vừa đảnh lễ cung kính vừa thưa:
- Thưa các Tôn giả, ước mong nhờ phước báu này con sẽ không sinh vào nhà nghèo nữa, ước mong đây sẽ làm nhân duyên cho con đắc quả vị Chánh Giác.
Nhờ phước báu này, ngài tái sinh vào mẫu thai của chánh hậu thành Ba La Nại, được đặt tên vương tử Brahmadatta. Khi được lên làm vua ngài quán sát biết đó là do công đức cúng dường bốn vị Ðộc Giác Phật bốn phần cháo ở kiếp trước nên đã nói lên: Cúng dường chư Phật cao quý thay/Người bảo đừng xem rẻ việc này/Ðem tặng cháo dù không có muối/Cho ta phước báu lớn như vầy”.

Trong khi cháo đem lại lợi lạc cho nhiều người thì cháo cũng đem đến đau khổ cho một số người khác. Chuyện tiền thân (số 423) ghi: “Một thiện gia nam tử ở Sàvatthi nghe giáo pháp của bậc Ðạo Sư thì để lại tài sản, nhà cửa cho vợ con, và thỉnh cầu bậc Ðạo Sư truyền giới xuất gia cho mình. Vì ông chỉ là Sa di lúc khất thực cùng các vị giáo thọ, sư trưởngTăng chúng lại đông, nên ông không có được ghế ngồi trong nhà cư sĩ hoặc trong trai đường, mà chỉ có một ghế thấp nhỏ hoặc ngồi ở dãy ghế dài cuối chỗ các Sa di. Thức ăn chỉ được múc vội vã cho ông bằng cái muỗng lớn: ông nhận món cháo tấm, các món cứng thì hôi hám hoặc hư nát, hoặc các cọng rau đã khô héo, cháy sém và phần ăn này không đủ nuôi sống ông.
Ông liền đem các món ăn nhận được về đưa cho người vợ cũ mà ông đã rời bỏ. Nàng cầm lấy bình bát, kính chào ông, đổ hết các thứ ấy ra và thay vào món cháo nấu thật ngon và cơm trộn sốt cà ri. Vị Sa di bị lòng ham thích các hương vị ấy lôi cuốn nên không thể rời vợ. Món cháo tấm thanh tịnh của người xuất gia đã được thay bằng món cháo thượng vị của người phàm phu để người Sa di đã quay trở lại con đường mà trước đây mình từ bỏ”.
Qua các câu chuyện về cháo, chúng ta nên tri ân bát cháo Sujata, vì nhờ nó mà chúng ta có được giáo pháp nhiệm mầu để nương nhờ. Chúng ta cũng nên suy nghiệm về mười điều lợi ích của cháo và sự cúng dường cháo mà Đức Thế tôn đã chỉ dạy như thọ dụng cháo đúng pháp và bố thí cháo đúng thời. Điều quan trọng nhất trong mười điều này là bố thí cháo đến những vị biết thu thúc tức là giúp điều kiện cho trí tuệ của vị ấy được sanh khởi. Khi trí tuệ của một bậc phạm hạnh được sanh khởi thì sự lợi ích đem đến cho chúng sanhvô lượng.

MÙA VESAK PL.2553

NHƯ QUANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9543)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9471)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8007)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 8854)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22247)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9205)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17645)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 9953)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10390)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10726)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9599)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9181)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10220)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9244)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10401)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9499)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15189)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8407)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 10998)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9116)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8372)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8597)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14351)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12466)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9444)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9141)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9689)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14574)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 8887)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10304)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10278)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9423)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9318)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10108)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9641)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9151)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10588)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10117)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9717)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11001)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18582)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9529)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8707)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9284)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 8906)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9130)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8764)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9504)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10322)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9168)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant