Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những giai thoại về cháo trong kinh Phật

12 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16146)
Những giai thoại về cháo trong kinh Phật

blank
Tại một gốc cây, bên bờ sông Ni Liên Thiền này, nàng Sujata đã dâng bát cháo sữa cúng dường Đức Phật
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak (Tam hợp). Nói đến việc thành đạo của Đức Thế Tôn là phải nói đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng.

Đó là bát cháo sữa đã giúp sức cho Ngài tu tập đạt thành chánh quả. Trong buổi sáng trước ngày Thành đạo, lúc Bồ tát ngồi dưới gốc cây Ajapala gần cội Bồ đề bên bờ sông Neranjarà, một phụ nữ tên Sujata đã dâng đến Ngài bát cháo sữa mà nàng đã tự tay nấu lấy. Sau khi thọ xong bữa ăn có nhiều chất dinh dưỡng ấy, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần nhật. Có lẽ nhờ bát cháo Sujata mà cháo đã trở thành một món ăn quan trọng thường được Đức Thế Tôn nhắc đến trong kinh điển. Theo Trường Bộ Kinh (kinh số 17) có tám vạn bốn ngàn loại cháo sữa. Rất nhiều lần Đức Phật được dâng cháo sữa, cháo gạo hay cháo đặc biệt nấu từ hoa cây sala của gia chủ Ugga, Ngài đều hoan hỷ thọ nhận. Nhưng cũng có khi Ngài chối từ không thọ nhận. Đó là trường hợp bát cháo của người Bà la môn Kasibhàradvàja. Tiểu Bộ Kinh (kinh Tập, chương Một, phẩm Rắn, Người cày ruộng) ghi: “Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Magadha, tại núi Dakkhinàgini, trong một làng Bà la môn tên Ekanàlà. Lúc bấy giờ, Bà la môn Kasibhàradvàja có khoảng năm trăm lưỡi cày sẵn sàng, vì là thời gieo mạ. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến chỗ Bà la môn Kasibhàradvàja đang làm việc. Lúc bấy giờ Bà la môn Kasibhàradvàja đang phân phát đồ ăn. Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, để khất thực. Bà la môn Kasibhàradvàja liền nói với Thế Tôn:

- Này Sa môn, ta cày và ta gieo, sau khi cày, sau khi gieo, ta ăn. Và Sa môn, hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo, hãy ăn!
- Này Bà la môn, Ta cũng cày và cũng gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn.
- Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, hay cái cày, hay lưỡi cày, hay gậy thúc trâu bò, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Sau khi nghe như thế, Thế Tôn giảng giải phương pháp cày bừa của Ngài. Bà la môn Kasibhàradvàja nghe xong hoan hỷ lấy một bát bằng đồng lớn, cho đổ đầy với cháo sữa dâng Đức Phật nhưng Thế Tôn không thọ dụng vì người này cúng dường không đúng pháp: Ta không hưởng vật dụng/Do tụng kệ đem lại/Ðây không phải là pháp/Của bậc có chánh kiến”.

Cháo là hình thức của cơm nấu loãng, là thực phẩm thông dụng của trẻ em hoặc người già, người bệnh. Có một loại cháo mà tất cả chúng sanh khi đi đầu thai vào cảnh giới khác đều phải ăn là “cháo lú”. Tục ngữ Việt Nam có nhắc nhiều đến cháo: ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng, ăn cháo để gạo cho vay, ăn cháo đá bát, tiền trao cháo múc, bữa rau bữa cháo, cơm hàng cháo chợ, mượn đầu heo nấu cháo v.v… nhưng đây chỉ là những câu nói ví von không chuyên chở được những lợi ích thực tiễn của cháo. Với cái nhìn siêu việt của bậc Đạo sư, Đức Phật đã nhận ra năm lợi ích của cháo là: trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bàng quang (và huyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại. Năm điều này đã được Ngài nói đến trong Tăng Chi Bộ Kinh (chương 5, phần Cháo).

Có lẽ chư Tăng chùa Thiếu Lâm tại Trung Hoa cũng thông hiểu những lợi ích này nên đã sử dụng cháo trong thực đơn hàng ngày: Thiếu Lâm sư Tăng ngày ba bữa/Sáng thường cháo đặc hai bát đầy/Trưa thì cháo loãng với bánh bột.
Trưởng giả Cấp Cô Độc cũng thường xuyên cúng dường cháo vào buổi sáng. Trong khi bậc Ðạo sư còn ở Kỳ Viên, mỗi ngày sáng trưa chiều vị triệu phú đi đến tinh xá ba lần để cúng dường. Ngoài ra, còn nhiều sự giúp đỡ khác. Ông Cấp Cô Ðộc không bao giờ đi tay không, ngại các Sa di hay Tỷ kheo trẻ xem mình có đem gì trong tay không. Buổi sáng ông đem theo cháo…

Dù cháo là món thực phẩm khiêm nhường nhưng không phải vì lẽ ấy mà các Tỷ kheo được thọ dụng một cách bừa bãi. Trong một vài trường hợp Đức Thế Tôn dạy các Tỷ kheo không nên thọ dụng món cháo đặc của người khác khi đã được thỉnh mời ở một nơi khác. Trong Luật tạng (Đại phẩm, chương Dược phẩm), Đức Phật kể chuyện một ngàn hai trăm vị Tỷ kheo từ chối thọ nhận thịt từ sự cúng dường của một quan Đại thần mới có đức tin, vì chư vị Tỷ kheo này đã thọ cháo đặc vào sáng sớm rồi. Vị quan đại thần giận dữ và không hoan hỷ. Sau khi Đức Thế Tôn thọ thực xong, Ngài thuyết pháp cho vị quan ấy và giảng về phước báo mà ông đã tạo, khiến ông trở nên mừng rỡ, phấn chấn. Do sự kiện này, Thế Tôn chế định điều luật như trên.
Cũng để tránh việc không đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin, Thế Tôn dạy cháo cúng dường phải được tạo ra hợp pháp, đúng lẽ đạo. Ngài đã khiển trách một vị Tỷ kheo trước đó làm nghề thợ cạo đã cúng dường cháo bằng phương pháp không thích nghi. Vị này sai hai người con của mình đem thùng dao cạo đi từ nhà này qua nhà khác; với sự thưởng công họ gom góp muối, dầu ăn, gạo lứt, và vật thực loại cứng để làm món cháo cúng dường đến Đức Thế Tôn. Với tâm của đấng Như Lai, Thế Tôn biết mọi sự việc nhưng Ngài vẫn hỏi lại người thợ cạo xuất xứ của món cháo và người thợ cạo đã xác nhận việc làm của mình nên Ngài đã qui định là vị nào trước đây là thợ cạo không nên mang theo thùng dao cạo (Luật tạng, Đại phẩm, chương Dược phẩm).

Trong kinh tạng Pàli chúng ta thấy các vị Phật Độc Giác, Phật Bích Chi, Tỷ kheo… thọ dụng cháo rất thường xuyên. Một vị Bích Chi Phật thường đến khất thực tại nhà một người chăn bò và được ông nấu dâng rất nhiều cháo và xúp, mỗi khi thọ nhận Ngài đều dành cho con chó của người chăn bò một phần cháo nên nó cứ quấn quýt bên Ngài.
Nhưng không phải Tỷ kheo nào cũng nhận được những bát cháo sữa thơm ngon hay bát cháo mới nấu. Có vị đã phải nhận một bát cháo cũ người ta đem đi quăng đổ như Tôn giả Ratthapala. Tôn giả đi khất thực từng nhà một ở Thullakotthita và đến tại nhà người cha mình nhưng không nhận được bố thí, chỉ nhận được lời sĩ nhục. Lúc bấy giờ, người nữ tỳ thân gia của Tôn giả Ratthapala muốn quăng đổ cháo ngày hôm qua. Tôn giả Ratthapala nói với người nữ tỳ ấy:
- Này chị, nếu cần phải quăng đổ cháo này, hãy đổ vào bát của tôi ở đây.
Rồi tôn giả Ratthapala ngồi dựa vào một bức tường, ăn cháo của ngày hôm qua ấy (Trung Bộ Kinh, kinh Ratthapala, số 82).
Cũng giống như Tôn giả Ratthapala nhận được cháo thiu bố thí mà vẫn an vui thọ dụng, nhiều Tỷ kheo đi khất thực khắp đường phố chỉ nhận được vài muỗng cháo và họ vẫn an lạc uống cháo ấy như câu chuyện kể trong Thanh Tịnh Đạo: “Sáng sớm, các đại đức cùng vào thành. Khi họ đã đi hết một con đường phố và chỉ được muỗng cháo, họ ngồi tại một nhà mát để uống cháo ấy”.

Cho dù cháo không phải là loại thực phẩm thượng vị nhưng đôi khi các Tỷ kheo muốn dùng cũng vẫn phải bạch lên Đức Thế Tôn. Thí dụ như có nhu cầu về nước cháo trắng, các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn.
- Này các Tỷ kheo, ta cho phép (sử dụng) nước cháo trắng.
Vào lúc bấy giờ, có vị Tỷ kheo nọ bị bệnh đau bụng bão. Vị ấy đã húp cháo chua có bỏ muối. Bệnh đau bụng bão ấy của vị ấy đã được thuyên giảm. Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn.
- Này các Tỷ kheo, ta cho phép thọ dụng cháo chua có bỏ muối một cách thoải mái đối với vị bị bệnh (Luật tạng, Đại phẩm, chương Dược phẩm).
Đức Thế Tôn từng nói đến cháo như là dược phẩm và Ngài đã dạy cho một người Bà la môn nhiều điều lợi ích về cháo cũng như sự lợi ích của việc bố thí cháo đến những bậc đáng cúng dường:
- Này Bà la môn, đây là mười điều lợi ích của cháo. Mười điều ấy là gì? Trong khi bố thí cháo (người ấy) bố thí tuổi thọ, bố thí sắc đẹp, bố thí sự an lạc, bố thí sức mạnh, bố thí trí tuệ, người đã húp cháo dứt hẳn cơn đói, chận đứng cơn khát, điều hòa gió, làm sạch bàng quang, và làm tiêu hóa phần (vật thực) thô còn lại chưa được tiêu hóa. Này Bà la môn, đây là mười điều lợi ích của cháo. Ngài còn dạy thêm: Người nào bố thí cháo/Cung kính và hợp thời/Đến những ai thu thúc/Ăn vật kẻ khác cho/Là đã cho vị ấy/Được mười điều lợi ích/Tuổi thọ, và sắc đẹp/An vui, và sức mạnh/Nhờ đó được sanh khởi/Trí tuệ cho vị ấy/Xua đi được cơn đói/Cơn khát, gió (điều hòa)/Làm trong sạch bàng quang/Tiêu hóa vật ăn vào/Vật ấy là dược phẩm/Đấng Thiện Thệ ngợi khen/Bởi thế, người khao khát/An lạc chốn thiên đường/Hoặc là đang mong muốn/Sự phồn vinh nhân loại/Nên thường xuyên bố thí/Cháo đầy đủ đến vị/Có nhu cầu an lạc (Luật tạng, Đại phẩm).

Lời dạy ấy đã đem lại một quả thiện vô cùng thù thắng cho một người giữ ruộng. Tích truyện Pháp Cú (số 54) có thuật lại câu chuyện một người giữ ruộng được sanh thiên nhờ bố thí đúng thời một bát cháo cua đến một Tỷ kheo bị bệnh: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy một Tỷ kheo đang thực hành thiền quán bỗng ngã bệnh vì chứng đau tai rất trầm trọng. Thuốc chữa của y sĩ chẳng công hiệu gì. Vị ấy trình với Đức Thế Tôn, Ngài biết cháo cua là thứ thuốc chữa bệnh ấy, bèn dặn vị Tỷ kheo ấy đến khất thực ở vùng đồng ruộng nước Ma Kiệt Đà. Vị ấy đến đó và đứng khất thực tại cửa lều người giữ ruộng. Người này, sau khi nấu món cháo cua làm thức ăn, liền mời vị ấy ngồi và cúng một ít cháo.
Vị Tỷ kheo ăn món cháo thì trở nên khỏe mạnh như thể được tắm với cả trăm gàu nước mát. Tâm trí thanh thản nhờ thức ăn thích hợp, vị ấy hướng tâm trở về thiền quánchứng đắc quả A la hán ngay cả trước khi ăn xong bữa. Vị ấy bảo người giữ ruộng:
- Này cư sĩ, nhờ phước quả công đức này, hiền hữu sẽ không còn bị thân bệnh và tâm bệnh nữa.

Chúc phước xong, vị ấy ra đi. Về sau người giữ ruộng từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một căn phòng làm bằng ngọc bích, giữa một tòa lâu đài bằng vàng rộng mười hai do tuần, trụ bằng ngọc được trang hoàng uy nghiêm với bảy trăm sảnh đường có nóc nhọn cao vút. Trước cửa lâu đài, một con cua bằng vàng được treo trên một chuỗi ngọc trai”.
Ngoài ra còn nhiều phước báu cao quý khác như được làm hoàng hậu, làm vua chỉ vì bố thí cháo đến chư Phật Độc Giác như trong Chuyện tiền thân (số 415) nói về nguyên nhân hoàng hậu Mallikà được phong làm chánh hậu: “Mallikà (Mạt Lợi) nguyên là con gái của vị trưởng nghiệp đoàn bán vòng hoa, cực kỳ diễm lệhiền thục. Khi nàng được 16 tuổi, trong lúc đi đến vườn hoa cùng các thiếu nữ khác, nàng mang theo ba phần cháo sữa chua trong giỏ hoa. Khi rời thành phố, nàng trông thấy Đức Thế Tôn vào thành, tỏa hào quang rực rỡ và được Tăng chúng vây quanh, nàng đem cúng dường Ngài ba phần cháo ấy. Bậc Ðạo Sư đưa bát của ngài ra nhận cháo. Nàng đảnh lễ chân Đức Như Lai và lấy niềm hoan hỷ ấy làm chủ đề thiền quán, nàng đứng sang một bên. Bậc Ðạo Sư mỉm cười, nhìn nàng. Tôn giả Ànanda tự hỏi tại sao Đức Như Lai mỉm cười và hỏi Ngài vấn đề này. Bậc Ðạo Sư nói lý do:
- Này Ànanda, cô gái này hôm nay sẽ trở thành chánh hậu của vua Kosala do phước báu ba phần cháo này.

Còn cô gái tiếp tục bước đến vườn hoa. Ngay chính hôm ấy vua Kosala giao chiến với vua Ajàtasattu và thất bại phải đào tẩu. Trong khi đang đi ngựa, vua nghe tiếng nàng hát rất hấp dẫn liền thúc ngựa vào khu vườn. Công đức của cô gái đã đến thời chín muồi, vì thế khi thấy vua, nàng không chạy trốn mà đi đến cầm lấy dây cương nơi mũi ngựa. Vua ngồi trên lưng ngựa hỏi nàng đã có chồng chưa. Khi nghe nàng đáp chưa, ông đưa nàng lên ngựa, cùng đạo quân hùng hậu đi vào thành. Chiều hôm ấy vua phong nàng làm chánh hậu”.
Rồi Ngài kể thêm chuyện tiền thân của Bồ tát Kummasàpinda nhờ bố thí cháo không có muối đến chư Phật mà được làm vua: “Thuở đó Bồ tát sinh vào một nhà nghèo. Khi lớn lên ngài tìm kế sinh nhai bằng cách làm công cho một nhà giàu. Một hôm ngài mua bốn phần cháo ở cửa tiệm và suy nghĩ: Cái này vừa đủ để ta ăn sáng. Rồi ngài ra làm việc ngoài đồng. Khi thấy bốn vị Ðộc Giác Phật đang vào Ba La Nại khất thực, ngài suy nghĩ: Ta có bốn phần cháo này, giả sử ta đem cúng dường các vị đang đến Ba La Nại khất thực? Vì thế ngài đi đến đảnh lễ các vị và nói:
- Thưa các Tôn giả, con hiện đang cầm bốn phần cháo, con xin cúng dường các vị, mong các vị nhận lấy để cho con được phước đức đem lại an lạc lâu dài về sau.
Được các vị nhận lời, ngài đặt bốn phần cháo vào bốn bình bát vừa đảnh lễ cung kính vừa thưa:
- Thưa các Tôn giả, ước mong nhờ phước báu này con sẽ không sinh vào nhà nghèo nữa, ước mong đây sẽ làm nhân duyên cho con đắc quả vị Chánh Giác.
Nhờ phước báu này, ngài tái sinh vào mẫu thai của chánh hậu thành Ba La Nại, được đặt tên vương tử Brahmadatta. Khi được lên làm vua ngài quán sát biết đó là do công đức cúng dường bốn vị Ðộc Giác Phật bốn phần cháo ở kiếp trước nên đã nói lên: Cúng dường chư Phật cao quý thay/Người bảo đừng xem rẻ việc này/Ðem tặng cháo dù không có muối/Cho ta phước báu lớn như vầy”.

Trong khi cháo đem lại lợi lạc cho nhiều người thì cháo cũng đem đến đau khổ cho một số người khác. Chuyện tiền thân (số 423) ghi: “Một thiện gia nam tử ở Sàvatthi nghe giáo pháp của bậc Ðạo Sư thì để lại tài sản, nhà cửa cho vợ con, và thỉnh cầu bậc Ðạo Sư truyền giới xuất gia cho mình. Vì ông chỉ là Sa di lúc khất thực cùng các vị giáo thọ, sư trưởngTăng chúng lại đông, nên ông không có được ghế ngồi trong nhà cư sĩ hoặc trong trai đường, mà chỉ có một ghế thấp nhỏ hoặc ngồi ở dãy ghế dài cuối chỗ các Sa di. Thức ăn chỉ được múc vội vã cho ông bằng cái muỗng lớn: ông nhận món cháo tấm, các món cứng thì hôi hám hoặc hư nát, hoặc các cọng rau đã khô héo, cháy sém và phần ăn này không đủ nuôi sống ông.
Ông liền đem các món ăn nhận được về đưa cho người vợ cũ mà ông đã rời bỏ. Nàng cầm lấy bình bát, kính chào ông, đổ hết các thứ ấy ra và thay vào món cháo nấu thật ngon và cơm trộn sốt cà ri. Vị Sa di bị lòng ham thích các hương vị ấy lôi cuốn nên không thể rời vợ. Món cháo tấm thanh tịnh của người xuất gia đã được thay bằng món cháo thượng vị của người phàm phu để người Sa di đã quay trở lại con đường mà trước đây mình từ bỏ”.
Qua các câu chuyện về cháo, chúng ta nên tri ân bát cháo Sujata, vì nhờ nó mà chúng ta có được giáo pháp nhiệm mầu để nương nhờ. Chúng ta cũng nên suy nghiệm về mười điều lợi ích của cháo và sự cúng dường cháo mà Đức Thế tôn đã chỉ dạy như thọ dụng cháo đúng pháp và bố thí cháo đúng thời. Điều quan trọng nhất trong mười điều này là bố thí cháo đến những vị biết thu thúc tức là giúp điều kiện cho trí tuệ của vị ấy được sanh khởi. Khi trí tuệ của một bậc phạm hạnh được sanh khởi thì sự lợi ích đem đến cho chúng sanhvô lượng.

MÙA VESAK PL.2553

NHƯ QUANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10696)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 8875)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10033)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 9967)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9122)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 10791)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 14808)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11560)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 9945)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12442)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10662)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10171)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10510)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10442)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10308)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9847)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9071)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9156)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11019)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9382)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 12872)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12388)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 8937)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9359)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9446)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9322)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 8911)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8753)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10071)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8413)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8079)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15221)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10510)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10549)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8658)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8786)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8333)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 11849)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10613)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10378)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13192)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8110)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10060)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8498)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9604)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10084)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 9873)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 8708)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22184)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10121)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant