Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm quán thiên thu

17 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13223)
Tâm quán thiên thu


TÂM QUÁN THIÊN THU

“Tâm quán thiên thu” ấy là lời của Mộng Liên Ðường chủ nhân nói về Nguyễn Du trong bài tựa Ðoạn truờng tân thanh năm 1920.

Chẳng còn lời nào quán tuyệt hơn khi nói về thiên tài Nguyễn.

Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.

Khi Tố Như viết Chiêu hồn thập loại chúng sinh thì thơ ca dường như phóng hào quang trong trường dạ tối tăm trời đất.

Cũng như khi, đồng thờiNhật Bản, nhà thơ Kobayashi Issa viết chùm thơ haiku về Lục đạo...

Lục đạo chính là sáu cảnh giới của chúng sinh: Ðịa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh, A tu la, Nhân gian, Thiên thượng.

Trong cõi nhân gian, Nguyễn Du ra đời năm 1765 và Issa 1762. Trái tim Bồ tátthiên tài thơ ca của họ có vô vàn điểm tương chiếu.

Mà ta có thể nhìn thấy dù chỉ trong một góc thơ của họ: hai tác phẩm về “chúng sinh” và “lục đạo”.

Dù đối với Nguyễn Du, chúng sinh được qui về cõi nhân gian mà ông từng gọi là “cõi người ta”.

Issa dẫn ta đi qua sáu cõi, từ Ðịa ngục đến Thiên thượng, cũng như Dante với thế giới ba cõi của thời trung cổ (địa ngục, luyện ngục, thiên đàng: Inferno, Purgatorio, Paradiso).

Nhưng chẳng phải là chỉ cõi người ta thôi cũng đủ bao gồm sáu cõi của Issa hoặc ba cõi của Dante?

Vì cái cõi người ta ấy “biết đâu địa ngục thiên đường là đâu!”.

Issa nhìn thấy địa ngục như thế này:

Ðịa ngục

Trăng soi

một bầy ốc nhỏ

khóc than đáy nồi.

(Yuzuki ya

nabe no naka nite

naku tanishi)

Tất nhiên là những con ốc (tanishi) kia dầu có đau đớn tột cùng cũng chẳng thể nào kêu khóc. Nhưng khi nhìn thấy cảnh tình ấy, Issa đã nghe ra tiếng khóc than không lời của cái thân phận quá nhỏ nhoi yếu ớt của ốc.

Cũng như Nguyễn Du nghe thấy tiếng van khóc của hồn ma bóng quỉ:

Ðoàn vô tự lạc loài nheo nhóc

Quỉ không đầu van khóc đêm mưa.

Một bên là đêm trăng và những con ốc nhỏ; một bên là đêm mưa và lũ quỉ không đầu. Tẩt cả chỉ là những ý tượng về địa ngục. Ðịa ngục có thật, trong những hình thức khác nhau. Ðịa ngục có thật, trong lòng người sân hận. Nhưng những con ốc có sân hận không? Những con ốc vô tội đến thế đã sa vào địa ngục trong một đáy nồi.

 

Issa và Nguyễn Du không hỏi những câu hỏi siêu hình. Họ chỉ nghe tiếng khóc của chúng sinh và nhìn thấy địa ngục.

Cũng như Bashô có lần nghe tiếng khóc u thảm của một đứa bé bị vứt bỏ giữa rừng trong gió thu lạnh buốt:

Tiếng vưọn, người ơi

đúa bé bỏ rơi đang khóc

chỉ gió mùa thu thôi!

(Saru wo kiku hito

sutego ni aki no

kaze ika ni).

Thanh âm ai oán của bầy ốc nhỏ, của đứa bé bị vứt bỏ, của hồn ma bóng quỉ: cuộc đời đấy, cuộc đời đấy, cuộc đời trong cái dạng xấu xí, tồi tàn nhất. Ba nhà thơ đưa những ngón tay có vẻ yếu ớt của họ chỉ cho ta cái đó. Ðừng nhìn ngón tay, hãy nhìn nơi có tiếng khóc.

Cõi thứ hai là Ngạ quỉ, thế giới của tham dục. Dục thì vô tận, không cách nào thỏa mãn được. Ngạ quỉ là cái tên khác của lòng đói khát điên cuồng.

Ngạ quỉ

Hoa rơi

nưóc mà ta khát

hóa mù sa trôi.

(Hana chiru ya

nomitaki mizu wo

tôgasumi).

Ðó là cách mà Issa hình dung thế giới loài ngạ quỉ, hình dung ngạ quỉ trong ta. Nước, nước đâu rồi trong khi ta khát, khát và khát.

Nước hóa thành mù sa trôi, chỉ còn cái khát và câm lặng. Như “Bài ca người thủy thủ già” (The rime of the ancient mariner) của Coleridge sáng tác năm 1798:

Với họng khô, với đôi môi rám,

Hết cả than van, tắt tiếng cười;

Trong cơn chết khát, trong câm lặng

Tôi cắn bàn tay, nút máu tươi...

(With throats unslaked, with black lips baked,

We could nor laugh nor wail;

Through utter drought all dumb we stood !

I bit my arm, I sucked the blood ...)

Không chỉ có cái đói khátthiếu thốn mà còn có cái đói khát giữa sự thừa mứa thức ăn thức uống. Ðấy có thể là một công án Thiền: “Ngồi trong cơm rau mà chết đói, ngâm mình trong nước vẫn chết khát” (Huyền Sa).

Ðến bao giờ mới thôi đói khát? Câu hỏi đó thì cơm rau và nước uống không trả lời được, thế thôi. Cái đói khát đó kéo dài như cuộc luân hồi mấy muôn năm trong thơ Nguyễn Du:

Dãi dầu trong mấy muôn năm

Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.

Sương mù có có không không ấy của Nguyễn Du và Issa như giễu cợt lòng tham không đáy của con người. Trong cơn đói khát, những gì ta chạm tới có hóa thành vàng đi nữa cũng vô vị như ngụ ý của một huyền thoại Hy Lạp. Với Nguyễn Du và Issa, thay vì vàng, chỉ có sương khói và mù sa.

Không thể bốc nước lên uống, bàn tay chạm phải mù sa.

Không thể ăn nằm với con người, hồn ta ăn nằm với sương mù.

Với “lần lữa đêm đen”, với “tối tăm trời đất”, “phảng phất u minh”...

Cũng thuộc về bóng tối là cõi thứ ba, thế giới của súc sinhbản chất của nó là vô minh. Thế nào là vô minh? Theo Issa:

Súc sinh

Nào biết đâu là

hoa rơi có Pháp

có Phật trong hoa.

(Chiru hana ni

butsu tomo hô tomo

shiranu kana).

Issa đang nói về loài vật. Mà có lẽ không phải là thế . Cái vô minh đâu thuộc về loài vật (súc sinh). Bóng tối thì không vô minh và thiên nhiên cũng thế. Hoa rơi vì pháp chứ không vì vô minh.

Thiền sư Cảnh Thanh ở Việt Châu tiếp một ông Tăng.

Tăng hỏi:

- Ngày đầu năm có Phật pháp chăng?

- Có.

- Thế nào là Phật pháp ngày đầu năm?

- Ngày Nguyên đán, mọi sự đều mới mẻ .

- Tạ ơn thầy giải đáp.

Thiền sư bảo:

- Hôm nay Cảnh Thanh không may rồi! (Cảnh Thanh thất lợi).

Nếu biết rằng hoa rơi có pháp thì đâu hỏi chuyện đầu năm.

“Hôm nay Cảnh Thanh không may rồi?” là câu nói thường dùng của Thiền sư Cảnh Thanh.

Hoa thì rơi, sơn hà thì thay đổi. Ðó là vô thường, đó là pháp. Vậy mà có những cô hồn vẫn ngẩn ngơ, thất thểu. Nguyễn Du viết:

Một phen thay đổi sơn hà

Mảnh thân chiếc lá biết là làm sao!...

Hồn ngẩn ngơ bãi cói ngàn sim.

Cái ngẩn ngơ của ông Tăng khiến cho Thiền sư Cảnh Thanh lại phải kêu lên: Hôm nay Cảnh Thanh không may rồi! Và không may cả trong ngày Nguyên đán.

Những súc sinh ngây ngô của Issa, những cô hồn ngẩn ngơ của Tố Như và cái ông Tăng lớ ngớ của Cảnh Thanh như thể sổng chung dưới một mái nhà.

Và nỗi vô minh của con người là cái may hay không may của thi nhân?

Và thơ ca có phải kêu lên như Thiền sư Cảnh Thanh?

- Hôm nay thơ ca không may rồi!

Cõi thứ tư là A tu la, thế giới của những tranh chấp triền miên. Những A-tu-la là hung thần nhưng Issa hình dung họ như những con bạc một cách hài hước:

A tu la

Dưới bóng hoa đào

một bầy đánh bạc

nhao nhao, nhao nhao.

(Koegoe ni

hana no kokage no

bakuchi kana).

Với Nguyễn Du, loài A tu la dường như hiện nguyên hình:

Nào những kẻ bày binh bố trận

Ðem mình vào cướp ấn nguyên nhung

Gió mưa thét trận đùng đùng

Dãi thây trăm họ làm công một người.

Chính cái tâm tranh chấp đã đẻ ra loài A tu la. Và A tu la xuất hiệnmọi nơi, kể cả cửa thiền:

“Hai viện Ðông Tây tranh giành một con mèo. Hòa thượng Nam Tuyền nhấc con mèo lên, bảo rằng:

- Các ông nói được chuyển ngữ thì tha mèo, còn không thì mèo phải chém.

Đại chúng không ứng đối được–Nam Tuyền bèn chém mèo”.

Như ta thấy để diệt mối tranh chấp, Nam Tuyền phải dùng đến “sát nhân đao”. Quả là Hòa thượng hôm nay không may!

“Ðến tối Triệu Châu về, Nam Tuyền kể lại chuyện. Châu bèn cởi dép, đội lên đầu mình mà bước ra ngoài.

Nam Tuyền nói:

- Nếu có ông lúc ấy, mèo đã được cứu rồi”.

Nghĩa là thay vì “sát nhân đao”, Triệu Châu sẽ dùng “hoạt nhân kiếm”? Và để làm vậy, chàng phải đoạt lấy ngọn đao oan nghiệt kia. Thế thì Hòa thượng Nam Tuyền phải van xin chàng tha mạng (Ðoạt khước đao tử, Nam Tuyền khất mạng).

Thế thì Hòa thượng hôm nay may mắn nhé, chính bởi vì Triệu Châu đi vắng. Công án “Nam Tuyền trảm miêu” trên rất phổ biển, được chép lại trong các thiền thư nổi tiếng như Bích Nham lục, Vô Môn quan, Thiền uyển Dao Lâm... và cả trong kiệt tác tiểu thuyết Kim Các tự của Mishima Yukio.

Con mèo dường như đã chết oan! A tu la vẫn còn đó cả Ðông lẫn Tây. Sát phạt hơn thua, những canh bạc chết người hàng loạt. Nam Tuyền sẽ làm gì, Triệu Châu sẽ làm gì?

Cõi thứ năm là Nhân gian, cõi người ta, cái cõi “bình thường” nhất trong lục đạo nhưng chính vì thế mà ly kỳ nhất, “không giống ai” như trong lời ca của bi kịch Sophocles:

Thế gian lắm vẻ lạ kỳ

Nhưng kỳ lạ nhất có chi hơn người?

Chân dung đó được Issa vẽ nên trong một sát na thần tình nào đó:

Nhân gian

Ôi con người

quắt quay len lách

giữa nghìn hoa tươi.

(Saku hana no

naka ni ugomeku

shujô kana).

Trong khi hoa nở thì con người quắt quay len lách. Trong khi mây bay thì con người vật lộn nháo nhào. Trong khi sâu bọ không thể làm người thì con người lại mơ hóa bướm.

Làm người là một cơ hội–một cơ hội của trầm luân. Một cơ hội của siêu thoát. Nói theo Nguyễn Du:

Kiếp phù sinh như hình như ảnh

Có câu rằng: “Vạn ảnh giai không”

Ai ai lấy Phật làm lòng

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

Issa cũng từng miêu tả con người như là kẻ bước đi trên mái địa ngục (vì địa ngục nằm ngay dưới chân ta) mà vẫn say sưa ngắm nhìn cái vẻ đẹp linh thánh gọi là hoa đào:

Trong thế giới này

bước đi trên mái địa ngục

ta nhìn hoa bay.

(Yo no naka wa

jigoku no ue no

hanami kana).

Chiêm ngưỡng hoa và trăng, con người tự nâng mình lên trên cái mái địa ngục tàn bạo kia. Như đôi mắt Kim Trọng đang chiêm ngưỡng màu hoa và ánh trăng trong dung quang Thúy Kiều:

“Hoa tàn mà lại thêm tươi,

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”.

Cuối cùng là cõi Thiên, thế giới của niềm hoan hỷ triền miên. Nhưng cái hoan lạc vô cùng ấy cũng chưa phải là giải thoát. Và cõi Thiên của Issa đượm màu hài hước:

Thiên thượng

Ngày mù sương

chư Thiên cũng thấy

đời sao chán chường.

(Kasamu hi ya

sazo tennin no

gotaikutsu).

Ngay cả trên cõi Thiên cũng có sương mù, theo cái nhìn của Issa. Ngay cả cung Quế Hằng Nga cũng phải tai ương, theo Nguyễn Du:

Nào những kẻ màn lan trướng huệ

Những cậy mình cung Quế Hằng Nga

Một phen thay đổi sơn hà...

Cái nhìn của Nguyễn Du và Issa trải trên một không gian vô bờ, chiếu trên một thời gian vô tận. Cái nhìn của tâm quán thiên thu.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 102)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 131)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 140)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 150)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 182)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 230)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 218)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 230)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 223)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 261)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 246)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 209)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 157)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 185)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 208)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 294)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 304)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 385)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 360)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 340)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 349)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 607)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 575)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 849)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 446)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 681)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 497)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 485)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 386)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 505)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 465)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 651)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 448)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 851)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 573)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 579)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 968)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 681)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 574)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 873)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 545)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 677)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 650)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 625)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 641)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 640)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 534)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 708)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1019)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1198)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant