Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền

17 Tháng Mười 201000:00(Xem: 19301)
Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền


Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền


Tác giả thơ Thiền phần nhiều là Thiền sư. Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ, là pháp môn Định Tuệ song tu. Vì thế, các nhà thơ - thiền sư thường lấy kinh nghiệm bản thân trong việc tìm Đạo và ngộ Đạo làm đề tài sáng tác. Chúng ta thử tìm hiểu việc tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ đậm đà thiền vị của một số Thiền sư.

Thiền sư Thủ Đoan (1) mượn tiếng chim tử qui để nói việc tìm Đạo:

Phiên âm:
Tử qui
Thanh thanh giải đạo bất như qui,
Vãng vãng nhân tâm hội giả hi.
Mãn mục xuân sơn thanh thủy lục,
Cánh cầu hà địa khả vong ky?
Thủ Đoan
Dịch thơ:
Tử qui
Cuốc kêu ra rả bảo quay về,
Ít kẻ trên đời lại chịu nghe.
Nước biếc non xuân đầy trước mắt,
Tìm đâu mới bỏ được lòng mê?
Nguyễn Khuê dịch
Tử qui tức chim đỗ quyên, ta gọi là chim cuốc (cũng viết chim quốc). Cùng một sự vật mà mỗi người cảm nhận một cách khác nhau. Người xưa có câu "Đỗ quyên minh quốc quốc" (chim đỗ quyên kêu quốc quốc). Bà Huyện Thanh Quan ngậm ngùi tưởng nhớ triều đại cũ đã diệt vong khi nghe tiếng cuốc kêu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Nguyễn Khuyến nghe tiếng cuốc kêu khắc khoải lại đau lòng trước cảnh nước mất:
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Tiếng chim tử qui nghe thảm thiết, khiến lữ khách nghĩ đến việc quay về, nên chim này còn có tên là "tư qui" (nghĩ đến trở về) hoặc "thôi qui" (thúc giục trở về). Với tâm thể của một thiền sư, tác giả nghe tiếng cuốc kêu, không khỏi cảm thán người tu học chậm ngộ đạo. Sư cho rằng ngộ Đạo không khó, nhưng nhiều người lại thường chấp mê mà không ngộ ra. Cũng như mọi người đều biết tiếng chim tử qui kêu gọi người ta sớm quay trở về, nhưng không một ai nghe tử qui kêu mà chịu quay về. Nhà thơ cho rằng Phật tính chân như giống như non xuân nước biếc đầy trước mắt, có thể nhìn thấy, chỉ cần minh tâm kiến tính thì chỗ nào cũng có thể ngộ ra, không phải tìm đâu xa. Điều quan trọng là hành giả cần có ngộ tính, bản thân thể giải và tinh tấn tu hành.
Ngoại cảnh cung cấp nhiều âm thanhhình ảnh để nhà thơ dùng làm chất liệu sáng tác. Không chỉ mượn tiếng chim tử qui, Thiền sư Thủ Đoan còn mượn việc con ruồi cố tìm cách xuyên thủng giấy dán cửa sổ bay ra ngoài để nói về tìm Đạo:
Phiên âm:
Dăng tử thấu song kệ
Vị ái tầm quang chỉ thượng toàn,
Bất năng thấu xứ kỷ đa ban.
Hốt nhiên chàng trước lai thời lộ,
Thủy giác bình sinh bị nhãn man.
Thủ Đoan
Dịch thơ:
Bài kệ về con ruồi
xuyên giấy dán cửa sổ
Xuyên giấy dán song tìm ánh sáng,
Loay hoay chẳng thoát được ra ngoài.
Thình lình gặp lại đường vào cũ,
Mới biết trước kia mắt thấy sai.
Nguyễn Khuê dịch
Đôi khi chúng ta thấy con ruồi bay vào nhà, rồi sau đó đâm đầu vào kính cửa sổ để bay ra ngoài, vì tưởng lầm là ánh sáng. Thay vì dùng kính làm cửa sổ như chúng ta thấy ngày nay, thì xưa kia người ta dùng giấy. Con ruồi vì tưởng lầm giấy dán cửa sổ là ánh sáng nên tìm cách xuyên thủng giấy để chui qua, nhưng không thể nào xuyên thủng được. Cuối cùng nó mới nhận ra rằng nhìn giấy dán cửa sổ mà tưởng ánh sáng là con mắt đã nhìn lầm, là đã bị con mắt đánh lừa. Giấy dán cửa sổ có ánh sáng chiếu qua không phải là ánh sáng, mà trái lại, là chướng ngại ngăn trở con ruồi tìm đến ánh sáng.
Giấy dán cửa sổ dụ cho những lời bàn nói của người xưa, dụ cho đống giấy cũ. Hành giả chỉ chú tâm, chỉ trông cậy vào đống giấy cũ để mong cầu ngộ Đạo thì không khác gì con ruồi tìm cách xuyên thủng giấy dán cửa sổ, không có chút sở đắc nào. Thiền do ngài Đạt Ma truyền, chủ trương "giáo ngoại biệt truyền" (truyền riêng ngoài giáo), không theo văn tự kinh điển, dùng phương pháp tọa thiền để mong được khai ngộ. Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ, phải nhờ người khác đọc cho nghe bài kệ của ngài Thần Tú, nhờ người khác viết giúp bài kệ của mình lên vách. Nhưng do biết bản tâm mình, thấy được bản tính mình mà Lục Tổ đại ngộ. Căn bản của việc tu hànhdựa vào sức của chính mình, dựa vào minh tâm kiến tính. "Dăng tử thấu song kệ" hàm ý cao sâu mà lời giản dị tự nhiên, là một bài thơ nổi tiếng nói về tìm Đạo và ngộ Đạo.
Thiền sư Thần Tán cũng có một bài thơ nội dung tương tự bài thơ trên:
Phiên âm:
Không môn bất khẳng xuất
Không môn bất khẳng xuất,
Đầu song dã đại si.
Bách niên toàn cố chỉ,
nhật xuất đầu thì?
Thần Tán
Dịch thơ:
Cửa không chẳng chịu ra
Chẳng chịu ra cửa trống,
Chui cửa sổ quá ngu.
Trăm năm dùi giấy cũ,
Ngày nào mới ló đầu?
Nguyễn Khuê dịch
Cũng như con ruồi ở bài "Dăng tử thấu song kệ" trên đây, con ong ở bài này không chịu bay ra ngoài qua cửa trống mà cứ đâm đầu vào giấy dán cửa sổ. Tác giả mượn việc này để chê những kẻ tham thiền học Phật chỉ dùi giấy cũ là "đại si", dù cho mất cả trăm năm, tức một đời người, rốt cuộc cũng không thể ló đầu ra. Con ong không thể xuyên thủng giấy dán cửa sổ để bay ra ngoài, cũng vậy, người tham thiền chấp trước vào giấy cũ thì khó thành tựu Phật đạo.
Tìm ánh sáng tức tìm Đạo. Tác giả cho rằng hành giả không nên dựa vào tha lực, không nên hướng ngoại tìm cầu, mà chủ yếu dựa vào tự mình minh tâm kiến tính. "Không môn" vừa có nghĩa thông thường là cửa trống không, vừa là từ ngữ nhà Phật. Không chịu ra cửa Không tức không chịu theo pháp môn quán các pháp là không, không chịu nương vào Không để xa lìa chấp ngãpháp chấp thì sao có thể hiển bày chân như thực tính.
Người tu hành tìm Đạo không chỉ bị giấy cũ ngăn trở, mà còn có nhiều chướng ngại khác, như nội dung bài thơ sau đây của Thiền sư Thủ Tuân (3):
Phiên âm:
Chung nhật khán thiên
Chung nhật khán thiên bất cử đầu,
Đào hoa lạn mạn thủy đài mâu.
Nhiêu quân tiện hữu già thiên võng,
Thấu đắc lao quan tức tiện hưu.
Thủ Tuân
Dịch thơ:
Suốt ngày nhìn trời
Ngày trọn nhìn trời chẳng ngẩng đầu,
Ngước trông lả tả cánh hoa đào.
Che trời quanh bạn đều giăng lưới,
Chẳng vượt lao quan chẳng chịu nào.
Nguyễn Khuê dịch
Bài thơ này lấy việc nhìn trời để dụ cho việc tìm Đạo và ngộ Đạo. Mở đầu, tác giả nói một việc nghịch lý: suốt ngày nhìn trời mà không ngẩng đầu. Nhưng trời ở đây không phải là bầu trời. Trời tức là Đạo, cũng tức là Phật tính, chân như. Vậy ý câu đầu muốn nói tác giả suốt ngày nhắm mắt tĩnh tọa, tham thiền nhập định, dùng ánh sáng trí tuệ Bát nhã chiếu rọi tự tính. Và đến lúc "đào hoa lạn mạn" mới ngước mắt lên, tức thấy hoa đào mà tỏ ngộ. Phật tính, chân như không chỗ nào không có, không chỗ nào không thể nhìn thấy. Sở dĩ người ta không khai ngộ được là vì "lưới che trời", tức màn vô minh, tức vọng niệm che lấp. Tác giả bày tỏ quyết tâm phải qua được "lao quan" mới thôi. Lao quan là dụng ngữ Thiền tông, có nghĩa là cửa ải kiên cố, khó vượt qua. Qua được lao quan tức dứt bỏ hết vọng niệm, phá trừ vô minh, thấy được bản lai diện mục của thực tính.
Ni Diệu Tổng (4) cũng có bài thơ chuyển tải kinh nghiệm về tìm Đạo và ngộ Đạo:
Phiên âm:
Ngộ Đạo thi
Nhất diệp thiên chu phiếm miễu mang,
Trình nhiêu vũ trạo biệt cung thương.
Vân sơn hải nguyệt đô phao khước,
Doanh đắc Trang Chu điệp mộng trường.
Ni Diệu Tổng
Dịch thơ:
Thơ ngộ Đạo
Bát ngát thuyền con một lá trôi,
Quẫy chèo riêng có khúc ca rồi.
Núi mây trăng biển đều từ bỏ,
Đạt được Trang Chu giấc bướm thôi.
Nguyễn Khuê dịch
Ni cô mượn việc đi thuyền trên biển cả mênh mông để dụ cho việc tìm Đạo. Đạo mênh mông như biển khơi. Đi thuyền tức tham thiền tìm Đạo. Chèo thuyền là chỉ sự gian khổ, nhưng chính trong sự gian khổ ấy có "biệt cung thương", tức là niềm vui riêng, niềm vui của người đi tìm Đạo. Trên đường đi, hành giả gặp nhiều "vân sơn hải nguyệt", nhưng đều từ bỏ, vì mây đầu núi, trăng trên biển chẳng qua chỉ là những sắc tướng hư huyễn, không thực. Cuối cùng, hành giả đạt tới cảnh giới "vật ngã lưỡng vong". Sách Trang Tử (Tề vật luận) kể chuyện Trang Chu nằm mơ thấy mình là bướm, thích chí không còn biết có Chu; đến lúc tỉnh giấc lại thấy mình là Chu, không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu. Nhà thơ mượn chuyện này để nói mình không còn chấp trước vật và ngã, tâm thể ngộ Đạo, lâng lâng tự tại.
Muốn ngộ Đạo thì phải thấy rõ tính hư huyễn vô thường của mọi vật. Thiền sư Diệc Vi (5) cũng có nhãn quan như vậy:
Phiên âm:
Thiền định
Song ngoại ba tiêu lục bán am,
Tâm hương nhất chú tĩnh trung tham.
Vân hà huyễn diệt tầm thường sự,
Thiền định chân như thị bát đàm.
Diệc Vi
Dịch thơ:
Thiền định
Ngoài song tàu chuối nửa xanh am,
Một nén hương lòng ngồi tĩnh tâm.
Mây ráng việc thường tuồng huyễn diệt,
Chân như thiền định ấy hoa đàm.
Nguyễn Khuê dịch
Bài thơ lấy thiền định làm đề tài. Thiền là gọi tắt tiếng Phạn thiền na, người Trung Quốc dịch là tĩnh lự, cũng dịch là tư duy tu. Tư duy trong tĩnh lặng, tâm chuyên chú vào một đối tượng nào đó. Có được sự tịch tĩnh của thiền định thì chân trí mới mở ra.
Ngoài cửa sổ những tàu lá chuối xanh um một nửa am. Nhà thơ ngồi tĩnh lặng tham thiền, quán chiếu sắc tướng của muôn vật, cảm ngộ mây và ráng xuất hiện rồi nhanh chóng tan biến là việc tầm thường trong cõi giả tạm. Tất cả mọi vật đều huyễn diệt như mây và ráng. Chỉ thiền định chân như mới là hoa đàm. Hoa đàm ba ngàn năm mới nở một lần, hoa đàm nở là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời, nên người Trung Quốc dịch là linh thụy hoa. Ở đây mượn hoa đàm dụ cho ngộ Đạo.
Qua những bài thơ Thiền trên đây, chúng ta thấy việc tìm Đạo và ngộ Đạo của các vị thiền sư có khác nhau tùy theo căn cơ của mỗi người, nhưng nói chung là vô cùng khó khăn. Các vị thiền sư đã thể nghiệm và cho biết người tu thiền không nên dựa vào tha lực mà phải tự mình tinh tấn tu tập thiền định để được minh tâm kiến tính; không nên tìm ánh sáng bằng cách xuyên thủng giấy cũ như con ruồi, con ong đâm đầu vào giấy dán cửa sổ, mà phải hướng thẳng đến ánh sáng chân lý, ánh sáng của Đạo; phải có cái tâm kiên cố để phá trừ vô minh, dứt bỏ vọng tưởng, vượt qua "lao quan" mà ngộ Đạo.
Thưởng thức thơ Thiền giúp tâm trí được thư giãn và thanh thoát sau những ngày giờ căng thẳng, tất bật công việc mưu sinh, đồng thời hiểu thêm việc tìm Đạo và ngộ Đạo của các vị thiền sư, qua đó suy ngẫm sự tu học của chính mình. Như vậy những bài thơ thiền trên đây không chỉ đem lại mỹ cảm mà còn hữu ích cho đạo tâm của người đọc.

Sách tham khảo:
(1) Thủ Đoan (1025 - 1072): họ Cát, người huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, đời Tống. Tác phẩm: Bạch Vân Thủ Đoan thiền sư ngữ lục, Bạch Vân Đoan Hòa thượng quảng lục.
(2) Thần Tán: thiền sư đời Đường, tu ở chùa Cổ Linh tại Phúc Châu, nên còn gọi là Cổ Linh Thần Tán. Sư đi hành cước khắp nơi, đến khi gặp ngài Bách Trượng Hoài Hải mới được khai ngộ đắc pháp.
(3) Thủ Tuân (1079-1234): họ Thi, người huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), thiền sư tông Lâm Tế đời Tống.
(4) Diệu Tổng (? -1163): họ Tô, người Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), cháu nội Thừa tướng Tô Tụng đời Tống, Tỳ kheo ni. Một hôm, trong khi tọa thiền, Sư cô đại ngộ, Đại sư Tông Cảo bèn ấn khả. Từ đó danh vang bốn phương.
(5) Diệc Vi: vị Tăng ở Việt Đông (Quảng Đông, Trung Quốc), đời Thanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9438)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10182)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9032)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9127)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11190)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 9927)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17392)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8039)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8262)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8442)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8098)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9976)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8107)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9569)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8383)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8229)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8511)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9725)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11095)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10114)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9285)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9431)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11702)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8521)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9094)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8797)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9203)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10770)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9877)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8466)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9846)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9940)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8784)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13284)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 9998)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9120)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26743)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9851)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12697)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10714)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9819)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10114)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11008)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9738)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10039)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9472)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9839)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8684)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8428)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9911)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant