Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tùng

18 Tháng Mười 201000:00(Xem: 14015)
Tùng


TÙNG

 

Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh là Tâm Hiền rằng chỉ còn một tiếng đại hồng chung cuối cùng nữa là chuông nhập, và buổi công phu sáng bắt đầụ Đợi cho tiếng chuông thứ 107 ngân hết, chú mới thỉnh đến tiếng chuông thứ 108.

Từ góc thiền đường chùa Pháp Vân đã có tiếng bảng của chú Tâm Hiền. Chú Tâm Thể đáp lại ba tiếng bảng đầu bằng ba tiếng đại hồng chung và buông vồ xuống, trong khi ba hồi bảng của chú Tâm Hiền kéo dàị Đại chúng đã saün sàng trên chánh điện để bắt đầu công phu sáng

Chú Tâm Thể khoác chiếc áo tơi lên vai cho ấm rồi xuống thang lầu chuông, mở cửa đi ra ngoàị Sương mù còn dày đặc. Chú rảo bước về phía tam quan chùa, nơi vị khách tăng tá túc

Vị khách tăng này tới chiều hôm qua nhưng không vào chùa, chỉ xin nghỉ chân lại ngoài tam quan. Chú Tâm Thể đã mời ông ta vào nghỉ ở hậu liêu nhưng ông từ chốị Ông ta chỉ xin chú một mảnh chiếu để ngủ lại ngoài tam quan, nói rằng sáng sớm khi sương mù tan, ông ta đã phải lên đường sớm. Chiếc áo nâu bạc màu của khách tăng dính đầy bụi đường. Tóc râu dài ra nhưng ông không cạo, mặt mũi tay chân ông đầy cáu ghét, và từ người ông bay ra một mùi tanh hôi nồng nực. Chú Tâm Thể đã vào chùa bưng ra một chậu nước và một chiếc khăn taî Rồi chú lại vào đem ra một chiếc chiếu trải trên nền tam quan. Đợi vị khách tăng rửa mặt rửa tay xong, chú bưng ra một chiếc mâm gỗ, trên mâm có một bát cháo trắng, một ít dưa cải, một chén nước tương và một đôi đũạ Vị khách tăng cảm ơn chú và thong thả ngồi ăn cháọ Chú chắp tay chào ông và khoan thai trở vào chùạ Độ một giờ sau, khi trở ra tam quan, chú thấy vị khách tăng đã nằm cuộn tròn trong chiếc chiếu ngủ. Chú cúi xuống bưng chiếc khay lên và nhẹ nhàng đi vào nhà bếp.

Sáng nay ra tới tam quan, chú thấy vị khách tăng đang yên lặng ngồi thiền. Ông không ngồi theo kiểu kiết già, chân phải của ông co gối lên, bàn chân đặt trên mặt đất. Mình mẫy vị khách tăng hôi hám nhưng phong thái của ông thật thanh caọ Tuổi ông vào khoảng bốn mươi lăm, năm mươị Nét mặt của ông sáng sủa, khả kính; tóc râu ông ra dài, có lẽ đã nhiều tháng chưa cạọ Đây là một du tăng hành tung bí mật chú Tâm Thể thầm nghĩ. Có lẽ ông ta không muốn làm phiền đại chúng chư tănghình thức không chỉnh đốn của ông, cho nên đã từ chối lời mời hôm qua của mình vào ngủ trong hậu liêụ Sáng nay nếu mình được nói chuyện với ông ta thì thế nào mình cũng biết được chút ít hành tung của ông. Nghĩ thế, chú định quay trở vào chùa để mang ra một thau nước ấm cho vị khách tăng rửa mặt. Nhưng chú chưa kịp quay bước thì vị khách tăng đã mở mắt. Chú chấp hai tay lên ngực làm lễ. Vị khách tăng đằng hắng một tiếng nhỏ rồi lên tiếng.

- Từ đây đến núi Cửu Lũng còn bao nhiêu đường đất nữa, thưa chú? Chú lễ phép đáp:

- Bạch ngài, núi Cữu Lũng không còn xa, chừng nửa ngày đường thì tớị Để con vào lấy nước ấm ra Ngài rửa mặt.

Vị khách tăng khoát tay ra dấu không cần. Ông tựa vào tường, đứng dậy một cách mệt nhọc và đưa tay với lấy chiếc gậy trúc dựng ở góc tường.

- Cám ơn chú. Tôi phải đi ngay kẻo lỡ không tới kịp trước khi trời tốị

Nói xong ông chống gậy khấp khểnh đi ra khỏi tam quan. Chú Tâm Thể theo sau lưng, định tiễn vị khách tăng xuống đồi, tận ngả ba đường núị Nhưng ông ta khoác tay ra hiệu cho chú đi luị Từng bước khấp khểnh, ông lần xuống đồị "Đi như thế thì nửa ngày đường không tới được núi Cửu Lũng." Nghĩ như vậy, chú Tâm Thể chắt lưỡi phàn nàn. "Đi xa mà cũng không có lấy một chiếc tay nảị Tóc tai áo quần đầy cả bụi đỏ. Mình mẩy thì gầy ốm đến trơ xương. Không biết đến núi Cửu Lũng để làm gì mà vội vàng đến thế." Chú có nghe nói đến ngôi chùa hay ngọn tháp nào ở núi ấy đâụ Chính chú cũng chưa tới Cữu Lũng lần nào; chỉ nghe nói rằng ngọn núi ấy khá hoang vu và đỉnh núi cao ngất, lấp trong mây mù, ít khi thấy được đường nét một cách rõ rệt. Không biết tại sao trong lòng chú Tâm Thể nẩy sinh một niềm kính mến đối với vị du tăng lạ kỳ kiạ Dáng điệu và phong thái của ông ta có một cái gì khiến chú ưa muốn gần gũi và hiểu biết. Nhưng ông ta đã đị Chú chép miệng:

-Vậy là mình không biết thêm gì hành tung của vị du tăng này cả. Chỉ biết có một điều là ông ta đang tìm tới núi Cửu Lũng. 

Nghĩ như vậy, chú thong thả đi vào chùa, cùng các chú khác lo cháo sáng cho chư tăng, bởi vì buổi công phu khuya sắp kết thúc.

Vị du tăng đi rất chậm, bước cao bước thấp. Ông có một mụt ghẻ trên bắp đùi trái, lớn bằng cả một quả bưởị Mụt ghẻ làm ông đau nhức không cùng, nhưng ông chịu đựng không hề kêu lạ Chỉ trong những giấc mơ thỉnh thoảng ông mới cất tiếng rên khe khẽ mà thôị Nghe chú tiểu 

nói chỉ cần nửa ngày đường là tới núi Cửu Lũng, ông hy vọng có thể đi suốt ngày là tới được chân núi lúc trời tốị Nhưng mụt ghẻ hành ông đau nhức quá khiến hôm đó ông chỉ mới đi được hai phần ba đường. Ông phải nghỉ đêm dưới một gốc câî Ông nhịn đói đã quen, bởi vì trong suốt sáu tháng trời du hành có nhiều hôm ông phải ngủ dưới một gốc cây và không có một hạt cơm nào bỏ bụng. Nếu trên đường đi mà gặp một ngôi chùa vào lúc trời tối thì ông xin tá túc lại, và khi nào cũng chỉ xin ngủ nhờ dưới mái tam quan. Thường thường ông được một chú tiểu như chú Tâm Thể mang một bát cháo hay một bát cơm nguội ra cúng dường. Chú tiểu hồi hôm thật chu đáo, đã đem cho ông một chậu nước ấm và một chiếc chiếu còn thơm mùi nắng. Tối nay ông ngủ, gối đầu trên một chiếc rễ câî Khí hậu miền núi lạnh lẽo quá khiến ông co ro, trằn trọc cả đêm không hề an giấc

Trời chưa sáng hẳn vị du tăng đã chỗi dậy để tiếp tục cuộc hành trình. Sức ông yếu quá, nhiều lúc ông té quî, tưởng không đứng dậy được nữạ Nhưng ông vẫn cố gắng. Đi được vài trăm bước, ông dừng lại ngồi nghỉ trên một tảng đá. Vừa mới lấy lại được hơi thở, ông lại chống gậy đị Cứ như thế cho đến lúc khoảng cuối giờ thân hôm ấy thì ông đến được chân núi Cửu Lũng. 

Nhìn quanh, vị du tăng không thấy dấu vết nào của dân cư, làng mạc. Không một làn khói lam nào bay lên để chứng tỏ rằng đàng xa kia có một nhà tiều phu đang thổi lửa nấu cơm chiềụ Không thấy đường nét ngọn núi Cửu Lũng, vì rừng núi phía trên đã bị sương mù bao phủ. Làm 

sao mà tìm kiếm được thảo am của người ông muốn gặp, trong khi núi đồi thì bao la mà sương mù thì dày đặc? 

"Người xưa ở tại núi này 

Mây mù che lấp biết rày tìm đâu" (1) 

Vị du tăng đành ngồi xuống nghỉ trên một tảng đá. Sáu tháng trời lặn lội mới lết tới được chân núi Cửu Lũng. Sương mù dày đặc quá, rừng núi bao la quá, xứ sở quạnh hiu quá, biết làm sao tìm hỏi được nơi cư trú của người xưa 

Người xưa vốn là một vị tăng người Ấn Độ tên là Kaniskạ Cách đây mười sáu năm, vị du tăng, tên là Tri Huyền - đã gặp Kaniska tại một ngôi chùa cổ ở kinh đô Trường An nơi ông tu học. Vị tăng người Ấn khi ghé chùa thì đã bị ghẻ lở đầy người, hôi hám khó chịu, ai cũng lẫn tránh. Chỉ có Tri Huyền chịu khó thân cận và chăm sóc cho ngườị Sáng nào thầy Tri Huyền cũng bưng một chậu nước nóng tới phòng của Kaniskạ Thầy bỏ một nắm muối biển vào chậu nước, hòa muối cho tan và bắt đầu cởi áo của ông thầy tu gốc Ấn và rửa ráy cho ông. Công việc rửa ráy xong xuôi, thầy lấy y sạch mặc cho Kaniska và đem chiếc y mới thay đầy máu mủ hôi hám đi giặt và đem phơị Buổi trưa, Tri Huyền lại mang cơm tới cho Kaniska và buổi chiều thầy lại tới mang trà nóng đến, rồi cất dẹp khay bát của buổi ăn trưạ Chứng bệnh của Kaniska không thấy thuyên giảm, nhưng sự chăm sóc của Tri Huyền đã làm nhẹ bớt sự đau khổ của người bệnh. Suốt trong hai năm trời, Tri Huyền săn sóc cho Kaniska như săn sóc cho một người anh ruột, không có hôm nào thầy bỏ quên hoặc làm sơ sót. Đối với công việc chấp tác và tu học tại chùa, Tri Huyền không ngày nào là không làm tròn bổn phận, vì vậy không ai có thể trách cứ thầy là chỉ biết lo cho ông thầy tu Ấn Độquên lãng trách nhiệm mình. 

Nhưng một buổi sáng, sau khi được rửa ghẻ và thay áo, ông thầy tu Ấn Độ nói với Tri Huyền giọng nhỏ nhẹ

- Mấy năm nay thầy săn sóc cho tôi rất tận tụy, tôi rất cảm ơn thầî. Bắt đầu từ ngày mai, thầy không cần săn sóc cho tôi nữa, vì chiều nay tôi sẽ rời khỏi chốn nàî 

Tri Huyền sửng sốt:

- Ngài đi đâu. Đau yếu thế này thì lấy ai săn sóc cho ngài.

Kaniska nhìn thầy với vẻ mặt dịu hiền. Ông chậm rãi:

- Tôi có việc cần phải lên đường. Xin thầy Tri Huyền đừng lo. Ở đâu cũng có pháp lữ, thế nào rồi cũng có người lo lắng cho tôi.

Thấy Tri Huyền nét mặt đượm buồn, ông tiếp: 

- Nhân duyên giữa chúng mình vẫn còn, chưa hết đâu mà buồn. Thế nào chúng ta cũng lại gặp nhaụ. Tôi biết thầy là người thông tuệ, sự tu học của thầy sẽ thành công lớn. Rồi đây thầy sẽ trở thành một vị cao tăng, tiếng tăm lừng lẫî Tôi xin phép nhắc với thầy rằng mục đích của sự tu hành là để đạt tới giải thoát chớ không phải là để nổi tiếng. Tình thâm giao giữa chúng ta khiến cho tôi không ngần ngại mà nhắn nhủ với thầy như vậî 

Tri Huyền cúi đầu nhận lấy những lời chỉ giáo của Kaniskạ Thầy lại hỏi: 

- Ngài có nói là trong tương lai chúng ta sẽ gặp nhaụ Vậy thì bao giờ chúng ta gặp nhau, và gặp nhau ở chốn nàỏ Tôi chỉ sợ sau này trên bước đường hành hóa, Ngài không còn lưu lại một dấu vết... 

- Đã có nhân duyên với nhau thì dù có trốn nhau cũng vẫn gặp nhaụ Đừng lọ Nội trong kiếp này thầy sẽ đạt được những bước lớn trên đường sự nghiệp. Tuy vậy túc nhơn vẫn còn vướng víu và trong khoảng mười bốn mười lăm năm nữa thế nào thầy cũng bị tai nạn. Lúc ấy hãy nhớ mà tìm đến tôi, tôi sẽ giúp thầî 

- Nhưng lúc đó thì biết Ngài ở đâu mà tìm? Tri Huyền hỏị Đưa tiển Tri Huyền ra khỏi phòng, vị tăng sĩ gốc Ấn nói: 

- Cứ tìm đến núi Cửu Lũng ở Bành Thành, đất Tây Thục là có tôi ở đấî Từ dưới chân núi nhìn lên thấy chỗ nào có hai cây tùng vươn lên cao ngất thì đó là nơi tôi ở. Thầy nhớ lấy tên núi nhé, Cửu Lũng Sơn ở đất Thục. 

Thế rồi vị tăng sĩ Ấn đã ra đi và từ đó thầy Tri Huyền không còn nghe ai nhắc đến tên ngườị 

Thời gian qua mau, Tri Huyền dần dần nổi tiếng là bác thông kinh sử, mỗi khi thầy đăng đàn thuyết pháp là hàng ngàn người đến dự. Đất Thần Kinh thiếu gì cao tăng, nhưng tiếng tăm pháp sư Tri Huyền lừng lẫy cho đến nỗi một ngày kia vua Ý Tông cũng phải lưu tâm để ý. Năm ấy nhằm tiết Phật Đản, vua triệu pháp sư Tri Huyền vào cung thuyết pháp cho hoàng thái hậu, hoàng hậu, các thái tử, công chúavăn võ bách quan nghẹ Trên pháp tọa, pháp sư Tri Huyền tướng mạo đoan nghiêm, đẹp như một vị Phật sống; tiếng nói của người sang sảng lôi cuốn thính giả đi vào thế giới của diệu pháp một cách say mệ Vua Ý Tông rất đẹp lòng, truyền ban tặng cho pháp sư một áo cà sa màu tíạ Từ đó danh tiếng của Tri Huyền càng thêm lừng lẫî Lúc ấy ông đã được bốn mươi ba tuổị. Sau nhiều lần triệu thỉnh pháp sư Tri Huyền vào cung thuyết pháp, vua Ý Tông lạy tôn ông làm quốc sư và tứ cho Tri Huyền danh hiệu Ngộ Đạt, sửa soạn chùa An Quốc ở sát hoàng cung cho mỹ lệ và rước quốc sư Ngộ Đạt về trú trì tại đó để tiện việc lui tới thăm hỏi đạo mầụ 

Danh tiếng của pháp sư Tri Huyền tức quốc sư Ngộ Đạt lên tới đỉnh cao nhất là vào mùa thu năm quốc sư vừa đúng bốn mươi lăm tuổi, khi vua Ý Tông ban sắc chỉ cho toàn quốc chọn người tới kinh đô để nghe Ngộ Đạt Quốc Sư giảng kinh Pháp Hoạ Năm ngàn chỗ ngồi được để dành cho hoàng giabách quan, khách tăng, và sĩ phu toàn quốc. Dân chúng ở kinh đô nô nức đến nghe quốc sư giảng kinh, người nghe pháp đứng chật cả hàng trong hàng ngoàị Hàng chục ngàn người im lặng nghe tiếng giảng kinh sang sảng của quốc sự Các buổi giảng kinh Pháp Hoa được kéo dài trong một tháng, và trong suốt thời gian ấy, vua Ý Tông không bỏ sót một buổi nàọ 

Hôm đó là ngày bế mạc khóa giảng Pháp Hoạ Nhân dịp này, vua Ý Tông định làm lễ dâng lên quốc sư một pháp tọa bằng gỗ trầm hương để pháp sư ngồi giảng buổi giảng cuối cùng. Pháp tọa đặt rất cao để cho đại chúng mấy mươi ngàn người được chiêm ngưỡng dung mạo của quốc sự Hôm ấy nghi lễ thỉnh sư được cử hành thật long trọng. Sau khi làm lễ dâng pháp tọa trầm hương, vua Ý Tông đứng dậy cùng thỉnh quốc sư bước lên pháp tọa thì quần chúng Phật tử đều quỳ xuống làm lễ, có người cảm động đến rơi lệ. Buổi giảng kinh đó là một buổi giảng kinhsuốt đời Ngộ Đạt sẽ không quên được. Buổi giảng kinh đó đã đánh dấu một biến chuyển lớn lao trong đời tu hành của Thích Tri Huyền. 

Ngồi trên một tảng đá dưới chân núi Cửu Lũng, vị du tăng nhớ lại lúc mình bước lên vào pháp tọa trầm hương, trong khi hàng chục ngàn người cúi rạp mình làm lễ, trong đó có vua Đường Ý Tông. Thấy mình là người tu hànhđạt đến một địa vị cao tột trong nhân gian như thế, 

Ngộ Đạt trong một giây phút ngắn ngủi bỗng thấy một niềm tự hào dâng lên trong lòng. Quốc sư biết là tà niệm đã khơi, mặt đỏ bừng, liền ngồi xuống pháp tọa và nhiếp mình vào chánh niệm. Nhưng chậm mất rồị Bỗng dưng, trong khoảng không có một vật gì nhỏ bé, nhỏ bằng một hạt cát, sáng trưng, bay xẹt xuống, trúng vào bắp đùi bên trái của quốc sư làm đau nhói tới xương tủî Không chịu đựng nổi sự đau đớn tột cùng ấy, Ngộ Đạt buột miệng la lên một tiếng, hai tay ôm lấy bắp đùi bên tráị Vua Ý Tông lật đật đứng dậy, hô thị vệ dìu quốc sư xuống pháp tọạ Buổi giảng kinh cuối cùng như vậy là bị bãi bỏ, quốc sư hình như đã bị một loài rết độc cắn nhằm bắp đùi, đang lên cơn sốt. 

Ngộ Đạt biết mình không hề bị rết cắn, cái hạt bụi sáng loáng ấy đã từ trên không gian bay xuống nhanh như một làn chớp, không làm thủng áo cà sa mà lại chui thẳng vào bắp đùi của mình. Song ông im lặng không nói, mặc cho các quan ngự y giải thích. Bắt đầu từ đấy vết thương trên bắp chân quốc sư làm độc. Vết thương sưng tím căng phòng lên như một trái bưởi, đau nhức không cùng. Mười ngày sau ung nhọt khổng lồ nứt nẻ ra thành một mụt ghẻ lớn, máu mủ chảy ra hàng bát, mỗi ngày nhiều bận. Thuốc thang trong uống ngoài thoa do các ngự y đưa tới có tới hàng ngàn thứ mà không thứ nào chữa trị được cho quốc sự Vua Ý Tông không ngớt ra vào thăm hỏi và ra lệnh triệu thêm thầy hay, tìm thêm thuốc giỏi đem về kinh chữa trị cho vị cao tăng của cả triều đình. Nhưng một năm trời đã qua đi mà ung nhọt kia vẫn không xẹp. Thân thể quốc sư gầy ốm trông thấy và một lần nọ ngự giá đến chùa An Quốc thăm, vua Ý Tông đã thấy một giọt nước mắt long lanh trên mi quốc sự 

Vào một buổi khuya sau khi đã trằn trọc hàng canh trên giường, quốc sư Ngộ Đạt quyết định bỏ chùa An Quốc ra đị Một năm trời nằm trong ngôi quốc tự để cho bao người phục vụ và hầu hạ, không làm nên được tích sự gì cho quốc gia, Ngộ Đạt cảm thấy trong lòng bất anhổ thẹn. Đỉnh danh vọng đã lên cao chót vót, hồi tủi nhục bây giờ cũng đã xuống đến nơi thăm thẳm sâụ Quốc sư bỏ chùa lén ra đi ngay trong buổi khuya đêm ấy, trên thân hình chỉ có một chiếc áo tràng và trên tay một chiếc tích trượng vua ban. Bắp chân đau nhức, nhưng quốc sư đã gắng đi suốt đêm. Ra khỏi kinh đô thì trời vừa hé sáng. Thấy một khúc tre ai bỏ bên đường, quốc sư cúi xuống nhặt lên làm gậy chống đi, và khi qua cầu, ông đã ném chiếc tích trượng vua ban xuống dòng sông chảy xiết. Tích trượng trôi trở về kinh đô, còn quốc sư thì hướng về phía núi xanh cất bước. 

Trưa hôm ấy đi ngang một cảnh chợ quê quốc sư được một người đàn bà dâng cúng hai trái chuối và một gói xôị Sợ ăn xôi thì mụt ghẻ căng thêm mủ nên quốc sư từ chối gói xôi, chỉ nhận hai trái chuốị Ngồi trên một mô đất, quốc sư lấy bùn đất trát vào mặt cho lem luốc kẻo sợ có người nhận diện được mình. Chưa biết sẽ đi về đâu thì bỗng nhiên trong trí quốc sư hình ảnh Kaniska, vị du tăng Ấn Độ hiện đến như một tia chớp giật. Quốc sư nhớ lại những điều căn dặn của vị tăng sĩ gốc Ấn: Ồtrong vòng mười bốn hay mười lăm năm nữa, thế nào thầy cũng bị tai nạn. Lúc ấy hãy tìm đến tôi, tôi sẽ giúp thầî..Ỗ Ồcứ tìm đến núi Cửu Lũng ở Bành Thành đất Tây Thục..." Lập tức quốc sư chống gậy đứng dậy và hỏi đường về đất Thục. 

Ngày đi đêm nghĩ, quốc sư quyết tìm đến núi Cửu Lũng, dù mụt ghẻ hành hạ không thôị Máu mủ làm ướt sủng ống quần, nhưng quốc sư không có quần khác để thaî Máu mủ đã làm cho ống quần của Quốc Sư dày cợm như mo và một mùi tanh hôi xông lên nồng nặc, nhưng quốc sư vẫn cố gắng chịu đựng. Chiếc áo tràng cũng dính đầy máu mủ, cả vạt trước lẫn vạt saụ Chiếc áo tràng sau nhiều tháng du hành đã trở nên bạc thếch và dính đầy bụi đường. Mỗi buổi chiều, lúc nghỉ chân trên một rễ cây hay một tảng đá, quốc sư thường vén ống quần nhìn vào mụt ghẻ. Mụt ghẻ vẫn lớn như một trái bưởi to, có bốn lổ đỏ choét: hai lổ phía dưới gần đầu gối giống như một cặp mắt, lổ giữa giống một cái mũi và lổ phía trên bắp chân loét ra như một cái miệng. Quốc sư nhìn mụt ghẻ như nhìn vào một mặt ngườị Quốc sư đối diện với mụt ghẻ như đối diện với một khuôn mặt con ngườị Có khi mụt ghẻ như muốn trợn mắt mắm môi đe dọa quốc sự Mụt ghẻ nhìn quốc sư như một kẻ thù, và quốc sư nhìn mụt ghẻ như một khuôn mặt oan gia, đau xót thì có nhưng oán hận thì không. Quốc sư không nghĩ đến chuyện lấy nước dưới sông rửa cho mụt ghẻ. Trong một năm trời, người ta đã rửa mụt ghẻ bằng đủ thứ thuốc, mà mụt ghẻ có vì thế mà xẹp hơn hoặc sạch hơn được chút nào đâu

Trên đường tìm đến xứ Thục, đã nhiều lần quốc sư được nghỉ ngơi ban đêm trước những mái tam quan, nhưng không ai nhận ra được quốc sư, bởi vì nhan sắc của quốc sư tiều tụy, áo quần của quốc sư thốc thếch, hôi hám... Ngày hôm kia, một chú tiểu chùa Pháp Vân đã săn sóc cho 

quốc sư một cách ân cần, cảm động. Chú đã đem nước nóng cho quốc sư rửa mặt và cháo trắng cho quốc sư lót dạ. Bây giờ quốc sư đã tới được chân núi Cửu Lũng. 

Vị du tăng, chính là quốc sư Ngộ Đạt - giật mình. Có tiếng suối róc rách đâu đâî Bỗng nhiên lời dặn của Kaniska lại vang lên trong trí tưởng: "Từ dưới chân núi nhìn lên, thấy chỗ nào có hai cây tùng vươn lên cao ngất, thì đó là nơi tôi ở..." Ngộ Đạt đưa mắt nhìn lên. Lạ chưa, chót vót bên phía trái, mây mù đã loãng dần và hình ảnh của hai cây tùng hùng vĩ lộ ra, vươn thẳng dậy, ngọn tùng vẫn còn khuất trong mâî Đích đó là nơi hẹn! Ngộ Đạt cầm lấy chiếc gậy trúc, từng bước, từng bước, ông tìm thế leo lên phía núi có dáng song tùng. 

Sau một thời gian vừa lết vừa trèo, Ngộ Đạt thấy thấp thoáng sau cành lá xanh rờn cung vàng điện ngọc của một ngôi phạm vũ trang nghiêm. Có tiếng chuông gió thanh tao như tiếng gió lay động cây thất bảo mô tả trong kinh Vô Lượng Thọ. Có tiếng chim lạ, hoặc chính là tiếng Ca Lăng Tần Già. Lên tới tam quan chùa, Ngộ Đạt gặp một chú tiểụ Hỏi thì biết đây đích thực là phạm vũ nơi cư trú của tôn giả Kaniskạ Chú tiểu vào thông báotôn giả Kaniska thân hành ra cổng nghênh tiếp. Kaniska rạng rỡ như một vị bồ tát khiến quốc sư Ngộ Đạt sụp xuống lạî Tôn giả đỡ quốc sư dậy, và dìu quốc sư vào khách đường. 

(1) Chỉ tại thử sơn trung, vân thâm bất tri xứ. Thơ của Giả Đảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8819)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8724)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8462)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8542)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8709)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7740)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11749)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21900)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7972)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9473)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14237)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9228)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8982)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8368)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8694)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9855)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9565)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9462)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8786)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9587)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8276)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9186)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9537)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8992)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9318)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21404)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8962)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9439)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8784)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9176)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10669)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9070)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10172)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9542)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8811)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8721)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9220)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8461)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9836)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10166)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17093)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10556)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9771)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11129)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22189)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8711)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8123)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7971)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8943)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15790)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant