Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thương nhớ hoàng lan

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13611)
Thương nhớ hoàng lan

THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN

 

Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?" Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: "Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại". Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.

Lớn lên, tôi giống cha tôi như đúc và rất được mẹ yêu chiều. Cha tôi mắt sáng, mũi cao, tiếng nói trầm ấm, tính tình hiền hoà trung thực. Khi còn là một chú tiểu đầu để chỏm, người đã nổi tiếng thông minh, mười lăm tuổi chép rành kinh chữ Hán. Rồi vì học giỏi, được cử làm giáo sư ở trường Trung học Bồ Đề, một trường phổ thông tư thục của Giáo hội. Lúc người sắp được phong Đại Đức thì gặp cô bé nữ sinh tinh nghịch, có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê và cái tính thích gì thì làm cho bằng được. Ban đầu, cô bé chỉ định quấy phá chơi để thử bản lĩnh của thầy. Nhưng rồi tình yêu là lửa, chính người muốn đốt lại cháy. Cả chùa ngẩn ngơ khi người thanh niên đạo hạnh vòng tay trước sư cụ trụ trì: "Yến bệnh nặng đã bốn tháng rồi, sợ rằng cô ấy chết. Thầy dạy con tu hành để cứu chúng sinh. Nay con có thể cứu một sinh linh, sao lại khước từ?" Cha tôi rời chùa, cô Yến khỏi bệnh rồi hai người thành vợ thành chồng. Ông bà tôi để lại một ngôi nhà, cha tôi cho dỡ đi, xây vào chỗ đó một ngôi chùa tư. Đã không bỏ đời theo đạo được, thì ông đem đạo về giữa đời. Sau khi đã có con, ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều. Có lần mẹ tôi đi chợ mua một xâu ếch, những con ếch theo phản xạ cứ chắp hai chân trước vái lia lịa. Một bà đi ngang bảo mẹ tôi: "Mấy con ếch lạy khéo không thưa thầy M.H" Rồi bà cười ha hả: "Đi tu mà chẳng chót đời, làm thân con ếch cho người lột da". Tính mẹ tôi mau nước mắt, cứ vừa đi vừa khóc thút thít cho đến lúc tới nhà. Tối đó bà kèo nhèo mãi, năn nỉ mãi cha tôi tội gì không để tóc, ngả mặn, làm người trần cho sướng cái thân. Tu kiểu này, người ta nói không chịu nổi. Cha tôi chỉ cười, dường như chẳng để tâm. Cả đời người không tranh giành với ai mà như có phép thần thông, chạm vao đâu thì phất lên đến đó. Cơ sở làm hương trầm của người càng phát triển, mẹ tôi càng béo đẹp ra thì lời đàm tiếu của thiên hạ càng rần rần. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao, mẹ bỗng đột ngột bỏ đi mất tăm...

Cô ruột tôi giận lắm, bảo: "Mẹ mi là con yêu tinh, khi trước đã phá đời tu của cha mi, chừ lại phá luôn đời tục của ổng." Ai cũng khuyên đăng báo tìm, nhưng cha tôi chỉ nói "Đừng". Ông không trách móc gì, nhưng có lẽ ông buồn, tiếng tụng kinh đêm khuya nghe chừng khắc khoải. Chao ôi, với những con thuyền khắc khoải ấy, kiếp nào cha mới đến Tây Phương?

Cơ sở làm hương từ đó phó mặc cho cô tôi. Cô tôi cho chặt cây, nhổ cỏ, sửa sang lại khu vườn sáng sủa. "Thiệt là hư sự, ai đời lập chùa mà lại trồng hoàng lan trong sân. Mùi hoàng lan là mùi ma, hèn chi ma chướng nó phá cho như thế ni."

Tôi dân dấn nước mắt nhìn người ta chặt cây hoàng lan, cành lá vứt bừa bãi trên mặt đất. Ngày xưa, gội đầu xong mẹ tôi thường hái hoa giấu vào búi tóc cho thơm. Bây giờ người đã đi, hoa cũng không còn...

Năm tôi mười tuổi, có vị Đại Đức trên núi về thuyết pháp ở chùa Diệu Đế. Tôi đi theo cô tôi đến nghe. Khi trở về tôi xin xuất gia. Cha tôi bảo: "Kinh sách ở đây, chuông mõ ở đây, con còn đi đâu?" Tôi chỉ lắc đầu...

Nơi thầy tôi ẩn tu là Bích Vân am - am Mây Biếc. Mười năm khai sơn, thầy đã cùng đồ đệ trồng hơn hai chục mẫu bạch đàn và ba ngàn giò phong lan đủ loại. Các sư huynh dạy tôi chăm hoa, tưới cây mỗi sáng. Buổi chiều đi học ở trường Nam Giao. Năm mười lăm tuổi tôi bắt đầu chướng tính. Sư huynh hạch tôi: "Bạch thầy, Đăng Ninh trốn học, la cà ở quán cà phê Tím. Người quanh đó ai cũng chê cười, họ nói cô ruột Ninh làm hương giàu có, cúng dường nhiều tiền nên thầy thả cho Ninh tha hồ tự tung tự tác". Tôi ức, lầm lì không nói, thầy cũng không quở. Tính thầy rất nghiêm, không mấy khi la rầy mà đồ đệ ai nấy tuân lời răm rắp. Chỉ riêng với tôi, không hiểu sao thầy đặc biệt khoan thứ. Sợ thầy phạt, đợi lúc sắp tụng kinh, tôi biện bạch: "Bạch thầy, ngày xưa cha con thường bảo: tu trên núi, tu giữa chợ mới là khó. Không ở giữa đời, làm sao hiểu đời đục mà tránh?" Thầy hỏi: "Ai bảo con là đời đục? Đời không đục, không trong." Tôi hụt hẫng, không hiểu ý thầy định nói gì.

Tu trên non bây giờ thật ra cũng không phải dễ. Thầy tôi tránh đời vào núi sâu nhưng rồi vườn lan Mây Biếc nổi tiếng quá nên người trần lại kéo lên thưởng ngoạn. Thứ bảy, chủ nhật, học trò đạp xe lác đác trắng trên con đường mòn tới thảo am. Mấy cô nữ sinh nhỏ tuổi mê hoa ngẩn ngơ ngắm bông súng tím trong hồ, chạy vào tới tận hiên, chỗ thầy ngồi viết sách. Thầy không quở, cũng không ngẩng lên nhìn. Một cô bé chạy đến gần tôi, nhìn những làn sương li ti mà tôi đang xịt lên những chồi đang đơm nụ. Cô hỏi tôi tên hoa, tôi giảng: "Đây là giống Tiểu Hồ điệp, nghĩa là bươm bướm nhỏ. Em thấy không, trông xa chấp chới như đàn bướm cải màu vàng". Cô chìa tay với những ngón búp măng, hứng sương. Tôi cau mày: "Này, đừng nghịch". Cô bé cứ đùa với những bụi nước, chẳng để ý lời tôi. "Anh cứ tưới đi, em cũng là Lan". Tôi cáu, xịt cho nước rơi ướt cả tóc, cả áo cô bé. Mấy cô bạn cười rúc rích, khi về có cô còn nói vọng lại: "Con Lan hên quá, gặp chú tiểu vừa đẹp trai vừa quậy". Tôi tủm tỉm cười. Sư huynh tôi cáu kỉnh: "Mấy con Thị Màu đời nay quá quắt lắm. Bay không biết quyến rũ sư tăng là tội đoạ địa ngục hử?" Tôi cự: "Người ta chỉ đùa thế, có gì mà gọi là quyến rũ".

Từ đó, vài hôm một lần, Lan lại đến giúp tôi tưới hoa. Tôi dạy cho cô biết về phong lan, đây là cả một thế giới còn đa dạng hơn thế giới người. Phượng Vĩ đỏ rực, Tuyết Điểm thì trắng, Vũ Nữ thì như đang múa trước giò. Lan phụng phịu: "Hoa nào cũng có tên riêng, chỉ em không có". Tôi nhìn khuôn mặt cô, đôi mắt trong trẻo với cái miệng hồn nhiên như trẻ thơ. "Vậy tôi đặt cho cô
một cái tên. Tên cô là Tinh Khôi".

Thầy biết tình thân giữa tôi và Lan. Sư huynh không vui lòng, thầy chỉ bảo: "Không can gì". "Bạch thầy, người này có bạn thì người kia có bạn, rồi con gái kéo đến đầy thảo am, còn cái thể thống gì nữa?" Thầy gật đầu. Chiều lại, tôi mài mực hầu thầy, thầy đem cho tôi xem bộ tranh mười bức vẽ mục đồng chăn trâu. "Đây là thập mục ngưu đồ, cũng là quá trình tu học của một con người. Trâu không là trâu, mà chính là cái tâm ta đó". Tôi động lòng, hỏi: "Bạch thầy, con xem bức vẽ cuối cùng, không còn trâu, chẳng còn người, chỉ còn trăng soi. Vậy cớ gì phải sống trong dây trói. Ngày xưa Tuệ Trung Thượng Sĩ là bậc ngộ đạo mà không kiêng rượu thịt, vì chay mặn chỉ là hình tướng bên ngoài, không can hệ đến sự giác ngộ bên trong". Thầy cười: "Đúng, con ạ, với bậc đắc đạo là thế. Nhưng khi ta còn là một người phàm, thì cũng như con trâu kia, phải có sợi dây buộc, có người chăn dắt. Đến khi cái tâm vững rồi, sáng rồi mới có thể như trâu đen thành trâu trắng, không ràng không buộc, chẳng những nhởn nhơ trên cỏ xanh mà còn bay lên chín rầng mây". Tôi vái thầy mà thưa: "Con hiểu rồi, nhưng nhà chùa chẳng thể xua đuổi ai. Từ mai con xin thôi không giữ vườn lan nữa."

Mấy hôm sau, Lan thấy sư huynh ra tưới vườn, còn tôi thì chẻ củi. "Anh không thích phong lan nữa sao?". "Không. Muôn hồng nghìn tía, chẳng qua cũng chỉ để nhìn trong chốc lát. Một đời tôi chỉ riêng nhớ hoàng lan". Tôi giảng cho cô bé biết hoa hoàng lan cánh mảnh mai, vàng như màu chim hoàng yến. Thuở trước, cứ rằm, mồng một, các bà hàng hoa lại đến mua, họ gói hoa trong lá chuối, từng gói nhỏ xinh xinh toả thơm ngây ngất. Lan bảo: "Thích ghê, em chưa thấy bao giờ". Ừ, loài cây ấy có lẽ giờ đây đã tiệt giống rồi hay sao, nhiều lần theo sư huynh đi chợ mua bông chuối, tôi để ý tìm mà không thấy nữa. Tôi lớn lên, lòng bâng khuâng như thiếu vắng một thứ gì, cứ mơ hồ nhớ nhớ, thương thương...

Cuối năm, anh em tôi kẻ kéo người đẩy, chở phong lan xuống phố đổi gạo. Ông chủ tịch hội hoa cảnh hài lòng lắm khi thấy những giò mũm mĩm với chồi xanh đầy nụ. Ba bao gạo lớn được bưng ra. "Cha ơi, con có làm một ít bánh trái cây để cúng dường".Tôi nghe tiếng, quay lại, sững người vì thấy Lan. Ông chủ tịch âu yếm bảo: "Cúng dường thì phải cung kính. Con phải tự lên chùa lạy Phật mà dâng". Tôi hãi hồn, vội nói: "Thôi thôi, khỏi phiền nữ thí chủ. Nhận ngay ở đây". Lan bật cười, lại cái cười tinh khôi. Rồi Lan nhìn tôi buồn thiu: "Sao lâu nay anh không ra vườn? Em lên chùa, biết anh trong bếp mà mấy chú không cho vào. Riết rồi em buồn không muốn đến nữa".

Mấy buổi sau, tôi theo các bạn cùng lớp vào quán. Lan ngồi ở đó, sau chiếc bàn con bên cửa sổ. Các bạn tôi ai cũng nhìn về phía Lan, còn cô bé thì chẳng nhìn ai, cứ lặng lẽ một mình. Ngồi ở một bàn xa mà tôi như thấy cả bầu trời hoàng hôn tím, tím ngát ngoài kia đang in trong đôi mắt Lan. Mãi đến khi chúng tôi ra về, Lan mới ngoái nhìn, ánh mắt thơ ngâynão nùng. Bỗng dưng đỏ mặt, rồi tôi thấy hoảng sợ vì mình đã đỏ mặt...

Một người con gái chiều nào cũng ngồi ở quán Tím, chẳng bao lâu đã thành đề tài để bọn con trai bàn tán.

"Con Lan sữa tươi trông xinh vậy chứ nó mắc bệnh sợ đàn ông. Đếch thằng nào đến gần được, nó tránh như tránh tà". "Không phải đâu, nó giữ giá để chờ lấy Việt kiều, thằng Hùng ở Cali về ngày nào cũng trực ở nhà nó". "Giữ giá cái gì, nó ưa thằng Quắn chạy bàn ở cà phê Tím. Tao thấy nó ngồi một bàn với thằng Quắn, khóc rưng rức". Tôi im lặng, một lát sau mới bảo: "Khó tin". "Ở đời chuyện gì mà chẳng có thể xảy ra - bạn tôi nói, vẻ ông cụ non - Chiều qua chính mắt tao thấy nó chạy ra sau quầy đưa bức thư cho thằng Quắn".

Đạp xe về đã đến quá lăng Tự Đức, tự nhiên tôi bứt rứt không chịu được. Tôi quay xe, đạp về nhà Lan. Mưa phùn lướt thướt trên con đường về Bao Vinh xa tắp. Mẹ Lan hỏi: "Nhà chùa có việc gì mà nhắc cháu lên? Thấy Quắn về nhắn, tôi cho cháu đi ngay rồi". Tôi tái mặt, không kịp chào, đạp xe đi như tên bắn. Tim tôi dội thình thịch vì âm vang những lời nói của sư huynh khi Lan mới lên thảo am lần đầu: "Cô gái này đẹp đẽ thanh tú nhưng đuôi mắt quá dài, môi mỏng, cổ cao, tai nhỏ. Đấy là tướng hồng nhan mệnh yểu."... Trời chập choạng tối, tới Nam Giao. Nhìn dáo dác hai bên đường, tình cờ thấy Quắn và Lan cùng ngồi trong quán ốc. Quắn gọi rượu, đang ép Lan uống, Lan lắc đầu, Quắn cố nài. Tôi đi vào, đấm mạnh vào mũi Quắn: "Đồ lừa đảo. Từ nay chừa cái thói dỗ gái đi". Quay sang Lan, tôi nạt: "Đi về!" Không biết Lan có bị một thứ thuốc mê gì không, mặt ngây ngây như bị bỏ bùa. Tôi chở Lan đi. Quắn biết tôi có võ Thiếu lâm nên đành chịu phép, hậm hực chùi máu mũi nhìn theo, cái nhìn của một con thú mất mồi...

Trên đường về, Lan tỉnh lại, gục mặt vào lưng tôi, khóc: "Em nhờ Quắn chuyển đến anh nhiều thư, anh có nhận được không?" Tôi cau mặt: "Em khờ lắm, sao lại đi với thằng Quắn?" "Quắn bảo em uống vài chén cho ấm rồi lên đàn Nam Giao chờ Ninh đến". "Em đừng quên, tên em là Tinh Khôi. Đừng dại dột để bọn lưu manh làm nhơ bẩn". Nước mắt Lan chảy thấm qua chiếc áo lam của tôi, thấm vào đến da thịt. Dừng xe, tôi ngồi xuống vệ cỏ ven đường. Lan ngồi bên tôi. "Đêm nào nằm mơ cũng thấy anh dắt em đi thăm vườn phong lan. Mình về trồng lan trong sân nhà em đi, có thích hơn không?" Tôi không trả lời, ngắt những cọng cỏ, vò nát trong đôi tay run run. Trên kia, trăng sáng quá, tròn và rực rỡ như chiếc mâm vàng giữa trời. Bỗng nhiên lòng tôi miên man nhớ những câu chuyện cha tôi vẫn kể ngày xưa... "Em có thích nghe chuyện cổ tích không?" "Thích". Tôi kể cho Lan nghe chuyện người tử tù đội chiếc mâm vàng đầy nước đi từ cổng hoàng cung vào trước ngai vua mà không sánh ra ngoài một giọt, Lan nghi ngờ: "Sao có người làm được như thế?" Tôi gật đầu: "Ngày ấy, nhà vua cũng đã hỏi như vầy. Vị thiền sư trả lời: "Bệ hạ hứa nếu y làm được thì sẽ tha tội chết. Vì lẽ sống chết của y, nên dù việc khó vô cùng mà y vẫn chăm chăm làm bằng được. Nay nếu bệ hạ cầu giải thoát cũng như người này cầu sống thì việc tu hành dù khó mấy cũng có thể vượt qua". Lan ngước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi nhận ra trong hai cái giếng êm như nhung của mắt cô bé những tia sáng ương ngạnh lạ lùng. "Em hiểu rồi. Anh xem tu hành là chuyện sinh tử của anh. Vậy nếu em lại xem anh là chuyện sinh tử của em thì sao? Anh và em, ai đi trọn đường, ai bỏ cuộc?" Tôi bảo: "Em nói gì thế? Chuyện sống chết mà nghe cứ như là trò chơi sấp ngửa của trẻ con". Lan cười... Bàn tay nhỏ nắm lấy tay tôi, ngón thon vuôn vuốt như cánh hoa ngậm sữa. Vẻ đẹp này có phải phù du? Vẻ đẹp này là sắc hay không? Chỉ thấy ngợp vì trăng. Trăng sáng quá. "Thôi, về đi em". Tôi đạp xe, trước mặt tôi chập chờn lấp loá những con đường. Những mê lộ giữa đạo và đời, giữa ma và Phật...

Việc lộn xộn ở quán ốc chẳng mấy ngày đã đồn đến chùa. Cô tôi biết, tốc lên ngay. Tôi bảo: "Cô đừng lo. Chẳng có chuyện gì đâu". "Không có lửa làm sao có khói. Ăn ốc, đánh lộn, dành gái. Thế còn gì là tu hành? Tau mà gặp con ma nữ đó, tau tước từ dưới tước lên". Tôi ngẩn người một lúc rồi hiểu ra, không nín được cười. Cô bực tức: "Cháu tưởng chuyện gì cũng cười là xong sao?"

Quả là chuyện không thể cười mà xong. Mấy hôm sau, gia đình Lan mời tôi về.

"Con ma nữ" đã uống hai mươi viên Sedusen, may sao nhà biết được, chở đi cấp cứu. Mẹ Lan chắp tay lạy tôi như lạy Bồ Tát: "Bác biết tính con Lan lắm, từ nhỏ nó đã nói là làm, đã làm là làm tới cùng. Sợ e cứu thoát lần này, nó lại tự sát lần nữa. Con cứu nó cho bác đi con". Tôi cuống quýt: "Bác bảo con làm sao được?" "Con cứ giả vờ ừ đi, bây giờ nó mới lớn, tính còn ngông cuồng, vài ba năm nữa chững chạc rồi tự nhiên nó hiểu ra". Ông chủ tịch hội hoa cảnh mắt đỏ au, nhìn tôi chờ đợi một lúc rồi bảo vợ: "Nói như bà cũng khó. Chú Ninh đây tướng mạo khôi ngô, trước sau rồi sẽ có phước được che lọng vàng. Lẽ nào vì con mình mà để người ta mang tai mang tiếng". Tôi thở dài: "Cháu đi tu không phải là mong lọng vàng che đầu. Chỉ vì nguyện giữ thân trong sạch để tụng cho mẹ cháu một nghìn lần kinh Thuỷ Sám". Nhớ tới mẹ, tôi bất giác đau đớn trong lòng, đứng dậy đi...

Tôi về chùa, từ ấy không đi đâu. Thầy bảo: "Sao con bỏ học?" Tôi nói: "Suối ở xa, con muốn ra triền núi đào giếng". Tôi tự đày mình trong những nhát cuốc trên sỏi đá, đêm về tụng kinh, vẫn đôi khi chợt nghe tiếng mình khắc khoải. Có lúc nửa đêm chợt tỉnh, thấy thầy ngồi bên giường, lâm râm niệm chú. Tôi hốt hoảng vùng dậy: "Bạch thầy". Thầy tôi bảo: "Con giật mình, nói mê luôn, hất tung cả chăn." Tôi nói: "Con tỉnh rồi. Rước thầy đi nghỉ, con xin ra bệ Phật niệm Cầu An". Thầy lặng lẽ một lúc rồi bảo tôi: "Tâm không an, có cầu cũng vô ích". Tôi gật đầu thú nhận. Bao nhiêu đêm, cứ chợp mắt là thấy Lan hiện ra, mảnh dẻ, thanh thoát, đầu đội chiếc mâm vàng sóng sánh nước đi thẳng đến bờ vực. Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió. "Thầy ơi, nếu vào Niết bàn mà phải đạp lên một chiếc lá, Phật có làm không? Xin thầy cho con hay, trời đất nặng hơn hay chiếc lá nặng hơn?" Thầy nhìn vào mắt tôi: "Chỉ có con tự trả lời được thôi. Ngày mai con hãy về, cứ nhìn thẳng vào nghiệp duyên mà tự quyết định lòng mình." Tôi lắc đầu: "Thầy quên sao? Con đã thề khi nào đào xong giếng mới xuống núi".

Ra xuân, đường lên núi khô ráo. Hai tay tôi ướt bùn đỏ, những giọt nước đầu tiên đã úa ra từ lòng đất sâu. Tôi chạy về chùa, định vào trình thầy nhưng người đang làm lễ. Có người thí chủ dâng hương trong bệ Phật, mùi trầm mới thơm thơm trong không gian.

Đang dội nước rửa tay, tôi nghe có người bước đến: "Chú Ninh!"

Tôi ngẩng lên. Mẹ của Lan. "Bác lên chùa cầu cho em đi bình an..." Bà đưa cho tôi một cái túi nhỏ, rồi vừa quay đi vừa đưa khăn lau mắt.

Những dòng chữ trong thư, mảnh mai và run run như những cánh lan:

"Bốn trăm ngày chờ anh ở quán Tím, cuối cùng em cũng hiểu ra là mình thua cuộc. Đã đi mà chẳng tới, lẽ ra thì phải chết. Nhưng em chết thì anh làm sao yên lòng đi trọn con đường tu. Vì vậy, em đã quyết định lấy chồng xa xứ. Trong cái túi này là cây hoàng lan con, em nguyện tìm cho anh bằng được rồi mới ra đi. Em vẫn nhớ lời anh nói, một đời anh chỉ thích hoàng lan...

 

Người ta cứ bảo em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú tiểu trọc đầu. Nhưng đi Tây đi Mỹ không phải là chí nguyện của em. Lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ với em còn khổ hơn là chết. Xin anh hãy tụng cho em một lần kinh cầu siêu thoát, một lần thôi..."

Bất giác, tôi oà khóc. Nước mắt theo nhau lăn trên má tôi như ép cho hết những dòng tục luỵ cuối cùng. "Cứ khóc đi con" - Thầy vỗ về khi thấy tôi luống cuống che mặt - "Thầy chưa nghe nói gỗ đá thành Phật bao giờ". Tôi nức nở: "Bạch thầy, thầy có cho con trồng cây Hoàng Lan không?"

Thầy bảo: "Cỏ cây vô tội, sao mình không thể bao dung?" Rồi một tay dắt tôi, một tay cầm túi cây đến bên góc vườn, thầy tự mình trồng xuống.

Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian.

Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1409)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1307)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1381)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1363)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1268)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1327)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1337)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2013)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1375)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1388)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1270)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1510)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1356)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1225)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1199)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1249)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1242)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1388)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1113)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1106)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1166)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1296)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1323)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1086)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1201)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1140)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1286)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1277)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1406)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1501)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1255)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1247)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1372)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1412)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1322)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1646)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1295)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1306)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1339)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1188)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1211)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1348)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1453)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1507)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1673)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1538)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1434)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1226)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1334)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1295)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant