Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Truyện Ngắn 50 chữ

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16257)
Truyện Ngắn 50 chữ


"Trải lòng mình với những buồn - vui với cuộc lữ ..."

 

Mãn Nguyện


Người mẹ kéo áo cho con bú. Nhìn vào mắt nó: đầy mãn nguyện. Anh chồng đem đến cốc sữa cho vợ. Nhìn nhau mỉm cười. Thằng nhỏ ngước nhìn ba mẹ, nó cũng cười và bú tiếp. Anh chồng ôm vợ con vào lòng như ôm cả vũ trụ.
Quốc Khánh (Tp.HCM)

***

 


Xuất Giá


Mai lên xe hoa, đêm nay làm lễ xuất giá, Thu nhìn cha mẹ, ngày một hao gầy, các em còn thơ dại, lòng đau xót. Tình yêu, nàng hạnh phúc, người thân thương xa cách biết thế nào. Nghĩ càng ngổn ngang trăm mối. Phật, trời! Xin thương!.
Nguyễn Tấn Vĩnh (Cần Thơ)

***

Chào


Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
Chỉ còn lại ông và cháu, ông nói: Cháu ạ, bố mẹ cháu quên mất điều ấy từ lâu rồi!
Mộng Đắc (Ninh Bình)

***

Kẻ Sĩ

Ngày xưa, học cấp hai, chép bài của bạn để được chấm điểm. Thầy giáo "nêu gương" cả lớp thẹn đỏ mặt. Ngày nay, chép trộm luận văn tiến sĩ;, báo chí "nêu" cơ quan cười hớn hở! Vì sao? Hỏi ra mới thấu, tỉnh nọ cần người "tài" ra giúp nước.
Trương Tuấn Nga (Nghệ An)

***

Học Ai


Họp phụ huynh về, sếp giận dữ hỏi con trai: "Mày học ai tính côn đồ hay gây gổ đánh nhau thế?" Đứa con thản nhiên: "Học bố ... con vẫn thường nghe bố nói với mấy chú: "Phải đánh thằng này ... đá thằng kia ra khỏi công ty" đó thôi!?
Ninh Đức Hậu (Ninh Bình)

***

 

 

Bài Học Nhỏ


Bố thường mắng con không chịu học bài. Đi đón con, đường tắc, bố lấn sang đường ngược chiều, con thỏ thẻ: "Giống bài Hai con dê qua cầu trong sách quá!". Bố giật mình đỏ mặt:"Ừ, có những bài học đơn giản nhưng người lớn cũng quên".
Nguyễn Thị Thanh Thủy (Hà Nam)

***

 

Lời Hứa


Các con đã ký vào biên bản cam kết với nhà trường là sẽ không bao giờ đi đánh điện tử, vậy tại sao các con vẫn vào đó chơi?
Thưa bố! Các thầy cô giáo hứa sẽ không bao giờ dạy thêm mà tại sao họ vẫn cứ dạy thêm....?
Trần Văn Quân (Nam Định)

***

 

Nỗi Lo


Giờ cơm tối. Tôi đặt giấy báo trúng tuyển đại học lên bàn hớn hở khoe với mẹ. Mẹ ôm chầm lấy tôi chúc mừng. Sau đó mẹ vội quay đi giấu vội vài giọt nước mắt nóng hổi. Từ nay, đôi quang gánh trên vai mẹ lại oằn thêm.
Nhật Điền (Tp.HCM)

***

Rau Muống


Ở Mỹ, viết thư về nó cứ bảo: "Mình thèm rau muống luộc chấm mắm nêm quá, ước gì!". Vừa rồi nó về, mình ra chợ mua một mớ rau muống ngon về luộc đãi nó. Nhìn đĩa rau muống nó bĩu môi: "Cậu ăn uống kham khổ thế à?".
Đăng Châu (Đà Nẵng)

***

Tìm thấy Rồi


Ông luôn theo dõi các chương trình nhắn tin tìm đồng đội ...rồi ông cứ ghi ghi, chép chép... Mọi người cười: Ông chúng ta lẩm cẩm rồi. Một hôm, ông bỗng nghẹn ngào.... "Thế là tao tìm được gia đình mày rồi". Hình như hôm ấy, ai cũng im lặng.
Vũ Văn Tư (Tp.HCM)

***

Vô Can


Quốc lộ về đêm, hắn rải đinh rồi hắn vá bốn xe xẹp. Mưa, hắn bỏ về. Hai xe khác đang tìm nơi vá bỗng "Rầm..... Ree...ét". Một chiếc nữa ngã lăn, bé năm tuổi văng vào bánh xe tải.
Người nguời rơi nước mắt. Hắn chẳng hay biết, vô can.
Phạm Lai (Đồng Nai)
 

***

Lì Xì


Nhà nghèo nên lì xì của mẹ cũng có khác. Chỉ cho con nụ hôn cùng với lời "Mong con chóng lớn". Tết này con đã lớn, đã biết cầm bao lì xì nhưng không còn nghe "mong con chóng lớn" nữa. Một phần mùa xuân của con đã theo mẹ.
Thục Yến (Tp.HCM)

***

Lương Tâm


Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi "lương y"... Bác sĩ thân mật: "Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!". Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?
Trần Đình Ba (Thanh Hóa)

***

Phận Nghèo


MỒNG Tám tháng Ba. Nói khó mãi thằng bạn mới cho vay ba chục ngàn. Hớn hở ôm bó hoa đến cổng nhà nàng, đứng đợi. Không ngờ, chiếc Dylan trong ngõ vọt ra. Nàng ôm eo hắn cười rạng rỡ. Hắn, tay chủ tiệm vàng đầu phố. Tủi thân!
Phạm Quốc Khánh (Khánh Hòa)

***

“Tấm carton”


Chúng tôi thường tâm sự với nhau. Hôm nay phòng nghỉ trưa không tiếng cười, không câu dí dỏm, tôi thấy sự trống vắng, thiếp đi... Chợt “Rột” ”Rột” vài giọt mưa rơi vội trên carton của anh. Anh đã đi, carton còn in hằn dấu lưng.
ddth.com
***

“Đêm cuối”


Anh với tôi ly rượu cưa đôi miếng khô bẻ nửa. Trời về khuya, tôi ngồi bên anh kể huyên thuyên về qúa khứ..., nghiêng ly rượu đầy mời đất nhận phần của anh. Sáu tấm gỗ không ngăn anh ở bên tôi, nhưng tia nắng đầu tiên đã ...
ddth.com

***

Nếu biết rằng em đã có chồng



Sáng nhặt lá, chiều đá ống bơ, đêm bơ vơ thẫn thờ ngồi ghế đá (15). Hắn ngồi đó, đôi mắt trống rỗng nhìn ra khoảng không trước mặt, sương trắng đầy trời, rơi đọng trên tóc hắn, lấp lánh ánh bạc (41). Trời sáng, hắn thở dài, cúi đầu, nhặt lá...

***

Lời yêu!
DONNA_DONNA



40 năm trước, anh không dám nói, Hoài không chờ được anh... 10 năm sau anh chưa kịp nói, Hà vội đi lấy chồng. (26) Hôm nay, anh đã nói với Lan, vậy mà... 60 tuổi, anh chưa một lần được cầm tay bạn gái.

***

Yêu
nguoimoi


- Sao giấu mẹ mà nhè cơm ra vậy? còn yêu mẹ không?

- Hoa thút thít: " Bà bảo, muốn mẹ mau khỏi ốm thì phải ăn nhiều. Nhưng tại con ăn no quá rồi, con xin lỗi - Mẹ ơi"

Hai mẹ con ôm nhau cùng khóc.

***

Lịch Người
thaychuastudio

Ta vô tình bóc dỡ những tờ lịch vất đi.Sự sống cứ rơi dần theo ngày tháng.Thời gian âm thầm bóc ta đi từng trang một như người ta bóc vỏ một củ hành. Một ngày giật mình nhìn lại.Xót xa...

Hân
thaychuastudio

Hắn về quê cũ, chiếc Dylan quẹt thúng thúa đi ra từ ngõ vắng. "Đui à!", dáng khắc khổ lồm cồm ngồi dậy. Hân!!!
ngỡ ngàng.
...
" Long cầm tiền đi, lên trên đó cố học nghe. Hân chờ..."


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1182)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1427)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1451)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1542)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1378)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1323)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1136)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1246)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1236)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1320)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1339)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1408)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1277)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1384)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1284)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1248)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1315)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1246)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1421)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1679)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1369)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1670)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1273)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1189)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1404)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1264)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1321)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1471)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1711)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1724)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1529)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1728)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1406)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1375)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1892)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1466)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1418)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1371)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1346)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1441)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1292)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1548)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1537)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1406)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1410)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1301)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1700)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1456)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant