Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vô trụ bất thủ - sứ mệnh độ sinh của chư đại Bồ Tát

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 14067)
Vô trụ bất thủ - sứ mệnh độ sinh của chư đại Bồ Tát


VÔ TRỤ BẤT THỦ, SỨ MỆNH ĐỘ SINH CỦA CHƯ ĐẠI BỒ TÁT


"Sư tử hống thời phương thảo lục
Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng"

Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được. Chư đại Bồ Tát vân du tự tại khắp mọi nơi, khi tâm lượng chúng sanh cảm thì Bồ Tát ứng, khi chúng sanh niệm tưởng danh hiệu thì Bồ Tát hiện tiền. Tâm đại bibản hoài tế độ bao trùm khắp thế giới ba ngàn, lòng đại bi vượt lên nhị biên đối đãi. Hàng chúng sanh, tập thể loài người thành kính ngưỡng vọng, những đóa hồng liên xinh tươi đang rực cháy trong lò lửa đỏ, nhưng vẫn hiến dâng cho đời ngào ngạt hương thơm. Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, tên Người khởi xướng phong trào đấu tranh bất bạo động, đòi tự do nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam, đang bị nhà cầm quyền lưu đày, tống giam biệt xứ, cắt đứt sự liên lạc giữa người với người, giữa Thầy với trò, giữa tình ruột thịt máu mủ, tông môn. Cộng sản Việt Nam có thể trù dập xác thân Người tứ đại, ngũ uẩn tạo thành, nhưng không thể nào lay chuyển, xoi mòn ý chí kiên định như kim cươngtâm thức sáng ngời như sao Bắc Đẩu của nhị vị Hòa thượng. Ý chítâm thức đó là bài kinh được tụng lên từ khung trời lửa đỏ đang hực cháy, làm hướng đi đích thực cho dân tộc Việt hôm nay, cho đạo pháp ngàn sau noi gương Người hùng lực: xác thân nguyện làm đại Bồ Tát; tâm linh nguyện là bầu trời Như Lai để ngàn sao còn lấp lánh, soi rọi tận cùng nơi vô thức của kiếp người cộng sản Việt Nam.

Chư vị Hòa thượng đã thực sự xả thânđại cuộc, lấy sự sống của chúng sanh làm sự sống của riêng mình, lấy sự ưu tư, khắc khổ của kiếp nhân sinh lang bạc làm lẽ sống vị tha. Trái tim của quý Ngài được hấp thụ bằng dòng máu anh linh Lạc Việt, hơi thở của quý Ngài là sinh khí của toàn dân, do đó sự sống của quý Ngài hôm nay là sự sống đích thực của con người, cho đạo pháp. Dù vào tù ra tội, tâm quý Ngài phẳng lặng như mặt nước hồ thu, sâu thẳm in soi vạn tượng sum la, từ đó, dõng dạc gióng lên tiếng nói đầy hùng lực:

"Phật Giáo Việt Nam là một thực thể dân tộc. Từ bình minh của lịch sử Việt đã có đóng góp lớn trong việc dựng nước, khai dòng văn hiến, có kế thừa sau trước, từ lịch đại Tổ sư đến các Bồ Tát tử đạo, mà GHPGVNTN là sự truyền thừa chính thốngđại diện duy nhất của toàn thể quần chúng Phật tử Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, GHPGVNTN là thành viên sáng lập phong trào Phật Giáo Quốc Tế tại Colombo, thủ đô Tích Lan năm 1950, mang tên "Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới". Không một tổ chức Phật Giáo nào khác, do tư nhân hay thế quyền thiết lập cho những mục tiêu sai khác với hiến chương của GHPGVNTN, có thể thay thế hoặc điều khiển GHPGVNTN trong việc hướng dẫn Phật sự cho Phật tử Việt Nam, trong và ngoài nước và đại diện cho Phật Giáo Việt Nam trên trường quốc tế" (Tuyên cáo 93, HT Huyền Quang).

Phật Giáo Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mà không là Phật Giáo của ai khác, hay một dân tộc ngoại lai nào khác, tự căn để, Hòa thượng đã xác định nền tảng và giá trị thực hữu của Đạo Phật. Máu xương của chư vị Bồ Tát đã chồng chất trên trang sử của dân tộc Việt để giữ nước và dựng nước theo truyền thống Lạc Hồng, trên bước đường truyền đăng tục diệm, Tổ Tổ thanh quy, nối dõi dòng Tông môn hưng chấn, GHPGVNTN là ngọn đèn được thắp lên theo mạch nguồn Đạo giáo từ thuở sơ khai, hòa mình cùng dân tộc vào đại thể nhân sinh; như một luồng sóng trong muôn ngàn luồng sóng; như một tảng mây trong vô lượng khối mây và như âm ba của hải triều vang rền từ đó: "Pháp lý của Giáo Hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo Hội là 80% dân chúng già, trẻ, lớn, bé. Cơ sở của Giáo Hội là nông thôn, thành thị, cao nguyên và hải đảo. Còn gì khác hơn từ cội nguồn, Tổ phụ, từ tiếng nói đầu đời: "Hai mươi thế kỷ qua, nhân dân Việt Nam là một tổ hợp của quần chúngtín ngưỡng. Các lực lượng tôn giáo, trong đó có Phật Giáo, hiện tập trung đông đảo nhất các tầng lớp nhân dân, với khả năng vô song để thực hiện việc hóa giải thù hận và tái thiết đất nước sau 50 năm chiến tranh thừa sai cho một cuộc tranh chấp lưỡng cực quốc tế. Do đó, đàn áp tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng là tiếp diễn cuộc chiến tranh lạnh lỗi thời, đồng lúc phá hoại tiềm lực dựng xây Tổ quốc. Phải chấm dứt ngay chính sách đàn áp GHPGVNTN" (Tuyên cáo 93, HT Huyền Quang)

Ánh sáng đã bừng lên từ phương đông, nền văn minh nhân loại đã lan tràn qua bao thế hệ. Từ đó là lẽ sống hạnh phúc là tiếng nói của con tim và giá trị tinh thần, tâm linh là khí trời thanh khiết. Ai không hít thở khí trời? Ai không mong cầu hạnh phúc? Và ai muốn rong chơi trong nô lệ, xiềng xích, đọa đày?

Hiện thân của Bồ Tát làm kinh động ác ma, ánh sáng của đạo mầu phá tan bóng đêm u mê, triền phược. Hình ảnh từ hòa, nghi dung đĩnh đạc, từ nơi ngôi nhà tranh lợp vụng, mái dột tường thưa; đêm đêm nằm ngắm sao trời, ban ngày phơi lưng sưởi nắng, giữa chốn đồng hoang mông quạnh, không một bóng người lui tới thăm nom, đã tỏa rạng đức độ bao dung, đã dựng thành vách tường đồng chí nguyện, đấu tranh vì lý tưởng tự do dân tộc, tôn giáo, đạo đức lễ nghi, mà bao thập niên qua đã bị gót giày của đế quốc đỏ giẫm nát. Chỉ có quanh mình sương hôm là bạn, gió sớm là người thân, chí nguyện kẻ xuất trần, thong dong đĩnh đạc, Hòa thượng đã vì hạnh phúc, mang hạnh phúc đến cho mọi người; vì tự do, mang tự do đến cho kẻ khác, để riêng mình sống nơi chật hẹp, vì lý tưởng giác ngộ, giải thoát, mà tự khép mình để dân tộc, quê hương đượm nhuần công lý, trổ trái thanh bình, cho đến loài rong rêu, sỏi đá cũng hưởng được hương ngọt cam lồ, thanh lương từ bình tịnh thủy:

"Tâm sự tôi còn nhiều, không phải là chuyện của năm, bảy, mươi năm mà là chuyện của đôi ba trăm năm. Chúng tôi chưa được phép và cũng không đủ thời giờ nói ra hôm nay về đất nước và đạo lý dân tộc. Càng già, tôi càng thao thức với quê hương. Quê hương qua mấy ngàn năm đau khổ, rủi robất hạnh. Đạo giáo cũng vì thế mà điêu linh theo. Càng sống, càng chứng kiến nỗi điêu linh của đất nước; sự đói khổ của dân tình, và càng suy thoái đạo đức. Càng sống, càng phải chấp nhận đau buồn, tủi nhục." (Lời phát biểu của HT Huyền Quang tại chùa Linh Mụ, Huế, 3-5-1992)

Khổ đau là chất liệu của cuộc đời, do đó, nơi nào còn khổ đau thì còn sự hiện hữu chư vị đại sĩ, thượng nhơn bằng tâm niệm Bồ Tát Đại từ, Đại bi, Đại trí, Đại đức, gióng lên tiếng chuông thức tỉnh kẻ lầm đường lạc lối, sớm quay về nẻo thiện tự tâm, mà tâm sự ngàn đời, Bồ Tát không bao giờ chấm dứt sứ mạng: chúng sinh chưa độ tận thì không thể chứng quả vị Bồ đề, địa ngục chưa không người thì sẽ chẳng bao giờ thành Phật. Vậy thì chuyện của một đời người hay đôi ba mươi năm có nghĩa gì với chuỗi thời gian vô tận, mà hạnh nguyện của Bồ Tát thì hư không có thể cùng tận, chứ thệ nguyện độ sinh không bao giờ cùng tận. Quê hương của Bồ Tát là nơi tận cùng của hố thẳm khổ đau, do đó, ngàn đời được phủ kín bởi tình thương, bi mẫn, tha thiết, kính yêu. Hòa thượng, Ngài đã thực sự lên đường bằng đôi tay thong dong, bằng cõi lòng bao dung, độ lượng, xoa dịu vết thương đau của dân tộc, của quê hương rách nát, ngút ngàn trầm thống; chồng chất sông máu, núi xương của ai đó?

Từng hàng nước mắt nhỏ xuống, từng chiếc khăn tang phủ mái tóc xanh, từng đàn trẻ mồ côi, đôi tay gầy guộc, đôi mắt đờ đẫn như thiếu hương đời, mạch sống. Từng lũ âm hồn sờ soạng qua đêm như lần mò tìm gặp nhau để trả những món nợ ân tình còn dang dở. Lời kinh siêu độ, âm ba còn đồng vọng như khuyến tấn ai tỉnh giấc nam kha, mộng kê vàng để biết cuộc đời thoáng qua là mộng. Trường đời đại mộng, kiếp người tiểu mộng, mộng vỡ, mộng tan, để lòng thanh thản, mà sám hối chút nghiệp dư, báo thừa, không còn là đảng, là nhà nước xã hội chủ nghĩa, là tôi tớ nhân dân, là cách mạng 30 tháng 4-75 trước. Để nhìn lại những chứng tích điêu tàn, những nấm mồ chôn tập thể, chôn vội vàng, chôn bừa bãi, rõ thật, lòng ai sao nỡ, xương thịt chất chồng, đến những loài vô tri còn sầu ảm đạm, như đồi núi không mây, như biển ngàn không sóng, như cánh đồng không cỏ, như khói hương đã tắt lịm tự bao giờ, những linh hồn chưa siêu thoát, còn ngất ngưởng. Nơi đây Bồ Tát lập đàn sám hối, siêu sanh: "Nay đến lượt Đảng và Nhà nước phải công khai sám hối với nhân dân thành phố Huế về những hầm chôn tập thể mà quân đội và lực lượng cách mạng địa phương là tác giả. Sám hối trước những gia đình nông dân bị bức tử trong thời cải cách ruộng đất và phục hồi nhân phẩm cho gia đình, con cháu họ. Hãy tổ chức một Ngày Sám Hối Toàn Quốc để tạ lỗi và hướng vọng tới những vong linh vô tội bị chết oan, bị bức tử. Vừa sám hối với người chết, vừa nguyện hứa lo cho người sống được sống người." (Tuyên cáo 93, HT Huyền Quang).

Người cộng sản có thật tâm sám hối, lòng chí thành nguyện trừ lỗi trước, ăn năn dè dặt tội sau, để năm vóc cùng gieo xuống đất, dập đầu, quy mạng đấng Thế Tôn, hay: "Xóa bỏ mặc cảm, xóa bỏ thù hằn, nhìn về tương lai" và "Mọi người Việt Nam, bất kể giai cấp và tầng lớp, dân tộc và tôn giáo, bất kể quá khứ trước kia ra sao, dù từng giữ chức vụ gì trong chế độ cũ, hãy đứng vào khối đại đoàn kết toàn dân" mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt và ông Tổng Bí thư Đỗ Mười tuyên bố nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, thì trái lại, nhà nước CHXHCNVN ngày lại càng đi sâu vào con đường chia rẽ Tăng Ni, Phật tử các cấp thuộc GHPGVNTN" (Tuyên cáo 93, HT Huyền Quang).

Lời trước ý sau bất nhất của người cộng sản Việt Nam, đã thuộc nằm lòng luận điệu đó từ thuở còn trong bụng mẹ. Họ nói bằng tay, khoa bằng chân để rồi đỉnh cao trí tuệ của họ bị lộn ngược. Đầu trồng chuối, cẳng giơ lên trời, vì đầu họ nặng điêu ngoa, gian xảo, thù địch, bắn giết, chôn sống và máu tanh nên đôi chân họ nhẹ hễu, bức xúc thành kiếp đọa đày của kẻ vô thân, vong xu tổ quốc. Mộ cha không tảo, mộ mẹ không hương, chỉ biết súng đạn, gươm đao, giáo mác. Giết! người như ngóe, thù địch phân chia là chất liệu sinh tồn của người cộng sản đỏ.

"Khi tôi nhìn sư phụ tôi, hai tay bị trói chặt bằng dây kẽm quặt về phía sau, có đeo hai tấm biển viết mấy chữ "Việt gian bán nước", một tấm trước ngục, một tấm sau lưng, đứng giữa sân đình làng Bặt, hai bên một đoàn người tay cầm gậy gộc mác, câu liêm, bồ cào đứng canh gác. Một nhóm người mệnh danh là quan tòa của tòa án nhân dân đứng trên thềm đình để xử án. Họ bắt sư phụ tôi quỳ trước sân đình và cúi đầu để nghe tòa luận tội. Nhưng sư phụ tôi đã không chịu làm thế. Một người từ trên thềm đình bước xuống đứng trước mặt sư phụ tôi, nói: "Mầy là thằng Việt gian bán nước mà còn ngoan cố à?" Nói xong, họ đấm vào quai hàm Thầy tôi mấy cái, một dòng máu từ miệng sư phụ tôi ứa ra, chảy theo cằm nhỏ xuống thấm đỏ tấm biển "Việt gian bán nước" ở trước ngực. Lập tức họ tuyên án tử hình rồi đưa sư phụ tôi ra bãi cỏ trước đình, máu từ miệng sư phụ tôi tiếp tục chảy ra, thấm vạt áo dài, nhỏ xuống sân đình. Khi đến bãi cỏ, họ vật sư phụ tôi nằm nghiêng xuống rồi một người bắn vào mang tai sư phụ tôi ba phát súng lục, lại một dòng máu đỏ tươi phun lên thẳng tắpsư phụ tôi chết liền tại chỗ."

"Dòng máu ấy với hình ảnh sư phụ tôi hai tay bị trói nằm chết trên bãi cỏ máu me đầy mặt, hai tấm biển "Việt gian bán nước" thấm máu, hai bàn chân thấm máu, máu vương trên bãi cỏ, chỗ nào cũng thấy máu" (Nhận Định Về Những Sai Lầm Tai Hại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Dân Tộc và Phật Giáo, H.T. Quảng Độ, 1995, trang 19-20).

Máu! Máu mầu đỏ để nuôi trái tim, để làm sống con người từ thuở khai thiên lập địa. Máu có từ trong mỗi con người, có trong từng tế bào, thớ thịt, giờ đây, Người hết máu, Người chết cong queo, chết trước đình làng, chết trên thảm cỏ, chết vương máu đỏ như tình tự giống nòi bị dập vùi tan nát.

Người cộng sản có lương tri? Có trái tim? Có khối óc? Hay chỉ có bạo hành hung hãn, giết người, hại vật tạo cảnh lầm than? Như hoa sen trong bùn, bùn có tanh hôi ô nhiễm, nhưng hương sen vẫn ngạt ngào bay khắp muôn nơi, chư Bồ Tát, bậc Thiền tăng dẫu cho ở chốn địa ngục lao lung, nhưng lòng người thanh thản hỷ lạc như cõi Tam thiên. Hơn 10 năm lưu đày biệt xứ, nhị vị Hòa thượng vẫn an nhiên như nhiên, sáng, trưa, dưa muối, chiều khoai sắn lót lòng, như hạc nội, mây ngàn, chẳng phiền, không ưu. Thế sự có phù hư, cuộc đờisuy thịnh, nhưng tâm bất động của Chư vị Đại Bồ Tát bất tăng, bất giảm. Hình ảnh Hòa thượng Quảng Độ ngồi vo gạo bên vại nước là hình ảnh thiền gia, nghĩa đức; xăn tay áo, quét lá rừng như Hương Nghiêm ngộ đạo. Ai bon chen danh lợi, lên voi xuống ngựa, Hòa thượng vẫn âm thầm qua bao ngày tháng, trồng hoa tỉa lá, tưới nước bón phân cho tùng cúc theo tháng ngày đơm bông nẩy lộc. Hòa mình cùng thiên nhiên, tạo vật để thấy lòng rỗng như hư không, trong như pha lê, sạch như bông tuyết.

Bếp lửa hồng Thiền sư ngồi gõ mộng, bình tâm không động giọt sương trong, cho lý tưởng ngàn đời, noi theo vết chân Người, Hòa thượng đã lên đường, mang hành trình ý thức tự do đi vào lòng dân tộc, thiên thu vĩnh tận, từ đó khởi lên hương vị hòa quang đồng trần:

"Những lúc trầm tư nếm vị thiền
Lâng lâng không bợn chút ưu duyên.
Ngục thất dầu sôi thành cam lộ
Lao tù lửa bỏng hóa hồng liên.
Gông cùm giam hãm ngoài tam giới
Xiềng xích buộc ràng với cửu thiên
Sống chết vui buồn tâm tự tại
Cành dương rửa sạch nghiệp oan khiên."
(Nhận Định Về Những Sai Lầm..., Mùi Thiền, tr. 155, H.T. Quảng Độ, 1995)

Nối tiếp dòng sinh mệnh dân tộc và đạo pháp, vượt trùng dương ra hải ngoại, thống nhất Tăng tín đồ, thừa truyền lịch sử ngàn năm của Chư vị Tổ đức, người con Phật nơi đây đã hùng dũng đi lên như sư tử hống, gieo mầm nẩy lộc, đạo pháp được tăng long nơi viễn xứ. Chư Tôn Đức, oai nghi đĩnh đạc như tượng vương trở về lối xưa, trăm hồng nghìn tía nghinh xuân. Hạt giống Đạo pháp từ đây, nơi quê người, được vun quén, ăn sâu gốc rễ, thêm cành lá xum xuê, làm cây đại thọ, cho chim muông ngàn phương về đậu, hát khúc thái hòa. Trên tinh thần sứ giả của Như Lai, hành việc đạo như làm nghiệp nhà, lợi ích chúng sanh như bổn phận, tất cả đều chung lo gánh vác như hạnh Phổ Hiền, Đại Thế Chí, Quan Âmdũng mãnh linh hoạt như Địa Tạng Bồ Tát, chống tích trượng, ngọc minh châu phá tan địa ngục, đưa người qua bể khổ trầm luân, về nơi cõi tịnh.

Để chia sẻ trên tinh thần lục hòacông hạnh lục độ Bồ Tát, cùng tất cả Chư Tôn Đức, Tăng tín đồ Phật tử nơi quê hương xa cách, lòng nối lòng, tay trong tay, nhất tâm chí thiết: "Đảnh lễ trong từ bi quán bằng chí nguyện "Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập". Xin nhị vị và Chư Tôn Đức chứng giám cho lòng thành của người Phật tử Việt Nam trên khắp năm châu bốn bể ngày đêm hướng về nơi quê Cha đất Tổ. Nơi máu xương Phật pháp đã thấm nhuần hai mươi thế kỷ, làm nên quốc thổ, thái hòa và nhân dân từ ái. Thế nhưng, cơn bão loạn tưởng đã thổi qua quê hương nước Việt. Tranh chấp hận thù đọa đầy dân tộc ngót nửa thế kỷ. Có gió to mới biết là cây vững. Bằng chính pháp thân trong cơn lâm lụy, nhị vị Hòa thượng tự tạihiên ngang tiếp nối nói lên bài thuyết pháp uy hùng mà Lịch đại Tổ sư từ thủa Luy Lâu, từ thời đại Lý Trần đến những ngày đương đại sáng ngời lửa từ bi Quảng Đức không ngừng dóng dả. Không có bài thuyết pháp siêu âm nào mà hùng hồn hơn, mà những bức tường dày tù ngục, những ngăn cấm dữ dằn và độc ác của thế nhân có thể bịt tiếng, đàn hặc."

Không trụ, không bảo thủ, không có chỗ sở đắc, như Hạc xả không trì; ao hoang có nhiều nhưng lòng hạc không lưu luyến, như đàn chim bay ngang hư không chẳng lưu vết tích, nhị vị Hòa thượng đã tác đại chứng minh công cuộc xây dựng nền hòa bình chân chính cho quê hương, xứ sở, dân tộc, đạo pháp, giống nòi và tất cả con dân đều chắp tay nguyện cầu cho hoa tình thương hiện thành đại thể.

Kính bút,

THÍCH NGUYÊN SIÊU


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9189)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 9850)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11168)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9692)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9223)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 9965)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10012)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9191)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13148)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10069)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10355)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10814)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 8970)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10164)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10109)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9238)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 10925)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 14959)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11688)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10009)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12567)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10782)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10310)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10653)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10568)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10431)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9902)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9191)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9242)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11165)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9508)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 12961)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12524)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9055)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9462)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9493)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9451)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9023)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8850)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10201)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8494)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8184)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15383)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10647)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10655)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8783)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8862)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8459)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 11977)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10730)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant