Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đôi mắt đêm Rằm tháng Bảy

21 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13477)
Đôi mắt đêm Rằm tháng Bảy


Đôi mắt đêm Rằm tháng Bảy


Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa, mặt buồn một đống, đưa đôi mắt còn đẫm nhoè nước mắt nhìn tìm anh Hữu. Anh hoạ sĩ đang ngồi chồm hổm, cắm cúi vạch ngang sổ dọc từng nét cọ tươm rướm mực đen lên trên những trang giấy báo chi chít chữ trải giăng trên nền gạch hoa.Anh đang tập trung luyện thư pháp nên không biết có khách vào nhà. Triều quệt nước mắt, bước mấy bước thật nhẹ nhàng đến đứng sau lưng anh hoạ sĩ. Im lặng. Chỉ nghe tiếng sột soạt của giấy và tiếng chép miệng không hài lòng của anh Hữu. Đứng lâu mỏi chân, Triều cố ý tằng hắng một tiếng nho nhỏ. Chỉ một tiếng nho nhỏ của nó, vậy mà cũng đủ làm cho anh hoạ sĩ giật nẩy mình một cái. Anh quay đầu nhìn sau, trợn mắt lên ngó Triều từ đầu đến chân, hỏi thân thiện:

- Vô hồi nào mà tao không nghe tiếng động? Gì mà giống ma le vậy mày, nhóc?

Triều buồn bã, cất giọng mệt nhọc:

- Em vô lâu rồi… Thấy anh đang say mê nên không dám làm ồn…

Anh Hữu đặt cây bút lông xuống đĩa mực, đan những ngón tay vào nhau rồi bẻ vặn kêu rôm rốp, đưa mắt nhìn Triều. Uể oải, nặng nhọc ngồi bệt xuống nền nhà, Triều cười gượng gạo:

- Sao anh không vẽ tiếp đi?

- Tao đâu có vẽ. Đang luyện viết mà!

- Viết chữ Tàu phải không anh?

- Chữ Việt. Thư pháp tiếng Việt.

- Sao em thấy anh luyện lâu quá vậy?

- Thì phải lâu mới kêu là khổ luyện. Viết thư pháp không được nôn nóng.

- Anh là hoạ sĩ mà còn tập luyện lâu lắc, huống hồ người không có hoa tay như em!

- Đừng nghĩ vậy mà nản lòng. Không biết thì tập. Tao tuy là hoạ sĩ đã thành danh, nhưng về thư pháp thì tao chưa hề học, chưa hề biết, nên cà ngơ cà ngác cũng giống như mày thôi, chớ không hơn gì. Nếu mày muốn học môn này thì qua đây những lúc rỗi rãnh, tao tập tới đâu chỉ tới đó cho! Muốn không?

- Không. Chán lắm!

- Chán gì?

- Chán ba em quá. Tinh thần đâu mà tập luyện thư pháp?

- Mới ăn đòn của ổng nữa rồi phải không?

- Sao anh biết?

- Nhìn cái mặt buồn so của mày là biết ngay mà. Sao ăn đòn vậy?

- Ổng say, ổng kiếm chuyện chửi mắng đánh đập như mọi khi chớ có gì lạ đâu?

- Ăn đòn sao còn mò qua đây làm gì, lỡ ổng không thấy, ổng nện một trận nữa thì sao?

- Ổng say mèm, ngủ như chết rồi anh à. Bây giờ mà có cháy nhà thì ổng cũng chẳng biết đường mà chạy nữa kìa! Em buồn quá, không biết tâm sự với ai ngoài anh…

- Đánh có đau không?

- Rêm rêm thôi. Em cũng quen đòn rồi, chịu đựng được.

- Chán ba của mày thiệt. Nhưng tao chán thì được, vì tao không phải là con của ổng, tao chỉ là một người dưng láng giềng, chớ mày không được chán ba của mình!

- Sao vậy?

- Vì mày không còn mẹ. Ba của mày là người duy nhất nuôi dưỡng mày, mày phải biết quý trọng ổng. Điều đáng phải kính trọng hơn nữa là ổng đã làm gà trống nuôi con, nuôi mày và hai đứa em mày, nên ổng vất vả khổ nhọc lắm. Ổng quanh năm còng lưng đạp xích lô để nuôi ba đứa con thơ mồ côi mẹ, đó là một thành tích phi thường rồi!

- Nhưng em chỉ thấy chán, chớ em đâu có thù hận ba em bao giờ?

- Không được chán. Mày phải giữ phận làm con, và phải thông cảm cho ba mày. Chỉ vì lâm hoàn cảnh nghèo túng khó nhọc nên ổng mới trở thành người cáu kỉnh, sinh tật uống rượu cho vơi nỗi sầu, chớ nếu nhà giàu có thì ổng đâu có như vậy. Hiểu không?

- Dạ, em hiểu… nhưng mà…

- Nhưng nhụy gì?

- Lúc say xỉn, ổng muốn em nghỉ học để đi bán vé số. Nhưng lúc tỉnh táo thì ổng lại bắt em phải học siêng chăm, phải có nhiều điểm10. Em không biết đường đâu mà mò…

Anh Hữu xoa đầu tóc Triều, rồi bóp nắn vai nó, động viên:

- Thôi kệ ổng, ráng chịu đựng đi. Đừng bỏ học mà thành đứa ngu si dốt nát đó nhóc!

- Em đâu có muốn bỏ học. Em cũng không sợ chuyện đi bán vé số để kiếm tiền phụ thêm với ba em. Nhưng em sợ bị ảnh hưởng việc học tập…

Anh hoạ sĩ lắc đầu ngao ngán, cười:

- Nghĩ cũng căng thiệt. Hoàn cảnh gia đình mày bi đát quá, không thấy không biết thì thôi, chớ đã biết đã thấy rồi thì không ai không xao lòng…

- Em mà không chịu đi bán vé số thì ba em bắt con Liên, với thằng Tiến nghỉ học đi bán… Em không muốn thấy hai đứa nó bị thất học…

- Chà, gay dữ. Nhưng thôi, mày đừng than rên thảm thiết nữa. Tao sẽ giúp mày…

- Anh giúp em sao?

- Ừ. Mỗi tháng tao phụ giúp nhà mày chừng… hai trăm ngàn đồng được không?

- Hai trăm ngàn đồng? Anh nói thiệt hay chơi đó?

- Thiệt mà. Cỡ đó thì tao dư sức. Có điều… tao chỉ giúp đến khi nào hết giúp được, không thể hứa trước là đến khi nào…

- Vậy cũng quá sướng cho em rồi! Ba em mà biết được thì ổng mừng lắm đó!

- Chưa chắc.

- Sao chưa chắc? Được cho tiền, ai lại không vui mừng hả anh?

- Nhưng với ba mày thì khác. Tao nghe tiếng ổng rồi. Ổng tự trọng lắm. Không phải ai muốn cho tiền ổng thì cho được đâu!

- Sao kỳ vậy?

- Ổng không muốn ai xen vô chuyện ổng nuôi dạy con cái. Chính vì vậy mà hàng xóm láng giềng muốn giúp cũng thấy ngại ngại, tao cũng vậy, đã từ lâu muốn giúp gia đình mày, theo nhà Phật gọi là thực hành hạnh bố thí, nhưng tao không dám hành cái hạnh đó với ba mày đâu!

- Vậy bây giờ phải làm sao, anh?

- Để tao qua nhà nói chuyện, dò thử ý ổng cái đã. Nếu ổng vui vẻ thì mình làm tới luôn, nếu ổng từ chối thì mình tính cách khác… Thiếu gì cách?

- Anh giúp như vậy… có hết tiền của anh không?

- Mày khéo lo. Tao bán được nhiều tranh sao chép cho mấy khách sạn lớn, mấy biệt thự sang trọng, có thu nhập rất cao, lại chưa có vợ con, thì làm gì hết tiền được?

- Còn gia đình của anh ở quê thì sao?

- Mẹ và mấy anh mấy chị của tao, hay thằng em út của tao, đều có cuộc sống sung túc, có của ăn của để rồi, tao đâu phải lo, chỉ thỉnh thoảng mua quà gửi về cho mọi người vui thôi…

- Anh… sướng thiệt!

- Tao sướng nên tao muốn muốn chia sớt cái sướng đó sang cho nhà mày đỡ khổ phần nào. Sống, phải biết san sẻ buồn vui với người khác chớ mày!

- Anh thiệt … tuyệt vời!

- Đừng có khen coi chừng tao té hen ra ngoài đó! Chằng qua mấy thầy, mấy sư cô ở chùa thường giảng dạy những điều tốt đẹp đó, tao nghe được, nhớ được nên làm thử đó mà…

- Nhưng… tại sao anh lại giúp em?

- Vì tao thương, tao mến mày. Tao cũng thương và mến ba và mấy đứa em của mày!

- Anh không đòi hỏi điều kiện gì nữa sao?

- Vô điều kiện!

- Thôi, em về kẻo ba em thức dậy. Anh luyện thư pháp tiếp đi…

- Ừ. Luyện chớ. Mày về đi, để ngày mai tao qua nói chuyện với ba mày. Hi vọng…

Triều chồm đến, hôn lên trán anh Hữu với lòng rộn ràng niềm vui và xúc động, nói:

- Em cảm ơn anh. Cảm ơn anh nhiều lắm!

- Đừng nói đến ơn nghĩa mà mất đạo nghĩa. Mày hun tao như vậy là đủ cho tao sướng cả đời rồi, nhóc con à!

- Thiệt không anh?

- Thiệt!

- Sao vậy?

- Lâu rồi tao không được ai hun!

- Anh xạo!

- Sao xạo?

- Anh có nhiều bồ hun anh mà!

- Bồ nào?

- Mấy chị bạn anh đó. Ở xóm này ai không biết anh là một người đào hoa? Bữa nay anh đi với chị này, qua ngày mai anh đi với chị khác, thay bồ như thay áo…

- Chuyện người lớn, mày đừng nên để ý đến làm gì!- Hoạ sĩ véo tai Triều- Nhớ chưa?

- Dạ nhớ. Nhưng em nói có đúng không?

- Đúng. Nhưng tao không tính mấy cái hun của những người đó!

- Sao vậy?

- Những người đó hun tao vì thích tiền của tao. Tao thèm được người thân hun kìa!

- Em đâu phải là người thân của anh?

- Nhưng mày làm tao nhớ đến thằng thằng Toàn em tao, nó bằng tuổi mày đó!

- Bộ em hun anh không phải vì thương tiền của anh sao?

- Tao hiểu mày. Nếu tao không cho mày tiền, mày vẫn hun tao những cái hun như vậy. Mày là một thằng nhóc thật thà, có chí khí, nên không thể có những cái hun giả đối đãi bôi!

- Sao anh không về quê thăm người thân cho thoả thích?

- Tao dở cái chỗ đó. Tao bị công việc cuốn hút đến quên cả đường về quê. Tao mải mê vẽ tranh để kiếm ra tiền cho nhiều, cũng như tạo dựng danh tiếng cho vang, cho lớn. Tao chạy theo danh lợi nên trở thành một kẻ vô tình bạc nghĩa lúc nào không hay…

- Tại anh tự nghĩ vậy, chớ đâu có ai dám nói như vậy!

- Tự biết mình mới là điều đáng quý, chớ đâu cần người khác nói cho mình biết?

- Vậy sao anh không sửa chữa?

- Tao sẽ sửa chữa. Có thể trong ngày mai, hoặc ngày mốt tao sẽ cuốn gói về quê thăm gia đình ít ngày, vì đã hơn một năm rồi tao không về…

- Sao bây giờ anh mới quyết định như vậy?

- Vì tao nhờ có mày một bên. Mày đã nhắc cho tao nhớ điều đó!

- Em sao? Em có nhắc gì đâu?

- Đâu cần phải nói lên thành tiếng mới gọi là nhắc nhở? Tấm lòng của mày luôn nghĩ đến em út, đến người thân đã làm cho tao tỉnh hồn tỉnh trí. Vậy cho nên, người cảm ơn phải là tao chớ không phải là mày, nhóc con à!

Triều nín lăng, đứng trố mắt nhìn anh hoạ sĩ. Đôi mắt của anh đang ướt nhoè, đỏ kè. Nó bước lại nắm lấy bàn tay anh Hữu, nghẹn ngào: “Thôi, em về…”.

- Ừ, về đi. Tao sẽ vẽ cho hoàn tất bức tranh kia.

Anh hoạ sĩ chỉ về phía góc phòng. Triều nhìn theo. Nơi đó đang có treo một bức tranh chân dung. Chân dung của một người phụ nữ đẹp tuyệt trần, nhưng chưa được vẽ đôi mắt. Triều tò mò:

- Đã từ lâu rồi em thắc mắc nhưng không dám hỏi anh… Sao anh chừa lại đôi mắt, không vẽ cho xong luôn bức tranh tuyệt tác này?

- Đã có nhiều người hỏi tao câu đó rồi. Nhưng tao không có câu trả lời.

- Tranh đó anh vẽ chân dung ai vậy?

Chân dung của nhiều người.

- Sao lại của nhiều người?

- Vì tóc là của cô giáo dạy tao những nét vẽ căn bản đầu tiên. Khuôn mặt trái xoan là khuôn mặt của người yêu đầu đời của tao. Mũi là mũi của người bạn gái thân nhất khi tao còn là sinh viên trường Mỹ thuật. Miệng là của người phụ nữ đỡ đầu cho tao kinh phí để mở phòng vẽ riêng khi tao mới ra trường. Đôi tai là của người yêu hiện giờ của tao. Chỉ có đôi mắt là tao chưa biết phải vẽ mắt của ai, nên tao bỏ trống đã hơn một năm nay…

- Bây giờ anh tính vẽ cho xong bức tranh này sao? Anh tính vẽ đôi mắt ai?

- Tao sẽ vẽ ngay bây giờ. Vẽ … đôi mắt của mẹ tao!

Triều rúng động, chợt thấy gai ốc nổi đầy người. Anh Hữu trầm giọng:

- Đêm nay, tao nhớ không lầm thì đã là đêm Rằm Tháng Bảy, đúng ngày sinh nhật của mẹ tao. Tao vừa thấy đôi mắt mẹ già. Một đôi mắt đượm buồn, long lanh và tràn trề nỗi nhớ thương mong đợi về một đữa con trai bỏ quê đi biền biệt lên chốn thị thành đã bao năm rồi không về… Tao sẽ vẽ đôi mắt đó. Tao có mẹ mà không biết quý, trong khi mày đang mất mẹ, nếu mày mà còn mẹ thì cuộc đời của mày đỡ khổ biết bao!

Triều không kềm được lòng, bật khóc. Anh hoạ sĩ cũng bật khóc. Và, anh đã bước lại góc phòng, đặt bức tranh lên giá vẽ, lặng lẽ pha màu… Triều xúc động, bước lại đứng phía sau anh. Nó quyết định không về nhà, vì nó không thể bỏ qua cơ hội được chứng kiến những giây phút nhập tâm xuất thần của người hoạ sĩ trẻ đang thực hiện một sự nối tiếp hoàn hảo. Đó là những giây phút thiêng liêng mà Triều phải nín thở để dõi mắt trông theo…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1990)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1673)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1661)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1846)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1854)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1520)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1686)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2021)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1773)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2336)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1667)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1668)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1624)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2077)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1903)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2040)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1589)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2192)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1555)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1819)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1703)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1772)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1614)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2360)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2068)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2024)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1834)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2172)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1743)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1860)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2089)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1623)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1886)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1872)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2098)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1864)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1717)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1692)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1704)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1814)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2111)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1670)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1640)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2197)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1910)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1721)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2289)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1902)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2002)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2189)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant