Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những người bạn chân tình

Saturday, July 23, 201100:00(View: 12021)
Những người bạn chân tình

NHỮNG NGƯỜI BẠN CHÂN TÌNH
Chân Hiền Tâm

Thời tiểu học…

Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ. Tôi được bảo vệ kỹ càng khi nào hắn có mặt. Hắn cho tôi những gì hắn có. Một gói kẹo, những cái vỗ tay, những lời tán thưởng và cả những nụ hôn lên má. Hắn sẵn sàng đưa lưng ra đỡ khi ai đó ức hiếp tôi. Tôi vô tư nhận lãnh quà cáp trong sự vui sướng của trẻ thơ. Cho đến cái ngày, ba má hắn chuyển công tác và mất liên lạc.

Mười năm sau, tôi gặp lại hắn trong trường âm nhạc. Tôi nhận ngay ra tên bạn ngày nào, dù bấy giờ hắn đã to cao và khác hẳn. Tôi kiểm nghiệm quá khứ bằng cách nhớ lại trong đầu tên ông bà bô hắn. Trúng phóc! Nhưng hắn cứ trơ mắt ra nhìn như chưa bao giờ có sự thân quen. Không có sự hồ hởi mừng rỡ ngày nào. Không có ánh mắt thương yêu của thuở xa xưa. Không phải hắn không nhận ra tôi. Tôi biết hắn đã nhận ra. Nhưng có lẽ, ngày ấy con mắt hắn chưa bị ý thức phân biệt chi phối nhiều. Xấu, đẹp, giàu, nghèo, sang, hèn không là chi. Nói sâu hơn chút nữa, tại bởi vì… nhân duyên của tôi và hắn đã hết, vào cái ngày cha mẹ hắn chuyển công tác đi xa.

Xét ra, dù chỉ là đứa con nít, hắn cũng là một dạng bạn đáng trân trọng: Làm nhiều hơn nói. Cho nhiều hơn nhận. Không tuyên bố huyênh hoang rồi bỏ chạy khi bạn gặp nạn. Không tham lam những gì bạn có. Không nói xấu bạn. Luôn bảo vệ bạn khi bạn gặp chuyện. Hoan hỷ khi thấy bạn may mắn. Không hoan hỷ khi thấy bạn bất hạnh. Không đến với bạn vì đàn đúm, rượu, chè, cờ, bạc, vui chơi. Càng không đến với bạn vì tiền rừng bạc biển. Cũng không phải là hạng lợi dụng những mối quan hệ bạn bè để có tiền xài hay an nhàn cho bản thân. Nói chung, hắn có nhiều mặt khá tốt, đáp ứng khá đủ những tiêu chuẩn mà Phật đề ra cho một người bạn chân thành.

Có điều, hắn… nhỏ quá, không đủ trí tuệ để nói với tôi rằng: “Ê! Nhận thì nhớ cho. Mày chỉ nhận mà không cho, thì một lúc nào đó, cái nhân mày gieo trong quá khứ sẽ hết. Mày chẳng còn lại gì…”. Hắn không nói với tôi như thế, vì hắn không biết bạn bè chân tình đều do nhân duyên qua lại mà có. Nhân không tạo, lấy đâu ra duyên mà hưởng hoài.

Một thời quá khứ đi vào quên lãng.

Sang trung học…

Lớp mười trở đi, bạn bè cũng nhiều, nhưng thân thì chỉ có một. Con nhỏ tròn như hột mít, trắng như bông bưởi. Nhìn hai đứa đi với nhau, đúng là một cặp duyên khởi: Nó trắng, tôi đen. Nó tròn, tôi ốm. Nó sạch, tôi dơ. Nó vô duyên, tôi duyên nhiều vô kể.

Giống thằng nhóc kia, con nhỏ cho nhiều hơn nhận. Những thứ em nó không rớ vào được, tôi vẫn dùng thoải mái. Nhưng việc đó chưa nói lên được đức tính tuyệt vời của nó. Đồ ăn thức uống chỉ có giá trị với con nít. Tuổi mộng mơ cần những thứ cao hơn. Con nhỏ rất biết lắng nghe, lại hay nói những lời khiến mình vừa lòng. Tôi ở nhà nó nhiều hơn nhà tôi. Vui buồn gì tôi cũng kể nó nghe. Tôi thương ông nào nó cũng biết. Tôi thất tình tay nào nó cũng hay. Tôi vui, nó vui. Tôi buồn, nó im lặng. Một khoảng im lặng vừa đủ để mình thấy an bình, yên tâm kể lể cho qua nỗi buồn thời mới lớn. Mazôni nói đúng: “Một trong những hạnh phúc lớn của đời sốngtình bạn. Và một trong những hạnh phúc lớn của tình bạn, là có người để gửi gắm một bí mật hay một tâm tư”. Càng hạnh phúc hơn khi những điều bí mật được giữ kín. Xem ra, chị chàng cũng đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn mà Phật đề ra cho một người bạn chân tình: “Giữ kín điều bí mật của bạn. Không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn”. Ừ, nó đã không bỏ rơi tôi khi tôi cần có chỗ để xả lũ.

Tôi lấy chồng, mọi thứ thay đổi. Quan hệ bạn bè ngày xưa thưa dần. Vì công việc làm ăn hơn vì sứt mẻ tình cảm. Con nhỏ cũng có chồng. Gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn. Rồi chồng nó bệnh nặng. Nhưng phải thật lâu sau, khi anh ấy hoàn toàn bình phục, tôi mới biết. Tôi hỏi sao mày không nói với tao. Nó cười cười, có gì đâu mà nói. Có lẽ, nó quen làm chỗ dựa cho tôi hơn là lấy tôi làm chỗ nương của nó.

Tôi đã có những người bạn rất chân tình, nhưng chưa là một người bạn chân tình của ai, dù tiền kiếp có thể tôi đã là như thế.

Đến lúc hết học…

Người bạn mới của tôi, thiên hạ gọi là bạn đời, gom đủ tiêu chuẩn của hai người trước, cộng thêm một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng mà Phật đặt ra cho một người bạn chân tình: “Khuyên bạn điều lợi ích bằng cách không để bạn làm điều ác, khuyến khích bạn làm điều thiện, cho bạn nghe điều bạn chưa nghe, cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên”. Anh đã dạy tôi làm những điều lợi ích, không phải bằng lời nói mà bằng chính những hành động của mình, một cách tự nhiên không thể nào chịu nổi.

Nói những điều lợi ích, vì bây giờ tôi đã có ít nhiều giáo pháp của Phật trong đầu, đã biết tương đối việc gì thiện, việc gì bất thiện, việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Còn ngày ấy chỉ có tức điên. Bởi trong đầu đầy ắp cái tôi và những cái của tôi, cộng thêm một mớ “kinh nghiệm sống” hình thành theo chiều hướng chấp ngã. Những gì đi ngược lại đó, không khỏi khiến mình khó chịu.

Anh có thể cho những gì anh có, trong khi tôi chỉ có thể cho những gì tôi muốn, là đủ để có việc phiền não. Buôn bán, ừ có lúc lời lúc lỗ, nhưng nghe ai than lỗ, lập tức mua huề vốn giúp người, mà người thì có khi nào không lỗ… Rất nhiều thứ như thế tiếp diễn trong đời sống gia đình, khiến hố sâu ngăn cách ngày càng tăng. Tăng đến mức, sống thật gần mà phải hét thật to mới hy vọng nghe nhau.

“Đây là ngoài đời, không phải trong chùa mà sống như mấy ông thầy tu. Vô chùa sống đi!”. Anh không vô chùa, nhưng anh kết bạn với kinh sách của Như Lai. Đợt này, tôi trắng tay. Bởi không cách gì lôi anh ra khỏi đống kinh sách đó. Mộng làm giàu của tôi sụp đổ khi anh tìm cho gia đình một phương tiện vừa đủ để nuôi con mà vẫn còn thì giờ để nghiên cứu, đến thiền việntu tập.

Cuối cùng rồi…

Tôi muốn biết vì sao đống giấy lộn đó hấp dẫn hơn tôi, hấp dẫn hơn tiền bạc, danh vọng và tình cảm gia đình.

Muốn biết, phải chui đầu vô.

Giáo pháp của Đức Phật phải nói là tuyệt vời! Lời của chư Tổ phải nói không chê vào đâu được. Khi đang sống trong hạnh phúcsung sướng, khó ai nhận ra được giá trị của nó. Nhưng khi phải đứng ở ngã ba đường, tiến không được, thoái không xong, bạn sẽ thấy nó tuyệt vời thế nào.

Phật nói: “Dù chư Như Laixuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, bản chất các pháp vẫn là thế, vẫn quyết định tánh ấy, vẫn theo duyên như thế”. Duyên như thế, là chỉ cho lý Nhân duyên. Ừ, trong cuộc sống này không có gì ra khỏi nhân duyên. Thứ gì cũng phải có nhân, đủ duyên mới có quả. Đời người là một chuỗi dài nhân duyên nối tiếp nhau. Khi nhân thiện đủ duyên, tôi có một khoảng thời gian hạnh phúc. Khi nhân bất thiện đủ duyên, tôi có những khoảng thời gian bất hạnh. Muốn có quả phải gây nhân. Không muốn quả xuất hiện thì nhân đừng tạo.

Phật nói thế gian này vô thường. Ừ, mọi thứ đều có thể thay đổi. Không phải chỉ có tiền bạc, danh vọng, tình cảm mà cả mạng sống của con người. Mọi thứ đều có thể đến và đi rất bất ngờ. Mình thấy bất ngờ, vì mình không thấy thế gian này được đúc kết bằng những mốc nhân duyên. Nhân đã đến hồi ra quả, quả đã đến lúc hết duyên nên thấy có bắt đầu và chấm dứt. Muốn hạnh phúc kéo dài, tôi phải tiếp tục gieo thiện nhân. Muốn đau khổ chấm dứt, tôi phải tự loại bỏ những nhân xấu trong chính mình.

Nếu tôi làm tất cả mọi việc với tình thương rộng mở, thông cảmbao dung, một nhân thiện được gieo. Khi tôi làm mọi việc chỉ vì sự chấp ngã, nhân bất thiện đã được gieo. Trong khoảng hai đầu mút ấy, tùy mức độ thiện và bất thiện pha trộn mà ta có thân tướnghoàn cảnh khác nhau. Thế giới này mang đủ loại hình hạnh phúc và tầng lớp chúng sinh là do đó.

Tôi bỗng nhận ra mình thật ngu si khi muốn gầy tạo những thứ mong manh dễ vỡ bằng những lời nói và hành động bất thiện khiến người chung quanh đau khổ. Gieo nhân khổ có nghĩa là một ngày nào đó, tôi sẽ gặp quả khổ. Hiện tại không vui mà tương lai cũng muộn phiền. Sao bằng quay đầu theo lời Phật dạy, buông đi những tư tưởng chấp ngã đã huân tập trong bao đời. Buông được thì mình giải thoát mà người cũng an vui.

Nói buông thì dễ những để buông cho được không phải dễ. Bởi con người là kết quả của những tập nghiệp. Tôi có những thói quen suy nghĩ của tôi. Anh có những thói quen suy nghĩ của anh. Nếu suy nghĩ của tôi và anh tương đồng, tôi và anh gặp nhau, hiểu nhau và gắn bó với nhau. Nếu không tương đồng, giữa chúng ta hằn lên những khoảng cách. Thế hệ cha mẹ thường không tương đồng với con cái vì tư tưởng từng thời không giống nhau, hoàn cảnh xã hội của mỗi thời cũng khác nhau. Muốn sống hạnh phúc với nhau, phải biết dung hòa những tư tưởngnếp sống khác nhau như những kẻ cùng thời đồng tư tưởng.

Vì là thói quen, nên nói bỏ không phải bỏ liền được. Nhưng cũng vì là thói quen nên không có gì không thể buông bỏ. Chỉ cần không tiếp tục nữa thì thói quen sẽ dứt. Hiểu biết quy luật ấy rồi, tôi không lấy làm lạ cho chính mình, cũng không lấy làm lạ cho người bạn đời và những người bạn nhỏ của tôi: Đã hứa không làm, sao bây giờ vẫn tiếp tục? Tại… nghiệp tập. Không phải con không muốn bỏ, mà lâu lâu con quên. Con bị cái lực của nghiệp nó lôi. Có thể dưới mắt mọi người, thằng bé vẫn tệ, tôi vẫn như thế… Nhưng dưới mắt tôi, nó đang thay đổi từ từ, tôi cũng đang thấy mình dần dần thay đổi. Mọi thứ cần có thời gian. Cần cả sự hiểu biết, tình thương, lòng nhẫn nại và sự tha thứ.

Trong kinh Giáo thọ Thi ca la việt, Phật nói người nào được bạn bè thương kính, che chở, giữ gìn tài sản cho, khi gặp nguy nan lại được bạn bè giúp đỡ, khi gặp khó khăn bạn bè không bỏ rơi, là do đã từng đối với bạn bè theo 5 cách: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự và không lường gạt.

Bố thí, là cho đi. Cho đi những gì bạn có thể cho. Từ tiền bạc, lời nói, hành động và ngay cả sự an tâm. Cho đi, và “Đừng bao giờ nghĩ cái ít ỏi bạn cho đi là lớn và cái to lớn bạn đang nhận là nhỏ” (Phoebe Vary).

Cho với lòng thành, vì muốn người vui mình vui, thì không rơi vào hai chữ “lường gạt”. Cho với mục đích thả con tép bắt con tôm thì nằm trong danh mục “làm ăn”, không tính trong danh mục bố thí này.

 Ái ngữ, là lời nói bắt nguồn từ sự yêu thương, chân tình. Không mang tính lường gạt, nên nó không phải là loại lời nói nhẹ nhàng mang tính hại người và thủ lợi cho mình. Do chân tình mà nói, nên lời nói thường mang lại kết quả rất tốt. Nó là loại lời nói đắc nhân tâm. Nói với tình thương, ngoài tác dụng được việc, nó còn động viên người khác vượt qua những khó khăn trong chính bản thân họ.

Lợi hành, là làm những việc mang lại lợi ích cho người. Không phải tự dưng hiện nay, thiên hạ ùng ùng quỳ lạy và mang tiền đến xây dựng chùa chiền cũng như cúng dường cho chư vị Hòa thượng. Cũng do vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo, vô biên kiếp xả tài, xả pháp, xả thân cho chúng sinh, ngày nay các ngài mới có cái quả như thế. Voltair nói: “Thông cảm nỗi khổ của bạn là tốt mà ra tay tiếp cứu còn hay hơn”. Hành động luôn thiết thực hơn những lời nói suông. Cho nên, lợi hành là cần thiết để có những người bạn chân tình.

Đồng sự, là một loại tương đồng về tư duy, công việc, ý thích v.v… Nó là cái nhân để con ngườiđiều kiện gần nhau và là bạn của nhau. Không có điểm nào chung thì không gần nhau được, dù có điều kiện gần nhau cũng thành nghịch nhau. Chư Bồ tát muốn thực hành hạnh nguyện độ sinh cũng phải nương vào đây mà thực hiện. Buông xả, thông cảm, hòa mình với chúng sinh mà không mất mình, là một dạng đồng sự của Bồ tát.

Nói chung, hiện tại nếu mình gặp được những người bạn chân thành như Phật nói, là nhờ trong quá khứ mình đã thực hành được ít nhiều 5 việc trên. Hiện tại, nếu mình thực hành được 5 việc trên thì tương lai, quanh mình sẽ có những người bạn chân thành.

Tôi cũng cảm nghiệm ra một điều: Những người luôn làm theo ý mình, luôn làm mình vừa lòng, chưa hẳn đã là bạn tốt của mình. Những người làm mình khó chịu vì lời ý không tương thuận, chưa chắc đã là kẻ thù của mình. Mọi việc xảy ra trong thế giới này, dù thuận hay nghịch, nếu khéo một chút đều có thể biến thành đề hồ cho mình.

Giáo pháp là bạn đồng hành

Những khoảng cách quanh tôi được hàn gắn là nhờ vào giáo pháp của Phật. Có thể bình thản được với những khó khăn gay cấn trong đời sống cũng nhờ vào giáo pháp của Phật. Tôi chợt hiểu vì sao trong ba đại nguyện của phu nhân Thắng Man, có đại nguyện “Nguyện dùng thiện căn này đời đời sinh được chánh pháp trí”. Bởi không có chánh pháp trí làm bạn, bà khó có thể thực hành hạnh nguyện độ sinh của mình. Tôi muốn an bình hạnh phúc trong thế giới này, cũng cần phảichánh pháp trí. Mọi việc đều cần có chánh pháp trí dẫn đường. Nó là cái trí bắt nguồn từ chánh pháp. Giáo pháp được ứng dụng rộng sâu trong đời sống của mình, sẽ hiện thành “chánh pháp trí” trong chính mình. Tùy mức độ ứng dụnghiện thành mà ta có chánh pháp trí cạn hay sâu.

Thật là hạnh phúc khi được hai hay ba người quanh mình hiểu giáo phápứng dụng giáo pháp vào đời sống. Khó khăn hơn, nếu chỉ một người hiểu và ứng dụng giáo pháp vào đời sống. Nhưng khó khăn thế nào, rồi mọi thứ cũng sẽ xoay chuyển theo chiều hướng tốt đẹp. Bởi ứng dụng được giáo pháp trong đời sống của mình, cũng có nghĩa là ta đang nhận được lực gia trì của Tam bảo. Và “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, tất cả đều là bóng dáng của tự tâm. “Hình ngay thì bóng không cong, hình cong thì bóng không ngay”. Khi ta thay đổi, những gì liên quan đến ta sẽ thay đổi. Sự thay đổi được nhiều hay ít là do ta thay đổi được ít hay nhiều.

Hãy giữ lại trong tim niềm tin và vững bước… 

Source: thuvienhoasen
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 13)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 48)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 125)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 145)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 178)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 200)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 229)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 291)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 266)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 271)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 247)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 263)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 290)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 316)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 295)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 305)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 306)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệm ở Tu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 316)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 306)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 298)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 304)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 317)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 326)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 519)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 388)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 384)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 392)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 410)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 402)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 450)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 478)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 550)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 437)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 461)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 574)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 513)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 522)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 549)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 510)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 573)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 591)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 610)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1403)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 615)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 711)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 589)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 669)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 681)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 668)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 585)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant