Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh phúc tùy cách nhìn

25 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 11766)
Hạnh phúc tùy cách nhìn


blank
Mỗi người hiện hữu giữa cuộc đời này, đều có hoàn cảnh sống khác nhau; người thì của cải dư thừa, ăn ngon mặc đẹp, ngược lại có những kẻ nghèo khổ thiếu thốn mọi bề. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần, dù người ta có nhiều tiền bạc đến mấy chăng nữa, nhưng không có cái nhìn sâu sắc vào đời sống thực tế, cũng khó tìm ra được hạnh phúc trọn vẹn.

Còn đối với những người tuy đời sống lam lũ, nhưng tâm hồn luôn thanh thảntrong sáng thì vẫn có thể thừa hưởng được những cái hay, cái đẹp vốn có trong cuộc đời này. Vì thế, hạnh phúc hay khổ đau còn phải tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người!

Sống trên đời, ai mà chẳng mong muốn mình có được ấm no, hạnh phúc? Người ta không chỉ cầu mong cho bản thân, mà còn ao ước những người thân quen cũng như mọi người được an lànhsung túc. Có lẽ vì nhu cầu đó, nên con người mới dùng hết khả năng của mình để suy tính làm ăn, hy vọng tương lai sẽ được tươi sáng.

Cách suy nghĩ này sẽ có điều chưa ổn nếu mãi hướng đến hạnh phúc ở tương lai mà vô tình bỏ quên đi những gì đẹp đẽ, an vui đang có trong hiện tại. Đơn cử như ông bà, cha mẹ, anh chị em… và nhiều điều kiện khác nữa cũng là yếu tố tích cực để làm nên hạnh phúc. Thế nhưng, ta không chịu tiếp nhậnthừa hưởng, để rồi một ngày nào đó khi người thân yêu xa lìa, chia cách thì lại hối tiếc trong muộn màng!

Có thể nói rằng, lối sống hờ hững với người thân và lãng quên những gì ta đang có, là sự thiếu sótthiệt thòi vô cùng lớn lao cho những ai sống thiếu an trú trong hiện tại.

Thói quen của chúng ta là việc này làm chưa xong lại lo tính tới những công việc khác. Thậm chí đến khi ngồi vào bàn ăn rồi, nhưng tâm tư vẫn chưa được yên ổn. Công việc luôn luôn hối thúc ta phải ăn cho nhanh để còn phải đi làm cái này hoặc giải quyết chuyện nọ. Và cứ thế, ta bận rộn suốt cả cuộc đời, đến khi tắt hơi thở rồi nhưng mọi chuyện vẫn chưa giải quyết xong. Có lẽ vì quá bận rộn và lo lắng như thế, cho nên sống trên cuộc đời này ít ai có được niềm an vui toàn vẹn.

Thực ra, bất cứ ai cũng phải làm việc cho dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, đối với người có cái nhìn thấu đáo được mọi vấn đề của cuộc sống thì ngay trong mỗi việc làm của họ đều có khả năng đem lại sự an lạc mà không cần phải chờ đợi sau khi hoàn tất công việc. Đó là sự thật, điều này đòi hỏi chúng ta cần phải chiêm nghiệm từ bản thân mình để thấy ra được lẽ thật ấy. Có những người đặt hi vọng rằng, nếu mình đi tới ở được nơi môi trường đó và sống chung với con người đó, chắc chắn sẽ có hạnh phúc lớn.

Thế nhưng, khi về sống với nhau rồi lại có những nỗi khổ niềm đau khác phát sinh. Và như vậy, ước mơ kia chỉ là bóng dáng ảo tưởng của cái tôi bày vẻ ra và để phục vụ cho chính nó, còn sự thật thì lại khác biệt. Nên hạnh phúcthái độ sống ở nơi mỗi người chứ không nhất thiết phải thay đổi hoàn cảnh hoặc vì những điều kiện khách quan khác.

Hạnh phúc trước hết là người có tâm hồn trong sángtự do. Tâm tư người ấy không bị vướng kẹt vào những chuyện đã xảy ra trong quá khứ và chẳng bận lòng trông ngóng hay chờ đợi bất cứ việc gì ở tương lai. Bởi cả hai khuynh hướng này đều không có thực, nếu tâm tư người nào thường bị vướng kẹt vào hai ý niệm trên thì cuộc sống trở nên bất an khổ sở. Vì lẽ đó, Đức Phật dạy rằng:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?

 (Kinh Nhất dạ hiền giả)

Bài kinh trên cho chúng ta thấy rằng, hạnh phúc được làm bằng chất liệu của hiện tại. Và chỉ cần tiếp xúc trọn vẹn với những gì đang có mặt trong hiện tại, ta có thể tận hưởng được niềm an vui một cách toàn vẹn rồi, không cần phải chờ đợi gì nữa cả! Mặt khác, mạng sống của con người quá mong manh và giả tạm, không ai có thể biết chắc rằng, mình sẽ tồn tại được bao lâu trên cõi đời này. Do đó, hứa hẹn và trông chờ những gì tốt đẹp ở ngày mai là sự suy nghĩ vô cùng sai lầm, làm uổng phí và thiệt thòi cho cả một kiếp người!

anh nang niu hp.jpg

Nâng niu hạnh phúc - Ảnh minh họa

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải biết nhìn lại chính mình để khám pháthừa hưởng những gì đang có. Ví dụ ta có hai con mắt sáng là điều kiện rất lớn để đem lại hạnh phúc, nhưng đôi lúc ta không hề để ý tới và chẳng biết trân quý đến nó. Khi con mắt dính bụi bặm hoặc bị thương tích bởi tai nạn xe cộ thì ta mới thấy được sự hiện hữugiá trị của đôi mắt vô cùng lớn lao.

Chúng ta thừa biết rằng, có những người do phước đức thiếu kém, khi sinh ra đã bị mù lòa cả hai mắt, suốt cuộc đời họ chẳng bao giờ nhìn thấy người thân quen, đất trời, cỏ cây và sông núi. Mơ ước lớn nhất của họ là chỉ cần nhìn thấy được người thân yêu và cảnh vật xung quanh thôi cũng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi, chứ không đòi hỏi gì thêm nữa cả!

Trong khi đó, chúng ta có hai con mắt sáng trưng, muốn ngắm nhìn cái gì cũng được; bầu trời trong xanh, đám mây trắng bay lơ lửng, hàng cây xanh tươi ven đường, hoa mai vàng nở rộ, dòng sông uốn lượn quanh co chuyên chở những cụm hoa lục bình lững lờ trôi chảy và còn nhiều vẻ đẹp thiên nhiên khác nữa. Thế nhưng, ta lại chối bỏ niềm hạnh phúc đó, để rồi than thân trách phận và muốn phải như thế này hay được như thế nọ thì quả thật uổng phí biết bao.

Do vậy, khi có cái nhìn rộng rãithâm sâu ta sẽ phát hiện được giá trị đích thực của cuộc sống, từ đó dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa, ta vẫn thừa hưởng niềm an lạc một cách toàn vẹn.

Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan và trung thực. Dù bất cứ ở đâu, tiếp xúc với ai bạn cũng nên quan sát như thế. Mọi sự việc diễn biến ra như thế nào bạn ghi nhận y như vậy, không cần phải sử dụng thêm phương pháp gì nữa cả.

Việc quan sát này không để cho tâm ý xao lãng hoặc buông lơi đương tại, và chẳng cần phải nỗ lực để đạt được một mục đích cao siêu nào. Bởi nhiều khi sự cố gắng ấy là do cái “tôi” âm thầm tạo dựng ra, để thỏa mãn cho cái tôi vi tế hơn, chứ chưa phải phương pháp hữu hiệu giúp cho ta vượt thoát sinh tử khổ đau. Chỉ đơn giản là, khi đi thì rõ biết mình đang đi, ngồi xuống nhận biết toàn thân ta đang ngồi xuống, khi nâng tách trà lên uống, bạn nhận biết hương vị thơm ngon của trà, thế thôi!

Thật giản dị và tự nhiên, không cần phải làm theo một quy định hay nguyên tắc nào cả. Khi tâm ý không bị vướng kẹt vào đâu, ngay trong giây phút ấy bạn được tự do, an lạcgiải thoát. Lúc bấy giờ bạn sống giữa cuộc đời này, cho dù gặp nhiều khó khăn ngang trái đến mấy chăng nữa, nhưng tâm hồn bạn vẫn luôn thanh thản, an bình và tự tại!

Viên Ngộ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1251)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1560)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1286)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1206)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1232)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1320)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1388)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1348)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1209)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1317)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1740)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1296)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1367)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2580)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1374)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1537)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1435)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1810)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1381)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1597)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1797)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2002)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1421)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2424)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1560)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1733)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1678)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1405)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1600)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1652)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1539)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1902)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1873)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1518)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1853)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1540)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1545)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1688)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1383)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1551)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1631)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2155)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1525)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1550)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant