Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mù sương dặm bước

22 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10447)
Mù sương dặm bước

Tôi đã nghĩ rằng cuộc lữ miên trường của mình sẽ chấm dứt nơi đây, tại một căn lều cô quạnh giữa mù sương sơn dã. Vậy là, khi còn đủ sức để tung hoành, để vẫy vùng, để khổ đau lẫn hạnh phúc thì người ta lên phố thị, còn khi lòng trống trải bình yên, chất chứa hư vô thì lại về với núi biếc hồ xanh…

Ngồi xuống bên trời ngâm câu ca
Rũ mảnh trần y động yên hà
Mấy giấc kiêu sa thân chuếnh choáng
Rừng thu ngập cả một màu xa.

Nhưng rồi lại đi, bến bờ nào rồi cũng chỉ là bến bờ. Sông muôn kiếp trôi.

Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi. Nhưng cô bé thấy không, đôi dép cỏ lê lết qua trùng dương đại địa. Và, nếu biết đi đâu thì tôi đâu gặp cô bé hôm nay?

Và, tôi cười…

Mây phía tây ửng ráng hồng, rừng chiều động khẽ, trở mình. Tiếng cười của tôi theo vệt chim chấp chới tìm về vô định hoàng hôn.

Lắc nhẹ đầu cô bé phụng phịu: Tiểu Sư Phụ nói không thật, em thường thấy mấy nhà sư cũng giống Tiểu Sư Phụ đây, họ đi làng này sang làng nọ, đi chậm lắm, từ tốn lắm. Và họ đi vào một buổi sáng, đến trưa rồi thì không thấy nữa. Nhưng chắc chắn họ đi - khất thực - rồi về. Vậy mà Tiểu Sư Phụ nói không biết đi đâu, thế cái bình bát này của Tiểu Sư Phụ để làm gì?

Ngắm kĩ cô bé. Tôi cười khẽ.

Sao Tiểu Sư Phụ cười?

Ừm, có lẽ cô bé nói đúng đấy. Lẽ ra tôi phải biết mình đi đâu chứ nhỉ. Mà cũng kì, lâu lắm rồi tôi quên mất là cái bình bát này dùng để khất thực. Tôi lại dùng để đựng mùa Xuân - những cánh hoa, để chứa mùa Thu - vài lá vàng…

- Ồ, hình như tôi đã bị tha hóa rồi nhỉ?

- Trong lời nói và tiếng cười của Tiểu Sư Phụ có điều gì buồn buồn. Em nghe em biết.

- Cô bé biết ư? Tôi tin. Nhưng tôi không vui lắm đâu nhé. Biết để làm chi. Làm chi...?

Ngồi xuống cạnh gốc tre già xanh thẫm, gió cuối ngày cuốn la đà một lá tre khô, xa bay, gần lại. Cô bé ôm gối thầm thì trầm lan:

- Em không thích thấy người khác buồn, cũng không thích thấy người ta làm buồn nhau. Mà sao vậy nhỉ? Sao con người không thương nhau lại làm buồn nhau? Nhiều lần em chỉ biết cầu nguyện mọi người đừng giận, đừng ghét nhau nữa. Em không biết sao Tiểu Sư Phụ buồn nhưng em thấy có điều gì gần với em.

Tà huy rớt lại trên cành
Gió đưa lảo đảo mỏng manh lời buồn


Cô bé vẫn ngồi lặng thầm mờ xa. Chút nắng vương trên vai nhỏ, đôi môi hồng ngập ngừng lời hải triều vọng khởi.

- Tôi biết, tôi hiểu em nghĩ gì. Tôi trân trọng suy nghĩ ấy. Nó có nét đẹp của bầu trời ngà ngọc buổi ban mai lấp láy ánh triêu dương. Nó đẹp như lá tre xanh non biếc ngời này, em thấy không, tôi cũng vậy em ạ. Cũng như em, đặt nhiều câu hỏi lắm. Mà tôi cũng thương cuộc đời lắm. Vậy mà, em biết không, chẳng hiểu do cái nghiêp lãng du nghệ sĩ trong tôi hay sao ấy, mà tôi ra đi, đi hoài. Để rồi vỡ tan em ạ. Những ngọc ngà xanh biếc ngày xưa còn đó nhưng lớp bụi hoài nghi đã phủ lên. Tôi nghi ngờ sự trinh bạch của lòng mình khi đối diện với em. Em vẫn giữ được hồn em sơ thủy. Em có buồn đấy, nhưng nỗi buồn lại đẹp như ánh triêu dương như mưa đầu hạ… Tôi tự hỏi: phong trần cuốn tôi đi, hay tôi đi tìm phong trần?

- Tiểu Sư Phụ nói nghe buồn vậy? Ừ, buồn, mà cũng không biết. Tôi thấy nó bình thường, là máu thịt nên tôi thấy không buồn mấy, chỉ khắc khoải.

- Em nghĩ, chỉ tại Tiểu Sư Phụ qua đa sầu, đa cảm, đa tưởng quá thôi. Mọi thứ là như vậy, cũng đừng quá cần nhiều yêu cầu nơi nó. Vậy là được rồi?!

- Ha… ha...

- Sao Tiểu Sư Phụ cười?

- Tôi cười em, ngố quá. Ngây ngô quá. À, mà không. Chưa biết chừng ai ngố hơn ai? và nếu ngố sẽ hạnh phúc hơn, tôi chợt nghĩ với em nên vậy, thì em cứ ngố, làm đẹp cuộc đời bằng cái ngố rất riêng vậy. Cuộc sống cần một đôi mắt long lanh trong sáng như em để con người bớt đi cái lý luận cao siêu đến viễn vông.

Còn tôi?

Phủi tay hạt bụi Ta bà
Nửa rơi nửa đọng, la đà hiên không
Ai xưa cánh hạc thong dong
Ngang trời để lại một dòng nước xao


Tay tôi vương bụi cũng nhiều, Ta-bà này tôi lang bạt giang hồ mấy bận thu đông. Em có nghĩ rằng giữa tôi và em là một tràng giang chia đôi non nước?

Người nghệ sĩ trong một tu sĩ. Đó là nghiệp dĩ của tôi. Em không đồng ý? Vâng, tôi cũng thật là khéo đổ thừa! Tuy vậy, tôi thích gọi bằng cái tên nghiệp dĩ, không phải để thi vị hóa đâu để tôi chấp nhận đó thôi, chấp nhận “trả nghiệp”.

Sẫm tối. Tiếng côn trùng. Tiếng sao mọc. Trăng trung tuần lấp ló, sương phủ dần. Tiếng nói mất dần. Âm thanh vút cao, luyến với khơi vơi không gian. Sáo réo gọi, sáo thả trôi, sáo trầm luân. Sáu ngón tay lướt lấp lửng, có lúc mệt mỏi, trầm ngâm một điệu du dương, có lúc thay cung đổi nốt trắc trở.

Cô bé đi vào huyền mộng, sau lời kinh cầu thiết thương, môi chúm chím nụ cười, mắt khép nhẹ màn đêm, trên đôi má, giọt sầu cho nhân thế…

Chàng tu sĩ - gã nghệ sĩ lại cùng nhau đi…■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 80

 

(*) Truyện ngắn này được viết để tặng một người bạn sau khi đọc xong tác phẩm Mù Sương trong tuyển tập truyện ngắn Bức tranh thay đổi thế giới của Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Cho nên, nội dung truyện có ảnh hưởng ít nhiều từ tác phẩm vừa nêu và có trích thơ của tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Người viết xin cáo lỗi với tác giả về việc mô phỏng nội dung và trích thơ mà chưa xin phép.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1070)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1014)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1055)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1059)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1199)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 959)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 936)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1003)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1134)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1163)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 926)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1034)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 993)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1099)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1099)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1238)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1278)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1069)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1085)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1184)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1216)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1155)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1438)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1081)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1146)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1178)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1041)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1083)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1191)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1274)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1343)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1507)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1365)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1297)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1066)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1174)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1150)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1200)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1166)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1101)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1315)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1383)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1410)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1309)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1259)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1085)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1167)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1177)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1246)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant