Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi về cõi tịnh

29 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10883)
Đi về cõi tịnh


ĐI VỀ CÕI TỊNH

Tịnh Nghiêm-Nghiêm Xuân Cường

blankSáng sớm nay nhận được tin buồn Đạo hữu Tịnh Nghiêm tức Thi sĩ Nghiêm Xuân Cường đã mệnh chung ngày 10 tháng 5 năm 2007, tại tiểu bang Michigan, hưởng dương 54 tuổi. Cách nay chưa đầy một tháng anh gửi cho chúng tôi bài tuỳ bút “Đi Về Cõi Tịnh” nói về người Mẹ thân yêu của anh đã đi về Cõi Tịnh gần một năm trước… Nay anh cũng theo Cụ, rũ bỏ trần gian mà về nơi ấy. Xin thành kính chia buồn cùng chị Như Hảo và tang quyến, Nguyện cầu hương linh của anh sớm về cõi Niết bàn. (Tâm Diệu). Sau đây là bài tuỳ bút cuối cùng anh viết:

Mẹ tôi mất vào một buổi trưa cuối tháng Bẩy. Mẹ đi nhẹ nhàng như một hơi thở. Một tuần trước khi mẹ mất, người chị lớn gọi tôi từ Cali: 
 
“Cường ơi, em có về được không, mẹ sắp đi rồi- chắc cũng chỉ độ nay mai thôi.” 
Cũng lạ, mình sống với mẹ gần cả cuộc đời; mình lớn lên, mẹ già đi, sức khoẻ mỗi ngày một yếu như chiếc đèn dần cạn dầu, biết rằng sẽ có ngày mẹ ra đi nhưng dù ai có sửa soạn cách mấy, đến phút từ ly cũng chẳng thể nào sẵn sàng. Nước mắt từ đâu tràn đầy mắt tôi; vé đã lấy, chỉ chưa đặt tiền ‘confirm’ thì buổi tối chị tôi lại cho biết
 
“Chiều nay anh Hùng về, mẹ đã khoẻ lại rồi, mẹ nói sẽ ráng đợi em đó.”
 
Các chị kể lại là mẹ từ bệnh viện về hôm thứ Tư, mê man không nói năng gì, bụng của mẹ không biết vì lý do gì trương cứng như trái banh, ăn gì cũng nôn ra. Anh Hùng về từ Oklahoma tối thứ Bẩy, anh niệm chú Quan Âm Quán Đảnh cầu an cho mẹ. Mầu nhiệm làm sao! hôm sau bụng mẹ xẹp xuống và mẹ dùng được đồ ăn lỏng chuyền qua ống dẫn vào bụng (gastric tube)
 
Sáng thứ Ba 25 tháng 7, 2006. Tôi đi chuyến sớm nhất từ Detroit. Ngồi trên máy bay tôi cứ thấp thỏm, không biết mình đến nơi có còn kịp gặp mẹ phút cuối không. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện Chư Phật và Bồ Tát gia hộ cho mẹ được tâm vắng lặng bình an khi ra đi; lòng thầm nghĩ, nếu còn duyên thì sẽ còn gặp mẹ, có lo cũng đâu ích gì. Tôi đến phi trường LA cũng đã hơn một giờ trưa, và về tới nhà chị Nhung cũng đã gần hai giờ. Tôi vội chạy lại giường nơi mẹ tôi đang nằm từ hơn hai tuần lúc ở bệnh viện về. Các chị lại nhắc mẹ:
 
“Me ơi, em Cường về rồi này me!” 
 
Mắt vẫn nhắm như từ cả tuần trước, mẹ đưa bàn tay khẳng khiu về phía tôi. Tôi cầm lấy bàn tay mẹ tôi, nắm chặt lại. Đây cũng là đôi bàn tay thương yêu mà hơn bẩy chục năm trời đã miệt mài cho bố và tất cả các anh chị em chúng tôi. Tôi liên tưởng đến những lời thơ thật ngọt ngào về Mẹ của Chiếu Tuệ:

Bất chợt chiều nay nhìn lại 
Bàn tay Mẹ cắm hoa hường

Đôi tay một đời nhẫn nại

Bây chừ ...ngón đã trơ xương

Từ lâu đôi bàn tay ấy

Con quên cầm lấy một lần

Ôi bàn tay thương biết mấy

Dịu dàng, độ lượng, từ tâm ...

 
Mẹ nằm đó, thân thể gầy yếu sau nhiều năm bị bệnh tiểu đường, tôi nhìn mẹ, lại nhìn tấm hình Bố Mẹ tôi chụp trước đó vài năm. Hơn bẩy mươi năm trời mà các cụ còn gắn bó như keo sơn, đi đâu cũng không rời nhau một bước. Mấy hôm nay về đây tôi sẽ đọc Bát Nhã Tâm Kinh cho mẹ. Tôi giở trang Kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt trong Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 của Thầy Nhất Hạnh đọc cho mẹ nghe:
 
Bồ Tát Quán Tự Tại khi quán chiếu thâm sâu Bát Nhã Ba La Mật (tức diệu pháp trí độ) bỗng soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh. Thực chứng điều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn…
 
Mẹ ơi, mẹ ra đi an vui nhé không có gì để vướng bận đâu. Mà có lẽ mẹ hiểu điều ấy cũng dễ thôi vì tuy rằng ít đi chùa mẹ vẫn thực hành bố thí suốt cả đời mẹ rồi. Chi Khanh kể có một lần (lúc còn ở Việt Nam năm 1973) sau khi lãnh lương, chị vui sướng lắm đến gặp mẹ, nói: 
 
 “Hôm nay con mới lãnh lương, me có cần mua sắm gì không?” 
 
 Mẹ bảo: “Con đưa me một ngàn. Hôm nay con chở me lên Lăng Ông nhé.” 
 
Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt, tên quen thuộc là Lăng Ông ở cách nhà chúng tôi nửa giờ xe. Trước cửa Lăng có hằng chục người ăn mày lúc nào cũng túc trực sẵn, chờ khách thập phương hảo tâm. Vừa thấy me và chị Khanh họ xúm chung quanh bà cụ. Me cầm lấy nắm tiền đưa cả cho một người có vẻ lớn tuổi nhất trong bọn: 
 
“Đây, các ông bà cầm lấy mà chia nhau nhé!” 
 
 Me vừa đi, họ lại chạy theo xin nữa. Me cười, bảo: 
 
 “Có bao nhiêu tôi đã đưa cả rồi còn đâu mà cho!” 
 
 Chị Khanh ngạc nhiên hỏi me: 
 
 “Sao me bảo cần tiền tiêu mà lại đưa cả cho họ?” 
 
 Me cười hồn nhiên
 
 “Thì họ tiêu có khác gì mình tiêu đâu.” 
 
Một lần khác, mẹ và chị Khanh đang ngồi trên xe buýt bỗng nhìn thấy một bà cụ đang che nắng cho người con trai, có lẽ là một thương phế binh cụt cả hai chân, giữa trời nắng gắt của trưa hè Sàigòn. Mẹ bảo ông tài xế xe buýt: 
 
 “Xin ông dừng xe ngay được không, tôi muốn xuống cho bà cụ ít chục bạc.” 
 
Ông tài xế phản đối
 
 “Phải có trạm mới dừng được chớ. Bà chờ trạm sau đi.” 
 
Về nhà, me kể lại mà cứ ấm ức thương hai mẹ con người thương phế binh ấy. 
 
Tính mẹ vốn rất thương người. Những người hoạn nạn, túng thiếu, chỉ cần hỏi là mẹ tìm cách giúp ngay. Nếu trong nhà (thường khi) không có, mẹ lại đi hỏi người khác để vay hộ, kết quả là có nhiều lần mẹ đã phải “trả nợ đậy”. Khốn nỗi, vì “chẳng có cái dại nào giống cái dại nào” đến lúc có người khác hỏi mẹ lại quên chuyện cũ và nhận lời giúp nữa. Những người giúp việc trong nhà, khi có việc đi đâu, ở nhà để dành phần cơm, mẹ cũng lựa miếng ngon nhất cho họ. Đối với những người nghèo, kém may mắn hơn mình, mẹ chẳng bao giờ có ý khinh khi mà luôn nói: 
 
 “Chẳng qua là mình may mắn hơn họ mà thôi.” 
 
Nhà đông mười người con, lúc di cư vào Nam, bố làm công chức lương chẳng bao nhiêu nên lúc nào mẹ cũng phải lo toan sao cho các con đầy đủ. Mười tám năm ở với gia đình, tôi chưa thấy mẹ có nữ trang gì ngoài chiếc nhẫn cưới giản dị. Lúc mất mẹ cũng chỉ có vỏn vẹn một đôi bông tai nhỏ bằng cẩm thạch. Mỗi dạo Tết Trung Thu, tôi lại nhớ những năm còn bé- lúc ấy tôi khoảng 12-13 tuổi - mẹ lại làm bánh dẻo để bầy bán kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Gian nhà nhỏ bỗng nhiên trở nên nhộn nhịp, chỗ này một nồi nước đường chỗ kia để nhân bánh, chỗ nọ để khuôn, chỗ khác nhồi bột… Những tiếng khuôn đập vào sạp gỗ cứ liên miên bất tận. Vất vảvậy mà chẳng bao giờ thấy mẹ than phiền. Sau này khi mẹ mất vài tháng, các chị kiếm đuợc cuốn sổ tay nhỏ của mẹ có ghi những giòng mực đã phai:

-tháng 5, 25 1966 hôm nay bốc hụi 
-tháng 8, 1966 trả nợ cho ông bà M.

-tháng 4, 1967 mua hụi tại nhà bà N.

-tháng 10, 1967 mượn ông M. 100,000 lãi 6 phân

-tháng 4, 1968 hốt hụi non…

và sau cùng

-từ tháng 7, 1978 các con đi Mỹ gởi tiền về bây giờ mới trả hết nợ.

Tuổi thơ của tôi là những ngày vui đánh đinh, đánh đáo, lớn hơn nữa thì dùi mài sách vở học thi, nào có biết gì đến những nỗi lo âu "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" của cha mẹ. Tôi đọc những giòng đơn giản đó mà thương mẹ xiết bao. Mấy chục năm trời mẹ sống với mình, có lúc ở ngay bên cạnh mà mình có hiểu mẹ đâu. Bố tôi thì trái lại, bố biết là mình có người vợ rất đảm đang và lo toan, bố viết bài thơ tặng mẹ:

Hiền Thê
Điều khiển lo toan hết sức mình 

Xây nhà, mở tiệm việc linh tinh 

Kỹ sư nếu luyện dư bằng cấp, 

Gia chánh, chuyên theo mấy khoa trình.

Giòng dõi nho phong nguồn đức tính 

Công, dung, ngôn, hạnh, nghĩa chung tình. 

Bao năm chỉ thắm duyên càng đậm, 

Thế sự thăng trầm chẳng kém xinh.

1965

Bố mẹ sống với nhau bẩy mươi hai năm, từ tháng 11 năm 1934. Năm ấy bố tôi hai mươi sáu tuổi (hăm bảy tuổi ta) mối mai nhiều đám nhưng không thành. Một buổi sáng chủ nhật, tháng 9 năm 1934, ông đi ngang qua công viên trước cửa Vọng Cung (Thái Bình) bỗng thấy mẹ băng qua vườn hoa về nhà. Bố tôi thuật lại như sau:

Hên
Không hẹn mà nên 

Hăm bảy tuổi rồi ế thực ư?

Gió đưa hạnh phúc đến không ngờ!

Bình minh soi tỏ công viên tỉnh,

Nhẹ gót băng qua bóng tiểu thư.

Mối lái tuần đầu nhờ mẹ bạn,

Tân hôn trong tháng thoáng như mơ!

Tình yêu Hồng thắm tuần trăng mật,

Tiếng sét âm thanh mãi đến giờ.

Đúng là tiếng sét âm thanh vẫn còn mãi tận hơn bảy mươi năm sau. Hai ông bà cụ già đi đâu cũng có nhau, những lúc còn khoẻ bố tôi vẫn nấu sữa cho mẹ dùng
Nấu cháo luộc khoai bừng tỉnh sang
Bung ngô, pha sữa lúc lên đèn.

Cơm lành canh ngọt thêm ngon miệng

Dưa nén, mắm nêm vẫn thấy thèm…

Chị Nhung ở chung nhà để săn sóc bố mẹ, kể lại là mỗi đêm khi mẹ trở mình thì sẵn cái còi đeo ở tay bố lại thổi “toe-toe” lên mấy tiếng, chị lại chạy vội vào để xem bố mẹ cần gì, có đêm bố thổi còi cả mấy lần làm chị thật vất vả. Mấy hôm nay, bố tôi buồn lắm, bỏ ăn, bỏ ngủ. Tính ông cụ vốn đã ít nói, bây giờ lại càng khó cậy được nửa câu. Trưa thứ Tư, chú Tân đến thăm bố tôi, ông cụ nói:

 “Bà ấy mà đi thì tôi cũng chẳng thiết sống nữa!” 

 Chú Tân nói: 

“Anh phải ráng ăn mà sống chứ, bây giờ mà anh cũng nằm xuống thì chúng nó lo không xuể đâu!” 

Bố tôi bị ung thư bàng quang (bladder cancer) từ tháng 8, 2005, mấy lần tiểu giải phẫu, sức cũng đã rất yếu từ mấy tháng trước nhưng vẫn ráng gắng gượng vì ông cụ nói: 

“Tôi mà đi trước thì bà ấy khổ lắm.”

Tối thứ Tư, 7-26-06. Hôm nay tôi lại đọc Bát Nhã Tâm kinh cho mẹ nghe:

Nghe đây Xá Lợi Tử: Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc. Sắc chính thực là không, không chính thực là sắc. Còn lại bốn uẩn kia, cũng đều như vậy cả. Xá Lợi Tử nghe đây: Thể mọi pháp là không, không sanh cũng không diệt, không thêm cũng không bớt, không nhơ cũng không sạch….

Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn. Mẹ ơi, mẹ có nghe không chúng con đang hát ru mẹ đây? Chị Trang đứng cạnh tôi, hai chị em dựa vai vào nhau, tay nắm tay cùng hát cho mẹ nghe. Mấy chục năm trước mẹ ru cho chúng tôi ngủ, bây giờ chị em chúng tôi lại hát cho mẹ nghe. Gương mặt mẹ thật là bình yên.

Chiều thứ Sáu, 28 tháng 7, 2006. Hôm nay các anh chị trong Ban Hộ Niệm Đạo Tràng Long Hoa và Tổng Hội Cư Sĩ cũng đến cầu antụng kinh cho mẹ. Mấy tháng nay, anh chị Sâm-Khanh và quý vị trong Ban Hộ Niệm vẫn thường xuyên tới cầu an cho mẹ. Gần hai năm nay, mẹ bị lẫn (Alzheimer) hơi nhiều, có lẽ vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Có lần mẹ mơ thấy ông ngoại, thấy cậu Đôn –các vị đã ra đi từ hơn năm mươi năm trước, khi tỉnh dậy mẹ lại nước mắt ràn rụa nhớ thương. Những lần sau khi được cầu an, mẹ ngủ say một mạch tới sáng và không than phiền vì mộng mị nữa. Huyền diệu thay sức mạnh của những thời kinh!

Trưa thứ Bảy, 29 tháng 7, 2006. Buổi trưa sau 12 giờ, một người bạn thân của gia đình chúng tôi, anh Yến đến thăm mẹ. Chúng tôi đứng trong phòng với mẹ hơn nửa tiếng. Gần 1 giờ trưa, tôi mời anh bạn ra phòng ngoài dùng bữa trưa. Chúng tôi vừa ngồi xuống sửa soạn ăn thì anh Hùng gọi tôi vào trong. Anh bảo tôi: 

Mẹ mới đi rồi, lúc 1 giờ trưa, bình an lắm. Anh lỡ gọi mẹ lại, mẹ mở mắt nhìn anh. Anh thưa với mẹ: ‘Thôi mẹ đi vui, chúng con sẽ cầu Phật độ cho mẹ’ Thế là mẹ đi.”

Như vậy là mẹ đã đi, đi thật rồi. Mười tám năm trời ở bên cạnh mẹ tôi không hiểu hết tình mẹ bao la, lòng mẹ dịu hiền thế nào. Thầy Nhất Hạnh viết về mẹ, một đoản văn (Bông Hồng Cài Áo) mà tôi nghĩ không thể có một bài viết, khúc ca, một bài thơ nào ngọt ngào mà đằm thắm hơn:

…Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức: 

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau. 

Ngon biết bao! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay? hay là tơ trời đâu la miên?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận. ….

Mười tám năm ở với mẹ… rồi mười sáu năm bố mẹ sang đến nước Mỹ. Tôi bận rộn, tôi mải mê hết cuộc hành trình này đến những giấc mơ đời khác, để không biết là bên cạnh mình có một kho tàng thương yêu mà hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Tôi đã mất cả một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc mà khi có tôi chưa biết trân quý. ôi chợt nhớ một khúc nhạc rất thiết tha của Võ Tá Hân trong CD Những Ngày Bên Mẹ gần đây của anh:

Thao thức canh thâu dạ héo hon 
Ví như băng giá lạnh trong hồn 

Niềm đau mất mẹ còn trơ đó 

Ân đức cao vời tợ Thái sơn 

 

Mẹ hỡi giờ đây mẹ chốn nào? 

Biết chăng con nhớ mẹ con sầu 

Có nghe con gọi trong nước mắt 

Mẹ hỡi bây giờ mẹ ở đâu?

(Bây Giờ Mẹ Ở Đâu, thơ Lệ Ngọc)

Tiếng hát của Vân Khánh với giọng Huế thật truyền cảm và tha thiết, từng nốt nhạc, từng lời thơ như rót vào tai tôi. Lòng tôi lúc này như có ngàn mũi kim châm, tôi muốn chạy đến níu mẹ lại mà nào có ích gì. Con trẻ hay người lớn mà mất mẹ thì cũng khổ chẳng kém gì nhau. Tôi biết sẽ có một ngày mẹ ra đi, nhưng biết không có nghĩa là có thể chuẩn bị cho nỗi nhớ tiếc tràn đến như giông bão khi mẹ ra đi.

Năm xưa tôi còn nhỏ 
Mẹ tôi đã qua đời 

Lần đầu tiên tôi hiểu 

Thân phận trẻ mồ côi 

 

Quanh tôi ai cũng khóc 

Im lặng tôi sầu thôi 

Ðể dòng nước mắt chảy 

Là bớt khổ đi rồi... 

 

Hoàng hôn phủ trên mộ 

Chuông chùa nhẹ rơi rơi 

Tôi thấy tôi mất mẹ 

Mất cả một bầu trời

Ôi trời cao xa thẳm 
Có nghe rõ lời tôi 

Từ trần gian cát bụi 

Tôi đã mất mẹ rồi!

(Mất Mẹ, thơ Xuân Tâm và Bảo Uyên)

 
Đó là tâm trạng của tôi bây giờ, tôi đã mất cả một bầu trời, một bầu trời đầy yêu thương, bấy lâu nay tôi đi dưới bầu trời ấy mà nào có hay. Bài thơ Mất Mẹ của Xuân Tâm và Bảo Uyên, giản dị mà thật là thấm thía. Nước mắt tôi ướt đầm trên má khi nghe những lời nhạc như quyện vào thơ. Tôi vẫn ưa thích bài thơ này nhưng đến bây giờ mới thực sự cảm nhận được cái nỗi đau da diết và thiết tha của nó. Thật là một tình cờ đến lạ lùng. Anh Võ Tá Hân mới gởi tặng tôi CD này tháng trước. Vừa nghe tôi đã thích ngay vì nó có nhiều bài về Mẹ, bài nào cũng nói rõ được tâm trạng của người con xa mẹ và nhất là người con mất mẹ. Tôi thấm thía nhất là Thảnh Thơi Mẹ Về, thơ Tuệ Kiên

Con khóc mẹ lệ rơi thổn thức 
Cảnh từ ly thật quá đau thương 

Mẹ đi rồi ngõ trúc vắng tanh 

Đàn con trẻ từ nay mất mẹ 

 

Ðâu dáng mẹ từ bi thuở ấy 

Chờ đàn con tan lớp học về 

Trước bàn thờ đâu còn dáng mẹ 

Tay lần tràng miệng khẽ Nam-mô 

 

Mẹ niệm Phật Di Ðà sớm tối 

Lạy Quan Âm Bồ Tát tinh chuyên 

Niệm hồng danh Chư Tổ Thánh Hiền 

Cầu tịnh độ Tây Phương Cực Lạc 

 

Mẹ đi rồi cháu con ngơ ngác 

Thấy vô thường man mác buồn tênh 

Ðời như chiếc lá bồng bềnh 

Chiếc thân tứ đại lênh đênh bến nào? 

 

 Theo ánh Ðạo chuyển tâm Bồ Tát 

Trọn đời nương Phật pháp huân tu 

Xa lìa trần cấu ngục tù 

Ta bà cõi tạm, phù du hão huyền 

 

Buông xác phàm thuyền đã mục nát 

Trọn đời tu vun phước trợ đời 

Vượt qua bờ giác Mẹ ơi!

Tây Phương cõi tịnh thảnh thơi Mẹ về.

 
Phải rồi, để cho mẹ đi để mẹ còn về cõi Tịnh, xa lìa trần cấu ngục tù. Mình giữ mẹ ở lại khi thân xác đã mỏi mòn thì thật là tội nghiệp cho mẹ. Tôi đã được thật nhiều an ủi từ ý thơ dòng nhạc, nhất là ở hai đoạn cuối. Tôi có cảm tưởng đang nghe một bài hợp tấu cổ điển, một Funeral March - thật buồn nhưng cũng thật trang trọng. Chín mươi mấy năm trời mẹ ở với cuộc đời, thời gian dù có dài đến mấy cũng chỉ là ta bà cõi tạm, phù du hão huyền mà thôi. Chúng ta, trong giờ phút đau thương của tử biệt sinh ly, đau khổ càng đau khổ hơn khi chấp cái vô thườngthường hằng. Bài học vô thườngtrước mặt mỗi giây, mỗi phút mà có mấy khi ta chịu nhìn sự vật như nó là. Than khóc buồn khổ là một chuyện tự nhiên mỗi khi ta xa cách, vĩnh biệt người thân, mà làm như thế cũng không đòi hỏi chút vốn liếng tuệ giác nào, điều quan trọng là người Phật tử có nhân cơ hội đó mà học hỏi để sống sao cho lợi mình, lợi người. Tôi chợt nhớ đến một bài pháp thoại của Thầy Trúc Thông Phổ mà tôi đã được nghe qua: “Chết Cũng Là Một Pháp Tu”. Sự ra đi của người thân là một cú “sốc” mạnh giúp chúng ta nhận rõ chân lý bất di bất dịch “sinh, lão, bệnh, tử” mà Đức Phật đã dạy từ hơn hai mươi sáu thế kỷ trước. Phật pháp đã cho tôi những phương thuốc vi diệu mà tôi sẽ phải đem dùng trong những ngày sắp tới để qua khỏi nỗi đau to tát này. 
 
Mẹ tôi mất vào buổi trưa, nhưng chúng tôi dặn nhà quàn gần nửa đêm mới đến đem mẹ đi để thần thức của mẹ được ít nhất 8 giờ yên nghỉ. Bố tôi mặc quần áo tươm tất đi chậm đến bên giường, cầm tay mẹ một hồi lâu, Bố nói:
 
“Thôi bà đi vui vẻ nhé, hai tháng nữa tôi sẽ theo bà!”
 
Trong tiếng cầu kinh của Ban Hộ Niệm Đạo Tràng Long Hoa cả gia đình chúng tôi đã từ biệt mẹ tôi, chờ đến ngày phát tang,
 
Trưa Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2006. Hôm nay là Lễ Phát Tang của me. Tất cả họ hàng nội, ngoại gần xa, bạn bè đã tề tựu đông đủ. Trong tiếng đọc kinh của quý Chư Tôn Đức Chùa Bát Nhã và quý vị Ban Hộ Niệm Đạo Tràng Long Hoa, hai người nhân viên nhà quàn đặt mẹ vào trong áo quan. Mẹ nằm đó yên lặng như trong một giấc ngủ. Mẹ ơi, mẹ ngủ yên nhé! Mai đây mẹ đi về cõi Tịnh, hết những đau thương phiền lụy của cõi ta bà ô trược này. Anh Hùng đẩy xe lăn đưa bố tôi đến trước linh cữu của mẹ. Bố yên lặng một hồi lâu rồi gạt giòng nước mắt, không nói gì hơn, có lẽ những gì đáng nói bố đã nói, những gì làm đuợc bố đã làm lúc mẹ còn sinh tiền. Sau đó mọi người đưa bố tôi về nhà nghỉ ngơi. Bố đã chín mươi chín tuổi ta, sức đã cạn kiệt sau gần một năm vật lộn với căn bệnh ung thư.
 
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2006. Hôm nay là Lễ Hỏa Táng của mẹ. Sắp đến giây phút từ biệt mẹ vĩnh viễn. Chút nữa đây khi ngọn lửa thiêu đốt xác thân giả hợp của mẹ thành tro bụi, chúng tôi sẽ còn gì để nhớ về mẹ? Tôi nhớ lời dạy của Bát Nhã Tâm Kinh:
 
Nghe đây Xá Lợi Tử: Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc. Sắc chính thực là không, không chính thực là sắc. Còn lại bốn uẩn kia, cũng đều như vậy cả. Xá Lợi Tử nghe đây:Thể mọi pháp là không, không sanh cũng không diệt, không thêm cũng không bớt, không nhơ cũng không sạch. Cho nên trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng. Cũng không có hành thức, không có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý sáu căn. Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp -sáu trần ....

 
Hãy lấy cặp mắt tuệ giácPhật pháp đã cho ta để nhìn thật rõ, nếu nhìn như thế, tôi sẽ thấy mẹ chẳng đi đâu cả, mẹ vẫn còn đó trong tất cả các anh chị em, con, cháu nội ngoại chung quanh đây, và ngày nào chúng tôi, các con cháu vẫn tiếp tục hạnh nguyện của mẹ, ngày đó mẹ vẫn luôn luôn ở cạnh chúng tôi. Mẹ vẫn đang ở trong tôi, các con, các cháu chắt của mẹ, ngay bây giờ và ở đây như Thiền Sư Nhất Hạnh viết trong Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi (Việt dịch: Chân Huyền, NXB Lá Bối, San Jose CA 2004, nguyên tác No Death No Fear, Riverhead Books, 2002):
 
Nếu bạn biết tu tập, thì tới giờ phút chia lìa, bạn sẽ không quá khổ sở. Bạn sẽ sớm nhận thức được rằng mẹ bạn vẫn đang sống trong bạn.
 
Ngày mẹ tôi chết, tôi viết vào nhật ký: “Tai nạn lớn nhất đời tôi đã xảy ra rồi. “Tôi đau khổ hơn một năm sau khi mẹ qua đời. Nhưng rồi một đêm khi ngủ trong một cái cốc ở vùng cao nguyên Việt Nam, tôi nằm mơ thấy mẹ tôi. Tôi thấy tôi ngồi chơi bên bà và chúng tôi nói chuyện rất vui. Mẹ tôi trông trẻ đẹp, tóc bà thả dài xuống lưng. Thật là sung sướng được truyện trò với mẹ như thể lúc bà chưa chết vậy. Tôi tỉnh dậy vào lúc hai giờ sáng và có cảm giác thực sự là tôi chưa bao giờ mất mẹ. Cảm tưởng mẹ vẫn còn ở trong tôi nó rất rõ ràng. Tôi hiểu rằng ý tưởng mất mẹ chỉ là một ý tưởng mà thôi. Rõ ràng lúc đó tôi thấy mẹ luôn luôn còn sống trong tôi.
 
Tôi mở cửa đi ra ngoài. Tất cả sườn đồi được tắm trong ánh trăng. Đó là một đồi trà và thất của tôi ở lưng chừng đồi, phía sau ngôi chùa. Khi đi bộ thong thả giữa các luống trà, tôi vẫn cảm thấy mẹ tôi ở bên tôi. Bà là ánh trăng vuốt ve như bà thường hay làm, thật dịu dàng âu yếm… thật là kỳ diệu! Mỗi khi chân tôi chạm đất, tôi biết mẹ tôi vẫn đang ở bên cạnh. Tôi biết cái thân này không phải của riêng tôi mà nó là sự tiếp nối của mẹ, cha, của ông bà, của cụ kỵ, của tổ tiên. Những dấu chân tôi tưởng của tôi, thực ra là của cả hai chúng tôi. Tôi và mẹ cùng để lại những dấu chân trên mặt đất ẩm ướt đó.
 
Từ lúc ấy, ý nghĩ mất mẹ không còn hiện diện trong tôi nữa. Tôi chỉ cần nhìn vào bàn tay tôi, cảm nhận hơi gió mát trên mặt đất hay đất dưới bàn chân, là tôi nhớ mẹ tôi luôn luôn có mặt với tôi, trong mọi thời điểm...
 
Thực tập quán chiếu như vậy, tôi bớt đau khổý tưởng đã mất mẹ. Tôi biết là mẹ luôn có mặt với tôi trong mọi giây phút, nhất là những giây phút tôi làm những việc lợi lạc cho tha nhân. Những lúc ấy, tôi cảm thấy mẹ đang cười và nói:
 
“Con giỏi lắm, hãy tiếp tục như thế mãi con nhé!”
 
Sau ngày mẹ mất, tôi thấy rõ ràng là dù ít khi đến chùa mẹ đã thực sự sống đúng như lời dạy của Phật pháp, thể hiện tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) bằng cuộc sống hằng ngày của chính mình. Bố mẹ đã không để lại cho chúng tôi một tài sản vật chất nào nhưng đã trao truyền lại cho thế hệ sau những bài học thương yêu vô giá. Tôi biết rằng mình chẳng bao giờ cách xa cha mẹ bởi vì trong tôi, trong tất cả các con cháu vẫn còn tấm gương hy sinh sáng ngời của hai đấng sinh thành. Nhờ ánh sáng mầu nhiệm của Phật pháp, tôi hiểu rằng báo hiếu không phải là khóc lóc sầu thương, xây bia dựng mộ, cúng giỗ linh đình… mà là tiếp tục truyền thống yêu thương của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã trao truyền cho mình. Xin được phép trích dẫn sau đây một đoạn liên hệ trong bài viết sâu sắc “Đôi Điều Về Truyền Thống Và Hiện Đại” của Tiến Sĩ Thái Kim Lan (trích từ Thư Viện Hoa Sen 12-2006, www.thuvienhoasen.org)

“Truyền thống” do đó bao gồm phương thức thực hiện cho được sự chuyển tiếp sức sống hiện đại cho thế hệ hiện tại và tương lai. Ðó là ý nghĩa sinh động của truyền thống, chống lại mọi khuynh hướng rập khuôn, sao chép sáo rỗng cũng như khuynh hướng bắt chước, lặp lại, tùy tiện sử dụng nhầm lẫn loại hàng phế thải "second hand“ thay thế sản phẩm văn hóa đầu tay. Chính nghệ thuật giữ được ngọn lửa truyền thống văn hóa đem đến ý nghĩa sinh động cho khái niệm truyền thống như Thomas Morus (tác giả cuốn Utopia, 1478-1535) nhận chân: 

"Truyền thống không có nghĩa gìn giữ đống tro, 
Mà là chuyển tiếp ngọn lửa”.

Hồi tưởng lại mấy năm trời, từ những ngày mẹ bắt đầu già yếu, qua đến bệnh tử, lòng tôi dào dạt niềm biết ơn Tam Bảo. Không có ngọn đèn của Chánh Pháp chắc hẳn tôi và các anh chị em trong gia đình sẽ bi ai sầu thảm vô ích, không biết quán chiếu:

Thân này từ đâu tới
Thân mất ta về đâu

Mỗi sáng, trưa chiều tối

Hãy tự hỏi vì sao

Sinh diệt trong hơi thở

Sống chết như trò chơi

Hết thành rồi đến hoại

chân lý muôn đời…

Như nước sông chảy mau

Qua rồi không trở lại

Đời người cũng như vậy

Nuối tiếc nào được đâu…

(Kinh Pháp Cú Thí Dụ,Việt dịch TT Thích Minh Quang)

Tôi nghe như có tiếng mẹ cùng tôi đọc:

….Chư Bụt trong ba đời, y diệu pháp trí độ Bát Nhã Ba La Mật. Vậy nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mậtlinh chú đại thần, là linh chú đại minh, là linh chú vô thượng, là linh chú tuyệt đỉnh, là chân lý bất vọng, có năng lực tiêu trừ tất cả mọi khổ nạn. Cho nên tôi muốn thuyết câu thần chú trí độ Bát Nhã Ba La Mật. Nói xong đức Bồ Tát liền đọc thần chú rằng: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha, Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha, Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha
 
Mẹ ơi, thôi mẹ an lành đi về cõi tịnh nhé mẹ!

01-01-2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 785)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 752)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 686)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 718)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 768)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 743)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 794)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1408)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 956)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 993)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 749)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 763)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 625)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1291)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1169)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1197)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1227)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1152)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1034)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1155)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1125)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1238)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1207)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1173)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1157)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1744)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1145)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1175)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1288)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1172)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant