Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những bất cập trong bài viết “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ”

08 Tháng Chín 201100:00(Xem: 11704)
Những bất cập trong bài viết “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ”

NHỮNG BẤT CẬP TRONG BÀI VIẾT
“PHẬN NHỮNG NÔ LỆ TÌNH DỤC TRÊN CHÙA ẤN ĐỘ”

Minh Nguyên


blankVừa qua, trên trang báo điện tử Vietnamnet có đăng bài viết của tác giả Sầm Hoa với tựa đề “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ” đã gây xôn xao dư luận trong cộng đồng Phật giáotổn hại đến hình ảnh, uy tín của Phật giáo. Nguồn gốc bài lược dịch này lấy từ đâu? Tính xác thực của nó như thế nào? Và những chủ ý nhào nặn ngôn ngữ cũng như sự yếu kém của tác giả Sầm Hoa thể hiện ở đâu mà gây ra bất bình như thế? Trong bài viết này chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những vấn đề đó để mọi người cùng nhìn nhận và phán xét. 

Trước hết là vấn đề nguồn tài liệutác giả Sầm Hoa đã sử dụng để viết bài. Thực ra một bài lược dịch có nguồn gốc từ một bài viết bằng tiếng Hoa. Như tác giả ghi chú là “Theo Huanqiu”. Huanqiu là trang web Hoàn Cầu, có tên miền là www.huanqiu.com. Dựa vào nguồn tác giả Sầm Hoa đã đưa ra và dựa vào bài viết, chung tôi thử dùng từ khóa “印度聖女的性奴” (Ấn Độ Thánh nữ đích tính nô - tạm hiểu: Thánh nữ làm nô lệ tình dụcẤn Độ) để tìm kiếm trên chính trang web Hoàn Cầu thì thấy có bài viết với tiêu đề là “印高僧享用的性奴圣女” (Ấn cao tăng hưởng dụng đích tính nô thánh nữ - đây là đường dẫn của nó: http://society.huanqiu.com/gallery/2011-08/1922956.html), bài này được đăng vào ngày 18/8/2011. So sánh nội dụng bài viết này với nội dung bài lược dịch của Sầm Hoa thì thấy có sự giống nhau. Ngay những hình ảnh dùng để minh họa cho bài viết của Sầm Hoa ở trên Vietnamnet cũng giống với những hình ảnh đã được dùng để mình họa cho bài viết “Ấn cao tăng hưởng dụng đích tính nô thánh nữ” ở trên Hoàn Cầu. Cho nên chúng tôi mạnh dạn khẳng định là Sầm Hoa đã lược dịch từ bài “Ấn cao tăng hưởng dụng đích tính nô thánh nữ”.

Bây giờ chúng tôi xin bàn về nội dung mà tác giả Sầm Hoa đã lược dịch. Ngay ở tiêu đề, tác giả Sầm Hoa tự đặt lại một tiêu đề mới chứ không phải dịch từ tiêu đề của bài viết bằng tiếng Hoa. Đúng là ở trong tiêu đề bài viết gốc có dùng chữ 高僧 (cao tăng), nhưng nếu đọc vào nội dung của bài viết, ngày ở đoạn đầu tiên, chúng ta thấy người ta viết rất rõ ràng rằng: “印度有一種與其歷史一樣古老的傳統――來自賤民家庭的女孩子年紀輕輕便開始為寺院服務,成為印度教高級僧侶和婆羅門長老的性奴隸. 她們被稱為聖女” (Âm Hán Việt: Ấn Độ hữu nhất chủng dữ kỳ lịch sử nhất dạng cổ lão đích truyền thống nhất nhất lai tự tiện dân gia đình đích nữ hài tử niên kỷ khinh khinh tiện khai thủy vị tự viện phục vụ, thành vị Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ hòa Bà la môn trưởng lão đích tính nô lệ. Tha môn bị xưng vi thánh nữ. Tạm dịch:Ấn Độ có một truyền thống từ xa xưa, gắn liền với lịch sử rằng, con gái của các gia đình tiện dân phải phục vụ cho các đền thờ ngay từ khi còn nhỏ, và trở thành những nô lệ tình dục cho các vị tu sĩ cao cấp của Ấn Độ giáo và các vị trưởng lão Bà la môn. Những người nữ ấy được gọi là thánh nữ). Như vậy, việc các thánh nữ phục vụ cho các ngôi đền là một truyền thống, một hủ tục của Ấn Độ, và nó liên quan đến Ấn Độ giáo. Các “thánh nữ” ấy trở thành những nô lệ tình dục cho các tu sĩ của Ấn Độ giáo và các vị trưởng lão Bà la môn trong xã hội Ấn Độ chứ không hề dính dáng gì đến Phật giáo, không hề làm nô lệ tình dục cho các vị tu sĩ của Phật giáo. Còn chữ “cao tăng” ở tiêu đề của bài viết tiếng Hoa và ở phần dưới của nội dung hay là chữ “tăng lữ” ở trong bài viết là do người ta đã lược giản từ chữ “cao cấp tăng lữ” mà ra. Việc đặt tiêu đề như ở trong bản gốc tiếng Hoa là một cách để thu hút người đọc, tạo tính tò mò. Làm như thế đã là khó chấp nhận. Nhưng ngay từ đoạn đầu của bài viết, người ta đã ghi rất rõ là “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ”, nên người ta có tỉnh lược thành “cao tăng” hay “tăng lữ” ở phần sau vẫn tạm chấp nhận được, vì không gây hiểu nhầm. Thế nhưng, khi chuyển dịch cụm từ “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ hòa Bà la môn trưởng lão”, tác giả Sầm Hoa lại dịch là “cao tăng và các trưởng lão Bà la môn”. Tác giả đã lược bỏ một ý hết sức quan trọng của cụm từ đó. Chính điều này và từ “chùa” mà Sầm Hoa đã dịch từ hai chữ “tự viện” ở phần trước đó đã gây hiểu nhầm cho người đọc, khiến người ta hiểu đấy là các vị cao tăng của Phật giáo. Đây là sự lược bỏ có chủ ý, là một sai lầm nghiêm trọng của Sầm Hoa. Còn về từ “tự viện” có các nghĩa là: chùa, đền, hay tu viện của các tôn giáo. Khi dùng chữ “chùa” có nghĩa là đang nói đến chùa Phật giáo, là nơi thờ Phậttu tập của tín đồ Phật giáo. Theo trong mạch văn của bản gốc thì “tự viện” phải dịch là “đền” mới hợp, vì các vị tu sĩ cao cấp của Ấn Độ giáo không thể ở trong chùa.

Riêng về từ “Thánh nữ”, trong tiếng Hindi (ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ) gọi là “Devadasi”. Theo trong bài nghiên cứu “Devadasi system in Indian Temples” (Hệ thống thánh nữ trong các đền thờ ở Ấn Độ) của tiến sĩ Zoya Zaidi, người Ấn Độ, thì từ “Devadasi” có nghĩa đen là “God’s female servant” (tỳ nữ của Thần linh). Việc chọn ra những người con gái để làm “Devadasi” là một tập tục của Ấn Độ giáo. Trước tuổi dậy thì, một số người con gái (trinh nữ) thuộc giai cấp tiện dân ở trong xã hội sẽ được gia đìnhcộng đồng chọn để làm phẩm vật hiến dâng cho Thần linh thờ tại ngôi đền ở địa phương. Những cô gái ấy không được phép lập gia đình, vì họ được xem như là đã kết hôn với vị thần ở trong đền rồi. Các cô gái ấy sẽ “phục vụ” cho các vị tu sĩ sống trong đền, và “phục vụ” cho cả những người có chức quyền ở trong làng, xã và cả những người địa chủ, họ phục vụ vì những người đàn ông ấy trả tiền hoặc là dùng quyền lực ép buộc. Việc các “thánh nữ” phải phục vụ, phải quan hệ tình dục với những người đàn ông ấy được xem như là giống như đang phục vụ cho thần linh. Các cô gái ấy phải phục vụ cho thần linh suốt đời, không được trốn thoát. Nếu như có cô nào trốn thoát thì cộng đồng xã hội sẽ tẩy chay họ. Đây là một hủ tục, cưỡng bứchành hạ người phụ nữ, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, cho nên vào năm 1934 nhà nước đã ban hành lệnh cấm hủ tục này. Rồi đến thập niên 1980, nhà chức trách lại tăng cường lệnh cấm, thế nhưng đến nay nhiều nơi vẫn vi phạm, hủ tục vẫn diễn ra.

Trở lại với bài viết của tác giả Sầm Hoa, cũng ở tiêu đề, tác giả viết là “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ”, tiêu đề này đã bộc lộ rõ sự yếu kém về trình độ tiếng Việt của tác giả. Sao lại là “trên chùa”? Có chùa nào có tên là “chùa Ấn Độ” hả? Với cách viết của Sầm Hoa như thế thì người đọc có thể hiều là có một ngôi chùa Ấn Độ và ngôi chùa ấy luôn nằm phía trên khu dân cư, hoặc nằm trên núi. Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng. Một dịch giả bình thường thì không thể nào lại lược dịch như thế được. Nhưng việc làm này của Sầm Hoa khá trẻ con. Bởi vì, với những người có chút ít kiến thức về xã hội, về lịch sử thì sẽ dễ dàng nhập thấy sự sai lạc trong nội của bài viết. Tại vì, trong Phật giáo không hề có khái niệm thần linh, không bao giờ thờ cúng thần linh, càng không có tục chọn “thánh nữ” để dâng cúng cho thần linh. Hơn nữa, kể từ thế kỷ thứ 12, Phật giáo đã bị suy tànẤn Độ, suốt nhiều thế kỷ không hề có bóng dáng tu sĩ Phật giáoẤn Độ, rất hiếm người Ấn Độ biết về Phật giáo. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, Phật giáo mới bắt đầu hồi sinh trở lại, nhưng rất chậm. Cho đến nay, theo thống kê Xã hội học của Ấn Độ, tín đồ Phật giáo chỉ có 0,5% trong tổng số hơn 1 tỷ người dân Ấn Độ. Đấy là con số nói chung về tín đồ Phật giáo. Còn riêng số lượng chư Tăng người Ấn thì rất hiếm hoi. Họ chủ yếu sống tập trung tại các di tích, thánh tích của Phật giáo. Vậy thì lấy đâu ra nhiều chùa để cho các “thánh nữ” đến phục vụ, như tác giả viết: “...con gái của những gia đình địa vị thấp ở Ấn Độ đều phải lên chùa để làm Thánh nữ”“Những bé gái xuất thân trong gia đìnhđịa vị thấp trong xã hộiẤn Độ đều không thể thoát khỏi... Khi trở thành thiếu nữ, họ sẽ chính thức làm lễ kết hôn trên chùa, sau đó sẽ phải trải qua đêm tân hôn với các cao tăng, trưởng lão tại đây”. Và đã không có nhiều chùa thì lấy đâu ra nhiều “cao tăng”, “trưởng lão” nhiều “thầy tu háo sắc” (chữ của Sầm Hoa) để cho các “thánh nữ” phục vụ? Bạn dịch như vậy không thấy quá sai lệch với lịch sử sao?

Nếu xét về lỗi dịch thuật, văn phong thì trong bài lược dịch của Sầm Hoa còn có nhiều điểm khác cần phải bàn. Nhưng chúng tôi không có chủ ý phân tích bài viết của Sầm Hoa, mà chỉ muốn trình bày những điểm chính mà Sấm Hoa đã dịch sai, đã nhào nặm ngôn ngữ, khiến cho bạn đọc hiểu sai bản chất của vấn đề, của một hủ tục trong truyền thống xã hội Ấn Độ, và gây tổn hại đến uy tín, thanh danh của Phật giáo, của chư Tăng mà thôi.

Mong là Sầm Hoa rút kinh nghiệm và làm việc có lương tâm của một người cầm bút hơn. Và mong báo Vietnamnet phải cẩn trọng hơn khi biên tập và duyệt đăng bài vở, nhất là những bài liên quan các vấn đề nhạy cảm.

Minh Nguyên

 

Nguyên văn nội dung bài viết của tác giả Sầm Hoa đăng trên Vietnamnet:

Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ

Khi đến tuổi cập kê, con gái của những gia đình địa vị thấp ở Ấn Độ đều phải lên chùa để làm "Thánh nữ" nhưng thực tếtrở thành nô lệ tình dục của những cao tăng và các trưởng lão Bà la môn.

Những bé gái xuất thân trong gia đìnhđịa vị thấp trong xã hộiẤn Độ đều không thể thoát khỏi những cuộc hôn nhân theo truyền thống khi mới 10 tuổi đó là trở thành "lễ vật" trong lễ cầu nguyện cho cả dân làng và được hứa hẹn gả cho "thần thánh" địa phương. Khi trở thành thiếu nữ, họ sẽ chính thức làm lễ kết hôn trên chùa, sau đó sẽ phải trải qua đêm tân hôn với các cao tăng, trưởng lão tại đây.

Chức danh "Thánh nữ Ấn Độ" không phải chỉ Nữ hoàng cũng không phải nữ minh tinh mà ngược lại đó lại là những cô gái có số phận bi thảm nhất trong xã hội.

Bình thường các "Thánh nữ" vẫn sống chung cùng gia đình, trước khi trở nên già cỗi, họ phải phục vụ trên chùa suốt những năm tháng thanh xuân của mình. Sau đó, giống như những kỹ nữ ở nhà thổ châu Âu, trước khi chuẩn bị "về hưu", họ lại lên kế hoạch cho một thế hệ "Thánh nữ" tiếp theo.

Tại Ấn Độ, "Thánh nữ" không uy nghiêm như tên gọi của nó, ai cũng biết rõ rằng những cô gái có địa vị cao như vậy có vai trò thực sự như thế nào. Chức danh "Thánh nữ Ấn Độ" không phải chỉ Nữ hoàng cũng không phải nữ minh tinh mà ngược lại đó lại là những cô gái có số phận bi thảm nhất trong xã hội.

Theo truyền thống, "Thánh nữ Ấn Độ" đều là con nhà nghèo. Khi các cô gái mới bước vào tuổi thanh xuân căng tràn sức sống, họ đã bị bán lên chùa để trở thành vật hiến tế cho thần linh, cả tuổi xuân phải sống trên chùa để làm nô lệ tình dục và không có cuộc sống hôn nhân bình thường như những người khác.

Tổ chức từ thiện Christian Aid phát hiện mặc dù nghi lễ biến trẻ em thành "Thánh nữ" để lên chùa phục vụ các nhà sư đã bị cấm từ năm 1986 tại Ấn Độ nhưng khi tiến hành kiểm tra 42.000 "Thánh nữ" ở khu vực Andhra Dees, có tới 40% cô gái bị HIV dương tính.

Phong tục tập quán cổ hủ thâm căn cố đế tại Ấn Độ đã hủy hoại sức khỏe của những thiếu nữ bất hạnh cũng như khiến virus HIV lây nhiễm trong cộng động với tốc độ nhanh hơn.

Rõ ràng, những "Thánh nữ" bị biến tướng vai trò đều là những người ở dưới đáy xã hội, không ai thèm đếm xỉaquan tâm. Ngoài làm công cụ tình dục cho các thầy tu, họ còn là "trạm lưu thông hoạt động" của virus HIV.

Hiện nay, tại Ấn Độ đã có hơn 5 triệu người bị lây nhiễm HIV, nếu như khôngbiện pháp khống chế hiệu quả, thì cứ 10 năm, sẽ có thêm 3 triệu người bị nhiễm loại virus gây ra căn bệnh thế kỷ AIDS này.

Mặc dù biết tử thần đang đứng trước mặt nhưng hủ tục "Thánh nữ" của người dân Ấn Độ vẫn không thay đổi. Để có được miếng cơm no bụng, những "Thánh nữ" vẫn chấp nhận đi lên chùa, hy sinh tuổi thanh xuân cho "thần thánh" và xà mình vào vòng tay của những thầy tu háo sắc. Cách gọi "Thánh nữ" dường như chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, hằng ngày họ vẫn sống chung với gia đình, chỉ khi nào nhà chùa cần thì họ mới phải báo đápđiều kiện.

Ngoài việc mua vui miễn phí cho các thầy tu, hầu như các "Thánh nữ" không phải làm gì khác. Khi còn trẻ, họ luôn được các thầy tu sùng ái nhưng khi hết thời, họ chỉ như những cây mía bị ép hết nước. Khi đó, các thầy tu sẽ nói rằng nhiệm vụ của họ đã hoàn thành và họ không còn là "Thánh nữ" nữa.

Hầu hết những "Thánh nữ già" lưu lại ở chùa phải sống những tháng ngày còn lại trong đau khổ, họ trở thành quân sư bất đắc dĩ cho những lớp "Thánh nữ" mới. Thực tế, cho dù là Thánh nữ mới hay cũ thì những cô gái này đều không thoát khỏi số mệnh bi đát luân hồi.

Sầm Hoa (Theo Huanqiu)

Link: http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/36361/phan-nhung-no-le-tinh-duc-tren-chua-an-do.html

 

Nguyên văn bài viết tiếng Hoa:

 

印度聖女命運悲慘 賣身高僧成性奴

 

印度有一種與其歷史一樣古老的傳統――來自賤民家庭的女孩子年紀輕輕便開始為寺院服務,成為印度教高級僧侶和婆羅門長老的性奴隸。她們被稱為聖女。

這些地位低下的鄉村女孩10歲時便不得不放棄傳統的婚姻模式,將自己一生幸福都獻給了當地的神,為本村的村民進行宗教儀式和做祈禱。

剛剛進入青春期,她們便在儀式和慶典上嫁給寺院,然後與寺院僧侶或長老共度洞房花燭夜。

聖女一般與家人生活在一起,在衰老之前一直為寺院服務。然後,就如同歐洲妓院老鴇的命運一樣,年老的聖女開始退居幕後,為下一代聖女出謀劃策。

在印度,“聖女”可不是個體面的稱呼。儘管人們對她們恭敬畏懼,磕頭碰地;但是,誰都清楚,那些高高在上的姑娘,究竟在 充當什麼角色。所謂“印度聖 女”,既不是女王,也不是女明星;反倒是命運最為凄慘的苦孩子。但凡家裡有條件,誰肯把親閨女送出去,受人淩辱呢?這話聽起來別扭,說到底,還是印度古老 的文化傳統使然。

遵照傳統,“印度聖女”全部來自賤民家庭,她們剛剛進入青春期,就被迫賣身於寺院。人前,有個光鮮的名字遮羞——聖女; 背後,不過是印度教高級僧侶和婆羅 門長老們免費的“性奴隸”。這種醜事兒瞞不了人,所以,走進寺院,向神靈獻身的少女,注定要出賣青春和肉體,也注定要過一輩子沒有婚姻的奇特生活。

慈善機構基督教援助慈善會發現,儘管印度小女孩成為聖女為寺院工作的做法已在1986年被正式宣布為非法,但安德拉普拉德什地區的4.2萬聖女當中仍有約40%HIV檢查呈陽性。

 印度古老的習俗,葬送了無辜少女的身心健康,也為艾滋病傳播,埋下了禍根。很顯然,“聖女”這種畸形角色,完全處於社會底層,既沒人關心,也沒人管理。除了充當僧侶的洩欲工具之外,她們還是艾滋病毒的活動流通站。印度社會將為此付出高昂的代價。

目前,印度的艾滋病病毒感染者已超過500萬人,如果未加有效控制,那麼,每十年,將新增300萬新患者。早在2003年,艾滋病就成為印度人口死亡最多的疾病。

雖說死神在前邊呲牙,印度風俗依然是要色不要命,各種各樣的“聖女”為了吃一口飽飯,不得不走上了通向寺院的道路,她們必須把青春獻給冥冥之中的神,將肉體投入那些僧侶們貪婪的懷抱。“聖女”似乎不穿僧袍,日常生活也在自己家裡。只有寺院需要時,她們才無條件地報到。

除了免費的性服務,其他根本就用不著,“聖女”們招之即來,揮之即去,酷似廟裡的“應召女郎”。她們紅顔尚在時,定然是長老們的香餑餑,一旦年老色衰,便淪為榨幹汁水的甘蔗渣子。寺院裡宣稱:你的任務完成了,從“聖女”隊伍中退役吧。


留給這個“老聖女”的,只有殘燈破廟,痛苦的餘生。她們往往成為新一代“聖女”業餘參謀。其實,無論新老聖女如何算計,也跳不出命運的輪回。(來源:環球網)

Link: http://big5.xinhuanet.com/gate/big5/news.xinhuanet.com/life/2011-08/18/c_121876443.htm

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8537)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8257)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9448)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10194)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9033)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9131)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11194)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 9931)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17402)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8043)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8268)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8447)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8105)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 9980)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8114)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9588)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8390)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8233)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8516)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9732)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11104)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10120)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9293)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9436)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11714)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8526)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9099)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8804)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9211)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10776)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9894)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8472)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9850)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 9943)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8791)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13293)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10006)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9131)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26754)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9855)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12706)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10735)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9833)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10123)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11013)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9747)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10057)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9482)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9850)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8688)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant