Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Chư Tăng Câu Hội

14 Tháng Chín 201100:00(Xem: 16389)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Chư Tăng Câu Hội

Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Chư Tăng Câu Hội

Từ hướng phi trường Lyon, nhà ga xe lửa Paris, từng đợt xe đón người đưa về Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là Trưởng ban. Không khí, quang cảnh thành phố lyon bỗng trở nên rộn rịp. Từng đoàn người, chư Tăng Ni và khách hành hương, cũng như quí Phật tử của các châu lục, quốc gia - Mỹ quốc, Úc châu, Gia Nã Đại, Âu châu và chư thiện nam tín nữ tại địa phương, bổn tự lũ lượt kéo nhau về.

Vừa dừng xe trước cổng tam quan, từ dưới chân đồi nhìn thẳng lên đỉnh núi, khách thập phương thấy hai tấm banner bên trái, bên phải như sau:

- Tổ Tổ tương truyền tứ chúng quy nguyên truyền trì diệu lý

Vạn pháp quy nhất liên châu Tăng già câu hội tánh hải thanh trừng.

và:

- Trong lặng kiên cường hoằng truyền chánh pháp

Cao vút trí tuệ phạm hạnh vun trồng.

Tiến lên chính giữa là Phật điện, bên phải là lễ đài Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư được TT Thích Nguyên Lộc trang trí thật trang nghiêm bằng cả tấm lòng và đôi tay khéo léo mà qua bao lần tổ chức Khóa tu học Phật pháp Âu Châu, Thượng Tọa cũng đã thức khuya dậy sớm cho sự trang trí kỳ công này. Nếu ai đã một lần tham dự Khóa tu học Phật pháp Âu Châu thì đã thấy được sự nhiệt tâm, lòng cần mẫn phụng sự của TT Thích Nguyên Lộc.

Lần theo tay vịn lan can đôi mươi bậc tam cấp nữa là tượng đài Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên nơi chính diện. Dường như Hòa Thượng trụ trì có ý, tôn tượng Bồ Tát Mẹ Hiền Quán Âm nơi chính diện nhìn xuống đồi là để cho khách thập phương mỗi khi viếng cảnh chùa là thấy đôi tay cứu vớt, tấm lòng thương yêu và khuôn mặt từ bi dịu hiền của Bồ Tát mà vơi đi nhiều nỗi khổ đau ở nhân thế, rũ sạch bụi trần dưới chân đồi mà thấy lòng thanh thản, an vui trước khi bước chân lên cấp cuối cùng để vào Phật điện. Và khách thập phương cũng có thể chia sẻ được rằng: Mẹ Hiền Quán Thế Âm đứng nơi đó, để đón chào tất cả ai có lòng về chùa lễ Phật mà không phân biệt, Bồ Tát cũng rũ lòng thương và cứu độ, ban cho niềm bình an trong ý nghĩa viên dung - ngàn mắt ngàn tay.

Khách thập phương, sau khi lễ Phật rồi, rảo bước một vòng quanh sân chùa, bên phải là lễ đài mà cũng là giảng đường cho các thời thuyết trình qua các chủ đề được niêm yết: Đề tài tham luận Bồ Tát Thích Quảng Đức - HT Thích Bảo Lạc. Cuộc đờisự nghiệp của Hòa Thượng Thích Thiện Minh - Diễn giả là HT Thích Tín Nghĩa và HT Thích Nguyên Siêu. Cũng như các buổi hội luận: Tăng Ni trẻ, Hoằng pháp - Trụ Trì của HT Thích Thông Hải. Con đường hoằng pháp của hai thế hệ cha ông và tử tôn của HT Thích Bổn Đạt. Trà đàm và văn nghệ của TT Thích Trường Sanh. Trong các buổi thuyết trình và hội luận, TT Thích Tâm Hòa đã ngâm "Lửa Từ Bi" của Vũ Hoàng Chương và "Mây trắng thong dong" của HT Thích Nhất Hạnh viết cho HT Thích Thiện Minh, giọng ngâm ngọt ấm làm nức lòng người nghe mà cảm động.

Tiến lên đến bên hông giảng đường là phòng triển lãm các di tích, hình ảnh của Bồ Tát Thích Quảng Đức và HT Thích Thiện Minh. Người tham quan, khách thập phương ai mà không xúc động; xúc động khi nhìn thấy hình ảnh Đức Đệ Tứ Tăng Thống HT Thích Huyền Quang trong đôi tay kính cẩn ôm trái tim bất diệt của Bồ Tát Quảng Đức vào lòng. Hình ảnh ngọn lửa thiêng, ngọn lửa từ bi, ngọn lửa vị pháp thiêu thân đã thắp sáng hàng tỉ con tim của con người trên thế giới; và ngọn lửa ấy đã sưởi ấm lòng nhân thế qua giá trị tự do, bình đẳng tôn giáo. Nơi đây, khách thập phương dõi mắt đọc qua các bài thơ của Bồ Tát Quảng Đức được viết bằng chữ thảo:

"Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình

Làm đèn soi sáng nẻo vô minh

Khói thơm cảnh tỉnh bao người ác

Tro trắng phẳng san hố bất bình

Thân cháy nát tan ra tro trắng

Thần thức nương về giúp sinh linh

Hỡi ai mộng ảo đang còn mộng

Hãy gấp tỉnh đi kẻo giật mình."

8-4 nhuần Qúy Mão (1963)

Và bên trái di ảnh của Bồ Tát Quảng Đức là HT Thích Thiện Minh. Ôn nói: "Người Việt chúng ta hãy nói lên tiếng nói của con tim và đức tin. Không một ý thức hệ nào có giá trị hơn tình thương và sự sống của chính đồng bào ruột thịt. Không một ý thức hệ chính trị nào, chúng ta vẫn có thể sống trong hòa bình, nhưng nếu thiếu sự kính trọng sự sống, thì thế giới chúng ta không thể tồn tại." Đôi ba phút để cho khách thập phương lắng lòng suy nghiệm lại, một chặng đường lịch sử đầy thương đau của Phật giáo Việt Nam. Chặng đường lịch sử của một chế độ bạo tàn đã giết chết HT Thích Thiện Minh - Con người bằng ý thức sống cho hòa bình, tự dodân chủ.

Khuya nay là Lễ Chúc tán Thù ân, 5 giờ sáng ngày 11.09.2011, đại Tăng vân tập lên Chánh điện mà sương khuya bên ngoài còn đẫm ướt cỏ cây, núi rừng trầm lặng. Giấc ngủ của lá hoa, thảo mộc, côn trùng còn ngon giấc như tự thuở nào của kiếp thảo nguyên, sinh dã. Lễ Chúc tán Thù ân đã được phụng hành từ nhiều thập kỷ về trước của Phật Giáo Việt Nam, trong các Tổ đình, Tòng lâm, Cổ tự, Phật Học Viện... Lễ Chúc tán Thù ânchúng Tăng thể hiện tấm lòng nhớ ơn và đền ơn. Nhớ ơn và đền ơn của bốn ơn nặng, đó là:

- Ơn chư Phật thị hiện vào đời hóa độ chúng sanh

- Ơn Cha Mẹ sinh thành giáo dưỡng lớn khôn

- Ơn Thầy Tổ khai sinh giới thân tuệ mạng

- Ơn Đàn na thí chủ, pháp giới chúng sanh trong sự tương quan của lẽ sống.

Nhớ ơn và đền ơn là cái đạo làm người, có tình, có nghĩa, có thủy, có chung. Đây chính là tình tự của giống nòi, dân tộc. Là nền văn hóa nhân bản: cây có cội, nước có nguồn, con ngườiTổ Tông, để xây dựng một cuộc sống nghĩa tình, hiếu thảo, giữa người sống lẫn kẻ chết.

Lễ đài Hiệp Kỵ Chư Tổ sáng nay soi mình trong nắng ấm, gió nhẹ, mây cao như những tàng lộng phủ che chư vị Giác linh Tổ đức, hồn thiêng, sông núi. Chương trình Hiệp Kỵ thật trang nghiêm, đoàn cung nghinh y sắc hoàng kim, hòa cùng màu xanh tươi núi rừng man nhiên muôn thuở. Tất cả đều cúi đầu, nghiêm thân thành thiết cung nghinh đại tăng quang lâm đạo tràng thanh tịnh của Chư vị Lịch đại Tổ sư. Sơ đồ đoàn cung thỉnh long vị Chư Tổ: đi đầu là đoàn lân, rồi thứ đến chiêng, khánh, khay lễ, logo, bê, tích, thiền trượng hai hàng và sau đó là bình bát, long vị, lộng che long vị, đèn, hoa... Sau long vị là di ảnh của Bồ Tát Quảng Đức, sau Bồ Tát Quảng Đức là di ảnh HT Thích Thiện Minh. Người tham dự và kẻ đi đường sẽ thấy ba cái kiệu: long vị Chư Tổ, di ảnh Bồ Tát Quảng Đức và di ảnh HT Thích Thiện Minh được tôn trí trên ba kiệu uy nghi; hương trầm, hoa quả biểu hiện công đức, lòng thành của người tổ chức được hiến dâng, phụng cúng. Xem đây như ngày lễ hội, thương cội nhớ nguồn. Thương cội là ôm trọn nắm đất đầu đời của thuở ban sơ. Nhớ nguồn là uống trọn ngụm nước đầu nguồn tự lúc uyên nguyên, gốc rễ, để thấy lòng người hậu duệ ấm lại khi được tiếp cận trước vẻ uy nghiêm, công đức truyền trì mạng mạch Phật pháp suốt mấy nghìn năm qua trên dòng lịch sử PGVN của các bậc tiền nhân Tổ bối.

Lời diễn văn Bế mạc của HT Thích Tánh Thiệt, Trưởng ban Tổ chức nói: "Một cách sâu sắc, chúng tôi xin lạy tạ ân Phật, ân chư Tổ đã soi sáng con đường cao đẹp của những kẻ xuất trần chúng ta; chính từ nơi đạo tràng được chọn làm trụ xứ của Tăng đoàn hải ngoại năm nay, chúng tôi có thể cảm nhận được ánh sáng của chư Tổ được thắp lại một cách rực rỡ qua sự hiện diện trang nghiêm của Tăng đoàn; đây gọi là ‘Tổ ấn trùng quang.’ Không những thế, chúng tôi cũng đồng thờiniềm tin vững chắc đối với các thế hệ Tăng Ni trẻ kế thừa. Qua những cuộc hội thảo, tụng niệm, giảng pháp, tụng giới, Chúc tán Thù ân, và đặc biệt là một giới đàn được thiết lập để truyền trao giới pháp, quý vị đã biểu lộ những hoài bão và thao thức sâu xa đối với việc hoằng dương Phật pháp, cũng như đã chứng tỏ khả năng và bản lãnh gánh vác các trọng nhiệm của Tăng đoàn trong tương lai. Đây là dấu hiệu khả quan của ‘Truyền đăng tục diệm.’"

Hàng ngàn Chư Tăng Ni, Phật tử và khách hành hương của nhiều quốc gia trên thế giới vân tập về đạo tràng Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư sáng nay đồng thành tâm tụng lời Kinh Bát Nhã: Yết đế, yết đế ba ra tăng yết đế bồ đề tát bà ha. Qua mau, qua mau, hãy qua mau bến bờ giác ngộtế độ chúng sanh thoát biển trầm luân sinh tử. Lời kinh trầm hùng của thời Chúc tán khuya nay trên chánh điện chùa Thiện Minh, ngân nga diệu huyền, như còn in sâu trong tận cùng tâm thức của mọi người con Phật thuần lương, lời xướng lễ của HT Thích Tín Nghĩa chủ sám:

- Kiết tập Kinh tạng A Nan Đà tôn giả

- Kiết tập Luật tạng Ưu Ba Ly tôn giả

- Tây thiên truyền thừa lịch đại Tổ sư

- Đông độ truyền thừa lịch đại Tổ sư

- Việt Nam truyền giáo, truyền giới, khai sơn truyền thừa lịch đại Tổ sư.

- Quốc gia thủy tổ sơn hà xã tắc chi ân, đàn na tín thí chi ân, vận thủy ban sài chi đức, tất cả đều hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Sự trọn thành Phật đạo như hạnh nguyện Bồ Tát hóa thân:

"Tán lễ Thích Tôn

Vô thượng năng nhơn

Tăng kỳ cửu viễn tu nhơn

Đâu Suất giáng thần

Trường từ bảo vị kim luân

Tọa bồ đề tòa đại phá ma quân

Nhứt đỗ minh tinh đạo thành giáng pháp lâm

Tam thừa chúng đẳng qui tâm

Vô sanh dĩ chứng

Hiện hiền chúng đẳng qui tâm

Vô sanh tốc chứng

Tứ sanh cữu hữu

Đồng đăng hoa tạng huyền môn

Bát nạn tam đồ

Cọng nhập Tỳ lô tánh hải.

Biển lòng thanh tịnh, biển pháp thanh tịnh, biển thệ nguyện độ sanh của hạnh Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng thanh tịnh, dắt dẫn vô lượng chúng sinh đồng đăng bỉ ngạn. Hình ảnh hiện tiền thanh tịnh đại Tăng nơi đây là dấu ấn lưu lại nơi chùa Thiện Minh, cho thành phố Lyon, Pháp quốc một kỷ niệm nồng ấm tình người, tình đạo thân thương suốt cả kiếp người giữa cuộc vô thường nhiều mộng ảo.

Chùa Thiện Minh - Lyon Pháp quốc

Ngày 11 tháng 9 năm 2011

Mùa Thu lá thắm.

ngayvenguon__1_

Rước Phù hiệu Ngày Về Nguồn về địa điểm hành lễ
ngayvenguon__2_
Chư Tăng cung nghinh 3 chiếc kiệu Long vị lịch đại tổ sư,
Di ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức và Di ảnh cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh về lễ đài
ngayvenguon__11_ngayvenguon__10_ngayvenguon__9_ngayvenguon__8_ngayvenguon__7_ngayvenguon__6_ngayvenguon__5_ngayvenguon__4_ngayvenguon__3_

ngayvenguon__12_

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc đại diện chư tăng phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ hiệp kỵ

ngayvenguon__13_ngayvenguon__15_

Thượng Tọa Thích Thông Trí thay mặt Ban Tổ Chức đọc lời cảm tạ đến chư tôn đức Tăng Ni
và quý đồng hương Phật tử trong buổi lễ bế mạc

ngayvenguon__18_ngayvenguon__16_ ngayvenguon__19_

Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa tuyên đọc văn Truy Tán Lịch Đại Chư Vị Tổ Sư trong lễ hiệp kỵ

ngayvenguon__20_ngayvenguon__21_ngayvenguon__22_ngayvenguon__23_

Nguyên Siêu

Mời xem thêm: Ngày Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Giới Đàn Quảng Đức và Ngày Về Nguồn 5

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2062)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2253)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2518)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2548)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2083)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2534)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1872)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1965)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2254)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2779)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1690)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1796)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1630)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2204)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2363)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2082)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1858)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1784)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1968)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1704)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2687)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1845)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2180)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2145)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2494)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1803)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1986)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1864)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2038)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2610)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3669)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2284)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1664)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1978)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2314)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2312)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2152)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3114)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2128)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2047)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2185)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2476)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2052)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2445)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2409)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2998)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant