Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bến sông mê

24 Tháng Chín 201100:00(Xem: 10412)
Bến sông mê


Chẳng ai hiểu vì sao bờ sông ấy lại có cái tên là Bến Sông Mê. Các cụ già trong làng bảo người ta đã gọi như thế từ thuở xa xưa lắm rồi. Mỗi cái tên đều gắn liền với sự kiện cùng ý nghĩa về sự tồn tại của nó. Con sông và cái bến cũng đâu thoát khỏi quy luật bất thành văn đó. Tên này chẳng có trên văn bản pháp lý, vậy mà vẫn tồn tại đi qua cùng thời gian năm tháng.

Đã là sông mê, nên nó quy tụ mọi thứ ô hợp tạp nhiễm từ trên trời dưới đất. Cư dân ở dọc theo bờ sông, sống bằng nghề trục vớt tất cả những gì có từ dưới lòng sông rồi quăng xuống đó các loại phế thải từ phân rác đến xác súc vật, góp phần làm cho con sông trở nên tanh hôi vẩn đục và nghẽn tắc mọi dòng chảy. Đời sống nghèo khó cơ cực lại xô bồ phức tạp nên cũng phát sanh lắm hủ tục. Người ta ăn đó thải đó. Hít thở cả bầu không khí xú uế, nên sử dụng ngôn từ cũng không lấy gì làm văn hoa mỹ cảm. Những tấm thân vàng vọt xanh xao cùng ánh mắt lúc nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo. Cho dù họ có nhìn bầu trời trong xanh bay ngang tầm mắt thì cũng đồng dạng như nhìn đám bùn lầy cô quạnh đen thâm dưới mặt nước.

Sự đời có xấu ắt phải có tốt, có bến đục thì cũng phải có dòng trong để tạo nên thế cân bằng đối đãi theo lẽ tương quan sanh diệt. Ở bên kia sông, đối diện với bến mê, dòng nước bỗng trở nên trong lành văn vắt nhìn suốt tận đáy. Con nước nơi ấy lúc nào cũng chảy xuôi, không một gợn bùn, không một cọng rác. Trên bờ sạch bóng, lại có cả thảm cỏ cây xanh bóng mát. Người ta dạo chơi trên đó để ngắm dòng sông và tận hưởng làn gió mát dịu êm giữa chốn phồn hoa đô hội. Nơi đây được mệnh danh là bờ Thanh Lương. Thật chẳng còn tên gọi nào hay và có ý nghĩa hơn. Dân cư sống yên bình sung túc với đủ mọi ngành nghề, từ công chức nhà nước cấp cao, cho đến thương nhân, giáo viên, thầy thợ cùng những người buôn bán nhỏ. Họ sống hài hòa và luôn ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường chung.

Lại nói về bến sông mê. Vì ở đây có vô vàn điều đáng nói. Và dù sống ở tận cùng đáy xã hội, con người ta vẫn nung nấu bao điều tốt đẹp để vươn lên. Bởi lẽ trong sâu xa ý thức của mỗi người vẫn luôn tiềm ẩn mọi điều chơn thiện mỹ. Ngày ngày bám trụ cùng bùn lầy, họ huân nhiễm mọi thói hư tật xấu. Chỉ vì tìm cầu cho có miếng ăn, họ phải vất vả nhặt nhạnh những thứ mà người khác bỏ đi, để đem đổi lấy mấy đồng tiền ít ỏi. Sáng chiều cuộc đời cứ trôi qua như thế. Mà họ có dám nghĩ đến điều gì tốt đẹp hơn. Dù có nghĩ thì điều đó cũng khó mà xảy đến với những con người cứ sinh tồn vất vưởng mãi nơi bến sông mê muội này.

Một buổi sáng không biết từ đâu xuất hiện một thầy tu áo vải chân đất đi dọc theo bờ sông. Thầy hết ngắm mặt nước đen thâm lại nhìn vào đám người mình trần da xám đang chen chúc lẫn trong bùn nhơ để mò cua bắt ốc. Một vài đôi mắt ngước lên nhìn thầy với vẻ xấc xược pha chút tò mò gay gắt. Họ không quen thấy người xa lạ nhàn du tản bộ và xoáy vào họ bằng cặp mắt thương hại như thế. Hơn nữa đó lại là một thầy tu. A! Thầy tu thì đã sao nào. Bộ thầy tu ở trên thượng giới, nên lạ lẫm với cảnh trần tục lắm sao mà đến thị sát tìm hiểu. Họ nghĩ vậy rồi thôi. Mặc! Việc ai nấy làm, có liên quan gì nhau đâu mà bận tâm cho mệt.

Rồi người ta lại xì xào to nhỏ với nhau về việc thầy cất một am tranh ngay cạnh đống rác để tịnh tu. Khuya tối tiếng mõ chuông vang lên giữa mùi hôi thối từ lòng kênh cùng những âm thanh hỗn tạp của đám dân hạ lưu: - “Ôi! Cái ông thầy đó bộ hết chỗ cắm dùi rồi hay sao mà lại tìm về cái nơi dung tục này. Lại bày đặt chuông mõ ì xèo, có ai thích nghe đâu chứ!” Xưa nay những người trôi dạt về đây nếu không là kẻ tứ chiếng cô thân thì cũng thuộc dạng tuềnh toàng bần cố. Nhiều người thắc mắc tự hỏi chẳng biết thầy là người chốn nào lại lạc lối đến nơi này…

Theo thời gian họ cũng quen dần với sự có mặt của thầy. Bởi mọi người còn phải lo làm kiếm cái ăn. Vả lại thầy đâu có đụng chạm gì đến quyền lợi của ai. Thầy cũng hay quảy tay nải đi đâu đó từ sáng tới chiều tối. Thì thầy cũng phải đi hóa duyên chứ ở đây dân nghèo lại không biết làm phước cúng dường. Làm thầy tu cũng phải thọ thực để sống như những người bình thường vậy thôi. Có lúc thầy ở yên trong tịnh thất suốt cả tuần. Rỗi rảnh thì thầy ra ngoài dãy cỏ hoặc quét dọn mấy đống rác bừa bãi, lân la trò chuyện với đám con nít lượm ve chai gần đó. Thế rồi một ngày đẹp trời, thầy quy tụ bọn trẻ đến phát bánh kẹo, cùng tập vở và bảo chúng tối tối đến thầy dạy chữ. Trẻ con hớn hở đua nhau đến nghe thầy giảng giáo lý, dạy học để có bánh kẹo ăn. Người lớn lúc đầu tỏ ý ngờ vực dèm pha. Song họ làm ngơ vì thấy cũng chẳng hại gì. Con họ biết chữ biết đạo lý mà không phải mất tiền, vẫn hơn là để chúng rong chơi lêu lổng phá xóm phá làng.

Lại có những người lạ mặt tìm đến nơi này. Bọn họ vận đồng phục màu xanh dương, y nhưcông chức nhà nước thì phải. Nhưng cái bến sông đen này từ lâu lắm rồi nào có thấy ai đếm xỉa tới đâu. Chẳng biết họ đến đây làm gì nhỉ? Thế rồi những đoàn xe đất cát ùn ùn chạy tới lui suốt ngày đêm. Họ đổ đất xuống bãi trống, rồi xúc rác cho vào xe mang đi. Phía bờ sông cũng ầm ầm tiếng máy bơm máy trục vớt rác rưởi. Nơi các ngõ đường đều có nhân công lo đào xới mở rộng xây lắp mặt đường chuẩn bị tráng nhựa. Các nhà thầu thì gấp rút thiết kế sơ đồ quy hoạch. Nghe đâu Nhà nước sẽ giải tỏa hết những khu nhà ổ chuột. Người dân ngơ ngác. Họ chưa nhận thông tin chính xác; nhưng điều đó chắc chắn sẽ thành hiện thực nay mai. Biết làm sao bây giờ. Tự nhiên họ mất công ăn việc làm, bấp bênh chỗ ở. Rồi đây họ biết đi đâu về đâu? Sẽ sống ra sao? Chẳng thể kêu ca với ai, họ tức tối kéo đến tịnh thất của thầy phản ứng:

- Thầy là người từ đâu đến, tu hành tụng kinh tụng kệ thế nào… mà làm cho cuộc sống tụi tui đang yên ổn lại bị đảo lộn cả lên. Người ta giải tỏa hết thì dân chúng sống ra sao? Đống rác và con sông dù dơ bẩn cũng là nguồn thu nhập duy nhất của mấy trăm hộ dân ở đây. Bộ muốn chúng tui chết đói cả lũ à?

Thầy từ tốn phân trần: - Quý vị xin hãy bình tĩnh… bình tĩnh đã nào. Thầy cũng là người dân bình thường như quý vị thôi. Nhưng theo thầy được biết thì đây là quy định chung của Nhà nước. Nơi này rồi sẽ hình thành nhà máy chế biến rác thành điện năng. Trước mắt là làm cho môi trường thông thoáng, tránh cho dân chúng bị ô nhiễm sanh bịnh tật. Người ta sẽ cho nạo vét dòng kênh, làm đường xây bờ kè trồng cây xanh. Họ cũng xây chung cư nhà ở để dời dân ven kênh về đó. Quý vị sẽ có việc làm, có lương bổng và đời sống chắc chắn sẽ ổn định sung túc, dân trí càng phát triển đi lên…

Mọi người nghe thầy nói thì im lặng không còn to tiếng giận dữ. Song người ta vẫn chưa hết băn khoăn lo lắng. Chắc cũng là lời nói suông với bao hứa hẹn mà họ đã quen nghe, quen cam chịu như kiếp đời lầm than cơ cực nơi chốn bùn lầy nước đọng.

¯¯¯

 

Mới mấy năm mà mọi dấu vết của cái bến sông dơ bẩn ngày nào đã được xóa sạch. Những con đường lát gạch. Những hàng cây xanh thẳng tắp. Dọc theo đó là những tòa nhà cao tầng, những khu chung cư khang trang rộng rãi. Rồi nhà máy, trường học, chợ búa, công viên, tất cả được mọc lên như từ một phép lạ vậy. Dòng sông đã trong xanh. Hai bờ kè có ghế đá hoa kiểng xinh tươi. Bây giờ khách phương xa thường tìm đến thưởng ngoạn đã không ngớt lời khen ngợi. Người dân lam lũ một thời thì đang sống thoải mái lịch sự, hưởng dụng đủ mọi tiện ích đời thường. Am thất của thầy cũng được dời lên một ngọn đồi thấp bên mé sông gần vùng dân cư. Thầy đang bắt tay vào việc xây dựng những cơ sở cho chùa như mở lớp học tình thương, lớp dạy nghề miễn phí cho thanh thiếu niên, phòng thuốc nam, lại có khóa tu niệm Phật hằng tuần. Có ai thắc mắc hỏi kinh phí đâu mà thầy hoạt động thì thầy cười cười nói: - Ơ… Con Phật làm phật sự thì Phật sẽ hộ trì.

Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày. Luôn bận rộn chuyện tu hành phật sự, nhưng Thầy cũng dành thời gian lắng nghe và chia sẻ với mọi người bằng chút tâm tư tình cảm cùng ít vật thực mà mình có. Những người từng nhìn thầy bằng con mắt khác lạ nghi ngờ, thì nay cũng trở thành Phật tử thuần thành. Ngày rảnh rỗi họ lên chùa tụng kinh làm công quả chứ không tụm lại bài bạc rượu chè như trước. Ngôi chùa nhỏ đã trở thành chốn thiêng liêng để họ quay về. Trong cuộc sống đầy đủ về vật chất, họ luôn cảm nhận là mình không thể thiếu vắng một cõi riêng để cùng tu dưỡng đạo tâm.

Bây giờ người ta lại bảo nên đổi lại nơi này là Bến Giác. Thì cũng là cái tên gọi thôi mà. Cuộc đời này có gì là thật đâu. Vậy cớ gì phải chấp vào tên gọi vốn chỉ để định hình cho sự vật. Ừ, cũng là tên gọi mà có khi ý nghĩa cụ thể lại cách xa vời vợi cả hằng hà sa số kiếp. Quay đầu là bờ giác. Đơn giản vậy thôi mà sao lâu nay người ta vẫn cố bám víu vào cái bến sông mê đầy rác rưởi ấy. Ay thế mà, giờ đây tất cả đã thay đổi. Con đường hạnh phúc chơn lạc đang hé rộ phía trước. Bến sông mê ngày nào chỉ còn nằm trong ký ức xa xôi của những ai từng đến đi một thời trong cõi mộng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 60)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 57)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 69)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 98)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 186)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 203)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 217)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 265)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 240)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 234)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 432)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 258)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 372)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 302)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 288)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 268)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 377)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 376)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 566)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 367)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 689)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 455)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 484)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 646)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 562)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 481)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 723)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 468)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 528)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 466)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 462)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 480)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 482)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 413)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 540)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 877)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 903)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 739)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1091)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 551)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 519)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 599)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 619)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 593)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 589)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 757)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 653)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 798)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant