Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Biển vọng hồn xa

24 Tháng Chín 201100:00(Xem: 10067)
Biển vọng hồn xa


Gió miên man thổi từ phía chân trời. Gió làm xôn xao mặt biển trong một ngày nắng ấm nơi vùng bão táp vừa đi qua. Xa xa, từng cánh buồm chao nghiêng rẽ sóng ra khơi, trông hệt như những con diều lớn đang cơn khát gió cứ lượn lờ qua lại rồi mất hút ngay dưới lớp mù sương lãng đãng...

Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh. Để nguyên đôi chân trần, Tôi soải từng bước chậm rãi để tận hưởng hơi lạnh toát ra dưới làn cát mịn. Gió biển ban mai nghe mằn mặn cả mùi rong rêu sò ốc trôi dạt bám hờ bên ghềnh đá. Thoáng chút chạnh lòng, tôi quay nhìn về ngôi Tịnh Xá. Cả mặt dựng uy nghiêm ngày nào gần như đổ sập. Vẻ tan hoang trong ngày biển lặng vẫn không đủ sức để người giàu tưởng tượng như tôi thấy hết sự tàn phá ghê hồn mà gió bão vừa thôỉ qua một nơi vốn có tiếng là điểm du lịch ngàn phương lý tưởng này.

 Tôi về thăm biển khi cuộc sống cư dân làng chài đã trở lại bình thường. Mất mát đau thương nhưng người ta vẫn phải mưu sinh để tồn tại. Dân miền biển mà. Ý chí nghị lực đã bám sâu vào lòng cuộc sống rồi thì việc phải đối diện với sóng gió trùng dương là điều tất yếu. Suốt một đêm tôi không thể nào chợp mắt. Những câu chuyện thương tâm. Những lời kể rời rạc đứt khoảng cũng đúc kết thành một kho bi sử tình lâm ly giữa vùng bão tố. Cả tuần nay vị Sư trụ trì đã lập đàn tụng kinh siêu độ cho những vong linh vừa bỏ mình ngoài biển xa. Sư nói:_ Bờ biển này nổi tiếng thơ mộng bình yên. Cả mấy mươi năm chưa từng có bão lớn...Đâu ai nghĩ sự tàn phá lại kinh khủng như vậy...có lẽ luật nhân quả đã đến hồi báo ứng...

 Tôi không muốn lý giải luật nhân quả vào lúc này và với một khung cảnh quá nên thơ tuyệt vời như thế. Mà đã nói đến nhơn quả trả vay thì người ít niềm tin nhất cũng không thể phủ nhận. Nhưng xem ra…...có vẻ hơi bất công cho những cư dân vùng biển. Còn luận về luật bù trừ thì thiên hạ thời nay cũng không ngừng lên tiếng tranh luận. Tạo hóa đã mang tới cho con người cả một kho tàng đại dương trù phú thì cũng có thể gieo rắc mọi tai ương để dành lại những gì mà con người đôi lúc quá thờ ơ vung phí. Thôi thì đành vậy. Biển sâu thì sóng lớn, gió lộng thì mây trôi. Chuyện phù vân tan hợp là lẽ thường nhiên xưa nay rồi. Những cánh buồm ra khơi mang theo giấc mơ một đời người...bỗng chốc tan tành theo sóng gió.

Đi mãi mỏi chân, Tôi đến ngồi trên chiếc ghế xếp mà ai đó đặt sẵn. Bầu trời đang trong vắt bỗng như tối sầm lại. Khói mây mù che kín một góc trời xanh biếc. Sóng biển rì rào sao nghe có cả lời ai oán bi thương. Đang lúc mơ màng, tôi chợt thấy một thanh niên bước đến ngồi xuống đối diện bên tảng đá. Hắn có vẻ mặt xanh xao buồn thảm. Bộ quần áo dày màu cỏ úa rách tươm làm lộ rõ cả làn ra xám nâu của người miền biển. Hắn đưa mắt nhìn ra biển. Còn tôi thì lặng lẽ ngắm con người chẳng hiểu từ mặt đất chui lên hay từ cung trời rơi xuống. Trông hắn lạ lẫm và đáng thương sao sao... Chợt chàng trai quay qua nhìn tôi cất giọng khẻ khàng mà rắn rỏi:_ Tôi chẳng phải từ trời bay xuống hay dưới lòng đất trồi lên, mà ở tận ngoài tâm bão trở về. Thầy là người từ phương xa đến nên không biết... chứ ở đây chẳng ai xa lạ gì với thằng Lạc mồ côi này cả.

 Sống lưng tôi lạnh toát. Thoáng chốc cả cơ thể hâm hấp nóng ran như đang lên cơn sốt. Trời buổi sáng biển êm gió mát mà mồ hôi cứ đổ giọt, hơi thở dồn dập. Điều bình thường khi tiết trời đột ngột thay đổi hay vì câu chuyện thương tâm bất thường nơi vùng bão biển mà tôi vừa loáng thoáng nghe qua hồi chập tối. Cậu bé mồ côi tên Lạc từ vùng biển xa trôi dạt đến tận làng chài thanh bình này từ những ngày giông tố xa xưa, bỗng đâu được mọi người nhắc lại để cho câu chuyện thời hiện đại thêm thắt đôi phần liêu trai kỳ bí. Vào cái buổi sáng định mệnh ấy... những người đi biển sớm đã nhìn thấy một chiếc thuyền thúng dập dìu theo triều sóng gần kè đá. Ngỡ thuyền của dân đi biển bị cuốn trôi, họ lội đến xem... và thất thanh đứng lặng không tin cả vào mắt mình. Một đứa bé sơ sinh nằm yên trên đó. Đứa bé vẫn còn sống dù tay chân đã lạnh tím. Mọi người bế vội đứa bé đưa vào trạm xá của làng. Nó được cứu thoát. Và người ta bắt đầu cuộc tìm kiếm thân nhân trẻ thất lạc... Cả tháng trời biển động dữ dội. Nhiều làng chài nơi các vùng biển lân cận vừa trải qua những ngày tang thương bão táp. Ròng rã một thời gian dài... họ tìm đến các ngôi làng bị bão quét rồi cả đăng tin trên báo mà vẫn không có cha mẹ thân thuộc nào đến nhận lại con. Thế là Lạc- dân làng đã đặt tên cho thằng bé, được giao cho một phụ nữ góa chồng không con nuôi dưỡng. Cho đến năm mười hai tuổi Lạc lại mồ côi khi người mẹ nuôi lâm bịnh qua đời...

 Chàng trai có thân hình vạm vỡ lớn lên nơi vùng biển cát nhờ tấm lòng cưu mang của dân làng nên cũng tập tành theo người lớn học nghề đi biển. Cho đến khi kịp trưởng thành, Lạc chỉ biết làm bạn với gió biển mây ngàn, thỏa lòng với đời lãng tử phiêu du chẳng cần chi một bến bờ neo đậu. Rồi một lần, Lạc theo đám bạn chài vào quán trên phố hát hò vui chơi và làm quen với Thúy, con người chủ quán. Thúy xinh xắn nết na nên có nhiều chàng trai để ý theo đuổi. Nhưng Thúy chỉ thích Lạc. Hai người cũng đôi lần hẹn hò đi chơi và cảm thấy thật hạnh phúc vui vẻ mỗi lần gặp gỡ chuyện trò. Rồi Lạc lại theo bạn thuyền giông buồm vượt sóng ra khơi. Đợt đi biển ấy là lần đầu tiên Lạc biết lo sợ khi nhìn thấy biển động. Những cơn sóng dâng cao đã bao trùm hết niềm mơ ước chưa dám ngỏ thành lời của chàng trai trẻ từng bao phen tung hoành nơi biển cả.

 - Như vậy- Tôi cất tiếng hỏi mà nghe giọng mình rời rạc run lên:

- Cậu từ biển trở về và vẫn còn sống?... Dân làng đã lập bàn thờ cho cậu. Mấy hôm nay lại mời quý thầy về trai đàn chẩn tế...

 Chàng trai bật lên tràng cười khô khan nghe khùn khục như tiếng sóng vỗ ầm ầm vào lúc biển động.

 - Vâng. Vì dân làng lập đàn chẩn tế cho nên...cho nên tôi mới trở về đây. Sự thật thì...bộ thầy không nhận ra một hồn ma đang nói chuỵên với mình sao?

 Tôi trố mắt, run bắn nhưng cố trấn tỉnh hỏi:

- Cái gì? ...Hồn ma? Làm gì có chuyện ma cỏ vào giữa ban ngày ban mặt thế này.

 Lạc cười. Lúc này nụ cười nhẹ nhàng như sương khói trên khuôn mặt trắng xanh mờ ảo:

- Biết nói với Thầy thế nào đây? Ở đời này bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Hôm ấy nơi vùng trú bão... những chiếc thuyền cá bị sóng đánh vỡ tan. Nhiều bóng người vật vả cố ngoi lên từ những con sóng dữ dội để tìm sự sống. Thuyền của tôi may mắn không bị bão nhấn chìm... Có thể tôi đã sống nếu cố lái thuyền quay về đất liền. Nhưng tôi đưa thuyền trở lại nơi những chiếc tàu bị chìm với mong muốn cứu được người sống sót. Tôi đã cứu được nhiều người. Trên đường trở về... trời đã nhá nhem, bỗng tôi nghe có tiếng kêu cứu. Qua ánh trăng nhờ nhờ, tôi trông thấy cánh tay dơ lên nơi cột bườm bị gãy của một con tàu đã chìm. Sóng gió vẫn hoành hành. Những người trên thuyền khuyên không nên quay lại vì rất nguy hiểm. Song tôi bất chấp. Làm sao đành tâm khi thấy người ta sắp chết. Khi đến nơi chúng tôi thả dây cho người kia bám leo lên. Sóng đánh mạnh và gió xoáy làm cho thân chiếc tàu lắc lư chao đảo. Cứu được người, do trời tối và một đợt sóng dâng cao lên làm cho tôi mất thăng bằng chới với ngã nhoài xuống biển. Mọi người hoảng loạn nhưng không thể làm gì được. Vả lại còn mấy chục sanh mạng trên tàu nên chẳng ai dám mạo hiểm vào lúc như thế. Tôi bị sóng cuốn ra xa mất hút. Không thể ngoi lên. Không kêu được một tiếng. Trước khi chìm hẳn, tôi thoáng thấy cha mẹ mình. Và có cả hình bóng người con gái mới quen...

 Lời kể rõ ràng mạch lạc với đầy đủ mọi chi tiết mà tôi đã nghe. Có điều... phải nghe lời tự thuật của người từ thế giới vô hình trở về, thấy rờn rợn như ở chốn âm cung lạnh giá. Dù hơi bấn loạn, nhưng tôi cũng ý thức ra mình là bực Chúng trung tôn, không lẽ lại đi sợ một hồn ma. Tôi vội hắng giọng dò hỏi:

- Qúy thầy về đây theo lời mời của Sư trụ trì lập đàn chẩn tế cầu siêu độ cho các vong linh. Cậu hiện thân về... chắc có điều gì chưa ổn...?

- Dạ không. Con trở về- Kẻ tự xưng là hồn ma bỗng đổi cách xưng hô- để thăm lại chốn cũ lần cuối trước khi đi đến một cõi đời khác. Ngày trước dân làng đã cứu vớt một đứa bé lạc loài và nuôi dưỡng cho đến ngày khôn lớn thì nay con cứu người mà bỏ mạng cũng là hợp theo lẽ sống làm người nơi trần thế... Đó cũng có thể cho là duyên số hay nghiệp lực trả vay với đời mà kinh Phật đã nói. Thầy là người tu hành, lại có duyên với người tử nạn, nên con muốn có ít lời giải bày... Vì cảm kích dân làng quá tôn vinh thờ phụng lại còn lập trai đàn cầu siêu độ cho vong linh, nên con mới trở về. Con được tái sinh thì ân đức sâu dày này hằng ghi tạc... Con chẳng biết nói gì hơn là cầu mong sóng gió luôn bình yên để mọi người cùng vui sống trong cảnh an lành no đủ... 

 Một cơn gió lạnh thổi qua làm Tôi giật mình tỉnh thức. Vừa chợp mắtánh nắng đã lên cao. Lúc này nơi phía bờ biển đã đông người. Mặt biển luôn sinh động với nhiều màu sắc của một ngày mới gần như muốn khỏa lấp mọi tàn tích thương đau những ngày qua. Hít một hơi thở dài để chứng thật mình vẫn còn tĩnh táo, tôi đưa mắt dò xét xung quanh. Tảng đá nhỏ trước mặt vẫn im lìm vắng lặng... Dường như bóng ma chàng trai tên Lạc đã lẫn theo dòng người xuôi ra biển mất rồi. Không biết ngoài tôi thì có ai nhìn thấy. Nhưng đó chỉ là giấc mơ thôi mà. Bồi hồi nghĩ ngợi... tôi chẳng hiểu mình từ cõi mộng bước ra hay vẫn sống trong cảnh thật mà tâm trí lại vọng tưởng nên bao điều...

 Trên đoạn đường trở về, tôi đã gặp những đoàn y vàng, y nâu đến dự buổi lễ hoàn mãn trai đàn chẩn tế. Cúi nhìn xuống chân...lại phát hiện nhiều sinh vật biển đang nằm phơi mình trên mấy đụn cát. Hình như hôm nay chúng cũng dự cảm được điều khác lạ. Trong ánh nắng của sớm ban mai, một thế giới sinh linh bé nhỏ cũng biết tận hưởng cuộc sống qua từng giây phút bình yên hiện hữu...

Mặt đất bỗng trở nên thâm diệu hơn khi tiếng tụng kinh vọng hồn đồng điệu vang lên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1300)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1582)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2083)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1838)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1203)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1383)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1380)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1663)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1440)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1308)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1455)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1387)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1701)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1409)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1357)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1371)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1448)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1632)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1528)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1484)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1341)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1437)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1145)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1896)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1328)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1491)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2828)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1494)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1666)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1545)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1987)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1528)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1728)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1932)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2102)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1576)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2554)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1664)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1843)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1791)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1546)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2298)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1729)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1792)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1661)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2036)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2019)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2166)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1665)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1981)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant