Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu chuyện về Barlaam và Joasaph hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo

25 Tháng Chín 201100:00(Xem: 11457)
Câu chuyện về Barlaam và Joasaph hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo

CÂU CHUYỆN VỀ BARLAAM VÀ JOASAPH

hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo

Hoang Phong

 
 Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽ đã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơn xảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaam và Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chính thống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.

 Thật ra thì một sự bí mật dày đặc đã bao trùm cả hai nhân vật Barlaam và Joasaph gần suốt một ngàn bốn trăm năm kể từ thế kỷ thứ VI cho đến giữa thế kỷ XIX. Các học giả và sử gia Tây phương trước thế kỷ XIX đều bó tay, không thể biết đích xác hai nhân vật ấy là ai và xuất xứ từ đâu, nhất là họ lại còn kinh ngạc hơn nữa khi khám phá ra là hai nhân vật này đồng thời cũng đã xuất hiện trong các truyền thuyết Hồi giáo với cái tên là Bilawahr và Bodhasaph. Người ta chỉ biết là chuyện kể về hai nhân vật ấy rất phổ biến vào thời Trung cổ tại Âu châu. Câu chuyện được tóm lược như sau.

 

Hai vị thánh Barlaam và Joasaph

 Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph. Khi đứa bé mới ra đời có một nhà tiên tri đã đoán là sau này khi lớn lên thì đứa bé sẽ theo đạo Thiên chúatừ bỏ ngai vàng. Vua Abener là người rất thù ghét Thiên chúa giáo vì thế những lời tiên đoán này đã làm cho ông phải canh cánh lo âu, và sau cùng thì ông quyết định nuôi nấng hoàng tử trong cảnh xa hoa của cung điện, biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài.

 Khi lớn lên, một hôm hoàng tử van nài vua cha cho phép mình được dạo chơi một lần bên ngoài thành, và vua cha cũng xiêu lòng. Trong chuyến du hành đó vị hoàng tử trẻ tuổi trông thấy một người cùi, một người mù, một người già, và ý thức được là tất cả mọi người đều phải gánh chịu khổ đau, bịnh tật và cái chết.

 Sau chuyến du hành ấy thì có một nhà tu khổ hạnh tên là Barlaam, trước đây đã từng nghe đồn đại về những lời tiên đoán về tín ngưỡng sau này của hoàng tử, bèn quyết định ngụy trang làm một người lái buôn giàu có và tìm đến cung điện của vua Abener. Ông tìm cách tiếp xúc với hoàng tử Joasaph và kể cho cậu nghe về Chúa Giê-xu. Câu chuyện Chúa Giê-xu làm cho cậu mủi lòng và rồi đức tin vụt phát hiện trong lòng cậu và liền sau đó thì cậu xin được rửa tội.

 Sau khi rửa tội cho hoàng tử Joasaph thì nhà tu khổ hạnh Barlaam quay về nơi ẩn cư của mình. Riêng vua Abener thì phải đối đầu với đứa con say mê Thiên chúa giáo quá mức. Ông tìm đủ mọi cách giúp con mình thức tỉnh, chẳng những không thành công mà lại còn bị con ông thuyết giảng cho nghe về Thiên chúa giáo. Sau cùng thì vua Abener cũng xiêu lòngđồng ý cải đạo.

Sau đó ít lâu thì vua Abener băng hà, hoàng tử Joasaph chẳng những không lên ngôi mà còn từ bỏ cả cuộc sống thế tụctrở thành một nhà tu khổ hạnh. Ông đi tìm vị thầy của mình là Barlaam và hai thầy trò tìm đến một nơi hoang vu để cùng nhau suy tư và sống cuộc đời ẩn dật.

 Câu chuyện trên đây được truyền tụng qua nhiều thế kỷ trong khắp các quốc gia Âu châu và các vùng lãnh thổ Hồi giáo tại Trung đông. Màu sắc tôn giáo cũng vì thế được biến đổi để phù hợp với tín ngưỡng của từng nơi, và đồng thời một số chi tiết cũng được thêm thắt, tuy nhiên cốt truyện và vai trò của hai nhân vật chính thì không có gì thay đổi đáng kể.

 

 Nguồn gốc câu chuyện Barlaam và Joasaph

 Từ lâu hầu hết các học giả và sử gia đều nghĩ rằng câu chuyện trên đây là do thánh Jean Damacène sống vào thế kỷ thứ VIII kể lại, tuy nhiên các công trình khảo cứu gần đây hơn cho thấy là lịch sử câu chuyện này khá phức tạp. Tư liệu và những khảo cứu của các học giả, sử gia và chuyên gia về tôn giáo thật vô cùng dồi dào, tuy nhiên thiết nghĩ chúng ta cũng chỉ cần căn cứ vào công trình khảo cứu rất khoa học của một học giả lỗi lạc người Gia-nã-đại là Wilfred Cantwell Smith (1916-2000) là cũng đủ, là giáo sư chuyên khoa về Tôn giáo đối chiếu (Comparative religion) và từng là giám đốc của "Trung tâm Nghiên cứu về các Tôn giáo Thế giới" (Center for the Study of World Religions) thuộc đại học Harvard, từ năm 1964 đến 1973. Sau đây là tóm lược một vài kết quả nghiên cứu của ông.

 Theo Wilfred Cantwell Smith thì câu chuyện xuất hiện trước hết từ một bộ kinh bằng tiếng Phạn của Phật giáo Bắc tông là kinh Lalitavistara, được soạn thảo vào khoảng cuối thế kỷ thứ III hay đầu thế kỷ thứ IV. Tập kinh này đã được «phỏng dịch» sang tiếng Ba-tư vào thế kỷ thứ VI nhưng nội dung lại hoàn toàn đổi sang màu sắc của một tôn giáo khác gọi là tôn giáo Thiện-Ác (Manicheisme), do một người Ba-tư tên là Mani sáng lập từ thế kỷ thứ III, cách tu tập của tôn giáo này là cách dựa vào sự phân biệt giữa Thiện và Ác. Quyển sách "dịch thuật" trên đây mang tựa đề là "Kitab Bilawhar wa Yadasaf" và đã từng giữ một vị trí khá quan trọng trong nền văn hóa Hồi giáo nói chung, đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi tại kinh đô Bagdad vào thế kỷ thứ VIII.

 Sau đó thì quyển sách này lại được «dịch» sang tiếng Géorgie (Liên sô cũ) vào thế kỷ thứ X, nhưng lần này thì nội dung lại được Thiên chúa giáo hóa hoàn toàn, và «dịch giả» là ai thì không được rõ. Sau đó lại có một tu sĩ người Georgie dịch quyển sách này từ tiếng Georgie sang tiếng Hy lạp. Không lâu sau khi quyển sách được phổ biến thì vị tu sĩ này bị giết vào năm 1028 tại thành Constantinople (ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ-nhĩ-kỳ). Và cũng tại thành phố này bản dịch đầu tiên ra tiếng La-tinh đã được thực hiện vào năm 1048 và được phổ biến rộng rãi tại Hy lạp. Một thời gian ngắn sau đó thì ấn bản bằng tiếng La-tinh trên đây đã lan tràn khắp các nước Tây phương từ Đông Âu cho đến Tây âu, và câu chuyện Barlaam và Joasaph từ đó trở nên vô cùng phổ thông trong toàn thể cộng đồng Thiên chúa giáo Tây phương. Sau đó thì quyển sách lại được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nữa như tiếng Ethiopie, Arménie, Islande... Vào thế kỷ XIII người ta lại tìm thấy thêm một bản dịch mới bằng tiếng Hê-brơ (Hébreu - tiếng Do thái cổ).

 

Các khảo cứu trên phương diện ngữ học

 Các kết quả nghiên cứu hiện đại về ngôn ngữ học, sử học... cũng đã chứng minh cho thấy là nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph đơn giản chỉ là một sự vay mượn từ sự tích của Đức Phật. Tóm lại lịch sử cuộc đời của Đức Phật đã được phổ biến và lan tràn khắp Âu châu rất lâu trước khi người Tây phương biết đến Phật giáo là gì. Bản dịch sang tiếng Georgie vào thế kỷ thứ X mang tựa đề là Balavariani là bản dịch đầu tiên chuyển từ tín ngưỡng Hồi giáo sang tín ngưỡng Cơ đốc giáo. Các học giả và các nhà ngôn ngữ học cho biết là tên vị thánh Joasaph trong câu chuyện trên đây là một biến dạng của chữ Bodhisattva (Bồ-tát) trong tiếng Phạn. Chữ Bodhisattva chuyển sang tiếng Ba-tư thành Bodasif, và chữ Bodasif lại tiếp tục bị biến dạng sau khi được chuyển sang các ngôn ngữ khác nữa.

Các học giả Hàn quốc thuộc Viện Đại học Quốc gia tại thủ đô Séoul cũng có nghiên cứu về vấn đề này. Theo các học giả Hàn quốc thì chữ Bodhisattva trở thành Bodisav trong các văn bản bằng tiếng Ba-tư thuộc các thế kỷ thứ VI và thứ VII, sau đó lại trở thành Budhasaf hay Yudasaf trong các tư liệu bằng tiếng Á-rập từ thế kỷ thứ VIII. Trong bản dịch đầu tiên mang nội dung chuyển sang tín ngưỡng Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ X thì chữ Budhasaf trở thành Iodasaf. Chữ Iodasaf sau đó lại trở thành Ioasaph trong tiếng Hy lạp kể từ thế kỷ thứ XI, và sau cùng lại biến thành Iosaphat hay Joasaph hay Josaphat trong các ấn bản bằng tiếng La-tinh. Tóm lại tên vị thánh Joasaph hay Josaphat trong câu chuyện Barlaam và Joasaph mà người ta thường thấy ngày nay là do chữ Bodhisattva (Bồ-tát) mà ra, và nội dung câu chuyện chính là sự tích của Đức Phật.

 Cũng xin kể thêm một chuyện khác bên lề các khảo cứu hoàn toàn khoa học như trên đây, đó là trường hợp của một tác giả người Đức tên là Holger Kerstein đã từng viết rất nhiều sách nói về Chúa Giê-xu tại Ấn độ, trong số các sách này có thể kể ra hai quyển được nhiều người biết đến nhất và cũng đã từng gây ra nhiều dư luận là quyển Jesus lived in India (Giê-xu từng sống ở Ấn độ) và quyển The Jesus Conspiracy (Âm mưu của Chúa Giê-xu). Cũng xin được minh chứng là theo thiển ý thì Holger Kerstein là một tác giả rất uyên bác, có trí tưởng tượng thật phong phú nhưng ông không phải là một khảo cứu gia chuyên nghiệp đúng với nghĩa của nó. Theo tác giả này thì tiếng Ả-rập Judasaf hay Budhasaf xuất phát từ ngôn ngữ Ua-đu (Urdu, Ourdou) của xứ Pakistan và liên hệ mật thiết đến chữ Yuz-Asaf là tên của một vị thánh được đạo Ahmadisme nhận diện như là Chúa Giê-xu. Đạo Ahmadisme là một giáo phái Hồi giáo do Mirza Ghulam Ahmad sáng lập vào giữa thế kỷ XIX. Mirza Ghulam Ahmad cho rằng Chúa Giê-xu thật ra không hề bị đóng đinh mà đã trốn thoát sang Ấn độ và chết tại đây. Dầu sao đi nữa thì các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng chữ Phạn Bodhisattva qua trung gian của ngôn ngữ Ba-tư đã trở thành Yudasaf, Judasaph, Budhasaf... trong ngôn ngữ Á-rập vào thế kỷ thứ VIII. Trong khi đó nếu dựa vào giả thuyết của Mirza Ghulam Ahmad và Holger Kersten thì các chữ ấy xuất phát sớm hơn từ ngôn ngữ Ua-đu để ám chỉ Chúa Giê-xu, tức có nghĩa là đã xuất hiện vào thế kỷ thứ I (?). Theo các học giả và sử gia cũng như các nhà ngôn ngữ học thì không có tư liệu cụ thể nào cho thấy các chữ Á-rập Yudasaf, Judasaph, Budhasaf... xuất hiện trước thế kỷ thứ VIII.

 

Marco Polo và sự tích Đức Phật

 Như đã trình bày trên đây thì trong lúc Âu châu chưa hề biết đến Phật giáo là gì thì sự tích Đức Phật qua câu chuyện Barlaam và Joasaph đã được truyền bá khắp nơí với tất cả sự ngưỡng mộ và thành kính của người Tây phương. Tuy nhiên trước khi các học giả khám phá ra nguồn gốc vay mượn của câu chuyện trên đây thì Âu châu cũng đã có các tư liệu khác liên quan đến Đức Phật nhưng không hề có ai chú ý đến, có thể là vì người Tây phương từ nhiều trăm năm tự khép kín trong truyền thống tín ngưỡng của mình và không hề quan tâm đến những gì khác. Vào thế kỷ XIII, có một thương gia người Ý tên là Marco Polo rất thích phiêu lưu đã từng chu du khắp Trung đông, Ấn độ, Trung hoa và các miền viễn Đông và đã tường thuật lại nhiều chuyện tai nghe mắt thấy. Khi ghé vào đảo Tích Lan ông nghe kể chuyện về sự tích Đức Phật và đã ghi chép lại như sau:

Người dân trên đảo kể rằng "...Vị ấy tên là Sargamonym Borcam. Họ bảo rằng đấy là một người toàn thiện nhất trên thế gian này và vị ấy cũng là một vị thánh, theo ý nghĩa của họ. Theo lời họ kể thì vị ấy tuy là con trai của một trong những nhà vua rất giàu có, nhưng lại chỉ thích sống một cuộc sống tinh khiết không màng đến bất cứ thứ gì trong thế gian này, kể cả sau này sẽ được lên ngôi. [...]Vua cha vô cùng buồn khổ. Ông quyết định xây một cung điện thật nguy nga dành riêng cho con mình, và tuyển chọn những người con gái đẹp nhất chưa từng thấy để hầu hạ. [...] Nhưng hoài công vô ích, vì người con trai nói với vua cha là chỉ muốn đi tìm một người không bao giờ chết, vì chính mình đã nhận thấy tất cả mọi người đều chết, dù già hay còn trẻ. Vị ấy nhất định thực hiện quyết tâm của mình và không gì có thể lay chuyển được. Vào một đêm tối trời vị ấy trốn khỏi hoàng cung, tìm vào vùng núi non hẻo lánh để trau dồi đạo đức, vị ấy sống rất khắc khổ, nhịn ăn và chay tịnh giống như một người Thiên chúa giáo vậy [...], (trích từ quyển « Le Livre des Merveilles » (Quyển sách về những chuyện Kỳ diệu) của Marco Polo).

 Trong suốt một thời gian dài nhiều trăm năm không hề có một ai đã nhận thấy hay chú ý đến sự tương đồng giữa câu chuyện Barlaam và Joasaph với câu chuyện do Marco Polo thuật lại. Mãi cho đến giữa thế kỷ XIX khi bộ kinh Lalitavistara (Phổ diệu kinh), tức là bộ kinh "Trình bày chi tiết cuộc đời Đức Phật" được dịch ra ngôn ngữ Tây phương thì lúc đó các học giả Âu châu mới bật ngửa ra là nội dung câu chuyện Barlaam và Joasaph lại chính là sự tích của Đức Phật mà không còn một nghi vấn nào nữa. Ấy thế mà ngày nay "thánh tích" thiêng liêng (mà Phật giáo gọi là xá lợi) của thánh Joasaph vẫn được giữ gìn thật cẩn thận và thật tôn nghiêm với tất cả sự sùng kính tại nhà thờ Saint-André tại tỉnh Anvers của nước Bỉ.

 

Lời kết :

 Thật ra câu chuyện khám phá ra nguồn gốc của hai nhân vật Barlaam và Joasaph cũng chẳng có gì mới lạ. Sách vở, tư liệu vá các phúc trình nghiên cứu khoa học thật phong phú, chẳng hạn như một học giả người Đức là Robert Volk đã để ra 20 năm nghiên cứu về huyền thoại này và đã viết thành một tập sách 1100 trang. Các bản sách cổ chép tay với hình vẽ minh họa cũng như các di vật liên quan đến câu chuyện Barlaam và Joasaph đều được lưu trữ trong các bảo tàng viện khắp nơi tại Âu châu và cả Trung đông. Mục đích của bài viết ngắn này thì thật đơn giản, chỉ có ý mượn một câu chuyện trùng hợp giữa các tôn giáo để nêu lên một vài suy tư mà thôi.

 Trước hết là giá trị của sách vở và các huyền thoại nói chung, kể cả những bằng chứng hiển nhiên đó là những gì mà người tu tập cần phải cẩn thận. Hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ XIX, xuyên qua nhiều tín ngưỡng và nhiều dân tộc khác nhau, đã có không biết bao nhiêu người sùng kính, ngưỡng mộ và tôn thờ hai nhân vật Barlaam và Joasaph, nhưng rốt lại thì sự thật là như thế, lòng thành kính của mình lại hướng vào một sự vay mượn từ một tín ngưỡng khác.

Sau khi nguồn gốc của câu chuyện được phơi bày thì không biết bao nhiêu học giả, sử gia, khoa học gia... đã thi nhau đổ xô vào đó để nghiên cứu. Công sức và thời giờ mà họ bỏ ra quả không tương xứng với kết quả mà họ mang lại, vì trên thực tế thì những kết quả đó cũng chẳng làm thay đổi được xã hội của chúng ta bao nhiêu, đấy là chưa nói đến trường hợp của nhiều người không hề quan tâm đến những chuyện «lẩm cẩm» như thế. Tóm lại tu tập là phải luôn tự hỏi là mình tu tập cái gì, cứu cánh của nó là gì và nó sẽ đưa mình về đâu.

 Thật vậy phần căn bản sơ đẳng trong tất cả các tín ngưỡng nói chung đều khá giống nhau, có nghĩa là có thể tháo ráp và lắp vào tôn giáo nào cũng được. Trái lại riêng Phật giáo thì gồm có hai khía cạnh thật khác biệt: sự tu tậptrí tuệ. Sự tu tập tượng trưng cho phần căn bản và còn gọi là phương tiện thiện xảo (tiếng Phạn là upaya) và trí tuệ thì tượng trưng cho kết quả. Phương tiện thì gồm có kinh điển, việc tụng niệm, sự sùng kính, các huyền thoại đủ loại để củng cố lòng tin, v.v..., trong khi đó thì Trí tuệcứu cánh tức là sự giác ngộgiải thoát.

 Phật giáo Tây tạng chủ trương phương tiện phải đi đôi với trí tuệ, nếu chỉ sử dụng phương tiện mà không thấy trí tuệ phát hiện thì việc tu tập ấy cũng hoài công mà thôi. Phương tiện trong Phật giáo Tây tạng rất màu mèphức tạp, nhưng không nên nghĩ rằng Phật giáo ấy dừng lại ở đó và đơn giản chỉ có thế: nghi lễ thực sự chỉ là phương tiện và phải làm phát sinh ra trí tuệ. Đối với Thiền học thì thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki bảo rằng Từ biBát nhãBát nhãTừ bi. Bát nhã có nghĩa là Trí tuệTừ biPhương tiện. Từ bi mà không làm phát hiện ra Trí tuệ cũng sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều.

 Tóm lại nếu chỉ dừng lại ở phương tiện chẳng hạn như nghi lễ và lòng sùng kính rồi xem đấy là đủ thì tu tập theo tín ngưỡng nào cũng thế, tất cả cũng đều giống nhau như người ta thường nói. Câu chuyện Barlaam và Joasaph đã từng được sử dụng như một phương tiện cho nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhưng kết quả mang lại thì rất khó để xác định. Trong một cấp bậc nào đó của tín ngưỡng thì Đức Phật cũng có thể đổi tên để trở thành Joasaph, Josaphat, Yudasaf, Iosaphat, v.v...

 

 Boisséjour – Ceyrat, 07.08.10

 Hoang Phong

 

blank

Thánh Asaphat thuyết giảng (bản chép tay bằng tiếng Hy lạp, thế kỷ XII)

blank

Một trang sách bằng tiếng Á-rập về huyền thoại Barlăm và Joaphat, tồn trữ trong thư viện của tu viện Balamand, thành phố Balamand – Syrie

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10817)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9268)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11014)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16228)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11764)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9566)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9691)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14106)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9692)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11044)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19570)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8725)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8060)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9173)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9128)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9166)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8004)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8484)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10653)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14654)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9178)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12273)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13044)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10064)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9599)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11785)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10621)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8292)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9888)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9966)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8587)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10209)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18441)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8577)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13813)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9188)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9903)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10789)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8191)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9945)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14198)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8666)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8656)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8405)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8965)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8755)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11452)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8822)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8141)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9562)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant