Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cơn Mưa Đầu Hạ

Sunday, October 2, 201100:00(View: 11586)
Cơn Mưa Đầu Hạ


Ngọn đồi bốc cháy. Chút tàn lửa của ai đó vô tình quăng bỏ, đủ để gây nên thảm họa. Gió chuyển hướng. Ngọn lửa bùng lên như dòng thạch nham nhanh chóng nuốt chửng hết mọi thứ trên đường.

Đứng bên trái hiên chùa, Lâm lắng nghe tiếng kêu lách tách của mấy cành cây gãy đổ; tiếng rít của gió ngàn dội mạnh qua khe đá; tiếng đập cánh của bầy chim bay nháo nhào ra sân. Anh có cảm giác cả mặt đất đang chuyển động. Mọi thứ gần như bị tan chảy dưới sức nóng kinh hồn. Anh lại nhìn thấy một cảnh hỏa ngục với những thân người bằng xương bằng thịt phất phơ qua lại như ở chốn âm binh. Mà sao họ cứ loay hoay mãi trong biển lửa thế kia. Hình như người ta đang chờ đợi một cơn mưa thì phải. Lâm ngước nhìn trời. Sự tương phản màu sắc đan chéo vào mắt anh những hạt lân tinh lung linh mờ ảo. Ánh nắng soi thấu nền trời trong vắt. Vài cụm khói lam bồng bềnh. Một dãy mây xám tụ quanh nơi vùng lỗ thủng. Bầu trời chuyển dần u ám. Bên dưới mấy bụi xương rồng đỏ rực lên trong màu lửa. Màu của mặt đất đang nổi loạn.

- Kìa… Giáo Lâm! Sao không lo chạy mà còn đứng đó…

- Ôi! Hơi đâu mà nói với ông giáo gàn này. Không lo dạy học, lại đi bươi móc mấy cái chuyện gian lận gì đó để chuốc lấy oán thù rồi sanh não phiền u uất. Chắc là đang nghĩ cách bay vào lửa cho rõ thật trắng đen với đời….

Lâm đứng yên, vầng trán cao khẽ nhíu lại. Chuyện đời hơn thiệt anh đã bỏ quên từ lúc dừng chân bên cổng chùa. Vậy mà cũng có người tìm tới lý sự dong dài đến vậy. Thiệt là phiền phức. Nhưng bây giờ đâu phải lúc bận tâm đến điều đó. Lửa đã tới sát một bên rồi. Lối mòn duy nhất dẫn xuống ngọn đồi đã bị bà hỏa chắn ngang. Phải nghĩ cách đưa mọi người thoát khỏi cảnh hỏa ngục này thôi. Bên ngoài nhiều tiếng la chới với thất thanh:

- Thôi chết rồi. Lửa vây tứ phía. Làm sao đây...

- Cô bác chạy mau vào chùa tránh lửa …

Nghe Lâm gọi, họ ùa chạy vào bên trong chánh điện. Cảnh chùa yên tịnh khiến mọi người tìm lại được đôi chút bình tâm. Vài phút bỡ ngỡ, tiếng chuyện trò bắt đầu râm ran. Nhiều ánh mắt hiếu kỳ xoay qua ngắm mấy bức tranh Phật treo trên tường. Lâm vào nhà Tổ lấy thêm ghế ra mời mọi người ngồi nghỉ chân. Rồi anh đi pha trà châm nước. Vài người nhìn anh tủm tỉm cười:- Giáo Lâm lúc này coi bộ thấm tương chao dữ nha! Mà Sư đi đâu rồi thầy…

Lâm rót nước ra tách, khẽ khàng trả lời: - Dạ… Sư đi xuống phố có việc. Tôi chỉ trông chùa hộ sư chốc lát thôi. Không hiểu sao tự nhiên lại phát hỏa như thế. May mắn là ngôi chùa còn nguyên.

- Cái gì cũng có nguyên nhân chứ đâu phải vô duyên vô cớ… thầy. Có nhân mới có quả chứ. Không có lửa làm gì có khói.

- À! Chuyện đó hẳn nhiên rồi. Tôi muốn nói là những người đi chùa không ý thức giữ gìn môi trường chung. Một tàn thuốc quăng bỏ cũng đủ gây nên tai họa.

- Bên ngoài lửa còn cháy dữ lắm. Đây chưa phải là nơi an toàn đâu. Chúng ta phải lo tìm cách dập lửa thôi. Ngồi đó mà nhìn lửa tới chân, chạy làm sao kịp. Hình như sau chùa còn mấy lu nước lớn…

Lâm lắc đầu xua tay:- Tôi đã lấy hết nước tưới lửa mà chẳng ăn thua gì. Đang mùa nắng hạn, nước hiếm lắm. Nhưng xin quý vị yên tâm. Gió đã ngừng thổi. Vài đám mây đen vừa tụ lại. Trời sắp mưa rồi. Chúng ta sẽ được bình an.

- Thầy nói cho chúng tôi đỡ lo đấy à.

- Quý vị nhìn ra sân kìa. Có nhiều người ngồi yên tĩnh dưới gốc cây bồ đề. Họ đang cầu nguyện đấy.

Lúc này mọi người mới để ý quay nhìn. Cây bồ đề bên hiên chùa quanh năm sum suê tỏa bóng. Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh. Ngồi dưới gốc cây, người ta có cảm giác như ngồi trong ngôi nhà rộng thoáng có mái che. Mưa nắng không soi thấu, mà lửa dữ cũng không lan tới. Một nơi hoàn toàn an ổn. Vậy mà họ không nhìn thấy. Khói lửa làm cho tâm trí họ mờ mịt u tối, thật là tệ hại…

 

 * * *

Trời chiều nắng xế. Ánh nắng gay gắt phả lên đồng cỏ những mảng màu sáng tối chập chờn mông lung. Cái nắng như muốn thiêu trụi cỏ cây, sinh vật. Cảnh sắc nhuốm một màu cằn khô, trơ vắng. Từng đợt gió xoáy cuốn theo những chiếc lá vàng dật dờ rơi trên bờ đá. Bên triền dốc, chú tiểu An đang quảy đôi thùng nước lên đồi. Nước lấy từ đầm sen dưới xóm dùng cho việc tưới tiêu. Vài chiếc lá sen nổi trên thùng giữ cho mặt nước không sóng sánh vây đổ. Điệu Nhiên nhỏ choắt người, hì hụt đi phía sau. Hai tay chú cũng xách hai can nhựa đầy nước.

Ngồi bệt dưới gốc cây bồ đề, Lâm dán nốt con diều rồi đưa mắt nhìn sang đám cây tràm vừa ra lá non lún phún, xanh đến mát mắt. Cả ngàn cây con đang chờ mưa xuống để đem đi phủ xanh khắp ngọn đồi. Điệu Nhiên bước tới đặt mạnh hai can nước xuống, ngước mặt lên nhìn thầy Lâm cười toe toét để lộ cả hàm răn sún:

- Nước nhiêu đó là đủ cho thầy tưới hết đám cây tràm rồi hỉ ?…. Mà con diều xong chưa vậy thầy?

Lâm cũng phì cười:- Mùa khát nước thì biết chừng mô là đủ. Thưa điệu. Hai vị chắc mệt dữ… còn sức đâu nữa mà thả diều.

Điệu Nhiên thủng thỉnh xớt nước ra thùng tưới:- Làm gì không nổi chứ thả diều là dư sức. Thưa thầy.

Tiểu An giục: - Mau lên… Tiểu Nhiên. Còn mấy chậu ớt phía sau hè cũng đang khát nước. Mình đi chuyến nữa rồi về quét chùa, sửa soạn công phu chiều là vừa.

Điệu Nhiên ngẩng lên nói:- Mình điệu đi lấy nước, còn sư huynh ở lại lo lau chùa, công phu chiều. Xong công việc thì chúng mình cùng đi thả diều luôn thể.

- A ! Điệu phân công khôn quá há!

- Là điệu muốn đi… để hái mấy bông sen hồng về cúng Phật đấy thôi.

Vị sư từ ngoài vườn đi vào, lên tiếng:- Này, không được hái sen của người ta. Mang tội ăn trộm à nghe.

- Dạ không! Thưa Sư phụ, họ bảo điệu hái về chùa cúng Phật mà.

Nhìn con diều trong tay Lâm, sư nghiêm mặt bảo:

- Thầy làm diều cho mấy chú nhỏ à? Điệu ở chùa mà đi thả diều… nhìn dị lắm.

Lâm cười:- Chơi diều vừa giải trí mà cũng thiền vị lắm, thưa sư. Hơn nữa mấy điệu còn trong lứa tuổi chơi tuổi học. Mùa hè mùa tu niệm ở chùa, cũng là mùa rong chơi của tuổi trẻ. Có chơi có học thì việc tu cũng mau thăng tiến.

- Chà! Thầy đã nói vậy thì sư phải cho mấy chú chơi thôi. Nhưng mấy chú chơi cũng phải biết tiết chế vừa đủ. Không được bỏ phế việc tu việc học, công phu công quả…

Điệu Nhiên nhanh miệng thưa:- Bạch sư phụ, chúng con làm công tác xong mới chơi thả diều một chút thôi à.

Lâm ngước nhìn trời rồi nhẹ nhàng nói:- Trời oi bức quá, chắc sắp mưa rồi. Mấy chú khỏi phải đi lấy nước nữa.

Chùa tọa lạc trên ngọn đồi cao, hứng chịu nắng gió quanh năm, thiếu nước nên thiếu cả cây xanh bóng mát. Thiếu cây xanh chẳng khác nào người ta thiếu dưỡng khí để thở vậy. Là thầy dạy sinh vật, ngày đầu tiên Lâm đã gợi ý:- Phải trồng cây phủ xanh ngọn đồi, thưa Sư. Trồng cây vừa có lợi tức vừa mát mẻ. Ngày nay trên Thế giới, người ta còn xanh hóa cả sa mạc nữa đấy. Có cây xanh thì đất mới có độ ẩm… mây đối lưu sẽ tụ lại và sẽ có mưa.

lập luận theo sách vở khoa học hẳn hoi. Song Lâm cũng dư hiểu là ở vùng đất khô cằn đá sỏi này, lấy sức người tạo được mưa là điều bất khả. Nhưng chẳng lẽ vì thế mà không trồng được cây xanh. Lâm tin mình sẽ làm được. Vị sư cũng nghĩ vậy. Lâu nay sư còn bận chạy lo kinh phí mới dám nghĩ tới việc khoan giếng rồng cây cảnh. Lâm tình nguyện ở lại chùa, ít nhất ba tháng hè này để giúp Sư trồng cây làm vườn. Về lâu về dài, anh còn có nhiều dự án tạo cây xanh dáng cảnh cho chùa. Một trận mưa xuống sẽ làm xanh mát cả đồng cỏ… 

Mùa hạ đến. Nắng nóng và nỗi chờ đợi cơn mưa, khiến Lâm luôn có cảm giác mình đang trôi bềnh bồng trong giấc mơ ấy. Một giấc mơ với đầy đủ tình tiết. Ngôi chùa. Đồng cỏ khô cháy. Và những con người qua lại trong đám tàn tro khói bụi. Bất giác anh đưa mắt nhìn quanh. Cái nắng bên ngoài thiêu đốt cây cỏ. Còn ngọn lửa phiền não trong tâm anh thì dày đặt ám khói cũng chực chờ bùng phát. Anh đang dạo chơi trong khu vườn thiền, theo cách nói của mấy chú đạo. Ngày ngày được ăn cơm chùa, uống nước Phật. Tối tối thì tụng kinh, ngồi thiền. Một nếp sống thong dong tự tại, chẳng chút bận rộn lo toan. Một chuyến dạo chơi, xem hoa cưỡi ngựa. Rồi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi anh trở về với ngôi nhà chính thực của mình. Ngôi nhà thế gian do anh lựa chọn vì yêu mến ngành giáo. Làm một kỹ sư tâm hồn ôm ấp nhiều chí hướng. Vậy mà anh lại phải đối đầu với bao chuyện gian trá chông chênh của lòng người.

- Lửa không tự phát mà do tâm người nông nổi gây ra. Nắng hạn lâu ngày. Đồng khô cỏ cháy. Nhưng nơi đây chưa từng xảy ra hỏa hoạn lớn. Đám cháy mà con nhìn thấy phát xuất từ tâm tưởng còn nhiều vọng động hoang mang. Ngọn lửa tham sân si len lỏi vào tận góc cạnh của tiềm thức, nó thiêu rụi hết mọi ý niệm trong sáng. Đó là những gì mà con đang nghĩ và nhìn thấy. Đã gọi là thế gian thì đâu tránh khỏi những điều bất như ý. Nếu biết vận dụng tuệ giáclòng thành chí thiện thì không khó khắc phục. Mọi việc sẽ trôi qua khi tâm mình lắng đọng. Nếu đạt được sự bình yên nội tại, con mới khiến người khác nhận ra được bao chân ý tốt đẹp…

 ... Vài đám mây kéo tới khoanh vùng, rồi nhanh chóng chuyển sang màu xám xịt. Không bao lâu thì mưa đổ xuống. Mưa như trút nước. Mưa như chưa từng có nơi vùng đất sỏi đá bạc màu. Các đọan đường dốc hình thành nên những dòng chảy như thác đổ. Cảnh vật trắng xóa trong màn mưa dày đặt. Cây bồ đề vốn bình lặng cũng khẽ khàng đung đưa theo làn gió. Đám cây tràm non run rẩy dưới sức nặng xối xả của trận mưa đầu mùa.

Ngoài sân… hai chú tiểu bận rộn súc sạch mấy hàng lu khô cạn lâu ngày. Con diều tơi tả nằm yên bên mép cửa. Mấy chú mải lo chơi cho đến khi mưa đổ hột mới quay về. Cả người ướt sũng vẫn không ngớt tiếng cười đùa nghịch ngợm. Trong tiếng mưa rơi nghe cả tiếng mầm cây xanh đang trổi dậy.

Cơn mưa đầu mùa… hạt giăng mắc trên cây, hạt rơi xuống đất. Cây cỏ hấp thụ một không gian mưa vừa đủ để cùng trổi mình bung sức sống. Chẳng bao lâu nữa, cả ngọn đồi sẽ phủ xanh màu lá, bạt ngàn hoa thơm cỏ lạ. Được tắm mình trong dòng mưa pháp diệu mầu, Lâm thấy mình cũng là hạt mầm non đang thời hé nụ. Anh bước ra sân, ngâm cả tấm thân nóng bức lâu ngày dưới cơn mưa chiều mát rượi. Thoáng chốc, bao muộn phiền bấy lâu được trút sạch theo làn nước mênh mông chảy xiết.

Sau cơn mưa, bầu trời lại tỏa sáng. Vầng thái dương rạng rỡ nơi phía trời đông.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1542)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(View: 1589)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1515)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1854)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1502)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1696)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1845)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2241)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1909)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 1981)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1741)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1584)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1543)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1604)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1386)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2245)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2073)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 1994)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1856)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 1977)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2060)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2199)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 1978)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1887)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1970)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 2036)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 1990)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2141)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 2044)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 2021)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2203)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 1991)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 2021)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2121)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3099)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2174)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2171)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1956)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2307)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2264)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1972)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1919)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 2012)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 1965)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 2080)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 1828)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1815)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 1791)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 1979)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant