Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cánh Hạc mùa đông

02 Tháng Mười 201100:00(Xem: 11838)
Cánh Hạc mùa đông

Mùa đông về làm cho ngọn đồi thông thêm rộng thoáng. Không một chiếc lá cây rơi rụng. Không một bóng người lui tới để nghe tiếng bước chân dẫm dài trên đá sỏi. Không gian im vắng và thanh tịnh là thế; vậy mà mấy hôm nay bỗng nhộn nhịp đông đúc hẳn lên. Tiếng đại hồng chung từ ngôi chùa vang xa trầm ấm, đã trở nên một nhịp sống thiêng liêng quen thuộc đối với người dân ở quanh vùng. Du khách thập phương cũng ghé lại nhiều hơn để nghe Sư Ông thuyết pháp và tham quan chiêm ngưỡng mấy ngôi mộ cổ mang tính lịch sử của một thời vua chúa xa xưa.

Chú tiểu nhỏ bước ra sân quét dọn. Trời vẫn còn sớm, đầy sương mù và lạnh căm căm. Chú nhìn sang ngôi tịnh thất nhỏ có hàng chè tàu được cắt tỉa gọn gàng. Sư Ông đã đứng đó tự bao giờ. Người lớn tuổi lắm rồi. Một vẻ gầy gầy xương xương trông bộ đồ nâu bạc cũ, nhưng trông người vẫn còn phong độ qua dáng đi khoẻ mạnh tự tin, qua ánh mắt tinh tường, nụ cười đầm ấm an lạc. Và một giọng nói mang âm sắc nhẹ nhàng truyền cảm đặc biệt của người viễn xứ vừa trở lại Quê nhà sau nhiều năm xa cách.

Thầy đứng đó. Từ khi hồi chuông công phu khuya mới điểm, cho đến lúc hừng đông tỏ rạng, nhuộm thắm cả cánh rừng thông phía trước. Chiếc áo nhật bình khẽ run lên theo làn gió bấc hiu hiu se lạnh. Nhưng Thầy vẫn đứng yên, như sợ khoảng trời đầy riêng tư thơ mộng này vụt trôi nhanh theo tầm mắt. Ở đây lòng người không buồn theo cảnh sắc, mà cảnh sắc đang muốn thu hồn người vào đó. Một chuyến trở về thăm quê mang ý nghĩa nhiều hơn những gì Thầy mong đợi. Hình ảnh ngôi chùa làng còn in đậm nét rêu phong từ thời còn hành điệu. Những dãy nhà ngói, khu phố cổ ẩn mình bên hàng chè tàu mà năm tháng càng phô trương thêm vẻ kiều diễm khuất kín. Bao năm rồi cánh nhạn phong sương tung mây lướt gió. Có biết bao là cảnh đẹp, những kỳ quan vào bực nhứt thiên hạ, những công trình mang tầm cỡ của thiên niên kỷ mới. Vậy mà làng nhỏ quê nhà cứ làm lòng Thầy bâng khuâng náo nức mỗi lần nghĩ đến.

 _ Bạch sư Ông, người choàng thêm chiếc áo khoác vào… kẻo trời còn lạnh lắm.

Thầy quay lại mỉm cười nhìn chú Tiểu, không cảm thấy phiền hà vì dòng tư tưởng bị cắt đứt:

 _ Cám ơn chú. Cái lạnh này chẳng thấm vào đâu so với nhiều nơi thầy đã sống. Thầy muốn tìm lại chút cảm giác thân quen khi trở lại quê nhà đấy mà. 

Không gian bỗng vang lên tiếng hót rộn ràng của muôn loài chim chóc. Những cánh chim mùa đông vẫn tụ về làm tổ trên những cành cây cao. Có lẽ vì đây vẫn còn nguyên sơ cảnh núi rừng yên ổn, chưa bị tàn phá bởi bàn tay con người và cơ chế máy móc. Cả cánh rừng lúc này trông như tấm thảm bạc trải rộng. Một vài khoảng trống vàng nhạt của nền trời xen lẫn tạo nên một khung cảnh hài hoà nên thơ mà dịu ấm. Ôi! Thầy đã từng nhìn thấy nhiều khu rừng thông tuyệt đẹp; những mùa đông đầy tuyết trắng, những đồi cây ẩn hiện trong màn sương bạc mênh mông. Vậy mà những cành thông mộc mạc quê nhà vẫn cứ mang một hồn sắc riêng trong lòng thầy. Nơi toả bóng cho một thời tuổi thơ yên ấm mà ước nguyện thanh cao vời vợi. Nhưng rồi cánh chim xanh lại sớm lìa xa tổ ấm…

Một chiều đông rét buốt. Có đứa bé trai từ vùng duyên hải cát trắng xa xôi xuôi về Thành phố rồi đi ngược ra ngoại ô, dừng chân lại trên ngọn đồi cao khi trời vừa xâm xẩm tối. Cậu bé lần bước lên từng bực thềm đá, tai lắng nghe tiếng tụng kinh trầm trầm vang lên từ ngôi chánh điện. Suốt buổi tối cậu ngồi nép sát vào hiên chùa để cố trốn những cơn gió bấc lùa về, nhưng hàm răng vẫn đánh mạnh vào nhau, bụng đói cồn cào, hai bàn chân sưng rộp và đau nhức. Thời kinh dứt đã lâu. Cánh cửa chánh điện kín mít chỉ toả ra chút ánh sáng tù mù từ mấy ngọn đèn dầu leo lét. Cậu bé vẫn ngồi yên, tợ như đang ngủ gục, cho đến lúc thầy tri khách bước ra sân đóng cổng:

_ A! cậu bé nào ngồi ở đây ri? Trời tối rồi sao không về nhà?

 Thầy dẫn cậu vào bên trong nhà Tổ. Sư trụ trì đang ngồi trên sạp gụ lần chuỗi hạt.

 _ Bạch Ôn… Chú nhỏ này không biết con nhà ai lại đến ngồi ngoài hiên chùa từ chập tối…

mở mắt ra nhìn cậu bé đang ôm bên mình chiếc túi xách nhỏ. Người nhỏ nhẹ cất tiếng hỏi, những hạt chuổi đen tuyền vẫn lướt qua đôi tay gân guốc-:

_ Con từ đâu tới? Bỏ nhà đi phải không?

Cậu bé run run phần vì lo sợ, phần vì lấy làm lạ_ Không hiểu sao Sư Cụ lại đoán biết:_ Dạ bạch Ôn… nhà con ở dưới quê xa. Con muốn đi tu. Xin Ôn cho con được ở lại đây.

_ Cha mẹ con còn không? Làm sao lại biết nơi này?

_ Dạ thưa… Con thích đi tu mà ba mạ không cho, vì con là con trai duy nhất. Tháng trước có một huynh trưởng về quê con sinh hoạt, nói chùa này có nhiều chú điệu đến tu và chỉ dẫn đường đi…

Thầy tri khách tiếp lời:_ Em ngồi co ro bên chái cửa. Con không ra, đến sáng chắc chết rét.

Ôn lặng lẽ ngắm cậu bé, lòng nghĩ ngợi miên man. Thằng nhỏ trông vẻ mặt khôi ngô mà đôn hậu. Vần trán cao với cặp mắt thông thái chứa đầy nhuệ khí, lại có lòng can đảm tánh chất trực đáng quý. Nếu tu được ngày sau ắt sẽ làm lợi ích cho đạo pháp đây_ Về sau Ôn mới nói ra điều suy nghĩ này. Lúc đó người chỉ ôn tồn bảo với thầy tri khách:_ Cậu bé chắc bụng đói lắm rồi, thôi theo thầy tri khách xuống nhà trù dùng cơm. Rồi thầy đưa lên nhà giảng ngủ, nhớ lấy chăn và áo đưa cậu mặc thêm cho ấm. Chuyện gì rồi ngày mai hẳn tính.

Sáng trở dậy Cậu bé ra sân phụ quét dọn và lau chùi bàn ghế. Mấy chú Tiểu thấy người lạ hơi bở ngỡ chốc lát, rồi nhanh chóng làm quen nói cười thân mật như bạn bè thân thiết từ lâu_ con nít mà. Dù có chút rụt rè, nhưng sắc mặt cậu bé cũng tươi tỉnh hớn hở hẳn lên. Cậu đến bên hiên chánh điện, lòng thầm khấn nguyện….

… Sau khi dùng điểm tâm, Sư trụ trì cho gọi cậu bé vào hỏi:

_ Con tên là gì? Vì sao lại trốn nhà đi tu? Hãy nói rõ về gia thế cùng những suy nghĩ của con cho Ôn nghe thử xem. 

_ Bạch Ôn… Con tên Hoà, học lớp sáu trường làng. Con vẫn thường theo các O chú dưới quê đi chùasinh hoạt cùng gia đình Phật Tử. Con muốn được như mấy chú điệu ở chùa tụng kinh làm công quảtu học cho đến ngày giải thoát. Con cũng mong ước sau này khi lớn lên được như quý ôn quý thầy làm những điều lợi ích cho chúng sinh…

Sư cười lớn, khẻ gật đầu nói:_ Khá lắm, Con còn nhỏ mà đã có tư tưởng như vậy. Hãy giữ mãi tâm niệm ban đầu này. Còn bây giờ… theo phép nhà chùa, thì người xuất gia phải có sự đồng ý của gia đình. Vậy con cứ tạm thời ở đây, vài hôm nữa quý thầy sẽ tìm liên lạc cho cha mẹ con biết. Được hay không còn tùy duyên cùng lòng kiên định của con. Thôi con ra ngoài để quý thầy chỉ dạy thêm. À… để Ôn đặt cho con pháp danh là Thuận Nguyên, mong là việc xuất gia tu học của con rồi đây sẽ được thuận buồm nguyên vẹn.

Chú tiểu Thuận Nguyên được xuống tóc để chỏm sau đó không lâu. Chẳng phải êm xuôi gì nhưng vì lòng chân thành mến đạo và kiên quyết của chú bé nên cuối cùng cha mẹ đành chấp thuận gởi con cho sư ông trụ trì. Lúc ấy chùa có mở lớp gia giáo dạy kinh cho chúng điệu nơi bổn tự cùng những chùa lân cận đến xin học. Thuận Nguyên cũng như mấy chú ở chùa vừa được đi học văn hoá ở ngoài vừa học đạo tại chùa. Chú nhỏ tuổi và hiền lành hơn cả, nhưng học hạnh thì cần mẫn thông minh lại khiếm tốn hài hoà, nên sư phụ, quý sư huynh rất yêu mến. Hết bậc trung học, thì chú cũng có chút vốn liếng nội điển cơ bản. Sau đó Sư Phụ cho phép chú cùng nhiều huynh đệ đồng trang lứa thi vào Viện Đại học phật Pháp ở Sài Gòn. Con đường xuôi nam tu học của chú xem ra khá là thuận duyên thẳng tiến.

Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện. Muốn xây dựng một đội ngũ Tăng sinh mang tinh thần nhập thế. Muốn đưa con thuyền đạo pháp vươn đến tận cùng mọi đời sống nhân sinh xã hội. Muốn cải tổ hệ thống giáo dục Tăng Ni v..v. Nhưng Phật Giáo gặp thời pháp nạn, chịu sự kỳ thị và đang không ngừng đấu tranh đổ nhiều xương máu. Với sự năng nổ của vị tăng vừa rời ghế Phật học Viện, nhưng tiềm lực bên trong chưa đủ, trợ lực bên ngoài không mạnh, một định hướng tốt cũng khó được hình thành lúc này.. Ngày xưa Tổ Đạt Ma gặp thời tao loạn mà quyết chí đem đạo pháp truyền sang đông độ. Tổ Huệ Năng thì thọ nhận pháp ấn đi về phương nam hành hoá. Thầy đâu dám ví mình có đạo lực uyên thâmchí hướng cao xa như chư tổ, chỉ ước nguyện một đời xả thân vì đạo vì đời, mong đem ánh sáng chơn lý đạo mầu soi tỏ khắp cùng nhân thế.

Ngày thầy trở về chùa đảnh lễ sư phụ để ra đi, Người vẫn ngồi lần chuổi niệm Phật trên bộ phản giữa nhà tổ, mắt hướng về mấy chậu cúc vạn thọ nơi bục cửa. Mùa xuân còn bỏ ngỏ mà lòng người đã sẵn sàng ra đi. Thầy nhớ mãi ánh mắt từ hoà thương cảm khi Sư Phụ nhìn mình như nhìn chú bé ngày đầu tiên tay ôm bọc áo quần đến chùa xin ở lại tu. Những lời nói của Sư phụ ngày ấy, thầy đã mang theo trên mọi bước đường du phương hoằng hóa.

_ “Khi Sư Phụ nhìn vào đôi mắt thông minh cương nghị của chú bé mới vào chùa đã đoán được phần nào. Rồi đây chú sẽ làm nhiều lợi đạo ích đời. Rồi đây chú sẽ mang chí nguyện vươn xa khắp mọi chân trời. Nay chính là lúc con phải ra đi rồi. Thầy chỉ có mấy lời, là mong con luôn giữ vững tâm nguyện xuất gia ban đầu. Đạo tâm vững, chí nguyện sâu thì dù ở đâu cũng có thể hoằng pháp lợi sanh. Đi xa, cũng là dịp tốt để con có tầm nhìn rộng thoáng và thiết thực, từ đó sẽ có định hướng đúng đắn, sẽ kiến tạo nên một sự nghiệp lớn, phù hợp với màu áo và tâm hạnh của người xuất gia…”

 ˜ ] ™

Chuyến ra đi ngày ấy, chỉ dự kiến một thời gian. Ai ngờ… phải mất gần non nửa thế kỷ Thầy mới có dịp trở về thăm lại quê hương. Vị Bổn Sư khả kính đã viên tịch. Ngôi chùa Tổ cổ kín theo thời gian vẫn yên vị trên ngọn đồi thông lộng gió. Các vị sư huynh sư đệ người còn người mất, ai đến ai đi chắc cũng thấu hiểu sự trở về mang đầy ý hướng tốt đẹp của Thầy. Một đời vân du trong cõi người ta, những nơi Thầy đi qua đã trở thành niềm ký ức khó quên cho lòng người khi đến. Nhiều nơi đã trở thành trung tâm Phật giáo quy tụ nhiều tín đồ học Phật đầy đủ mọi màu da chủng tộc. Nhưng điều thầy đạt được hơn cả là không đánh mất niềm tin cùng sự kỳ vọng của thầy tổ huynh đệ, của bao thế hệ người đã và đang tận lực hy sinh cho đạo pháp và dân tộc này.

Hơn nửa đời người làm thân lữ thứ, Thầy luôn tự ví mình như cảnh chim Việt cành Nam. Con người ta… ai chẳng một quê hương để nhớ tưởng, để quay về khi xế chiều lặn bóng. Quê hương Thầy là đây; là nơi trở về trong tâm thức có ánh đạo từ quang soi sáng. Quê Hương này từ lâu đã sống trong cảnh thanh bình yên ấm. Đạo pháp vẫn mãi trường tồn trong lòng dân tộc. Bao ước nguyện một thời của vị Tăng sinh trẻ nay gần như đã được hình thành. Ngày trở về… Thầy những mong góp chút hạnh nguyện cuối đời cho sự phát triển đạo pháp nơi quê nhà. Cánh buồm xưa đã xuôi về bến cũ.

Thầy bước lần ra sân… cùng đến chấp tác với chúng điệu, góp thêm nắm đất vun cho mấy chậu hoa đang kết nhuỵ. Những vẻ mặt hồn nhiên tươi tắn trong bộ đồ bạc thếch lấm tấm mồ hôi bùn đất. Có ai đó vừa nhìn thấy hình ảnh ngày nào của chú tiểu Thuận Nguyên. Bên thềm đá sỏi vẫn còn in rõ dấu chân nai một thời thơ dại. Vài cánh chim Hạc vừa bay qua nền trời. Mùa xuân sắp về rồi. Chim Hạc ắt hẳn cũng muốn quay về… với nơi chốn bình yên muôn thuở.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1295)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1580)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2080)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1834)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1201)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1381)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1372)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1660)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1439)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1304)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1448)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1385)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1699)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1404)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1354)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1369)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1448)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1621)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1526)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1480)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1334)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1431)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1138)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1888)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1323)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1489)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2819)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1490)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1664)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1542)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1979)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1523)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1722)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1929)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2095)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1568)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2551)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1662)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1842)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1788)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1540)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2292)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1725)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1790)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1658)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2031)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2010)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2164)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1659)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1973)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant