Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tinh thần Phật giáo của Steve Jobs và bí quyết thành công của công ty Apple

08 Tháng Mười 201100:00(Xem: 13881)
Tinh thần Phật giáo của Steve Jobs và bí quyết thành công của công ty Apple

TINH THẦN PHẬT GIÁO CỦA STEVE JOS
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY APPLE

Ngọc Hằng dịch

blankMọi người đều biết rằng bí quyết thành công của tập đoàn Apple trong thế giới công nghệ thông tin là tầm nhìn, khả năng lãnh đạo và óc sáng tạo của Steve Jobs, người đồng sáng lập đầy danh tiếng của công ty này.

“Steve đã xây dựng công ty và văn hóa của công ty không giống với bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Nó như là mã di truyền DNA của chúng tôi vậy.” Tim Cook, người kế vị Steve Jobs đã viết trong bản ghi nhớ như vậy sau khi Jobs từ chức quyền lãnh đạo cao cấp của Apple hồi tháng tám.


Tuy nhiên, người hùng của Apple đã ra đi vào hôm thứ tư ở tuổi 56.


Cũng như bất cứ ai khác, những giá trị của Jobs được định hình bởi sự giáo dục và kinh nghiệm sống. Ông sinh năm 1955 ở San Francisco và lớn lên giữa trào lưu văn hóa hippi. Bob Dylan và Beatles là hai dòng nhạc mà ông thích. Ông đã chia sẻ những bài học về chính trị, tầm nhìn, và thử nghiệm thời niêm thiếu với những loại thuốc an thần.


Tên của công ty ông được lấy cảm hứng từ tập đoàn Apple của Beatles với nhiều lần kiện các hãng điện tử vì vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa cho đến khi ký kết một bản độc quyền phân phối kỹ thuật số với iTunes. Cũng như Beatles, Jobs đã đến Ấn Độ tham dự một khóa tu về tâm linhthường xuyên đi bộ xung quanh nhà hàng xóm và văn phòng bằng chân đất.


Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell, một người từng học quản trị kinh doanh tại trường đại học Standford.


“Cuộc sống là một điều thông minh”


blank
Tái sinh là khái niệm của Phật Giáo và công ty Apple cũng đã có kinh nghiệm về việc tái sinh này khi Jobs trở lại làm việc sau thời gian bị sa thải trong thời điểm mà công ty sắp bị phá sản.

“Tôi tin rằng cuộc sống là một điều thông minh và mọi thứ không hề ngẫu nhiên.” Jobs đã trả lời cho tờ báo Time vào năm 1997, cung cấp một cái nhìn xuyên qua hệ thống niềm tin phức tạp qua những lời dạy của Đức Phật.


Nghiệp là một nguyên tắc của tôn giáo nhưng nó dừng như không nằm trong hệ thống mà Jobs đã sống. Nếu ông sợ nghiệp quay lại với mình thì những tình cảm rõ ràng với nhưng đồng nghiệp cũ và các đối thủ cạnh tranh đã trở nên vô vị. Những người từng làm việc cho Jobs mô tả ông là một nhà tài phiệt và họ rất sợ gặp ông ở thang máy.


“Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi người ở đây làm việc chăm chỉ như thế nào.” Jobs trả lời cho tờ Businessweek vào năm 2004 như vậy. “Họ làm việc cả đêm và cuối tuần, thỉnh thoảng không gặp được gia đình trong một thời gian. Thỉnh thoảng, họ còn làm việc qua lễ Giáng Sinh để đảm bảo mọi thứ đều đúng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo nhất mà nó có thế.”


Một số kỹ sư làm việc không mệt mỏi trên hệ điều hành Mac ban đầu phải cách biệt với cả vợ chồng con cái. Đạo đức làm việc của Jobs có thể được hình thành do những rắc rối về gia đình.


“Tôi đã làm những điều mà tôi không bao giờ tự hào”


Jobs là con nuôi của ông bà Clara và Paul Jobs, những người hứa với mẹ ruột của ông là Joanne Simpson là sẽ gởi ông vào trường đại học. Ông rời khỏi trường đại học Reed chỉ sau một mùa học và ông cho biết ông không muốn nói chuyện với cha nuôi của mình.


Jobs có một con gái là Lisa, con ngoài giá thú với Chrisann Brennan. Ông từ chối quyền làm cha trong nhiều năm, thề trước tòa là ông đã triệt sản. Sau đó, ông có ba đứa con với Laurene Powell.


“Tôi đã làm rất nhiều thứ mà tôi chẳng lấy gì làm tự hào, như làm cho bạn gái phải mang thai khi tôi mới 23 tuổi và cái cách mà tôi đã xử lý vấn đề này.” Jobs trả lời như vậy vào năm 2011 để quảng bá cho cuốn hồi ký của mình.


Những suy nghĩ còn trẻ ấy đã đến trước khi Jobs quay về với Phật Giáo và nghiệp.


“Giá trị cốt lõi là như nhau”


Kinh điển Phật Giáo, theo truyền thống, được truyền bá bí mật cũng như những thương vụ làm ăn của công ty Apple và những vấn đề cá nhân mà Jobs phải đương đầu. Cũng như các bí mật hoang tưởng xung quanh những sản phẩm mà Apple phát triển, Jobs phớt lờ tất cả những yêu cầu muốn phỏng vấn, làm lạc hướng họ trong những câu phát biểu ông phát biểu,từ chối tiết lộ chi tiết về căn bệnh ung thư của ông cho đến khi được phẫu thuật và trở nên nổi tiếng trong một vụ bê bối liên quan đến việc chọn lựa cổ phiếu.


Dù tất cả những điều như thế, ông vẫn chơi bằng luật lệ của riêng mình.


Với những ai tiết lộ bí mật của ông hay bàn tán về công ty ông đều bị trừng phạtđe dọa. Apple đã kiện, và cuối cùng giải quyết với một blogger sau một bí mật lớn khi thông báo những tin đồn đúng về Apple vào đầu những năm 2000.


Và sau đó, câu chuyện họ mất nguyên mẫu thiết kế iPhone 4 lại được mua và xuất bản bởi trang blog Gizmodo.


“Khi tất cả điều này với Gizmodo xảy ra, tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên từ mọi người. Bạn phải để nó sang một bên.” Jobs trả lời như vậy trong một cuộc hội thảo về công nghệ vào năm 2010. “Tôi nghĩ rất sâu về điều này và cuối cùng tôi kết luận rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi chúng tôi trở nên lớn mạnh hơn và ít có sự ảnh hưởng đối với thế giới là nếu chúng tôi thay đổi giá trị cốt lõi của mình và bỏ sang một bên. Tôi không thể làm được. Tốt hơn là tôi nên từ bỏ.”


“Lập trường này đã được lặp đi lặp lại trong năm đó khi Jobs vẫn còn là CEO dù ông đang nghĩ bệnh khi một nhân viên khác lại để phiên bản iPhone 5 ở một quán rượu. Apple phải nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát San Francisco điều tra.”


“Chúng tôi có cùng giá trị côt lõi như chúng tôi đã từng có.” Jobs trả lời như vậy trong cuộc hội thảo AllThingsD. “Chúng tôi có một ít kinh nghiệm, chắc chắn đánh bại, nhưng giá trị cốt lõi vấn như nhau.”


“Chúng ta ở đây để đặt một vết lõm trên vũ trụ.”


Có lẽ điều nổi bật nhất của những giá trị, đơn giảnthực hiện những tác động bên ngoài xã hội. Hay như Jobs nói là “Chúng ta ở đây là để đặt một vết lõm trên vũ trụ.” Tuy nhiên, Apple và Jobs đã không tạo ra nhiều vết lõm với các hoạt động từ thiện.


“Chúng tôi làm những điều mà chúng tôi cảm thấy có thể đóng góp đáng kể.” Jobs nói cho tờ Businessweek vào năm 2004 như vậy. “Và giá trị cơ bản của chúng tôi ở đây không phải trở nên lớn nhất và giàu nhất.”


Để đạt được mục tiêu này, Jobs đã trở thành một nhà quản lý vi mô ám ảnh. Một phần trong những lý do mà gen DNA của Jobs lại ăn sâu vào Apple là bởi vì ông ép buộc tay mình vào rất nhiều phần của công ty. Ông đã trực tiếp yêu cầu bộ phận phục vụ khách hàng gởi email cho ông, ông là một người sáng chế sản phẩm rất tích cực, đồng tác giả phát minh hơn 300 sáng kiến và ông bước vào cả lĩnh vực quảng cáo, bao gồm các chiến dịch nổi tiếng như Nghĩ Khác (Think Difference) và Mac và máy tính cá nhân (Mac vs PC).


“Vậy Apple là gì, sau tất cả những điều như thế?” Jobs trầm ngâm với tờ Time. “Apple là về những người nghĩ ngoài cái hộp có sẵn, những người muốn dùng máy tính để giúp họ thay đổi thế giới, giúp họ tạo ra nhứng thứ khác biệt và không phải chỉ là để làm cho công việc được hoàn tất mà thôi.”


“Tập trung và đơn giản.”


Jobs nổi tiếng trong việc thu hút John Sculley, giám đốc của công ty Pepsi đến điều hành Apple bằng việc nói rằng “Bạn có muốn dành phần còn lại của đời mình để bán nước ngọt hay muốn thay đổi thế giới?” (Họ đã vĩnh viễn chia tay khi Jobs khởi động lại Apple).


blank
“Điều gì làm cho phương pháp của Steve khác với người khác là ông luôn tin rằng những quyết định quan trọng nhất mà bạn đưa ra không phải là điều bạn làm, nhưng điều mà bạn quyết định không làm.” Sculley trả lời tờ báo Businessweek năm 2010 như vậy “Ông là một người sống thiểu dục. Tôi nhớ khi đi vào nhà của Steve, ông hầu như chẳng có bất cứ đồ nội thất nào cả. Ông chỉ có một bức tranh của Einstein, người mà ông vô cùng ngưỡng mộ, một cây đèn Tifany, một cái ghế và một cái gường. Ông không tin vào việc có thật nhiều thứ xung quanh nhưng ông lại vô cùng kỹ lưỡng trong những thứ mà ông chọn lựa.”’

Kiềm chế, ít nhất là trong thiết kế và trang trí nội thất, là nguyên tắc căn bản của Jobs. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông trở lại Apple, ông đã đóng cửa một số bộ phận và chuyển sự chú ý của ông vào một vài sáng kiến then chốt. Ngay cả hiện nay, các dòng sản phẩm của Apple và doanh thu chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp mà công ty có thể thống trị.


“Đó là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung và đơn giản.” Jobs cho tờ Businessweek vào năm 1998 biết như vậy. “Đơn giản có thể khó hơn phức tạp. Bạn có thể làm việc chăm chỉ chỉ để làm cho suy nghĩ của mình sạch hơn để đơn giản hơn. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó có giá trị vì khi bạn đạt được điều đó, bạn có thể đến được núi cao.”


Ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn sáu năm sau là: ”Mọi thứ đến từ không để có được 1000 thứ để bảo đảm rằng chúng ta không bị đi lạc đường hay cố gắng quá nhiều. Chúng ta luôn nghĩ về thị trường mới mà mình có thể đi vào nhưng đó chỉ là việc nói không để bạn tập trung vào điều thật sự là quan trọng nhất”


“Hãy cứ đói khátdại dột.”


Mỗi thành viên điều hành trong công ty Apple được truyền thừa một phần của Jobs.


Jonathan Ive, giám đốc điều hành công nghiệp thiết kế thừa hưởng đạo đức đơn giản của Jobs.


Scott Forstall, người đứng đầu về phầm mềm di động, thừa hưởng sự nhiệt tình của Jobs.


Và Cook, cựu điều hành và hiện là người thay thế Jobs điều hành công ty như ông quản lý cuộc đời riêng của mình: trong vòng bí mật.


Tuy nhiên, Cook đi ra khỏi lớp vỏ của mình để truyền đạt các tiêu chuẩn đạo đức cho thế hệ nhân viên tiếp theo. Ông cùng với những người cộng sự giảng dạy tại trường đại học Apple.


Trường đại học Apple bảo đảm rằng tất cả các nhân viên đều được giáo dục về các nguyên tắc và ý tưởng sống còn của Jobs. Jobs tin rằng con người không bao giờ ngừng việc học tập và nên mở rộng tâm mình để đón nhận các ý tưởng mới.


Nói một cách khác, như lời phát biểu mà ông nói tại buổi lễ tốt nghiệp của trường đại học Standford là “Hãy cứ đói khátdại dột.”


Ngọc Hằng
dịch
Theo CNN


Bài liên quan đến chủ đề:
THIÊN TÀI KỸ THUẬT STEVE JOBS TỪ TRẦN - Jobs khai sinh Apple I & II, iPod, iPhone, iPad... Tu pháp Thiền Tào Động, giữ tâm vắng lặng...
SỐNG NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC KHI BẠN CHẾT - Steve Jobs

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 121)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 148)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 140)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 233)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 250)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 282)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 266)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 279)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 358)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 323)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 316)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 301)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 336)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 327)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 263)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 215)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 253)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 267)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 358)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 417)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 433)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 424)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 408)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 417)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 689)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 650)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 930)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 522)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 757)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 580)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 578)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 463)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 580)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 550)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 732)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 521)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 903)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 648)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 646)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1074)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 746)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 638)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 949)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 603)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 725)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 702)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 680)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 702)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 695)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 590)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant