Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hoa mướp trước sân

14 Tháng Mười 201100:00(Xem: 16508)
Hoa mướp trước sân

Người ta thường nói, mỗi người có một sắc màu để yêu. Sắc màu là tính cách của mỗi con giáp đời sống. Riêng tôi, không hiểu sao, tôi yêu màu vàng quá. Nhưng không phải bất cứ màu vàng nào. Bởi có một màu vàng ám ảnh tuổi thơ tôi. Đó là màu hoa mướp trước sân…

Ngày xưa ở làng mạc quê tôi, người ta thường làm một cái giàn bằng tre ở trước sân cho dây bầu, dây bí leo lên. Vì thế mới có câu: “Bầu ơi! thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Bầu bí tàn rồi thì đến tháng Bảy mưa ngâu, dây mướp nở hoa. Có lẽ tháng Bảy và hoa mướp đã làm nên hồn vị quê hương. 

whoamuopimages.jpg

Hoa mướp - Ảnh minh họa

Bất cứ ai xa quê, cũng đều nhớ về cái màu vàng dân dã đó. Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết. Mỏng manh và sâu đậm, ghi vào hồn người thứ xúc cảm dịu nhẹ vây quanh lũy tre.

Nhớ về màu hoa mướp, như nhớ một người con gái hồn hậu yêu thương, quanh năm suốt tháng tảo tần với đồng bãi, ngô khoai. Và màu vàng là màu dậy thì, màu biết yêu bởi một tâm hồn trong trắng, lãng mạn. Một tình yêu dâng hiến đang bắt đầu với mưa dầm, với ngõ quê lầy lội dấu chân hò hẹn. “Nên tóc em ướt, nên mắt em ướt, nên em mềm như mây chiều đông” (*) Để rồi cầu Ô Thước bắc qua. 

Và trước sân nhà tôi, những quả mướp đầy đặn, dài và cong, lớn xuống, vắt vẻo giàn tre. Bà tôi giải thích, đó là những quả vú của trời cho những đứa con thế gian bú mớm. Và trong bữa ăn hàng ngày, khi nắp vung mở ra, mùi hương mướp thơm bay khắp làng. Mẹ tôi bưng thúng đi chợ cong cong mấy quả mướp đầy. Bút chì, lọ mực, trang sách đầu đời của tôi thường chỉ vào đấy; những quả mướp của một cuộc tình ong bướm, mà màu hoa vàng trước sân đã lặn vào trong máu huyết tôi, thành nỗi mất ngủ của những dằn vặt bỏ làng, xa quê vì miếng cơm manh áo.

Nhưng màu hoa mướp không chỉ có vậy. Đó là màu lận đận. Nếu mùa thu ốm yếu với gió mưa, thì hoa mướp như ngọn lửa sưởi ấm đôi bàn tay gầy guộc mẹ già. Và miền Trung bão lũ kéo về, nước ngập đầy sân, giàn mướp bị cơn bão xô ngã chúi. Hoa mướp tả tơi trôi theo nước bạc. Thuở nhỏ tôi thường thẫn thờ trước cảnh tượng giàn mướp sập chỏng chơ, mà thương mà tiếc. Chị tôi xăn quần lượm hoa mướp trôi. 

Mẹ ngắt vài ngọn mướp non đem luộc cho bữa trưa, ngồi xếp bằng trên phản gỗ ăn cơm vì nước lụt. Vừa ăn, vừa nhẩm cái vị khổ ải ngòn ngọt, nhân nhẩn và đăng đắng ấy, đã trở thành vị giác tuổi thơ của tôi. Nó chôn sâu trong tiềm thức, thật khó phai mờ.

Rồi mùa bão lũ qua đi, ba tôi sửa lại giàn mướp cho tươm tất. Nhưng nắng tháng Tám đã lọt qua giàn, mà buổi trưa màu bích ngọc lấm chấm hoa vàng không còn nữa. Đêm trăng ánh sáng vắt qua, ngồi dưới những chiếc ghế gỗ nhìn lũ đom đóm lập lòe, tôi lại nghe mùi mướp hương theo gió lan tỏa. 

Thì ra, nhà cô bé hàng xóm sau mùa bão lũ không còn gì để gói bánh trung thu, mẹ nấu một nồi chè mướp để lũ chúng tôi rước đèn xong là kéo về húp sùm sụp cái vị chè dân dã đó. Thi thoảng có một vài nụ mướp bỏ lẫn lộn, ăn nghe ngọt đắng thấu tâm can.

Không biết cô bạn hàng xóm ngày xưa, có bao giờ nhớ về màu hoa mướp trước sân không. Riêng tôi, nỗi nhớ dường như sâu thẳm, nên mỗi lần tháng Bảy về, tháng Tám ru mưa thì hương khói mùa Vu lan báo hiếu lại thầm đọng, thầm nhắc nhở tôi những mùa mưa ngâu của tuổi thơ sùi sụt. 

Và vầng trăng mùa Trung thu phá cỗ gói nhiều kỷ niệm đẹp biết bao! Nhà xưa giờ không còn nữa, nhưng trong hồn tôi hoa mướp vẫn nở vàng, một màu vàng đầy cảm giác nhớ nhung…

Nguyễn Thánh Ngã

(*) Thơ Vũ Hữu Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1490)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1940)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1765)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1889)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1479)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2068)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1438)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1679)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1588)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1653)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1473)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2222)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1917)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1859)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1699)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2010)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1626)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1771)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1978)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1518)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1770)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1734)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1978)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1748)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1605)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1576)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1590)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1676)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1956)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1545)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1508)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2030)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1785)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1594)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2139)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1784)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1861)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2058)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2325)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2352)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1888)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2333)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1697)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1725)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2064)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2587)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1482)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1445)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1605)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1436)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant