Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trà Xanh Cực Lạc

15 Tháng Mười 201100:00(Xem: 13646)
Trà Xanh Cực Lạc

Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… Con người cũng như thế, phải bị thời giankhông gian chi phối, từ tuổi trẻ đến tuổi già chẳng mấy chốc mà thấy tóc mai đã bạc, báo hiệu cho một sự đổi thay của cuộc đờinhân thế.
image003
Năm nay (2011), tôi đứng nhìn toàn cảnh Cực Lạc Cảnh Giới Tự tại Chiangmai Thái Lan, có quá nhiều thay đổi! Từ những bước đầu tiên nhận đất làm Chùa rồi khai hoang rừng núi, đóng cừ xây dựng cho những công trình chính và phụ… đã trải qua không biết bao nhiêu là công sức và tiền bạc của tín thí khắp bốn phương trời, ngỡ như công việc luôn luôn trôi chảy nào ngờ đâu giữa đường chính phủ đổi thay, guồng máy cai trị có nhiều bất ổn, sự nghi kỵ giữa chính khách này và chính khách khác và lòng người đố kỵ với nhau nên công trình của Cực Lạc Cảnh Giới Tự đã phải dừng lại việc thi công trong ba năm trời khiến cho ai đó khi dừng chân tại đây một vài ngày trong khoảng thời gian trên, cũng cảm thấy chạnh lòng.
Thuở ấy trên đường sang Úc nhập thất, tôi cũng có ghé lại đây để thăm; nhưng chỉ thấy cây cỏ mọc chằng chịt che kín cả lối đi, chứ đừng nói gì núi đồi; nơi mà cỏ dại tha hồ vươn sức sống. Nằm đêm dưới mái nhà tranh che tạm, cạnh dòng suối chảy róc rách, tai tôi vẫn nghe tiếng côn trùng rên rĩ, mắt vẫn nhìn ra ngoài để liên tưởng đến vầng trăng thượng tuần của một thuở xa xưa nào đó, mà cảm thấy chạnh lòng. Dưới mái nhà tranh che tạm thuở ấy chỉ có một mình Thầy Hạnh Giải ở lại đây trông coi những vật liệu và chờ ngày có giấy phép để thi công tiếp tục; nhưng mong đợi, ngóng trông cũng chỉ là những điều vô vọng… Tin ấy đồn xa, khiến lòng người càng hoang mang thêm nữa; nhưng đúng là phép Phật nhiệm mầu; người xưa đã ra đi, người mới lại đến, Thầy Hạnh Nguyện gặp được duyên lành mới nên đã trở về lại Thái Lan để xây dựng tiếp tục công trình còn dang dở ấy.
blank
Núi đồi nơi đây lại vang dội tiếng của máy ủi đất, của thợ mộc thợ nề… không khí lại nhộn nhịp hẳn lên, để đến đầu năm 2010, Thầy ấy đã gởi thư mời đến khắp nơi trên thế giới, về Chiangmai dự lễ khánh thành Cực Lạc Cảnh Giới Tự lần thứ nhất cho các công trình: chánh điện chư Tăng, chánh điện Ưu Bà Di, văn phòng và các căn thất nằm rải rác trên vùng đất núi rừng này. Lễ khánh thành vào tháng 10 năm 2010 đã có sự tham dự của hơn một trăm chư vị Tôn đức tăng ni và khoảng 400 Phật tử về dự và sự kiện này đã được báo chí tường thuật đầy đủ rồi; hôm nay tôi chỉ muốn nhắc đến những nụ trà xanh trên ngọn đồi của Cực Lạc giới để quý vị ở xa thưởng lãm.
Trước lễ khánh thành, Thầy Hạnh Nguyện đã cho trồng gần 50.000 gốc trà Olong, một giống trà quý hiếm có nguồn gốc từ Đài Loan và nay đều có thể thu hoạch để tạm dùng khi khách đường xa đến dừng chân tại núi đồi cô quạnh này. Hôm đó là ngày 08 tháng 10 năm 2011 phái đoàn gồm 30 chục người đến từ Châu Âu và Á Châu, đã cùng nhau thưởng thức những lá trà xanh đầu mùa cùng với khế ngọt và ổi không hạt… thật là một cảnh thần tiên nơi cõi thế, mà ít ai có thể hình dung ra được.
image007
Hôm ấy cũng là ngày ra thất của Thầy Hạnh Nguyện sau 7 tháng nhập thất để đón đoàn chúng tôi; nhưng rồi 2 ngày sau, Thầy ấy cũng đã tiếp tục nhập thất trở lại để cho đủ 3 năm đầu theo lời nguyện của Thầy ấy. Hôm ấy chúng tôi có một buổi trà đàm thật lý tưởng. Mặt trời bị mây che, nên chúng tôi có thể tạm ngồi trên đồi nầy cho đến hết giờ trà đàm; nếu không thì đã phải thiên di, vì ánh thái dương chiếu thẳng vào mọi người, chẳng ai chịu được cái nắng chói chang với những tia nắng ban mai ấy, và có lẽ hôm đó nhờ Hoàng Cô hộ trì, vì lẽ tôi đã đem “Câu chuyện tình của Liên Hoa Hoà Thượng” nói cho đại chúng nghe. Vừa nhấp những ly trà xanh vừa mới được hái trên đồi và đun sôi tại chổ; uống trà đến đâu, cảm như nghe lòng mình tĩnh lặng lại và từng hương vị ngấm sâu vào tận mỗi thớ thịt, làn môi. Vì nước ấy từ suối mới mang lên và trà ấy mới hái từ cây non vừa chớm nụ.
image009
Mọi người tự giới thiệu với nhau về sự xuất xứ của mình và nghe Thầy Hạnh Nguyện cũng như chúng tôi kể một vài câu chuyện. Buổi tu học hôm ấy chỉ chừng ấy công việc; nhưng việc nầy ở Âu Châu chúng tôi khó thực hiện được. Bởi vì khỏang không gian không thể có được như thế và thời gian không cho phép. Sau buổi trà đàm, đại chúng về trai đường để dùng cơm, và chiều hôm ấy tại chánh điện Tăng, Thầy Hạnh Bảo, Thầy Phước Hoàng, Thầy Vạn Trí hướng dẫn các Phật tử niệm Phật. Tối ngày 08 tháng 10 Thầy Hạnh Nguyện gặp gở quý Phật tử một lần nữa, để sáng ngày 09.10.2011 Thầy ấy tiếp tục vào thất và chúng tôi vẫn tiếp tục hướng dẫn cho quý Phật tử tu tập trong những ngày còn lại.
image011
Trong kinh Duy Ma Cật có nói về ngôi nhà của Trưởng Giả tuy nhỏ; nhưng chứa đựng cả hàng trăm ngàn vị Bồ Tát đến thính pháp văn kinh được. Có lúc các vị Bồ Tát mang cơm từ cõi Phật Hương Tích đến cúng dường cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại cõi Ta Bà này. Cơm ấy Trưởng Giả Duy Ma Cật cũng đã dâng cúng cho chư vị A La HánBồ Tát; tuy chỉ có một cái nồi thật nhỏ mà cả pháp hội dùng cũng không hết. Ấy là vì cái tâm của Bồ Tát Duy Ma Cật quá vĩ đại; nên “nắm cơm Hương Tích” đã trở thành một câu chuyện của Đại Thừa, kể đi kể lại mấy ngàn năm nay vẫn chưa hết. Nay thì “Trà xanh Cực Lạc” ở chốn núi đồi tại Chiangmai nầy có thay thế được tấm lòng của Trưởng Giả Duy Ma Cật ở một thuở nào chăng? Trà Cực Lạc quả thật là ngon và hương vị ấy vẫn còn ngấm thật sâu vào trong tâm cang của từng hành giả đang có mặt trong buổi trà đàm trên đồi núi Cực Lạc Cảnh Giới Tự vào ngày 08 tháng 10 năm 2011 thuở ấy, và hy vọng rằng niềm hỷ lạc vô biên khi ai đó có nhân duyên được nếm hương vị trà nầy.
image013
Rồi đây gần 50.000 cây trà sẽ được xông bởi hương giới, hương định và hương huệ của những người đến tu học tại nơi đây thì hương giải thoát và hương tri kiến sẽ là sự thành tựu đạo quả của những ai muốn rời khỏi vòng danh lợi nầy.
Tôi bước đi từng bước vững vàng với ý niệm của từng hơi thở và sự kiểm soát của tự thân. Bên cạnh đó Thầy Hạnh Nguyện giải thích về những sự thành tựu có được. Nào là chánh điện của Ưu Bà Di; nơi ấy tầng trên có thờ Tây Phương Tam Thánh bằng gỗ Bạch Đàn. Tầng giữa là phòng Thiền theo phong cách Nhật Bản thật thanh cao thoát tục với tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng lõi cây nguyên khối. Tầng dưới cùng thờ Đức Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay, cũng là nơi trú ngụ và nhà bếp cho những người về đây tu học. Ngôi chánh điện này không lớn; nhưng có vóc dáng xinh xinh; bên trên nóc với mái cong vuốt, chung quanh là những lan can giống như “thất trùng lan thuẩn, thất trùng la võng” ở thế giới Tây Phương Cực Lạc trong kinh tiểu phẩm A Di Đà. Màu sắc thì hài hòa với thiên nhiên tại nơi đây; chỉ dung toàn màu trắng, màu đen và màu nâu, thỉnh thoảng có điểm màu khói lam của gạch ngói, khiến cho bức tranh sơn thủy tại đây lại càng nổi bật lên thêm hơn nữa.
image015
Bao bọc chánh điện Ưu Bà Di là 6 ngôi tịnh thất thật trang nhã, có lan can và đường kinh hành chung quanh. Phía trước các thiền thất ấy là những tảng đá cảnh to lớn, nhiều màu sắc với hình dáng, đường vân kỳ lạ, được tô điểm với các dòng chữ thư pháp và sắp xếp chen lẫn với các tảng đá nhỏ, đá viên, đá hòn cùng với các bụi hoa lan rừng tạo thành một bức tranh đá, hoa nghệ thuật thiên nhiên độc đáo, khác thường. Bên trong các ngôi thiền thất này có đầy đủ phương tiện cho hai hay nhiều người ở lại đây cùng một lúc để tịnh tu hoặc nhập thất. Nào nhà tắm, nhà vệ sinh, kệ để kinh sách, tủ để áo quần và một bàn thờ nho nhỏ để có thể hành trì cho tự thân của mỗi người vào những thời khoá mình muốn chọn lựa để gia tâm trì niệm.
Hai bên đường đi vào Cực Lạc Cảnh Giới Tự có trồng hai hàng trúc đặc biệt, thân vươn cao đứng thẳng với không gian và mặc cho có mưa dầm nắng cháy, gió bão, sương sa thì trúc xanh rỗng ruột kia vẫn hiên ngang trụ vững giữa chốn núi rừng cô tịch nầy. Tiếp theo cổng vào lại có một dọc bồn hoa với hàng cây cau xinh xắn được trồng vào đây để lấp kín khoảng không gian rộng rãi ấy, đã khiến cho khách ly hương lâu năm tại viễn xứ, có một chút chạnh lòng khi nhớ nghĩ về chốn quê nhà.
image017
Một ao thất bảo gồm nhiều loại cây cổ thụ quý như Lộc Vừng đã được trồng chung quanh, và trên ao nầy có một nhà thủy tạ dùng để uống trà khi có khách vãng lai. Thật là tuyệt diệu biết bao khi trà xanh Cực Lạc được nấu với nước suối thần tiên tại đây, để mang đến một hương thơm dễ chịu lạ lùng, khi ngồi dùng trà và ngắm xem đàn cá đang bơi lội tung tăn để kiếm mồi. Ở đây không có hoa sen nhiều mầu và to lớn như thế giới Cực Lạc, nhưng có nhiều hoa sen, hoa súng trổ ra hai mầu hồng trắng, làm cho khách thập phương đến đây cũng thấy mãn nguyện. Vào ban đêm ở đây thì phải nói là thật tuyệt diệu. Khí hậu mát dịu, thanh lương, điện được thắp sáng lên ở toàn bờ hồ và các cây đèn hoa như hoa Mai, hoa Anh đào nhiều màu, tỏa sắc, lấp lánh cháy sáng, in soi dưới làn nước hồ tạo ra muôn vàn ánh sáng, cảnh sắc, khiến cho cảnh trí nơi hồ thất bảo nầy lại thêm phần lung linh, huyền ảo hơn nữa.
Càng bước lên dốc cao hơn nữa, khách trần sẽ gặp ngay một toà kiến trúc hơi là lạ, hình như hiếm thấy ở cõi Ta Bà nầy. Đó là tòa nhà văn phòng, nhà khách cũng như nhà ăn của khách thập phương khi dừng chân tại nơi đây. Tòa nhà 4 tầng nầy có lối thiết kế và kiến trúc theo kiểu Thái Lan và Nhật Bản do một giáo sư kiến trúc người Thái phác họa với mái cong, và khung sườn bao bọc bên ngoài tòa nhà là các cửa kính lớn và dãy tre vàng ốp vào, biểu hiện một sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đạivật liệu thiên nhiên, thanh nhã là tre bao bọc chung quanh. Tầng dưới cùng là nhà bếp và nhà ăn trên một khoảng sân gạch rộng, sát bên bờ suối rộng, có nước chảy róc rách suốt ngày đêm. Tầng trên có chỗ nghỉ và khách đường dùng cho khách thập phương vãng lai. Tầng thứ ba có Phật điện cũng như phòng nghỉ và tầng trên cùng là nơi tịnh tu nhập thất của Thầy Trụ Trì, ở giữa căn thất thờ Tây Phương Tam Thánh và chung quanh là những kệ để kinh sách cũng như Đại Tạng Kinh chữ Việt. Thầy Trụ Trìchương trình đọc toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trong thời gian nhập thất nhiều năm tới, cũng như hiện đang trì tụng lễ bái kinh Lương Hoàng Sám một trăm bộ như thế. Đây là một công đức không nhỏ khi tụng kinh, trì chúhành trì quán chiếu tự thân của hành giả khi nhập thất tịnh tu.
image019
Càng lên đồi cao. Cảm giác càng thấy nhẹ nhàng hơn, như khách trần có thể lấy tay mình với nhẹ vầng mây che trên đỉnh chánh điện của chư Tăng được. Chánh điện nơi đây được xây dựng trên một đỉnh đồi cao hơn, tọa lạc cạnh bên một khu rừng, phía sau và bên hông chánh điện có dòng thác nước và con suối rộng. Kiến trúc chánh điện này thoáng nét như chánh điện của Ưu Bà Di gồm 3 tầng nhưng trông to lớn, sừng sững hơn nhiều vì tọa lạc trên đồi cao với nhiều bậc thang đá dẫn xuống bên dưới. Tầng dưới cùng có một phòng thờ Phật và chỗ ở cho chư Tăng cũng như khách vãng lai. Tầng thứ hai thờ Tổ và các phòng nghỉ của khách. Tầng trên cùng thờ Tây Phương Tam Thánh, chánh điện này xây về hướng Tây; nên mỗi khi ánh thái dương vào buổi chiều buông xuống, khách trần như thấy mình đang ở vào chốn không gian vô định nào đó, nhất là những lúc có khóa tu như những ngày nầy, từ 07 đến 11 tháng 10 năm 2011 thì tiếng tụng kinh Lăng Nghiêm buổi sáng và câu niệm Phật A Di Đà đã là một năng lực nội tại nhiệm mầu, khiến cho hành giả càng tăng thêm tín tâm đối với cõi Cực Lạc và đấng Giáo Chủ cõi nầy.
Cứ từng câu Phật hiệu và giọng điệu niệm Phật cao thấp khác nhau liên tục trong nhiều giờ, khiến cho khách quên đi những nổi khổ đau phiền muộn trong đời mà hoà mình vào nơi lời kinh tiếng kệ, và ý nghĩa giải thoát nhiệm mầu ấy. Tiếng kinh cầu nầy trước đây 200 năm cũng đã có mặt tại xứ Thái nầy khi mà vua Gia Long sang đây để tỵ nạn quân Tây Sơn và chư Tăng nhân cơ duyên nầy cũng đã đến Thái Lan và lập nên 17 ngôi chùa Việt tại xứ chùa Tháp nầy. Nay thì chư Tăng Việt Nam không còn thấy bóng dáng ở những ngôi chùa ấy nữa; nhưng những tiếng kinh cầu vào buổi sớm mai vẫn còn nghe những lời kinh tiếng Việt qua Thần chú Thủ Lăng Nghiêm tại chùa Phổ Phước, Khánh Vân và Cảnh Phước tại Thủ Đô Bangkok đã khiến cho chúng ta có thể hy vọng rằng tâm thiền ấy, lời niệm Phật kia sẽ luôn là chất liệu dưỡng sanh không phải chỉ để dành riêng cho người Thái Lan Phật tử nữa. Đây là ơn Tam Bảo, ơn quốc gia, ơn Thầy Tổ và ân chúng sanh mà tất cả chúng ta đang thọ nhận. Vậy ai là người con Phật đã đến nơi đây rồi hoặc sẽ đến; hoặc chưa đến hãy nên trân quý những gì chúng ta đang có và nên phát triển niềm tin ấy bằng cách hướng về nơi đây để hộ trì cho Phật pháp được cửu trụ nơi thế giới Ta Bà nầy.
Sang năm (2012) chúng tôi đã vạch ra một chương trình cho chư Tăng Ni và quý Phật tử ở xa về đây tu học từ ngày 23 đến 27 tháng 10 năm 2012 gồm mỗi ngày 3 thời khóa tụng kinh, niệm Phật, tham thiền và ba thời nghe pháp, trà đàm cũng như Phật pháp vấn đáp. Mong rằng quý Phật tử xa gần nên dùng thời gian quý báu này để ghi tên về Cực Lạc Cảnh Giới Tự tham dự khoá tu nầy; công đức thật không nhỏ.
Phía sau chánh điện của chư Tăngtịnh thất của chúng tôi, cũng có hồ cá nhỏ, có hoa sen, hoa súng và những bụi hoa lan nhiều màu bám rễ trên các cây cổ thụ trong rừng nằm gần và rải rác chung quanh thất. Dưới chân bậc thang là một dòng suối nhỏ, đưa nước về cho các ruộng lúa và dân làng trong vùng. Phía trước căn thất là một thác nước lớn, chảy xối xã ầm ĩ và gần đó cũng có nhiều dòng suối khác chảy róc rách suốt ngày đêm. Đây là tịnh thất riêng dành cho tôi và năm nay tôi đã bắt đầu xử dụng, cũng như mỗi năm tôi sẽ về đây một tuần lễ đến 10 ngày để tịnh tâm và hướng dẫn các khóa tu cho Tăng Ni cũng như quý Phật tử.
Trên đồi cao nơi có 108 bậc thang dẫn lên sẽ là nơi sẽ xây ngôi chánh điện bốn tầng sau này nếu thời gianđiều kiện tài chánh cho phép. Các điện thờ Bồ tát Văn ThùBồ tát Phổ Hiền cũng sẽ được thực hiện trong tương lai. Thầy Hạnh Nguyện cho biết khi ra thất, trong thời gian tới sẽ tạc thêm 2 tôn tượng Đức Quán Thế Âm cao 28m nơi ngọn đồi và Đức Phật A Di Đà cao 18m tại bờ hồ để giúp cho hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ lúc về đây, có cơ hội nương theo hình tượng của quý ngài để tu tập, lễ bái và được tự tại vãng sanh về thế giới Tây Phương Tịnh Độ sau nầy.
Ở đây cây trái đủ để cung cấp cho khách vãng lai như chuối, ổi, khế, xoài, đu đủ và hàng trăm cây ăn trái khác đã được trồng trên các đồi trà. Ngoài ra ở chợ, thì các loại trái cây như: măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, vải, bòn bon không thiếu thứ gì. Vật giá ở đây quá rẻ so với Âu Châu, mà dân tình ở đây thật thà chất phát và gần như chẳng có nói thách giá, vì ảnh hưởng lâu đời bởi nền văn hóa Phật giáo. Do vậy ai đi đến nơi nầy rồi cũng mong có một ngày sẽ đến đây lần thứ hai. Quả là chốn Bồng Lai tiên cảnh, Phật pháp nhiệm mầu.
Viết xong vào ngày 10 tháng 10 năm 2011 tại Cực Lạc Cảnh Giới Tự, Chiangmai, Thái Lan vào một chiều Thu lộng gió.

Hòa Thượng Thích Như Điển
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 784)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 751)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 686)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 718)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 767)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 743)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 794)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1408)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 955)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 993)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 748)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 758)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 625)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1289)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1169)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1197)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1227)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1152)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1033)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1155)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1125)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1238)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1206)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1172)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1156)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1743)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1145)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1174)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1287)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1172)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant