Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện trên đồi hoa sứ

02 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 13370)
Chuyện trên đồi hoa sứ

 

... Bà già điên vừa gặp lại con….

Hồi mới đổi về dạy học nơi vùng ven biển, tôi có nghe các bạn đồng nghiệp kể chuyện người đàn bà điên sống trên một ngọn đồi. Mấy cậu học trò thì bảo:

- Tụi em hay lên đồi hái hoa sứ. Bà già điên ở trong một am thất bỏ hoang, suốt ngày cứ nói lảm nhảm như ma nhập. Người lớn cấm ngặt chúng em lên đó. Vì nghe nói thời chiến tranh, trên đồi có nhiều người chết oan. Những vong hồn uổng tử vẫn còn lẩn khuất chưa siêu độ. Vị sư cư trú trong thảo am cùng chú tiểu- con của bà điên cũng bị bọn Tây bắn chết rồi quăng xác xuống biển…

Câu chuyện thật thương tâm. Muốn tìm hiểu thực hư về người mẹ gặp lại con sau chừng ấy năm trời, nên sẵn dịp đến thăm bịnh một em học sinh, tôi liền tìm lên đồi hoa sứ...

Thuở ấy có người con gái làng chài, vừa bước qua tuổi đôi mươi, tâm hồn thơ ngây mộc mạc như cỏ nội hoa đồng. Không thuộc loại sắc nước hương trời, nhưng cô cũng có chút duyên ngầm xinh xắn đáng yêu. Những ngày rỗi việc, cô theo chúng bạn lên đồi hái hoa ngắm cảnh nên biết có vị sư ẩn tu trên này. Từ đó cô thường lui tới thảo am dâng hương cúng Phật. Và cũng từ đó... bao chuyện đời dung rủi đẩy đưa người con gái vào trong một khúc quanh bi lụy đoạn trường. Thời Pháp thuộc, dân miền biển vốn nghèo lại càng khốn khổ vì nạn sưu cao thuế nặng. Bọn quan lại thừa nước đục mạnh tay bóc lột dân đen đến tận xương tủy. Cha cô gái cũng nằm trong số người bị bắt bớ giam cầm vì không đủ tiền đóng thuế thân.

Bước đường cùng, cô gái đành nhận lời lấy một hào phú góa vợ trên phố để cứu cha thoát khỏi vòng lao lý. Về làm dâu nhà giàu, thân cô hứng chịu muôn vàn nỗi đắng cay tủi cực. Rồi cô có thai và sanh con. Niềm vui lớn lao của người mẹ trẻ thoáng chốc chẳng tày gang, khi tai bay vạ gió bất ngờ ập tới. Đứa con riêng của chồng trong lúc vui chơi chè chén gây sự đả thương một viên quan pháp, phải vào tù. Mẹ chồng buồn phiền lâm trọng bịnh. Gia đình nhà chồng liên tiếp xảy ra bao chuyện trộm cắp thua lỗ kiện cáo. Sau khi lo chạy án cho con, thuốc thang cho mẹ, thì gia sản nhà hào phú cũng gần khánh kiệt. Nghe lời thầy pháp, ông cương quyết đuổi hai mẹ con cô ra khỏi nhà, cho rằng đứa bé không phải là máu mủ của mình. Và chính cô đã mang lại điều xúi quẩy đến cho gia đình họ. Không lời biện bạch. Cô ôm con trở lại xóm chài trong tâm trạng uất nghẹn đau khổ tột cùng…

Về nhà không bao lâu, cô gái do quẩn trí quá mà sanh bịnh, suốt ngày khóc than vật vã, lúc mê lúc tỉnh. Người dân biển vốn kiêng kỵ dị đoan, họ cho cô bị tà ma quấy phá, phải đem cho đứa con thì người mẹ mới mong khỏi bịnh mà xóm làng cũng được bình yên. Chẳng thể làm gì khác, cha mẹ cô bèn đưa cháu lên đồi gởi cho vị sư. Cảm cảnh thương tâm, sư nhận lời nuôi nấng đứa trẻ. Những lúc hồi tỉnh, cô cũng tìm lên đồi thăm con. Thế là người ta bắt đầu đồn thổi cho rằng đứa bé là con của vị sư. Mọi người không ngớt dè bỉu nặng lời: “Nhà sư phá giới phạm trai, làm khổ đời con gái người ta, tu gì mà tu…” Họ khinh bỉ xem thường Sư ra mặt. Trước sau Sư vẫn im lặng nhẫn nhịn. Ngày ngày Sư cuốc đất trồng cây, lượm hoa sứ bán cho những lái buôn xa. Hai thầy trò đắp đổi qua ngày. Thắm thoát, đứa bé ở với Sư đã được bảy năm.

Nghe nhiều người nói, bà mẹ gã hào phú tìm lên đồi, xúc động khi thấy chú đạo nhỏ giống con trai mình như đúc. Bà về bàn với con, sẽ lên thưa Sư xin nhận lại cháu nội. Bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ. Thì ra lâu nay họ nghi ngờ một nhà tu hành chơn chính. Họ đã nặng lời khinh miệt biết bao. Vậy mà sư vẫn không một lời phân trần giải thích. Lòng từ bi đức độtâm nguyện nhẫn nhục của nhà sư, khiến mọi người càng thêm khâm phục kính ngưỡng.

Gia đình nhà hào phú chưa kịp lên đưa con về thì tình hình an ninh trên đồi đã trở nên bất ổn. Nơi đây gần cửa biển, là vùng chiến lược quân sự và một cuộc chiến sống chết dành lại chủ quyền sắp xảy ra. Dân quân cách mạng vừa đến dựng trại ngay dưới chân đồi. Người ta khuyên nhà sư dời đi nơi khác, nhưng ông còn chần chừ. Thế rồi một đêm, cả làng chài bừng thức dậy khi nghe tiếng súng nổ dữ dội vọng lại từ đồi hoa sứ. Mọi người nơm nớp lo âu. Tàu chiến Pháp có chỉ điểm, bất ngờ đánh úp lên đồi. Dân quân yếu thế phải rút lui.

Vài hôm sau tình hình lắng dịu, dân làng mới lần mò tìm tới thảo am. Cảnh vật điêu tàn. Thảo am bỏ trống. Xung quanh đồi có nhiều xác chết, song không tìm thấy vị sư và chú tiểu. Mọi người ra sức truy tìm suốt mấy ngày liền vẫn chẳng thấy tăm hơi. Người ta lại xôn xao bàn tán. Người thì nhất quyết nói bọn Tây khép tội nhà sư nuôi chứa quân cách mạng nên đã bắn ông và chú tiểu quăng xác xuống biển. Người lại chắc chắn thấy hai thầy trò sư được dân quân bảo vệ đưa ra khỏi vòng nguy hiểm. Có thể ông đã theo họ vào căn cứ. Dân làng bán tín bán nghi, chẳng rõ thực hư thế nào, họ chỉ còn biết nguyện cầu và chờ đợi. Thời gian trôi qua, những cây sứ già cỗi vươn cành, ra hoa trỗ sắc đã bao mùa. Duy có sư là bặt vô âm tín. Nghĩ sư đã mất, mọi người cùng nhau xây ngôi tháp vọng để tưởng nhớ và lập bài vị thờ cả hai thầy trò trong thảo am. Hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi. Biết bao cảnh tang thương dâu bể đổi dời. Chuyện chú tiểu ngày xưa trở về quả là điều không tưởng…

Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la. Mây núi điệp trùng. Dù là nơi thanh khí tu hành, nhưng cảnh trí còn nhuốm đầy màu sắc u linh chết chóc. Từ ngày hai thầy trò vị sư mất tích, chẳng mấy ai dám lui tới ngọn đồi. Duy chỉ có người mẹ mất con, một mình lang thang kiếm tìm khắp nẻo. Về già, tâm trí có phần tỉnh táo hơn và vì không còn sức xuống lên, bà ở hẳn luôn trên này. Dân làng cất căn chòi nhỏ phía sau thất để bà trú ngụ, lại chu cấp gạo muối nhang đèn để bà sinh sống hằng ngày lo khấn hương lạy Phật.

... Một bà lão già khọm, vận bộ đồ vạt màu nâu bạc đang quét gom hoa sứ. Bà dừng tay khi tôi bước tới chào:- Chú em mày lên thăm thầy phải không? Thầy đang ngồi thiền, đừng làm ồn...

Trong gian tịnh thất nhỏ, duy nhất một bức tượng Thích Ca ngồi yên vị trên chiếc bệ xi măng ám khói. Nhìn dáng dấp cùng gương mặt vị sư ngồi thiền, bất giác tôi nhíu mày:-Vị thầy còn rất trẻ, khoảng ngoài ba mươi. Đâu lý nào… Chưa tin lắm vào trực giác của mình. Song rõ ràng đây không thể là chú tiểu năm xưa. Như vậy điều thần kỳ mà người ta nghĩ, họa chăng chỉ nằm trong giấc mơ và tâm tưởng của người mẹ già mà thôi.

 

Ngọn đồi Hoa Sứ bây giờ khác xưa nhiều lắm. Một vị thầy người địa phương cám cảnh phong thủy hữu tình tìm đến lưu trú tu niệm, sau đó mở Đạo tràng niệm Phật khuyến hóa người dân trong vùng. Năm nay nhân ngày giỗ nhà Sư, luôn thể thầy khánh thành ngôi chánh điện vừa được tôn tạo, và lập đàn chẩn tế cầu siêu bạt độ cho những vong hồn chết oan. Thượng tọa Nhất Thiên có về dự lễ. Chúng em rất mong thầy

Cậu học trò viết thư kể về vùng biển quê mình. Những ngày lưu trú nơi ấy, tôi thường lên đồi đàm đạo cùng thầy Nhất Thiên. Sau này trở nên thân thiết hơn, tôi mới nói lên điều ngờ vực trong lòng, thầy cười lớn:- Dĩ nhiên là ai cũng dễ dàng nhận ra, chỉ có bà lão… Mới đầu tôi định ra vùng này dưỡng bịnh ít tháng. Khi nghe người ta kể câu chuyện thương tâm nên động lòng và cũng vì tò mò. Khi tôi lên đây thì thấy bà đang quỳ lạy Phật rất thành tâm nên buột miệng kêu lên:- Mẹ! Bà lão quay lại, sững người nhìn tôi giây lát, rồi bất ngờ sụp xuống ôm chầm lấy chân tôi nức nở:- Phải con về đó không. Mẹ chờ con suốt bao nhiêu năm nay. Mẹ lạy Bồ Tát, xin cho con trở về… Bồ Tát thật linh ứng. Con ơi!

Thấy bà lão đáng thương quá, tôi không thể làm gì khác hơn. Có lẽ từ nhiều kiếp xa xưa, tôi và bà đã là mẹ con. Phật nói chúng sanh luân hồi qua lại cũng từng làm cha mẹ con cái với nhau. Từ ngày nhận con, bà gần như hồi phục.

Tôi hỏi:- Nhưng ... e rằng rồi đây, bà sẽ biết mình ngộ nhận.

Thầy gật đầu :- Người bình thường đôi khi còn ngộ nhận... huống là. Có lẽ nghiệp lực của bà lão đang đến hồi xoay chuyển. Hằng ngàychuyên tâm niệm Phật nghe kinh, vui sống với hiện tại là được rồi. Tôi đến đây chỉ để trợ duyênvượt qua mọi khoảnh khắc cuối đời.

 

Sau khi bà lão mất, tôi cùng vị thầy cũng rời xa xóm biển. Cuộc sống vẫn bình lặng như bao giờ. Điều diệu kỳ hy hữu dù không xảy ra, nhưng bao đau khổ chấp mê của một đời... thoáng chốc tan biến theo sương khói trần gian mộng ảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1180)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1382)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1450)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1483)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1378)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1322)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1136)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1245)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1236)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1320)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1339)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1408)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1276)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1384)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1283)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1248)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1315)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1245)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1421)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1679)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1369)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1670)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1273)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1189)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1404)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1264)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1321)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1471)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1710)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1724)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1529)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1728)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1406)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1375)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 1892)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1466)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1418)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1371)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1345)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1441)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1292)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1548)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1535)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1406)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1409)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1301)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1697)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1455)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant