Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại

07 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 15971)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại

CHÙA TỪ ĐÀM từ QUỐC NỘI đến HẢI NGOẠI

Thượng tọa THÍCH NGUYÊN SIÊU

 Ai trong chúng ta có được cơ duyên một hôm nào đó nghe tiếng chuông chùa công phu từ sáng sớm, hay quỳ gối chấp tay nơi chánh điện chiêm bái từ dung của Đấng Thế Tôn đang ngự tọa trên đài sen mà thấy cõi lòng thanh thản, an nhiên thoát tục :

 “Cửa Phật đây rồi tôi đến đâ

 “Van xin nước tịnh gội đêm say

 “Tôi người mê muội ham cùng cả

 “Xóa nhạt trăm năm hận một ngày”

 Thanh Tịnh

 Đa số các ngôi chùa Việt Nam đều mang những sắc thái biểu trưng cho nền văn hóa và kiến trúc nghệ thuật truyền thống dân tộc Việt, vì thế rất ít những ngôi chùa chịu ảnh hưởng cấu trúc nước ngoài, nhất là các ngôi chùa xứ Huế lại càng đậm nét văn hóa đặc thù của xứ thần kinh.

 Chúng ta hãy thử làm một cuộc hành hương qua các ngôi chùa xứ Huế, để được hòa nhập vào không khí trang nghiêm u tịch linh thiêng, nhưng gần gũi gắn bó với tâm hồn đơn sơ mộc mạc của giới Phật tử chân thành nơi thôn dã và cũng thật thi vị tạo nên nguồn cảm hứng dạt dào cho các văn nhân thi sĩ khắp nơi.

 Từ bên bờ sông Hương, ngắm nhìn ngôi chùa Thiên Mụ, ngọn tháp Phước Duyên nhô cao khỏi những hàng phượng vĩ soi mình trong dòng nước xanh lơ của sông Hương danh tiếng. Ngọn tháp bảy tầng như chứa đựng, chở che, nuôi dưỡng nếp sống Thiền môn đạo hạnh, cùng tinh thần sống đạo của Phật tử nơi đây, ngọn tháp Phước Duyên ngoài giá trị tâm linh hướng thượng của Phật giáo cố đô Huế, còn mang chứng tích lịch sử thăng trầm của đất nước, trải qua bao thời đại vẫn uy nghi giữa bầu trời trong xanh xứ Huế. Tháp Phước Duyên được vua Thiệu Trị khởi công xây dựng vào năm 1844, trải qua thời gian gần 200 năm nhưng ngôi tháp vẫn hiện hữu vững chãi như tự thuở nào. Đi lần vào trong, bên phải là quả Đại Hồng Chung sớm chiều hai buổi, tiếng chuông ngân vang, len lỏi vào lòng người, vào lá hoa, sơn cùng thủy tận để làm nhân duyên thức tỉnh lòng trần :

 “Gió đưa cành trúc la đà

 Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

 Kế đến là ngôi chùa Thánh Duyên do chúa Nguyễn Phúc Tần xây dựng dưới đời Hậu Lê, năm 1648, quang cảnh thâm nghiêm, tú lệ.

 Chùa Diệu Đế, chùa Quốc ÂnSắc tứ Quốc Ân tự, chùa Báo Quốc do Hòa Thượng Giác Phong khai sơn năm 1674. Trải qua nhiều triều đại, chúa Nguyễn, Hoàng hậu Hiếu Khương, vua Minh Mạng, vua Tự Đức đã nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét kính cẩn nơi chốn Thiền môn và vào thời cận đại chùa là nơi đào tạo Tăng tài – Phật Học Đường Báo Quốc.

 Chùa Thuyền Tôn, tọa lạc trên vùng đất gần đồi núi Thiên Thai, nên thủơ xưa có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn Tự. Chùa do Tổ Liễu Quán khai sơn vào thế kỷ 18. Những thập niên năm mươi - bảy mươi của thế kỷ hai mươi, Tổ đình là trụ cột của nếp sống Tăng già, là nơi dừng chân cuối cùng sau khi công viên quả mãn của Đức Đệ Nhị Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên.

 Chúng ta hãy cùng ghé thăm chùa Từ Hiếu nơi làng Dương Xuân Hạ, xã Thủy Xuân, trên ngọn đồi thông xanh mát xen lẫn lá hoa thảo dã. Chùa được xây dựng vào năm 1843, do Hòa Thượng Nhất Định trụ trì. Vì cảm phục ân hiếu kính đối với Cha Mẹ của Hòa Thượng mà vua Tự Đức đã sắc phong “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự”. Tấm lòng hiếu thảo của Ngài đối với Mẹ già đã cảm phục được lòng vua và bao giới quần thần văn võ thời bấy giờ.

 Chùa Sắc Tứ Tường Vân nơi xã Thủy Xuân, thành phố Huế, được xây dựng bởi Thiền sư Huệ Cảnh, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 39, vào thế kỷ 19, mặt tiền ngôi chùa với cổng Tam Quan hoành tráng, với công trình điêu khắc công phu mang nét văn hóa miếu mạo triều đình vua chúa. Cổng Tam Quan như bức hoành vững chắc, che chở chánh điện làm ngôi chùa thêm vẻ hùng vĩ vững vàng bên sau trong phương thế phong thủy. Vào khoảng giữa thế kỷ 20, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết là bậc Thiền môn Long Tượng đã chấn tích hóa độ và trụ lại nơi đây để bảo trì và phát huy ngôi Tường Vân ngày thêm hưng thịnh, Tổ Ấn được xương minh, vì thế, Tổ Đình Tường Vân đã đóng một vai trò quan trọng về mặt truyền trì Phật pháp, phổ độ quần sanh nơi xứ Huế. Tổ Đình Tường Vân là nơi un đúctrưởng dưỡng bao nhiêu bậc Thạch trụ Thiền giaHòa Thượng Thích Tịnh Khiết, trong ngôi vị Đức Đệ Nhất Tăng Thống của GHPGVNTN thời bấy giờ, 1950-1964 về sau.

 Chùa Trúc Lâm, tên của khu rừng tre thời Đức Phật được đặt tên cho ngôi chùa hiền hòa thanh tịnh nơi đồi Dương Xuân. Chùa được thành lập vào năm Duy Tân thứ ba, 1902, do Hòa Thượng Giác Tiên là Tổ Khai Sơn, chùa được trùng tù năm 1931, đời Bảo Đại thứ 6. Đây là ngôi chùa đầu tiên làm Phật Học viện, đào tạo Tăng tài, và cũng là nơi thành lập Hội An Nam Phật Học trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Năm 1938, Hòa Thượng Thích Mật Hiển trong ngôi vị Trụ Trì, là bậc kỳ túc nghiêm minh trong chốn sơn môn xứ Huế, thân giáo của Ngài ngời sáng trong hàng chúng trung tôn, khẩu giáo của Ngài uy hùng như sư tử hốngChư Tôn Đức Tăng Ni thời bấy giờ đều một lòng kính trọng như một bậc Thầy cao cả nơi chốn tòng lâm.

 Các ngôi chùa xứ Huế nhiều không siết kể, chúng ta hãy tạm dừng chân trước cổng Tam Quan của chùa Từ Đàm, ngôi chùa cuối trong chuyến viếng thăm các ngôi cổ tự để được đảnh lễ cúng dường, ngôi chùa được xem là ngôi chùa quê hương tôi. Quê hương nuôi lớn đời sống tâm linh, quê hương nuôi lớn tình người Việt Nam và quê hương nuôi lớn bằng sức sống hùng dũng, từ bi tâm, bằng giáo pháp nhiệm mầu được vun trồng trong lẽ đạo.

 Từ Đàm Thời Khai Sơn Phá Thạch

 Chùa Từ Đàm cách trung tâm thành phố Huế 2 cây số về hướng Nam, thuộc phường Trường An, chùa tọa lạc trên một khu đất rộng ngang qua cầu Nam Giao đến cuối dốc Nam Giao.

 Chùa Từ Đàm được Hòa Thượng Minh Hoằng Tử Dung, dòng Thiền Lâm Tế đời 34 xây dựng vào cuối thế kỷ 17, và sau đó đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu sắc biển hiệu “Sắc Tứ Ấn Tôn Tự”. Hơn một thế kỷ sau, năm Thiệu Trị Nguyên Niên, 1841, chùa được đổi tên là Từ Đàm cho đến ngày nay.

 Ngôi chùa ẩn mình sau rặng Bồ đề gần cổng Tam Quan, nhánh Bồ đề được chiết từ cây Bồ đề chính, nơi Đức Phật thành đạo tại Ấn Độ, do bà Karpeies, chủ tịch Hội Phật Tử Pháp Kiều, đem về trồng năm 1936, và cũng từ năm này, Từ Đàm là văn phòng của Hội An Nam Phật Học, trong công cuộc phát huy nền văn học Phật giáo Việt Nam.

 Năm 1951, xúc tiến tổ chức chương trình Đại Hội 51 đại biểu Phật giáo cả nước để đi đến sự thống nhất. Điểm đặc biệt là sau ngày Đại Hội Phật giáo thế giớiTích Lan, lá cờ Phật giáo quốc tế ra đời, Từ Đàm là ngôi chùa được treo lá cờ Phật giáo quốc tế đầu tiên trong ngày Đại Hội toàn quốc năm 1951.

 Năm 1951, xúc tiến tổ chức chương trình Đại Hội 51 đại biểu Phật giáo cả nước để đi đến sự thống nhất. Điểm đặc biệt là sau ngày Đại Hội Phật giáo thế giớiTích Lan, lá cờ Phật giáo quốc tế ra đời, Từ Đàm là ngôi chùa được treo lá cờ Phật giáo quốc tế đầu tiên trong ngày Đại Hội toàn quốc năm 1951.

 Chùa Từ Đàm cũng nằm trong tiến trình xây dựng như bao ngôi chùa của cố đố Huế, từ nhiều thế kỷ trước được khai sáng bởi Chư vị Tổ Đức. Ban đầu cũng chỉ là một ngôi chùa đơn sơ, khiêm tốn, có thể là mái tranh vách đất để phụng thờ ngôi Tam Bảo, làm nơi tu học cho tứ chúnggiữ gìn nếp sống đạo truyền thống. Nhưng, khi cơ duyên Phật pháp tựu thành thì từ đó chùa được sự phát tâm ủng hộ của chư vị danh gia hay triều đình vua quan mà có được ngôi Tổ đình uy nghi nghiêm cẩn. Nhưng trải qua bao lớp bụi thời gian hưng phế, chùa đã phải nhiều lần tu bổ, trùng hưng để hình ảnh chùa Từ Đàm đi vào lòng dân tộc.

 Chùa Từ Đàm tuy không phải là một ngôi chùa lớn nhất ở Huế, nhưng Từ Đàm là nơi nhiều người biết đến và trở thành một biểu tượng đấu tranh cho hòa bình, tự do bình đẳng tôn giáo.

 Trong công cuộc hoằng pháp, ngôi chùa là nơi xây dựng đời sống tâm linh cho con người, đào tạo Tăng tài cho nhiều thế hệ kế thừa tương lai. Là nơi qui ngưỡng cho tất cả mọi căn cơ trình độ, trên tiến trình tu tập giác ngộ giải thoát. Từ đó hình ản mái chùa được gắn liền với đời sống xã hội, làng nước và người Phật tử xem ngôi chùa như ngôi nhà chung của mình. Ngôi nhà chung thiêng liêng ấy đã bao đời Tổ tiên Cha Ông đã gây dựng và để lại cho con cháu chúng ta hôm nay. Ngôi chùa là mạch nguồn khơi dậy đời sống thánh thiện, hướng thượng cho tất cả mọi người :

 “Mái chùa che chở hồn dân tộc

 Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

 Huyền Không

 Ngót một dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua, đạo Phật Việt đã nuôi dưỡngtrưởng thành hồn dân Việt từ tinh thần tu nhân tích đức, đến giáo lý nghiệp quả luân hồi, dường như đã ăn sâu, mọc rễ vào tâm tư người dân Việt Nam cho đến tiến trình tu chứng của các bậc Thiền gia Thạc đức, các bậc Thánh giả hay Tổ đức pháp phái. Từ hướng đi ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, từ ý vị thuần hòa trong nếp sống quốc gia xã hội để xây dựng một triết lý sống chân thiện mỹgắn liền với tấm lòng yêu nước thương nòi để gìn giữ xã tắc sơn hà được thái hòa thịnh trị, dân tộc được an lạc phú cường trong hình ảnh mái chùa là nơi che chở đất thiêng sông núi, hồn Việt anh linh. Nếp sống đơn sơ thanh đạm gần gũi với thiên nhiên, gió trăng mây nước với tầng lớp người nông dân cần cù một nắng hai sương, chăm lo ruộng vườn, sắn khoai rau cải thì nếp sống nhà chùa là nếp sống lý tưởng để người dân hướng thân lập mệnh trên con đường sơ cơ tu tập, biết ăn hiền ở lành, thấu hiểu tinh thần tri túc tương chao, để vui sống với những điều đã có. Từ giá trị đó, tạo thành nếp sống gần gũi thân thương trong môi trường làng xóm từ nhiều thế kỷ qua :

 “Quê tôi có gió bốn mùa

 Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm

 Sương hôm, gió sớm, trăng rằm

 Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi

 Mai này tôi bỏ quê tôi

 Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa !”

 Nguyễn Bính

 Đó là nếp sống chân thật hiền hòa, chất phác của người dân nơi thôn dã, nếp sống nhà chùa đã gắn liền với đời sống của họ, khi xa chùa là nhớ chùa, nhớ Phật, nhớ hình ảnh chùa xưa nơi làng cũ. Và giáo pháp nhà chùa cũng đã ảnh hưởng đến tinh thần hiếu đạo thảo ngay của con cháu đối với các bậc sinh thành :

 Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá

 Nhìn ra ngoài biển thấy cặp cá đang đua

 Anh về lập miếu thờ Vua

 Lập trang thờ Mẹ

 Lập chùa thờ Cha

 Ấy là nếp sống Tổ tông ngàn đời của dân tộc Việt. Một cách linh động và hoạt dụng vô cùng, hình ảnh chùa đã được xây dựng kiên cố, vững chắc trong tâm khảm của mỗi người con dân Phật tử Việt Nam. Hay chúng ta có thể hiểu trong tâm đạo thuần hậu của mỗi người Phật tử là một ngôi chùa bất diệt :

 Đất Vua, Chùa làng, phong cảnh Bụt.

 Ý nghĩa đó : tự nhiên và như vậy.

 Nếp sống chùa đã như là nếp sống ngàn đời của Tổ tông dân tộc Việt, vì nếp sống đó đã thực sự đóng góp quá nhiều xương máu của các anh hùng liệt nữ Phật tử, Quốc sư, Thiền sư ... trong công cuộc bảo vệ giang sơn gấm vóc và trở thành các thánh tử đạo hộ quốc an dân. Và còn đi xa hơn nữa, người Phật tử đã hòa mình trong nếp sống đó để niệm Phật tụng kinhchứng đắc quả thánh ngay trong hiện đời, mỗi khi tâm thành nhất niệm. Từ nếp sống thuần hòa, hiền hậu của lòng người, từ giá trị phong cảnh thiên nhiên tú lệ, từ tấm lòng tín cẩn linh thiêngý vị chân thành hòa quyện qua hai nếp sống đạo đời khế hợp bất phân sai thù để toát ra cảm quan thực tại :

 “Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt

 Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây

 Chừng giang sơn còn đợi ai đây

 Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt

 Lần tràng hạt niệm “Nam Mô Phật”

 Cửa từ bi công đức biết là bao

 Chu Mạnh Trinh

 Cửa từ bi là cửa chùa, cửa Phật, cửa Thiền, cửa Không, nơi cửa đó đã vun trồng công đức phước lành cho bất cứ ai dù hữu duyên hay vô duyên với Phật pháp đều được hóa độ, mà hình ảnh “Lần tràng hạt niệm “Nam Mô Phật” là nếp sốngniềm tin muôn đời của hàng Phật tử Việt Nam. Một pháp môn tu đã in sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, tầng lớp người dân, để rồi lời thơ tuôn trào khi xúc cảnh, thì tâm niệm niệm Phật, tưởng Phật cũng theo đó mà hiện thân thành thi ca văn học nước nhà.

 Đó là hành trạng của ngôi chùa nói chung, nhưng đặc biệt nơi đây, Từ Đàm còn là một ngôi chùa lịch sử, mang nhiều chứng tích thời đại, là nơi, tựu điểm của nhiều biến cố thế nhân, đã đánh dấu một chặng đường dấn thân để giải trừ pháp nạn. Trên chặng thời gian đó, Từ Đàm đã hóa thân vào đời ác năm trược để mang tình thương yêu đến những kẻ ác tâm bạo lực. Từ Đàm đã mở rộng vòng tay cưu mang những người gặp tai ương hoạn nạn. Từ Đàm chỉ có một tâm ấy là tâm Đại Bi, tâm Từ được trang trải rộng khắp. Chính vì tấm lòng bao dung, vị tha, hy sinh tất cả để những cầu mong vạn loài sinh linh được thanh bình an lạc mà Từ Đàm được tôn vinh là “Từ Đàm Quê Hương Tôi”. Quê hương mới nuôi lớn dân tộc. Quê hương mới đầy đủ ý nghĩa tự tình nước non. Và quê hương mới đáng yêu qua những hình ảnh quen thuộc thân thương, đôn hậu để trở thành câu hỏi :

 Một ngàn hai trăm năm mươi bậc Tổ Sư nối truyền mạng mạch Chánh pháp, khé cơ, khế lý, tùy thuận quốc độ, căn cơ chúng sanh.

 “Quê hương là gì hở Mẹ

 Mà cô giáo dạy phải yêu

 Anh về lập miếu thờ Vua

 Quê hương là gì hở Mẹ

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 Và quê hương đó :

 “Quê hương mỗi người chỉ một

 Như là chỉ một Mẹ thôi

 Đỗ Trung Quân

 Từ Đàm đã giữ vai trò “chỉ một” đó mà hôm nay, những người Phật tử đang sống nơi hải ngoại, ai đã một lần được nghe bài hát: “Từ Đàm Quê Hương Tôi” thì không thể không ngậm ngùi nhớ đến Quê Hương. Không thể không mở rộng vòng tay ôm Quê Hương vào lòng để cảm nhận Quê Hương mình nghèo cơm ăn áo mặc nhưng không nghèo tình tự nước non, Quê Hương mình nghèo đất cày lên sỏi đá của xứ miền Trung nhưng không nghèo hồn thiêng sông núi, liệt nữ anh hùng và Quê Hương nghèo đầu phải đội trời chân đạp đất một nắng hai sương, nhưng không nghèo tấm lòng hy sinh bảo vệ giang sơn, hộ trì Phật pháp. Từ Đàm đã gắn liền với dòng sử mệnh nước nhà.

 Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

 Chuyển mình qua khúc quanh lịch sử của đất nước, Đạo Phật cũng không tách khỏi phận mình ra khỏi thân phận của dân tộc, như nước chảy thì bèo trôi. Đạo Phật đã cùng trôi theo dòng lịch sử dân tộc Việt, vì thế trên những con tàu đánh cá vượt biên đã mang theo Chư Tôn Đức Tăng Ni đến tị nạn các quốc gia thứ ba, và từ đó quý Ngài tùy duyên hoằng pháp lợi sanh.

 Khi nhân đã đủ, thuận lợi trên con đường hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp thì quý Ngài hạ thủ công phu, khai sơn phá thạch để tạo dựng một ngôi Già Lam Phạm Vũ, ngôi Tự viện, Thiền viện để nương nơi đó làm phương tiện truyền trì mạng mạch Phật pháp. Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa đã dừng chân đứng lại, trụ tích nơi Dallas, Texas để kiến lập ngôi Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại tôn kính trang nghiêm là một đạo tràng tu học cho Tăng tín đồ tại địa phương cũng như các tiểu bang và các quốc gia khác trên thế giới. Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại là một trong những cơ sở mang nét đặc thù nền văn hóa Phật Việt và đầy đủ tính chất tự tồn để lưu truyền nền văn hóa Phật giáo nơi hải ngoại.

 Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại được thành lập vào tháng 10 năm 1983 tại thành phố Irving, Dallas, Texas, Hoa Kỳ, nhưng mãi đến mùa thu năm 1992 mới vận động tài chánh để xây ngôi chánh điện, và đến ngày 9 tháng 4 năm 1995 cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên khai công kiến tạo.

 Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại nằm ven thành phố, không quá xa nơi núi đồi hẻo lánh, và cũng không ở giữa lòng phố xá nhộn nhịp ồn ào, vì thế Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại đã giữ được vị thế thuận lợi cho khách thập phương, cho những người muốn tìm cầu không khí tĩnh lặng thanh tao cho tâm hồn và cũng dễ dàng cho một đạo tràng tu học, thọ bát quan trai hay niệm Phật, tọa thiền của Phật tử, để nhớ lại mình là người con Phật đã thọ tam quy mà trong Kinh Hoa Nghiêm đã dạy : “Quy y Phật rồi thì nguyện làm cho chúng sanh lý giải đại đạo, phát vô thượng tâm; quy y pháp rồi thì nguyện làm cho chúng sanh thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển, quy y Tăng rồi thì nguyện làm cho chúng sanh thống lý đại chúng tất cả vô ngại” (Người Tại Gia - Thích Trí Quang).

 Ấy là bổn phận của người con Phật nói chung, tất cả chúng ta đều có bổn phận, trách nhiệm hộ pháp. Hộ pháp để ngôi Tam Bảo được cửu trụ thế gian, lợi lạc hữu tình. Hộ pháp để duy trì đời sống tâm linh ngày một thêm cao thượng. Hộ pháp để duy trì bảo tồn dòng lịch sử truyền thừa của Chư vị Lịch Đại Tổ Sư hơn 2000 năm qua và hộ pháp để tiếp tục tạo dựng và bảo lưu nền văn hóa Phật Việt trên miền đất mới được phổ cập lan xa đến mọi tầng lớp người nơi đây.

 Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại như là một hình ảnh gần gũi, sống động trong từng tâm thức mọi người, như mái nhà tâm linh trong những mái nhà tâm linh khác của quảng đại quần chúng Phật tử, mà mỗi khi chúng ta bước chân đến viếng chùa, lễ Phật thì hình ảnh mái chùa nơi đây đã gợi lại bao hình ảnh mái chùa cổ kính, u tịch nơi quê nhà, chất chứa bao nỗi niềm từ thuở ấu thơ. Suốt một quãng đời bảy tám mươi năm, giờ mình vẫn là người Phật tử thuần thành, là cột trụ của nếp sống Phật pháp của đàn con cháu, để từ đó giá trị ngàn đời của tự tình nòi giống Tổ tông được giữ gìn truyền đạt. Đàn con lũ cháu đều biết Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại là hình ảnh biểu tượng của Từ Đàm cố đô Huế, là quê hương yêu quý ngàn đời của người Phật tử Việt Nam.

 Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại ẩn mình bên hàng trúc xanh để nghe lời kinh công phu buổi sớm mà hóa thân làm vị Bồ Tát A Nan nguyện dấn thân vào đời cứu độ chúng sinh thoát khỏi cảnh thương đau. Lời nguyện rằng :

 “Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh

 Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập

 Như nhứt chúng sanh vị thành Phật

 Chung bất ư thử thủ nê hoàn.”

 (Kính thỉnh Đức Thế Tôn chứng minh cho con, đời ác năm trược con xin vào trước. Ngày nào còn có một chúng sinh chưa thành Phật, thì con nguyện sẽ không chứng đắc quả vị Niết Bàn)

 Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại vươn cao để hứng gió thoáng mây chiều mà nghe tiếng chuông đêm nhẹ nhàng thanh thoát tận cõi u minh, đến tận cõi núi Thiết Vigiải trừ nghiệp ác của ba đường khổ lụy.

 Lời Kinh cầu nguyện :

 Nguyện tiếng chuông này vang khắp cõi

 Thiết Vi u ám thảy đều nghe

 Nghe rồi thanh tịnh chứng viên thông Phật

 Tất cả chúng sanh thành chánh giác

 Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ

 Trí huệ lớn, Bồ đề sanh

 Lìa địa ngục, khỏi hầm lửa

 Nguyện thành Phật, độ chúng sanh

 Án Dà Ra Đế Da Tóa Ha.

 Nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Lòng Bồ đề nhuận thắm muôn nơi.

San Diego, 15 tháng 12 năm 2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1306)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1590)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2086)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1840)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1206)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1387)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1392)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1670)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1442)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1311)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1461)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1390)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1706)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1417)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1359)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1374)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1452)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1634)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1533)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1486)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1351)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1447)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1152)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1908)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1333)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1495)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2836)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1498)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1673)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1550)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1994)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1534)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1732)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1938)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2114)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1586)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2556)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1666)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1844)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1792)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1549)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2300)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1738)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1794)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1667)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2037)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2021)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2170)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1670)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1988)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant