Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khoảng lặng trong tâm hồn

04 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11395)
Khoảng lặng trong tâm hồn


Nói không được

Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...

Đã biết là "bất khả" mà vẫn cứ tò mò truy tìm mọi ngóc ngách, đó là cái nghiệp của chúng sinh, nhất là người làm khoa học, không dễ tin nếu chưa được "chứng minh". Điều này quả thật hợp ý Phật. Phật đã chẳng luôn nhắc nhở ta đừng vội tin, phải thể nghiệm đi cái đã, phải trực tiếp lấy thân tâm mình làm cái "labo" để mà quan sát ngắm nghía cho thật thấu đáo đó ư? Phật đã chẳng luôn nhắc nhở ta phải tinh cần, tinh tấn, phải thực hành, không được lơ là, chểnh mảng đó ư? Thú vị là, khi còn có thể "thuyết" được thì chỉ mới tới được cái vỏ ngoài, còn tới được chỗ thâm sâu, cốt lõi bên trong hẳn là phải im lặng, phải ú ớ, phải hỏi một đằng trả lời một nẻo, hoặc tốt hơn cả là phải "tu rị, tu rị...", nghĩa là "im lặng, im lặng....". Tóm lại là nói không được, là bất khả thuyết!

Khi Phật phát hiện ra con đường dẫn đến an vui, hạnh phúc, chính Ngài cũng ngại ngùng không muốn tiết lộ, không muốn bày tỏ vì con đường quả thậttuyệt diệu nhưng lạ lùng quá, ngược đời quá khó có ai tin, có khi còn gây phản ứng ngược. Mãi sau Ngài mới chịu nói ra, và dĩ nhiên rất đắn đo, nói từng phần, với mỗi người một cách khác nhau, tuỳ đối tượng. Sau này thường khi chứng ngộ rồi, các thiền sư mới chịu chọn một vài học trò để truyền đạt, mà cũng ít chịu truyền, vì truyền không dễ, bởi nhiều điều "nói không được". Học trò phải quan sát trực tiếp ở thầy và phải thực hành miên mật. Có học trò uyên thâm mà không tới đâu cả, loay hoay không thoát; có học trò giã gạo, nấu cơm, không biết chữ mà đại ngộ. Học giả trí thức, có bằng cấp cao cũng chẳng đến đâu, còn người hàng thịt, một hôm buông dao thành Phật. Cho nên tin không dễ.

Trong kinh Kim Cang, Phật và Tu Bồ Đề, hai thầy trò đối đáp như kiểu "role play", sắm vai để giảng dạy thật hấp dẫn - trước đó, Phật đã lặng lẽ "demonstration" (trình diễn) một màn rất ấn tượng là bưng bình bát đi khất thực trong thành Xá Vệ nhưng không phải ai trong hội chúng cũng nhìn ra. Có lúc, hình như người học trò Tu Bồ Đề giả bộ hoang mang, không tin người đời sau có thể hiểu nổi và thực hành được những lời Phật dạy thì Phật quở: "Chớ nói vậy! Ông chớ nói vậy?". Người đời sau còn "thông minh" hơn, còn nhiều điều kiện hơn, dĩ nhiên là còn nhiều khổ đau hơn để mà hiểu Phật. Lạ lùng là nhiều người trẻ ngày nay hiểu Phật rất nhanh - không phải là cái tin dị đoan mê tín đâu, mà tin một cách khoa học - như là một phương thuốc chữa bệnh tâm thần cho thời đại, giúp cho con người không dấn mình thêm vào những nỗi khổ đau, ưu phiền, sợ hãi; giúp con người hạnh phúc hơn; tạo một môi trường xã hội tốt đẹp hơn và môi trường thiên nhiên an lành hơn. Những người trẻ thậm chí mới đôi mươi, đặc biệt ở phương Tây ngày nay có vẻ hiểu Phật, thấm Phật và hành Phật hơn cả ở phương Đông.

Nỗi khổ đau của kiếp người thật vô vàn, và dĩ nhiên hạnh phúc cũng vô vàn không kém, thậm chí cái chuyện được làm người trên cõi đời này cũng đã là chuyện hy hữu, thế mà lạ thay, chúng ta chỉ thấy những khổ đau, chỉ nguyền rủa cuộc đời, cay đắng với bản thân mình, và có vẻ như rất khoái gặm nhấm những nỗi khổ đau kia, mà quên đi, lờ đi những niềm hạnh phúc: “Rồi bị thương người ta giữ gươm đao/Không muốn chữa không chịu lành thú độc” (XuânDiệu). Cái "thú độc" đó có khi còn được gọi là "thú đau thương", được con người ca tụng, nâng niu, vun vén, hưởng thụ...đã bao đời!

Cứ hỏi một người đi, hỏi anh ta có hạnh phúc không, anh ta sẽ sung sướng kể cho nghe triền miên những điều bất hạnh. Còn nếu hỏi anh ta những điều bất hạnh, anh ta sẽ sung sướng kể cho nghe biết bao nỗi khổ đau. Con người sống trong cái khổ như vậy, loay hoay với cái khổ như vậy, thoát ra không dễ. Một số không nhiều "ngộ" được cái khổ đau kia chính là mầm mống của hạnh phúc phiền não kia là "nguồn lực" của Bồ đề. Cho nên, có người tìm được con đường, vạch ra con đường, chỉ ra con đường, làm sao không cảm kích. Mà thú vị, con đường đó không ở đâu xa, có sẵn đó rồi ở trong ta thôi. Cho nên, người chỉ đường nói, chả có pháp gì đâu mà bày vẽ chả có cái gì giành được, lấy được, chiếm được để mà khoe khoang. Con người đó mới thật dễ thương làm sao. Con người đó bỏ vương quyền, bỏ nhà bỏ cửa lên rừng, lội suối trèo đèo, nhịn đói nhịn khát, có lúc chỉ còn xương bọc da, sờ bụng thì đụng xương sống, có lúc sống trong nghĩa địa, để bọn trẻ chăn trâu nhổ vào mặt (…), rồi ngộ ra một điều thú vị, sảng khoái, thấy con người đáng sống, đáng hạnh phúc. Con người đó đã biết từ bỏ, dám buông bỏ, đã kiên trì, đã kham nhẫn, đã thiền định, đã vượt thoát bằng con đường trì tuệ, và điều quan trọng là không giữ cho riêng mình mà chia sẻ cho tất cả chúng ta, chẳng đáng quý ư? Thậm chí, có lúc không thể nói lên được bằng lời thì Ngài đưa lên một cành hoa và im lặng. Cái sự trao truyền trong im lặng này mới thật là tuyệt diệu, nó làm cho ta được tự do khám phá. Khám phá không ra thì ta… ú ớ, khám phá ra rồi thì ta càng ú ớ, càng nói không được.

Con đường an tịnh

Trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng có thể có những chút "giác ngộ": đời là vô thường, là bóng câu qua cửa sổ, là bọt bèo, là giấc mộng! Nhưng ta chỉ giật mình “ngộ" một chút rồi quên, rồi "trôi lăn" theo những tham sân si, những quấn quít chằng chịt vô cùng hấp dẫn không sao thoát nổi kia! Ngay những triết gia quay quắt tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, sự hiện hữu của kiếp người cũng vẫn loay hoay với bao triết thuyết rồi đâu vào đó. Phải có một con đường khác. Phật khẳng định có con đường khác đó: "Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…”. Đó chính là con đường hạnh phúc trải nghiệm của đức Phật, với nụ cười tự tại trên môi, nhất quán, xuyên suốt 45 năm tận tụy sẻ chia cho mọi người từ ngày thành đạo. Đó là con đường thực nghiệm, thể nghiệm, không lý thuyết suông, không hý luận, được kiểm chứng và có tính phổ quát. Những lời dạy cuối cùng của Phật cùng các đệ tử cũng đã không quên nhắc lại "con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh..." này, bởi sợ rằng sau này người ta lại dễ rơi vào tranh luận, hý luận, mà quên thực hành, để đi vào trăm ngả thị phi. Con đường đó chính là Thiền địnhThiền quán.

Thiền có lẽ đã có từ rất lâu đời. Có lẽ ngày xa xưa con người tự dưng phát hiện ra những giây phút rơi vào trạng thái sảng khoái, siêu thoát nào đó, một trạng thái "hỷ lạc" nào đó, nói không được, mà chỉ có thể cảm nhận, trực nhận bởi chính bản thân mình, rồi tích lũy kinh nghiệm, truyền đạt lại cho nhau bằng nhiều cách. Chính đức Phật, trong khi tìm kiếm con đường giải thoát, tình cờ nhớ lại tuổi ấu thơ của mình có lần đã rơi vào trạng thái sơ thiền mà nhanh chóng phát hiện ra con đường thiền riêng của mình, con đường không những “diêt trừ khổ ưu” mà còn dẫn đến “thành tựu chánh trí”, giải thoát rốt ráo. Trước đó ngài đã từng rời bỏ những con đường thiền khác. Rõ ràng thiền đã có từ xa xưa nhưng thiền Phật giáo có những sáng tạo riêng rất đáng nghiên cứuthực tập. Không phải vô cớ mà ngày nay các trung tâm y khoa lớn trên thế giới đưa thiền vào giảng dạy như một liệu pháp hữu hiệu chữa trị nhiều thứ bệnh thời đại.

Thế nhưng đọc cả chồng sách luận về thiền càng dễ tẩu hỏa nhập ma, bởi có lẽ nó là cái gì đó “bất khả thuyết" và đặc biệt "bất khả đắc" khi ta nóng lòng muốn "chộp" lấy nó!
Nói cho cùng, thiền có vẻ thật đơn giản mà không giản đơn chút nào. Nó như thách thức những nhà triết học, các học giả, mà lại mỉm cười với anh hàng thịt, người gánh rau, bởi nó đòi hỏi sự chuyên tâm thực hành, thể nghiệm trên chính bản thân mình hơn là ngàn chương khảo luận.

Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati), Nhập tức xuất tức niệm (ànàpànasati) với một động tác cốt lõi: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra, thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn... Tóm lại, quán sát hơi thở, hay đặt chánh niệm vào hơi thở. Chỉ có vậy Mà vô vàn. Mà nói không được.

Dù gọi là Thiền (Việt) hay Chan (Hoa), Zen ( Nhật)... thì cũng đều do dịch âm từ Dhyana (Sankrist) hay Jhanas (Pali). Theo ngữ nguyên thì Jha là nhìn, là quán sát hay quan sát và Ana là thở, hơi thở, khí. Vậy, Jhanas hay Dhyana chính là quán sát hơi thở. Đơn giản vậy mà không giản đơn chút nào Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại như là một chìa khóa căn bản. Phải mở cái cửa này đã rồi các cửa khác mới mở tiếp được.Vấn đề là tại sao và cách nào để chỉ từ một việc có vẻ rất giản đơn là quán sát hơi thở lại có thể dẫn tới tuệ giác? Quán sát hơi thở thì có gì hay? Tại sao không quán sát các đối tượng khác? Thật ra thì quán sát cái gì cũng được cả, bởi tất cả đều là "pháp". Nhưng quán sát hơi thở thì có điều kiện dễ thấy "ngũ uẩn giai không" tức vô ngã hơn. Vô ngã ở đây không còn là một ý niệm, một khái niệm mà là một trạng thái.

Dĩ nhiên để thấy "vô ngã" thì phải từ "ngã". Nên tốt nhất là chọn một đối tượng sẵn có ngay trong bản thân mình. Chẳng hạn như tâm mình, thân mình. Nhưng tâm thì nhảy nhót triền miên, khó bắt dừng lại để quán sát; còn thân thì lục cục đi đứng nằm ngồi đâu có dễ mà chăm chăm dòm ngó! Tim đập cũng lúc nhanh lúc chậm, nhưng khó thấy, khó can thiệp. Dạ dày thì làm việc âm thầm, ngoài ý muốn, khó quan sát. Các bộ phận khác cũng vậy. Trừ hơi thở! Hơi thở dễ quan sát nhất vì nó nằm ngay trước mũi mình, ngay dưới mắt mình! Lúc nào cũng thở. Đi đâu cũng thở. Quan sát nó thì không ai nhìn thấy, chỉ riêng ta với ta thôi! Mỗi phút lại phải thở cả chục lần. Lúc mau lúc chậm, lúc ngắn lúc dài, lúc phì phò lúc êm dịu. Hơi thở lại gắn với cảm xúc! Rất nhạy với cảm xúc. Trước một cảnh đẹp, ta "nín thở". Lúc lo âu, ta hổn hển. Lúc sảng khoái ta lâng lâng. Lúc sợ hãi, hồi hộp ta thở nhiều kiểu khác nhau, muôn hình vạn trạng. Như vậy, thở gắn với tâm trạng, gắn với cảm xúc, thay đổi liên tục. Và nhờ đó mà thấy vô thường. Quan sát hơi thở do vậy ta quan sát được cảm xúc, tâm trạng. Nói khác đi, quan sát được cái tâm ta. Tâm quậy phá, tâm lộn xộn, tâm an vui ta biết hết! Thở cũng lại gắn với hoạt động của cơ bắp: khi mệt, ta mệt "bở hơi tai", muốn đứt hơi, muốn hết hơi! Lúc đó ta chỉ mong được... xả hơi! Do vậy mà quan sát hơi thở ta quan sát được cái thân ta. Thân mệt, thân khỏe, thân an vui ta thấy biết hết! Rõ ràng chỉ có hơi thở mới là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân và tâm ta. Không chỉ thế, thở còn vừa là ý thức, vừa là vô thức. Lâu lâu muốn ngưng chơi một chút cũng được, nhưng đến một lúc, nó tự động thở. Như không cần ta, như ở ngoài ta, như không phải ta. Nói khác đi, quan sát thở, ta có dịp đào sâu xuống...vô thức. Chẳng hạn thở gắn liền với sự sống chết. Còn sống là còn thở, chết là hết thở, là tắt thở, là ngừng thở. Mở mắt chào đời, thở vào; nhắm mắt lìa đời thở ra. Mỗi hơi thở như một kiếp sống, một đợt sóng lăn tăn nối tiếp. Mỗi hơi thở vào ra trung bình khoảng 5-10 giây. Mỗi giây, trong cơ thể con người đã có hằng trăm triệu tế bào hồng cầu bị hủy diệt và hằng trăm triệu hồng cầu khác được sản sinh. Thở có thể làm chuyển biến tâm trạng ta, chuyển hóa cảm xúc ta, cả hành vi ta. Nó tác động hai chiều như một phản ứng hóa học! Đang giận, đang tức cành hông, mà kịp tập trung quán sát hơi thở của mình thấy nó kỳ cục, tức cười, bèn thở chậm lại, quên giận lúc nào không hay! Quán sát hơi thở lôi kéo ta về hiện tại tức khắc, điểm hưng phấn trên vỏ não đã bị dịch chuyển! Nói cách khác, ta có thể dùng hơi thở làm trung gian để kiểm soát thân tâm ta, làm cho tâm yên ắng (an tịnh), thân êm ắng nếu muốn!

Ta biết hô hấp không phải xảy ra ở phổi mà ở từng tế bào. Cơ thể ta có hằng vạn tỷ tế bào. Hô hấp diễn ra trong từng tế bào, ở đó, các phản ứng hóa học dùng oxy từ phổi đưa vào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt độngtồn tại. Người lao động nặng cần năng lượng gấp ba bốn lần người bình thường, trong đó hoạt động cơ bắp đã chiếm hết một nửa. Riêng não bộ, với trọng lượng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 2% thể trọng mà đã tiêu dùng đến 30% khối lượng oxy đưa vào cơ thể. Giận dữ, lo âu, sợ hãi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Cho nên những lúc đó ta dễ cảm thấy kiệt sức, rã rời là vậy! Ngủ là cách giảm tiêu hao năng lượng, nhưng vẫn còn co cơ, vẫn còn chiêm bao. Một đêm ác mộng sẽ thấy bải hoải toàn thân khi thức giấc? Thiền giúp tiết giảm tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể, hơn cả giấc ngủ. Một khi cơ thể giảm tiêu thụ năng lượng thì các tế bào được nghỉ ngơi, nên toàn thân cảm thấy nhẹ nhàng sảng khoái. Trạng thái nhẹ nhàng sảng khoái đó xảy ra trên từng tế bào của cơ thể, một cảm giác lâng lâng dễ chịu toàn thân của hành giả, phải chăng chính là trạng thái hỷ lạc (thiền duyệt)?

Khi thân thể đã hoàn toàn thư giãn, buông xả, thì có vẻ như chỉ còn phần "khí" vận hành. Khí đó từ bầu khí quyển, từ vũ trụ, từ thiên nhiên. Các sinh vật cùng chia sẻ một cách... bình đẳng, theo nhu cầu. Ta hút lấy oxy của không khí, lại tạo ra carbonic; trong khi cây cỏ hút carbonic lại tạo ra oxy. Con thằn lằn, con tắc kè, con ễnh ương... cũng phình ra xẹp vào như vậy. Bầu khí quyển vẫn không thay đổi, không thêm bớt từ ngàn xưa. Nhưng chính con người làm hại môi trường sống của mình, tiêu diệt cây xanh, đến nỗi phải mua từng bình oxy mà hít?

Phổi ta hoạt động như cái piston để bơm khí vào ra. Áp suất âm, khí được hút vào; áp suất dương, khí được đẩy ra, Có một thời điểm ngắn, ở đó, áp suất cân bằng, không âm không dương, khí bên trong phổi và ngoài phổi là một: kho trời chung mà vô tận của mình riêng (NCT).

Tự mỗi người phải thực hành và cảm nhận, tự thể nghiệm, tự chứng nghiệm.

“Pranasati…”

Đối với tôi, cụm từ bí hiểm mà có sức...hấp dẫn nhất là "hành thâm Bát Nhã" trong Tâm kinh: "Quán Tự tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.

Bát nhã là gì? Ba la mật là gì? Làm sao mà có thể giúp "chiếu kiến ngũ uẩn giai không"? Tại sao các vị học Phật uyên thâm, các vị đại Thiền sư như Cưu-ma-la-thập, Huyền Trang lại không dịch mà chỉ phiên âm Bát-nhã ba-la-mật từ "Prajna paramità" của tiếng Phạn? Hẳn có điều chi khó nói. Nói không được. Nói không được bởi sợ nói không hết ý, còn có thể bị hiểu lầm, sinh chuyện! Cho nên các vị thận trọng, giữ nguyên âm, để mỗi người tự tìm lời giải đáp cho mình. Rồi "hành" là gì? "thâm" là gì? Cách nào? Một người thực sự tu hành thì chẳng ai cần thắc mắc lôi thôi như vậy. Nhưng một người bình thường, nhất là một người thầy thuốc như tôi, bị "méo mó" nghề nghiệp, không thể không mày mò tìm kiếmcho biết là "bất khả đắc"!. Có một "cơ chế' gì không? Có một "công thức" gì không, như của Einstein chẳng hạn để chuyển hóa vật chất thành năng lượng? Thử nhìn từ góc độ y sinh học, mối liên quan giữa thân và tâm, giữa Khí và Trí (Bát nhã) xem sao. Dĩ nhiên ta biết trí Bát nhã ở đây không phải là cái trí "thông minh", cái kiến thức tích cóp thông thường. Một người thông minh có thể dùng suy luận để hiểu duyên khởi, hiểu không, hiểu vô ngã, nhưng đó chỉ là cái hiểu bằng ý niệm, bằng khái niệm. Và như vậy, không thể "độ nhất thiết khổ ách" được! Bởi không, vô ngã ở đây phải là một trạng thái, một thứ thấy biết từ trong định, trong tuệ.

"Hiệu quả sẽ chứng minh- Edward Conzé, người dịch kinh Kim Cũng sang tiếng Anh hơn nửa thế kỷ trước nói vậy- chính trong đời sống hàng ngày, ta sẽ thấy hiệu quả?". Tôi cũng thấy vậy! Phải được kiểm nghiệm trong đời sống hằng ngày. Phật giáo không là một tôn giáo thần bí, một triết học viễn mơ, mà là một khoa học, thực nghiệm, thể nghiệm, gắn với đời sống con người, hạnh phúc con người. Phật dạy đừng bàn phiếm nữa. Thực hành đi, rồi tự thấy, tự biết. Hãy đến, thử rồi biết! Nó sẵn có đó rồi. Đừng tìm đâu cho mất công. Hãy quay về nương tựa chính mình. Nghe có vẻ lạ lẫm. Nhưng quả đúng như vậy. Bởi nói cho cùng, ai có thể thở giùm ai? Ai có thể "thiền" giùm ai? Ai có thể "quán" giùm ai? Chuyện xưa kể không ít trường hợp có người không tin, tìm đến Phật để tranh luận. Phật bảo xin ông làm ơn thử cách của tôi một thời gian, rồi sau đó hãy tranh luận. Thử xong, nhiều người quỳ xuống đánh lễ, xin làm đệ tử, không nhắc tới chuyện tranh luận nữa! Có vẻ đơn giản, nhưng thực ra không giản đơn chút nào, bởi phải hết sức miền mật, hết sức chăm chút. Phải thực sự "hành" và thực sự "thâm". Phải ngấm sâu vào "từng tế bào" của cơ thể để chuyển hóa thân tâm và từ đó có thể phát hiện ra bao điều kỳ diệu, không chỉ "diệt trừ khổ ưu mà còn "thành tựu chánh trí". Dĩ nhiên cần có khá nhiều điều kiện hỗ trợ. Bởi luôn luôn gặp vô số những trở ngại cần phải vượt qua. Mà, trở ngại lớn nhất chính là muốn "thủ đắc", trong khi nó vốn "vô sở đắc".

Quán niệm hơi thở (Nhập tức xuất tức niệm) chỉ là bước đầu dẫn đến Định, nhưng để vượt qua, đến Tuệ thì còn phải quán niệm ở những tầng sâu hơn, xa hơn. Trong nhịp thở bình thường của chúng ta, trước mỗi giai đoạn thở vàothở ra có một quãng lặng, nghỉ "xả hơi". Quãng lặng "xả hơi" đó ở cuối thì thở ra - trước khi thở vào trở lại- thường kéo dài hơn, thong dong hơn, nhẹ nhàng hơn, yên tĩnh hơn. Đó chính là giai đoạn "prana". Pra có nghĩa là trước và ana là thở vào (cũng có nghĩa là sau thì thở ra). Về sinh học đây là giai đoạn áp suất trong phổi bằng không (zéro). Lúc đó khí trong phổi và khí vũ trụ chan hòa thành một, không phân biệt. Prana đã được biết đến từ xa xưa. Yoga của ấn Độ, khí công bên Trung Quốc, cũng như y học Đông phương cổ đại đã nói đến. Trong yoga có pranayama, kiểm soát hơi thở. Trong thiền định, không phải là vấn đề kiểm soát hơi thởhơi thở sẽ tự kiểm soát? Hành giả chỉ "mượn" quán niệm hơi thở để dẫn đến định và những quán tưởng sâu xa hơn. Đến một lúc nào đó hành giả không cảm nhận mình đang thở nữa! Đó chính là khoảng lặng. Sự an tịnh. Sự hòa tan. Sự tan biến. Có thể nói đến một "pranasati" ở đây chăng?

Phổi như một cái máy bơm "phình xẹp" để đưa khí vào ra là nhờ có áp suất thay đổi. Khi áp suất âm trong phổi và các phế nang thì khí bên ngoài tự động tràn vào, tuôn vào, lấp đầy các phế nang, cho đến một lúc lượng khí bên trong phổi đầy dần lên thì chuyển sang áp suất dương, phổi đẩy khí ra. Lúc áp suất cân bằng nhau, hay nói cách khác, bằng "zéro" thì khí bên trong và bên ngoài hoàn toàn giống nhau. Lúc đó chính là quãng lặng, giai đoạn "xả hơi" sau mỗi lần hít thở, và không hề tốn năng lượng. Những vị thiền sư giàu kinh nghiệm (thiện xảo) thường nói đến giai đoạn thở mà như không thở, gần như ngưng thở khi vào sâu trong định. Ở đây họ đã không còn ý niệm gì về hơi thở, về không gian, thời gian, về ta, về người... Hình như đã hòa nhập vào tất cả, với tất cả, lắng đọng, thanh thoát. Tiến trình hô hấp vẫn diễn ra sâu trong các tế bào, nhưng ở mức thấp nhất, nhẹ nhàng nhất, vì nhu cầu sản xuất năng lượng không đòi hỏi cao nữa! Lúc đó cơ thể như cánh chim lượn bay, không phải vỗ cánh, như xe đang ở số không, ngon trớn, chạy không tốn xăng. Phải chăng đó là lúc thiền giả ở trong một trạng thái sảng khoái, dễ chịu gọi là hỷ, lạc. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì chưa phải là thiền Phật giáo. Thiền Phật giáo còn tiến xa hơn thế.

Bầu khí quyển chúng ta thở hôm nay so với cách đây 700 triệu năm - tức là khi có những sinh vật đơn bào đầu tiên trên trái đất- nói chung cũng chẳng khác biệt chút nào! Với người anh em đơn bào cách đây 700 triệu năm thì ta cũng cùng hút chung một thứ khí, cùng bú chung một "núm vứt vũ trụ, cùng với muôn loài khác nữa.

Khoa học đã chứng minh chuyển hóa cơ bản trong thiền thấp hơn cả trong giấc ngủ. Do vậy mà các thiền sư không có nhiều nhu cầu về các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn. Định và Giới gắn bó chặt chẽ với nhau là vậy?

Đời sống tiết độ, tri túc, kham nhẫn, tỉnh giác… phải chăng có thể góp phần giải quyết những vấn đề sức khỏe thời đại của chúng ta hôm nay?

Nguồn: Chẳng cũng khoái ru? - NXB Văn Nghệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14033)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13668)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13781)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14706)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12679)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13730)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14729)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 14959)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15039)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17916)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16032)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15852)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17481)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16586)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15904)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13457)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14234)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12501)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13006)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16667)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28847)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19417)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15005)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 13679)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13809)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12908)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19867)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14915)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13308)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13899)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 11974)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14455)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 26919)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14141)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18699)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13795)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15712)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16403)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13693)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13529)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18324)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12879)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12541)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12169)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13392)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14260)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15572)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17747)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13260)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12108)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant