Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Câu chuyện ngụ ngôn về những giá trị của cuộc sống

04 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 16526)
Câu chuyện ngụ ngôn về những giá trị của cuộc sống

Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua và một người trong họ hỏi anh ta, “cậu đang làm gì, người trai trẻ?”

“Không làm gì cả,” người thanh niên trả lời. “Không có việc gì để làm ở trong ngôi làng giản dị này.” Anh ta lượm một hòn đá và ném lên một con chim đang hót trên cành cây. “Không có chuyện gì đáng để làm nơi này, và cũng không có chuyện gì đáng để suy nghĩ.”

“Và thế là cậu ngồi ở đây và chẳng làm gì cả?” một người đàn bà tóc trắng nói. “Hãy đi và tìm điều gì quan trọng trong đời sống.” Người trai trẻ nhìn vào bà ta, nghĩ xem bà khoảng bao nhiêu tuổi. Bà ta nói tiếp, “Tìm điều gì quan trọng trong đời sống của cậu mà cậu đang sống với nó bây giờ, nó có đáng giá không chứ. Đi đi!”

Người thanh niên ngồi lại một hồi lâu nữa. Những trưởng lão đang bảo cậu điều phải làm một lần nữa. Nhưng rồi thì, bởi vì cậu ta thật sự không có điều gì khác để làm, cậu ta bắt đầu cất bước trên đường. Cậu ta nghĩ rằng mình đang bắt đầu một hành trình không phải để tìm một điều gì; chắc chắn cậu ta sẽ không tìm ra ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng anh ta sẽ rời khỏi làng.

Một trong những người thông tuệ trong làng anh ta nói rằng những bí mật của cuộc sống có thể tìm thấy trên đường từ bờ biển đên núi non. “Ô, có thể…”anh ta nghĩ khi đang bước đi. “Mọi thứ có thể tốt hơn là ở mãi tại một nơi.” Anh ta sẽ đi từ bờ biển đến đỉnh núi.

Chẳng bao lâu anh ta đến bờ biển. Bước đi dọc theo bãi biển hàng dặm. Ngắm nhìn những làn sóng vổ vào bãi bát. Lắng nghe khi nhìn những đàn chim bay trên bầu trời. Tất cả là im lặng, và rồi thì anh ta nghe tiếng thì thầm của làn gió. Anh ta dừng lại và cố gắng lắm để hiểu những ngôn từ.

Làn gió nói, “tôi là thế giới, và tôi mở rộng ra cho cậu. Tôi mở rộng ra đến những đàn chim trên bầu trời và con sao biển trong làn sóng. Tôi ở đây vì cậu và cho tất cả những động vật. Có những cơ hội cho tất cả, và không có ai là đặc biệt trong tâm tôi. Tất cả những đối tượng đều cùng dưới một quy luật. Tất cả mọi thứ phải theo quy luật của trái đất. Quyền lợi được mang đến từ sự làm việc khó nhọc, bằng sự nhận lãnh trách nhiệm mà mỗi thứ làm nên.”

Người thanh niên nghỉ rằng làn gió ngu ngơ thế nào ấy. Con người chắc chắn quan trọng hơn những tạo vật khác một cách rõ ràng. Con người đầy năng lực hơn những con chim hay những con cá hay những động vật trên cánh đồng và rừng rậm. Khi người thanh niên lắng nghe, anh ta chú ý đến làn sóng vừa đẩy một con sao biển nằm chờ chểt trên bãi biển. Anh ta khom người và nâng con sao biển từ bãi bát và ném nó trở lại làn nước của đời sống sao biển; anh ta gật đầutiếp tục bước đi. “Chỉ có những quyền lợi cho những ai nhận lấy trách nhiệm,” làn gió thì thầm bên tai anh ta. Người thanh niên tự gật đầu; anh ta cảm thấy sảng khoái tốt lành vì đã cứu con sao biển. Anh ta đã giành được cái quyền cảm thấy tử tế đạo đức về hành động của mình.

Người thanh niên bước vào một thung lũng dài và hẹp. Anh ta thấy một con gấu và một con nai tại một dòng suối. Chúng đang uống nước và người trai trẻ cảm thấy khát nước. Anh ta cầm lấy một nhánh cây nặng và dài rồi hướng đến dòng nước. Anh ta vừa định la hét đến gấu và nai và vung cành cây lên khi điều gì đấy làm anh ta dừng lại. Thật là lạ lùng – gấu và nai đang uống nước bên nhau. Anh ta buông cành cây xuống và nói.

“Tôi có thể uống một ngụm chứ?” anh ta hỏi. Gầu và nai nhìn anh ta và nói, “Hàng khối nước đấy. Không ít ỏi thiếu thốn gì đâu. Nước là của tất cả chúng ta.” Thế là người thanh niên khom người xuống và uống nước cho đã đời. Và anh ta nghe thông điệp, lập lại trong làn gió nhẹ, “Không khan hiếm; có hàng khối cho tất cả chúng ta chia sẻ.”

Người thanh niên mệt mỏi ngồi xuống để nghĩ ngơi, gấu và nai cũng đến ngơi nghĩa cùng anh ta. Anh hỏi có phải gấu và nai là bạn với nhau. Gấu nói, “Không, chúng tôi không phải là bạn, nhưng chúng tôi đã học với nhau.” Nai tiếp, “một ngày nọ gấu và tôi đến dòng suối cùng lúc. Gấu muốn nước, tôi cũng thế. Tôi đã đá gấu với những cái móng chân cứng của tôi.”

Gấu tiếp, “và tôi đã cào nai với móng vuốt của tôi. Chúng tôi đã chiến đấu cho đến khi cả hai đểu tổn thương và đổ máu.”

Nai tiếp, “Chẳng có ai trong chúng tôi vui sướngđánh nhau; cả hai chúng tôi vẫn khát nước, và cả hai đều thương tổn. Dường như tốt hơnđồng ý không đấu đá nhau nữa, và để sẻ chia nước của dòng suối.” Và làn gió thì thầm bên tai người thanh niên lần nữa, “Thật là sai lầm để chiến đấu khi cả hai cùng muốn những thứ giống nhau và khi nó cùng đủ cho tất cả.” Người thanh niên nghĩ một lúc nữa và rồi thì chia tay với gấu và nai đang ngũ dưới làn nắng ấm.

Người trai trẻ cất bước cho đến khi anh ta lại cảm thấy mệt nhọc. Anh ta tìm thấy một nơi gần bụi rậm dày đặc những bông hoa để nghĩ ngơi. Trên bụi rậm, một con bướm đang cố nhoài mình thoát khỏi chiếc kén chật chội bó chặc nó. Bị quyến rũ, người thanh niên ngồi xuống tảng đá gần bên và nhìn bướm vươn mình một cách chậm chạp. Thế rồi bướm bay ra khỏi kén. Người thanh niên nghe tiếng kêu tanh tách trong những đóa hoa trên một cành cây khác và quay đầu anh ta lại. một con bướm khác đang chiến đấu để xuất hiện. Với sự khao khát giúp đở, anh ta xé toạt chiếc kén. Con bướm bên trong chiếc kén thoát ra ngoài tự do, nhưng khó khăn mở đôi cánh của nó rồi nín bặt, và lặng im trong sự chết. Người thanh niên bất động nhìn con bướm không thể cử động. Con bướm này đáng ra phải vươn mình ra khỏi chiếc kén một cách chậm chạp, mở đôi cánh nó, phơi mình trong ánh nắng, và rồi bay đi - anh ta không cố gắng giúp đở nó. Người trai trẻ cảm thấy buồn bả. Một lần nữa anh ta nghe làn gió thì thầm trong tai: "Hãy để những kẻ khác tự làm việc của chính họ. Đừng cố gắng để làm thế họ. Đây là Quy Tắc Thép."
Thế rồi anh ta chú ý đám mây mưa trên đỉnh núi. Làn gió lạnh, gay gắt bắt đầu thổi lên. Rồi sấm chớp chói lòa trên sườn đồi, và tiếng sấm gầm thét. Khi mưa đổ xuống từ bầu trời, người thanh niên tìm nơi ẩn trú trong một chiếc hang nhỏ. Anh ta nhìn gió bảo quét ngang những chiếc lá của một cây sồi to lớn vững chắc và thấy cả cây đồ sộ ấy gãy ngang. Anh ta nhìn một cây liễu cong mình và đu đưa, và cúi sát xuống mặt đất. Anh ta nghe cây sồi gãy đổ nói, "tôi mạnh, cứng, chắc, và bây giờ đổ gãy." Cây liễu nói, "tôi mềm mại, uyển chuyển, tôi là món trò chơi của làn gió. Tôi uốn mình." Khi cơn bảo im dịu xuống, người thanh niên nghe một giọng thì thầm, "uốn mình xuống như cây liễu hiện tại; rồi vì thế cậu có thể ngắm những thứ to lớn và học từ chúng mà không gãy đổ."
Chẳng bao lâu cơn mưa chấm dứt, ,mặt trời ló dạng, và người thanh niên đứng lên và bước đi. Anh ta mệt mõi. Anh ta bắt đầu tự nhủ với chính mình, nói rằng chẳng hề gì cho dù anh ta đi lên đỉnh núi hay không. Anh ta ngồi xuống trong bóng mát của một mõm đá, và mặt đất lay chuyển bên dưới anh ta. Làn gió quất chung quanh những tảng đá và cảnh báo, "Đừng bỏ cuộc!" nó kêu gào với anh. "Đứng lên, và hoàn thành sự mong ước của cậu. Đứng lên!"
Tấn thối lưỡng nan, anh ta do dự. Đột nhiên người trai trẻ nhìn vào cánh đồng đáng yêu kia. Hương thơm của bông hoa và âm nhạc dịu dàng dường như bao trùm khắp không gian, và người thanh niên bị lôi cuốn vào trong ấy. Những người đang cười nói ca múa, và ăn uống thức ăn ngon lành. Và người trai trẻ muốn tham dự vào cuộc vui của họ. Anh ta cúi mình hái một vài bông hoa để làm một tràng hoa rộ nở, và một đóa hoa hướng dương to lớn nói dịu dàng với anh ta. ''Đừng để đầu óc cậu bị lay chuyển bởi những thứ ngọt ngào đẹp để của thời khắc này. Đừng để những tiếng cười của tiệc tùng làm thay đổi tầm nhìn của cậu. Đừng cho phép sự quyến rũ này làm đổi hướng con đường của cậu." Người thanh niên lắng nghe đóa hoa. Anh ta nhìn những người đang nô đùa một hồi lâu, và anh ta hướng theo lối mòn đến đỉnh núi.
Anh ta đã ướt đẫm mồ hôi và mệt nhoài khi thấy đỉnh núi. Một con ngựa đi ngang, tươi mát và khí thế. Người trai trẻ tiến đến bắt lấy ngựa để cưỡi lên đỉnh núi. Nhưng làn gió thổi qua người kỵ mã nói với anh ta rằng, "Hãy mạnh mẽ lên; cậu có thể làm việc ấy bằng sức của chính mình. Cậu không cần sự cứu giúp."
Trên đỉnh núi, người thanh niên thấy một con chim ưng với một cuộn giấy trong mõ của nó. Người thanh niên nghĩ, "Cuối cùng, đây là những ngôn từ của tuệ trí!" Anh ta tiến đến và lấy cuộn giấy trong mõm chim ưng. Nhưng chim vươn đôi cánh to lớn của nó và bay lên không trung. Trong tiếng kêu rít của con chim to lớn ấy, người thanh niên nghe những lời này, "Đừng cố gắng để lấy cuộn giấy ấy của tôi. Đừng giữ bí mật! Hãy tự hỏi những gì cậu muốn."
Người trai trẻ rơi xuống đất và khóc trong thất vọng. "Mình đã đến từ nơi xa xôi, đi bộ bao nhiêu dặm đường, và bây giờ mình cần tuệ trí của núi non." Anh ta khóc. Van xin hết lần này đến lần khác đến chim ưng hãy cho anh ta tuệ trí mà anh ta đã đi tìm kiếm. Mệt mõi, người thanh niên rơi vào giấc ngũ chẳng bao lâu sau đó.
Anh tỉnh giấc và thấy mặt trời đã ló dạng, những con chim đang hót líu lo, những bông hoa và cây cối đang uốn mình trong làn gió nhẹ. Cuộn giấy của chim ưng đã nằm dưới chân anh ta tự bao giờ. Anh ta cầm lên để đọc nó. Với sự ngạc nhiên của anh, chẳng có gì trong ấy. Anh ta cuộn tờ giấy lại và để trong túi của mình. Một cách chậm rãi, chán nãn người thanh niên bắt đầu bước theo lối mòn trở về làng của minh. Anh ta nói với chính mình, anh ta đã leo núi, và chẳng học được gì. Nó giống như anh đã nghĩ. Chẳng có gì để học trong một hành trình như thế.
Tuy nhiên, khi bước đi, người trai trẻ nghĩ về những gì anh đã thấy và nghe. Anh đã học được những gì đấy. Bất cứ khi nào nghĩ ngơi. anh ta ghi lại những gì đã học trên cuộn giấy.
Lối mòn xuống từ đỉnh núi dễ dàng hơn con đường đi lên núi, nhưng khi người thanh niên bước đi, lần đầu tiên anh ta chú ý nhiều thứ. Hành trình đến bãi biển và nhà dường như dài hơn nhiều.
Vài tuần sau, người thanh niên đã về đến nhà. Ngôi làng dường như sáng sủa hơn, sạch sẽ hơn, đẹp để hơn, dễ thương hơn trước đây. Anh ta ngồi trên tảng đá để nhìn chung quanh. Một nhóm những người thông tuệ dừng lại và hỏi anh ta đã học được gì. Người thanh niên rút cuộn giấy ra và đọc:
-Từ làn gió bên bãi biển tôi học được rằng con người có những quyền lợi nếu chúng ta giành lấy chúng bằng sự nhận lãnh trách nhiệm vì chính mình và vì những người khác. Tôi đã thấy một con sao biển bị sóng đẩy vào bờ chờ chết trên bãi cát. Tôi có thể cứu nó. Tôi đã nhặt nó lên và ném nó trở lại làn nước. Tôi giành được quyền cảm thấy tốt đẹp về điều ấy. Tôi đã học để xử dụng khả năng của chính mình, sức lực của mình cho những điều tốt lành.
- Từ nai và gấu bên cạnh hồ nước, tôi học rằng tranh đấu làm thiếu thốn, nhưng nguồn tài nguyên có đủ cho tất cả - nếu chúng ta tìm cách xử dụng chúng một cách thông minh. Thực tế, nai và gấu không phải là bạn, chúng rất khác nhau. Nhưng chúng hiểu rằng, tất cả mọi tạo vật cần những thứ gì đấy, và nếu chúng chiến đấu vì những thứ ấy, cả hai phía đều mất mát.
- Nai và gấu cũng dạy tôi rằng thật sai lầm nếu chúng ta đấu tranh nếu cả hai đều cùng muốn một thứ như nhau; bằng đối thoại về vấn đề, chúng ta có thể giải quyết chúng. Chiến tranh sẽ lãng phí tài nguyên và năng lượng.
- Từ cây sồi và cây liễu, tôi học được sự nguy hiểm của cứng nhắc và tuệ trí của sự mềm dẽo. Cây sồi có thể là mạnh mẽ nhất trong những cây cối. Nó có thể đứng vững chống lại nhiều cơn bảo. Tuy thế, nếu có một cơn bảo mạnh hơn sức chịu đựng của nó, cơn bảo sẽ phá hũy toàn bộ cây sồi. Cây liễu thì mong manh và những cành của nó như những sợi dây mãnh khãnh. Cơn bảo thổi qua nhánh lá của nó, nhưng những cành lá nó không bị gãy vở. Cả cây uốn mình và đu đưa trong gió. Cây liễu, vì thế, thật sự mạnh hơn cây sồi.
- Từ những con bướm tôi học được rằng hãy để những kẻ khác tự làm những việc của chính họ, rằng tôi không thể cứu giúp chúng. Làn gió gọi nó là "Quy luật thép": Không nên làm điều gì cho người khác khi mà chính họ có thể tự làm một mình. Tôi đã cố gắng để giúp con bướm cần sự giúp đở, và sự cố gắng của tôi đã giết hại con bướm.
- Từ cơn động đất tôi học rằng thật sai lầm để bỏ dở khi tôi vẫn còn khả năng để tiếp tục. Tôi muốn dừng lại, để nghĩ ngơi, để bỏ cuộc, nhưng trái đất rung chuyển bên dưới tôi. Những giá trị và những niềm tin của tôi rõ ràng rằng tôi đang trong sự nguy hiểm. Sự nguy hiểm giúp cho tôi nhận thức rằng hành động nào tôi phải làm. Để làm cho đời sống của tôi thật sự đáng giá, tôi phải mạnh mẽ. Tôi phải tránh bỏ cuộc.
- Từ hoa hướng dương tôi học rằng không nên đắm mình trong đam mê quyến rũ của dục vọng, vì có những thứ nào đó có thể phá ngầm những nổ lực cao quý. Tôi đã học để nhận ra rằng những thứ có thể cám dỗ tôi khỏi những mục tiêu của những hành động của tôi. Có nhiều sự làm xao lãng, và mặc dù có những thời gian để giải trí, chúng ta phải hoàn thành những việc làm của mình trước nhất.
- Từ con ngựa tôi học xử dụng năng lượng của chính mình trước và không tìm sự cứu giúp. Tôi học tin tưởng ở chính mình, dựa vào năng lực của chính mình, và để thấy rằng việc làm của tôi đã được hoàn thành bởi chính tôi.
- Từ con chim ưng tôi học để hỏi những gì mình muốn, không giữ nó bí mật trong chính mình bời vì người khác không thể đọc được những gì thầm kín trong tôi. Họ không thể biết ngoại trừ tôi nói ra. Và tôi học rằng thật sai lầm khi xử dụng sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình.
Một người thông tuệ trong làng nói, "Vâng cậu đã học phương thức hòa bình và tuệ trí của một đời sống tốt đẹp để sống. Một người trai trẻ hiểu những quy luật này để sống an bình trong chính anh ta, và anh ta đã học để sống hòa bình với những người khác. Bây giờ hãy đến và sống trong làng của chúng tôi."
Người thanh niên nhìn vào những người thông tuệ, những người không trông già nua đối với anh ta nữa. Anh ta bước xuống tảng đá và bước đi cùng bước đi qua làng.

AN ALLEGORY OF VALUES
Understanding Cultures
Susan Faust/Jean Zukowski


Tuệ Uyển chuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1408)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1637)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1558)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1627)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1443)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2182)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1876)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1829)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1669)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 1960)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1603)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1726)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1957)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1498)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1733)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1687)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1933)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1710)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1571)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1545)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1576)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1651)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1932)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1519)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1488)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2005)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1770)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1573)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2095)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1767)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1841)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2022)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2293)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2322)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1870)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2310)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1669)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1686)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2023)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2553)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1454)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1427)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1575)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1414)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2063)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2105)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1825)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1674)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1576)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1736)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant