Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật

10 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 16819)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật

Tường thuật buổi giảng kinh DUY MA CẬT

của HT Thích Nguyên Siêu

Kính bạch Thầy,

Thưa Anh Chị Em,

Lời đầu tiên con (Tâm Minh) xin chân thành cảm ơn Thầy đã nêu gương Tinh tấn cho Anh Chị Em (ACE) chúng con noi theo: Thầy vào đúng giờ, ra đúng giờ, không lấy thêm và không bỏ trống lớp học một phút nào cả! (con biết nói như vậy là “khen phò mã tốt áo” sẽ bị Thầy la rồi !)

Thầy mở đầu làm ACE nhớ đến “Ngừơi di tản buồn”. Thật vậy, Thầy nói: Nhân duyên đưa đẩy, từ quốc độ này qua quốc độ khác, từ trú xứ này đến trú khác, hôm nay chúng ta ở đây, ngày mai thì sao v.v... tuy nhiên, dù đi đâu, ở đâu, làm gì… chúng ta luôn nhớ đến và tinh tấn đi trên con đừòng chư Tổ đã đi, Phật Giáo Việt Nam nói chung và GĐPT nói riêng, đã đi…

Trung kiên với lý tưởng của mình, với lời phát nguyện sắt đá của mình, ACE đã gặp nhau để cùng nhau tu học Đạo Giải thoát. Đem áp dụng vào cuộc sống và hướng dẫn đàn em cùng áp dụng Phật Pháp, để được an lạcgiải thoát; suốt hơn 70 năm nay, ACE đã mang trong lòng lý tưởng ấy và mãi mãi ACE sẽ luôn cưu mang lý tưởng đó.

Đức Phật đã giảng nói Pháp của ngài trong nhiều Pháp Hội, trong đó có đạo tràng Duy Ma Cật. Ở đây ngài giới thiệu một mẫu người Phật tử tại gia lý tưởng, đó là trưởng giả Duy Ma Cật, Ông không sống ẩn dật, dưới hình thức nghèo túng mà ông rất giàu có, nổi tiếng, thê thiếp nhiều, tôi tớ cũng đông, thế nhưng ông vẫn có thể hành Bồ tát đạo; nói cách khác tinh thần Bồ tát đạo của giáo lý Đại thừa được thể hiện qua nhân vật Duy Ma Cật _ sống trong cuộc đời ô nhiễm mà không bị nhiễm ô, sống trong giàu sang, nhung lụa nhưng không tham đắm, vẫn thực hành bồ tát đạo, vẫn có thể tịnh Phật quốc độ và vẫn thành tựu chúng sanh; thử hỏi đó là một nhân vật huyền thoại hay là một nhân vật lịch sử?

Rồi Thầy chuyển mạch, giới thiệu bản Kinh “Duy Ma Cật Sở Thuyết”

do Thầy Tuệ Sỹ Việt dịch [Thầy cũng nói sơ qua luợc sử phiên dịch Kinh này, từ ngài Cưu Ma La Thập đến ngài Tăng Triệu - nhờ có những vị này, ngày hôm nay chúng ta mới có tam tạng Kinh điển và ngày hôm nay chúng ta mới được phước phần ngồi lại học bộ Kinh Duy Ma Cật này.] Thầy lướt qua dàn bài của sách với 14 Chương và dừng lại ở chương giới thiệu:

I .Nhân cách huyền thoại

II. Ý nghĩa nhân cách và ý nghĩa lịch sử

III. Cơ sở tư tưỏng 

IV. Lịch sử hành đạo

Thầy lướt qua tên 14 Chương của Kinh trong sách “Duy Ma Cật Sở thuyết” và cho ACE biết là Thầy chỉ trình bày 10 thiện pháp và 8 pháp thành tựu trong phẩm thứ 10 là phẩm “Phật Hương Tích.”

Thầy dạy rằng học Kinh Duy Ma Cật là học những điều gì? Đó là:

- Học cách hoàn thiện bản thân, hoàn thiện tha nhân.

- Học cách sống vô nhiễm giữa thế gian ô nhiễm (ô nhiễm là gì? là nhiễm tham, sân, si, là say mê dục lạc, bị khống chế bởi ba độc Tham, Sân, Si, là ham muốn của cải vật chất, danh lợi, quyền thế v.v... thế gian có đủ mọi thứ cho con người say đắm điên đảo… nhưng Duy Ma Cật không bị dính mắc, luôn thanh tịnh tâm ý dù có đủ tất cả hình trạng của thế gian nhưng tự thân luôn thanh tịnh và làm cho mọi người chung quanh mình cũng đuợc thanh tịnh nữa.) [Thầy nói: ACE Huynh trưỏng GĐPT cũng vậy, cũng luôn tu học, tu tập, soi rọi lại mình, để hoàn thiện mình, để giáo dục các em của mình - tuổi trẻ Phật giáo của VN ở hải ngọai.]

- Học tinh thần độ sinh của Duy Ma Cật: không mệt mỏi, không nhàm chán, không ngừng phát triển các hạnh Từ BiTrí tuệ của chư Phật và chư Bồ Tát; không giận hờn hay thù oán ngay cả đối với người gây hại cho mình, đó là tinh thần độ sinh của trưỏng giả Duy Ma Cật, nhẫn nhục, bao dung, hứng chịu tất cả để có thể chuyển hóa chúng sanh - như lời dạy của đức Phật trong phẩm Voi (kinh Pháp Cú):

Ta như voi giữa trận

Hứng chịu cung tên rơi

Chịu đựng mọi phỉ báng

Ác giới rất nhiều nguời

- Học công hạnh tu chứng của Duy Ma Cật: không xao lãng trong việc làm lợi ích chúng sanh vì làm lợi ích chúng sanh chính là cúng dường chư Phật => Bồ tát Duy Ma Cật luôn thăng tiến, không để ngũ dục lôi kéo, tôn giả lập mạng trên tinh thần làm lợi ích cho tất cả chúng sanh trong cõi Ta Bà này không phân biệt (cũng vậy, ACE Huynh truởng GĐPT sống trong cuộc đời nhưng không bị đời làm vẩn đục, tư tưởng đem vui cứu khổ luôn được nhắc nhở trong lòng “sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ”.)

- Học cách cúng dường chư Phật trong 10 phương pháp giới (chứ không phải chỉ cúng dường đức Phật Thích CaGiáo chủ cõi Ta Bà này.)

Trước khi trình bày 10 thiện pháp và 8 pháp thành tựu, trong phẩm “Phật Hương Tích”, Thầy dặn dò ACE nhớ 5 chữ: TÂM ĐẠI BI KIÊN CỐ.

Bồ tát Duy Ma Cật giới thiệu với các Bồ tát cõi khác về cõi Ta Bà như sau: “Chư Bồ tát ở cõi này có tâm đại bi kiên cố đối với chúng sanh. Việc làm lợi ích hết thảy chúng sanh của họ trong một đời hơn cả những vị ở cõi kia đã làm trong hàng trăm ngàn kiếp. Vì sao vậy? - Thế giới Ta Bà này có 10 sự pháp thiện mà các cõi Tịnh Độ khác không có. 10 thiện pháp đó là gì?

1) Lấy Bố thí đối trị bần cùng

2) Lấy trì giới đối trị phạm giới

3) Lấy nhẫn nhục đối trị sân nhuế

4) Lấy tinh tấn đối trị giãi đãi

5) Lấy thiền định khắc phục loạn ý

6) Lấy trì tuệ dẹp tan vô minh

7) Nói pháp trừ nạn để vượt qua 8 nạn

8) Dạy pháp Đại thừa cho người còn chấp pháp Tiểu Thừa

9) Lấy các thiện căn giúp người vô đức

10) Thường dùng 4 nhiêp pháp để thành tựu chúng sanh.

10 thiện pháp này không có gì khó hiểu nên Thầy không cần giảng sâu, chỉ lưu ý ACE về thiện pháp thứ 8 - không nên hiểu nhầm Tiểu ThừaĐại Thừa là 2 tông phái Nam Tông Bắc Tông đâu - đây nói về cái Tâm: người có tâm Tiểu thừa là người chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ lo tu chứng phần mình không có mục đích hoá độ cho tha nhân; ngưòi có Tâm Đại thừa thì ngược lại, tu là vì lợi ích chúng sanh, “chúng sanh chưa thành Phật thì tôi chưa thành Phật” lời phát biểu của Bồ tát Địa Tạngtiêu biểu cho tâm lượng của Bồ tát (Đại thừa)

Thầy tiếp tục với 8 pháp thành tựuBồ tát thành tựu bao nhiêu pháp để ở trong thế giới này tu hành mà không bị thương tích, không bị tổn hại, mà ngược lại tái sinh Tịnh độ; đó là nhờ Bồ Tát đã thành tựu 8 pháp sau đây:

1) Làm lợi ích chúng sanh không cần báo đáp.

2) Chịu tất cả khổ não thay cho chúng sanhhồi hướng công đức đến tất cả chúng sanh.

3) Tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh, khiêm hạ, vô ngại.

4) Tôn kính chư Bồ tát như đối với chư Phật.

5) Khi nghe Kinh chưa từng nghe cũng không khởi nghi hoặc.

6) Không đối nghịch với Pháp của hàng Thanh Văn.

7) Không ganh tị vì người được cúng dường, không tự cao lợi đắc của mình, trái lại ở đó tự chế ngự Tâm mình.

8) Thường tự xét lỗi mình, không tranh tụng sở đoản của người, nhất tâm cầu thành tựu mọi công đức.

8 pháp thành tựu này cũng không có chữ gì khó phải đào sâu, nhưng quan trọng là ở thực hành. Ví dụ ở #1 Thầy nói về tinh thần vô tướng của đạo Phật - Thi ân không cần báo đáp (Bố thí vô tướng => “cho” mà không thấy có ngưòi cho, người nhận và vật đem cho…) Ngoài ra khi nghe nói “chịu tất cả khổ não thay cho chúng sanh”. (# 2) Ta không nghĩ là ta có thể làm được nhưng Thầy giảng: qua chặng đường rất dài (trên 70 năm) với bao lần Pháp nạn, nhiều ACE Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT đã nằm xuống, đã hy sinh thân mạng của mình để hồi hướng công đức cho chúng sanh.

Điều #5: Bất cứ kinh nào cũng có “lục chủng thành tựu”

[Ở đây nói đến chữ “nghi” làm chúng ta nhớ đến cái “nghi” của Tham Thoại Đầu mà các thiền sư thường dạy “đại nghi thì đại ngộ”. Nhưng cái này không giống cái nghi của #5 ở trên đây đâu nha! Cũng là đề tài cho ACE chúng ta “quán chiếu”.]

Với mỗi thành tựu Thầy đều cho những ví dụ cụ thể dễ hiểu. Thầy lưu ý chúng ta: ACE Huynh trưởng GĐPT cũng là những bồ tát tại gia nhưng không phải mọi người đều có cái thấy giống nhau, chúng ta phải thấy được cái khác nhau đó, nhưng thấy để vận dụng làm sao cho lợi ích, khai triễn thế nào để có thể trên thì phụng sự chư Phật, dưới cứu độ (chuyển hoá, giáo dục, phục vụ...) chúng sanh và luôn nhớ nhất tâm cầu thành tựu mọi công đứccông đứcvô cùng quan trọng. [Đây cũng là một đề tài cho ACE chúng con “quán chiếu” phải không, bạch Thầy ?]

Để kết thúc bài giảng, Thầy nói: Sau khi Duy Ma CậtVăn Thù thuyết các pháp như vậy hàng trăm ngàn chư Thiên đã phát tâm cầu giác ngộ tối thượng và mười ngàn vị Bồ tát đắc vô sanh pháp nhẫn còn ACE ở lớp học này có ai đắc vô sanh pháp nhẫn chưa !

Sau phần hồi hướng, buổi giảng Pháp của Thầy kết thúc đúng 8giờ 30 tối, giờ California (tức 10 giờ 30 tối ở Houston, TX.)

Xin kính tri ân Thầy và kính tiễn Thầy hồi liêu.

Tâm Minh ghi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 590)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 771)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1098)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1266)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 995)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1337)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 782)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 754)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 803)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 820)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 793)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 779)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 936)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 822)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 979)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 994)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 921)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 922)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 847)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 1003)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 945)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 889)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 984)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 895)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 841)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 949)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 875)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 1135)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 902)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 1005)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 1143)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1605)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 1154)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1249)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 1104)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 965)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 909)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 951)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 793)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1474)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1351)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1321)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1263)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1367)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1322)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1468)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1345)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1198)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1255)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1314)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant