Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ươm mầm

31 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 14984)
Ươm mầm

Sau một đêm trường mất ngủ, những giọt nước mắt nóng hổi cứ lăn dài qua khóe mắt, giờ đây cô chỉ biết bám víu vào sự che chở của Đức Bồ tát Quán Thế Âm...

Cô nghĩ rằng chỉ có đại từ đại bi mới hóa giải hận thù và cô đặt tất cả niềm tin của mình đối với hạnh nguyện cứu đời của Bồ tát.

phát nguyện trong lòng sẽ cố gắng nương theo hạnh Từ bi của Ngài, cố gắng lắng nghe mọi âm thanh của cuộc đời, không hỷ nộ, ái ố, sầu bi, không đắm chìm vào những lời ngọt ngào dụ dỗ của dục lạc bủa vây. Từ đây cô sẽ ráng tự tâm thực hành hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm. Thế là cô lên chùa dâng nhang, quỳ dưới đài sen Phật Bà phát nguyện, khẩn cầu Bồ tát rủ lòng thương thâu nhận cô làm đệ tử…

w4a61582b_472453dc_20081234416884368.jpg

Tôn dung Đức Quán Thế Âm Bồ tát

Từ thuở bé, cô đã có cơ duyên gần bóng Phật. Cô vẫn lên chùa tụng kinh lễ Phật, nhưng lạ một điều, tượng Phật, Bồ tát nào cô cũng lạy, chỉ trừ tượng Bồ tát Quán Thế Âm là chưa một lầnđảnh lễ bao giờ. Bản thân cô cũng không hiểu tại sao, nhiều lúc cô đi tụng kinh, cô dặn trong lòng ngày nay phải lạy Bồ tát, ấy thế mà khi đứng trước tôn tượng uy nghiêm, cô chỉ nhìn hồi lâu rồi lặng lẽ ra đi mà chẳng nhớ lạy.

Vậy mà ngày nay cô lại phát nguyện làm đệ tử của Ngài!

Cứ mỗi lần nỗi đau trong lòng cô trỗi dậy, cô lại trăn trở, quặn thắt tâm can. Lúc đó cô chỉ biết niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, rồi tự nhắc mình đã phát nguyện làm đệ tử của Bồ tát rồi mà!

- Nhưng nghiệp lực quá nặng, phước mỏng tội dày, dù có niệm Bồ tát thành tâm đến đâu thì cũng phải trả nghiệp chứ, đâu thể tạo ác nghiệp nhiều quá rồi kiếp này buộc Bồ tát phải cứu rỗi vong hồn mình được! - Cô lại tự nhủ với mình như thế.

Hôm sau thức dậy, cô thấy trong người mệt nhoài, hai mí mắt sưng to, người nóng ran, miệng khô hốc. Cô cố chồm lại bình nước rót một ly thật to để uống. Khi trong người đã dịu bớt cơn khát, cô lại nằm. Lạ thật, không hiểu sao cô lại tiếp tục khóc? Cô nhớ về quá khứ, rồi cô hoảng sợ, sợ cho kiếp người phù du, sợ cho sự an nguy của anh ấy, sợ hắn ta…, rồi cô sợ luôn chính bản thân mình! Ngay lúc đó cô như bừng tỉnh, chộp lấy xâu chuỗi của một vị thầy tặng cô từ năm trước, để trên ngực và liên tiếp niệm Đức Bồ tát Quán Thế Âm…

Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn. Cô dậy đi tắm, trời cũng đã gần trưa. Xong, cô chạy xe đi dạo phố, vừa đi cô vừa nhớ lại mấy bộ đồ ngủ vải Tole của anh may năm kia. Năm đó cũng chính tay cô đi mua, tự chọn màu tặng cho anh. Anh rất thích và may mặc liền. Một năm sau thì biến cố đã xảy ra với cô và với cả anh. Mấy bộ đồ kia vì thế mà cũng hóa thành tro bụi…

Ngay lúc đó, cô lại nhớ về anh, cô thương anh nhiều hơn, nỗi nhớ tràn ngập xâm chiếm trái tim bé bỏng của cô nhiều hơn là sự tủi hờn. Cô hiểu được sự tiếc nuối trong lòng anh! Anh dư tiền để may lại mấy bộ đồ đó, nhưng tại sao bấy lâu nay anh không may? Hay là anh không muốn mặc loại vải đó nữa để không còn phải luyến tiếc mãi về kỷ vật của cô mua? Nghĩ đến đó, cô quyết định chạy xe thẳng về hướng chợ Đồng Khánh, mua lại năm xấp vải Tole gởi về tặng anh. Cô vui mừng hớn hở khi nghĩ đến giây phút anh nhận mấy tấm vải trên tay và thầm nhủ: Em lại tặng anh! Chính tay em mua về cho anh! Anh đã có lại cái ngày xưa anh đã mất…

Đi gởi xong, cô trở về nhà đã hai giờ chiều, trời nắng gắt, cô mệt lả người vì từ đêm trước đến giờ này trong bụng vẫn chưa có gì. Nỗi đau tinh thần đã làm cô kiệt sức, nó còn ghê gớm hơn và tàn phá con người nhanh hơn bất kỳ căn bệnh ung thư nào. Cô lại chỉ uống nước lã, thầm niệm Bồ tát Quán Thế Âm rồi chìm vào giấc ngủ…

Sự mầu nhiệm mà cô tin vào Đức Quán Thế Âm đó là từ lúc phát tâm làm đệ tử của Ngài, sự hận thù trong cô đối với hắn ta không còn nữa, mặc dù nỗi đau trong lòng cô vẫn chưa nguôi.

Bất ngờ chuông điện thoại reo làm cô thức giấc. Cô không biết ai gọi đến vì chỉ thấy trong điện thoại hiện dòng chữ số máy riêng đang gọi…

- A lô!

Không thấy ai trả lời.

- Dạ, a lô! Ny nghe! Xin lỗi ai đang gọi vậy ạ?

Vẫn không thấy ai trả lời. Cô định cúp máy thì bất ngờ đầu dây bên kia lên tiếng:

- Em khỏe không Ny? Em đang bệnh hả?

Đã lâu rồi hắn ta không điện thoại cho cô, không gặp mặt cũng chẳng hẹn hò.

Cô chỉ lặng lẽ cúp máy, không một lời đáp trả, và lại cầm chuỗi niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm…

- “Ny ơi! Chiều nay a mời e đi ăn tối nhé? A muốn được nhìn thấy e một lần. Đã lâu rồi chúng mình không gặp. A nhớ e nhiều lắm Ny ơi!” - Hắn ta lại gởi tin nhắn.

nhắm nghiền đôi mắt, hai tay vẫn còn cầm điện thoại để trên ngực. Cô lại nhớ đến bài hát của Phạm Khánh Hưng: “…một người anh trao niềm tin, một người anh trao hy vọng. Con đường tình phải chi đừng rẽ đôi. Giờ anh phải làm sao trọn yêu…” Nghĩ đến đó, cô thấy tim mình quặn đau. Trong hai người, cô yêu ai?

Trong quá khứ cô đã yêu cả hai. Tình yêu của cô dành cho anh bằng cả trái tim, bằng niềm tinhy vọng, thậm chí bằng cả sự đánh đổi của danh vọng và tương lai…

Còn hắn ta, cô đã yêu hắn say đắm, cô đã từng rong ruổi khắp nơi cùng hắn, chìm đắm trong những nụ hôn của hắn và cô đã từng cảm thấy an lành bình dị pha lẫn hạnh phúc mỗi khi bên hắn. Mọi lo toan ưu phiền trong cô đều tan biến trong vòng tay yêu thương của hắn ta.

Cô gặp hắn trong sự tình cờ và cô trao trái tim mình cho hắn cũng là sự bất ngờ.

Vào một buổi chiều mưa não lòng, sau biến cố với anh cộng thêm sự hiểu lầm của cô chỉ vì tất cả những kỷ vật cô tặng đã tan biến theo khói mây. Cô đã ra đi từ đó. Cô quyết quên anh và thề sẽ không bao giờ tha thứ cho anh với bất kỳ lý do gì.

Cô tìm đến người bạn học cũ chơi để quên đi nỗi đau trong lòng. Và tình cờ cô gặp hắn từ đó…

Hắn nhìn cô bằng cặp mắt xót thương cho một cô gái trẻ đang thất tình. Từ đó, cô thường hay la cà ở quán cà phê với hắn, nhưng cô vẫn không thể quên anh. Cô có thể khóc bất cứ lúc nào mỗi khi anh gọi tới, hắn đã chia sẻ, an ủi, lau nước mắt cho cô bằng tất cả sự cảm thôngâu yếm. Rồi thời gian đã làm cô bớt ưu phiền, cũng từ đó cô bất ngờ nhận ra cô đã yêu hắn từ lâu…

Trong Sài Gòn cô cũng đổi chỗ ở để anh không còn tìm tới, vậy mà ngày qua ngày anh vẫn lặn lội tìm cô dù trời nắng hay mưa rào. Anh tìm đến trường đại học, nơi cô đang học năm thứ 4 ở đó. Anh gần như quỳ dưới chân cô để van xin sự tha thứ, dù lúc đó chỉ có anh mới biết là cô hiểu lầm. Anh không còn sức sống, anh vứt bỏ tất cả danh vọng, địa vị, sự nghiệp mình đang có để đi tìm cô. Gần nửa năm sau gặp lại anh ở cổng trường đại học, anh gầy đi và tàn tạ đến mức gần như cô không tin vào mắt mình đó là anh!

Kinh cô vẫn đọc tụng đều đều, Phật cô vẫn lạy thường xuyên, nhưng Quán Thế Âm Bồ tát thì chẳng nghĩ đến bao giờ! Lòng tự ái, ích kỷbản ngã của cô quá lớn nên hạt giống từ bi trí tuệ đâu có cơ hội nảy mầm. Chính vì thế cô đã lạnh lùng cất bước dù trái tim tan nát, bỏ lại anh với bao nỗi đọa đày…

Đêm đó về cô đã khóc như bão tố, khóc như chưa được khóc bao giờ! Những lúc như thế là hắn lại xuất hiện bên cô, để cô không còn cơ hội nghĩ về anh và tha thứ cho anh…

Cô rất ư là sùng đạo! Cô tin Phật, mà chưa một lần nhìn và lắng nghe trái tim Bồ tát vẫy gọi, thì có đâu mà cô nghe được tiếng đời ai oán, tiếng giông bão đang tràn về nhấn chìm cô vào biển đêm.

Sau lần đó, hắn sợ mất cô, hắn sợ cô quay lại với anh nên hắn đã nghĩ ra bao nhiêu chuyện tày trời, hắn không chừa bất cứ thủ đoạn nào để hại anh, thậm chí hại cả cô - hại người hắn đã dày công vun đắp yêu thương - để hắn đổ oan cho anh là vì trả thù sự phản bội của cô nên anh mới nhỏ mọn vậy. Rồi hắn lại trở thành ân nhân mãi mãi của cô suốt mấy năm trời!

Tuổi đời của cô còn trẻ, nhưng cô đã sớm bước trên những đoạn đường gập ghềnh chông gai. Nghiệp lực sâu dày, bệnh tật bủa vây, gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai yếu đuối của cô, cô còn phải lo cho đứa em gái út của mình đang học đại học. Cô thương em vì em và cô cùng chịu nỗi mất mát lớn nhất của đời người - cùng mồ côi mẹ từ sớm!

Đâu ai hiểu được sự hy sinh và âm thầm chịu đựng của cô. Đã mấy lần cô rơi vào tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống và cô muốn tự tử chết để xa lìa trần gian khổ lụy này. Nhưng nghĩ tới người cha già, cô không đủ can đảm để quyên sinh. Cô nhớ ngày mẹ cô mất, ông ngoại cô vì suy sụp tinh thần nên bị tai biến rồi qua đời mấy năm sau đó.

Những người thân của cô đã chịu đựng quá nhiều rồi, giờ đây họ không có lý do gì phải chịu đựng nữa. Cô cũng không có quyền giết chết trái tim họ lần nữa, cũng không được phép dập tắt tia hy vọng mong manhmọi người đã tin tưởng đặt lên đôi vai yếu ớt của cô. Nghĩ đến đó, nước mắt cô lại tuôn trào, cô thấy như có vật gì đó đè nặng trên ngực cô làm cô khó thở. 

Cô lại sực tỉnh nhớ đến lời phát nguyện ngày nào. “Học hạnh Bồ tát phải từ bi chịu đựng, hành Bồ tát hạnh phải biết hy sinh cái tôi để gieo mầm xanh cho đời, giữ gìn ngọn đuốc sáng mà mọi người đã tin tưởng trao cho mình. Hãy ban cho những người thân yêu xung quanh mình ánh sáng hy vọng để đi tới, có niềm tin vào sức mạnh và sự nhiệm mầu của con đường chánh đạo mà an trụ giữa dòng đời đầy biến động này” - Cô lại thầm nhủ với chính lòng mình.

Khi cô đã thực sự lắng nghe trái tim của Đức Quán Thế Âm vẫy gọi và thấu hiểu được hạnh nguyện của Ngài thì cũng chính là lúc cô tha thứ cho anh. Và cô lại tiếp tục cầm chuỗi trì niệm Hồng danh của Ngài… 

Truyện ngắn của Quảng Hậu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 785)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 752)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 688)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 719)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 768)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 705)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 744)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 797)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 939)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1409)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 957)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 997)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 751)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 764)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 628)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1293)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1170)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1198)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1143)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1233)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1159)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1034)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1156)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1126)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1240)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1207)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1196)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1174)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1157)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1750)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1148)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1178)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1288)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1174)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant