Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ươm mầm

31 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 15154)
Ươm mầm

Sau một đêm trường mất ngủ, những giọt nước mắt nóng hổi cứ lăn dài qua khóe mắt, giờ đây cô chỉ biết bám víu vào sự che chở của Đức Bồ tát Quán Thế Âm...

Cô nghĩ rằng chỉ có đại từ đại bi mới hóa giải hận thù và cô đặt tất cả niềm tin của mình đối với hạnh nguyện cứu đời của Bồ tát.

phát nguyện trong lòng sẽ cố gắng nương theo hạnh Từ bi của Ngài, cố gắng lắng nghe mọi âm thanh của cuộc đời, không hỷ nộ, ái ố, sầu bi, không đắm chìm vào những lời ngọt ngào dụ dỗ của dục lạc bủa vây. Từ đây cô sẽ ráng tự tâm thực hành hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm. Thế là cô lên chùa dâng nhang, quỳ dưới đài sen Phật Bà phát nguyện, khẩn cầu Bồ tát rủ lòng thương thâu nhận cô làm đệ tử…

w4a61582b_472453dc_20081234416884368.jpg

Tôn dung Đức Quán Thế Âm Bồ tát

Từ thuở bé, cô đã có cơ duyên gần bóng Phật. Cô vẫn lên chùa tụng kinh lễ Phật, nhưng lạ một điều, tượng Phật, Bồ tát nào cô cũng lạy, chỉ trừ tượng Bồ tát Quán Thế Âm là chưa một lầnđảnh lễ bao giờ. Bản thân cô cũng không hiểu tại sao, nhiều lúc cô đi tụng kinh, cô dặn trong lòng ngày nay phải lạy Bồ tát, ấy thế mà khi đứng trước tôn tượng uy nghiêm, cô chỉ nhìn hồi lâu rồi lặng lẽ ra đi mà chẳng nhớ lạy.

Vậy mà ngày nay cô lại phát nguyện làm đệ tử của Ngài!

Cứ mỗi lần nỗi đau trong lòng cô trỗi dậy, cô lại trăn trở, quặn thắt tâm can. Lúc đó cô chỉ biết niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, rồi tự nhắc mình đã phát nguyện làm đệ tử của Bồ tát rồi mà!

- Nhưng nghiệp lực quá nặng, phước mỏng tội dày, dù có niệm Bồ tát thành tâm đến đâu thì cũng phải trả nghiệp chứ, đâu thể tạo ác nghiệp nhiều quá rồi kiếp này buộc Bồ tát phải cứu rỗi vong hồn mình được! - Cô lại tự nhủ với mình như thế.

Hôm sau thức dậy, cô thấy trong người mệt nhoài, hai mí mắt sưng to, người nóng ran, miệng khô hốc. Cô cố chồm lại bình nước rót một ly thật to để uống. Khi trong người đã dịu bớt cơn khát, cô lại nằm. Lạ thật, không hiểu sao cô lại tiếp tục khóc? Cô nhớ về quá khứ, rồi cô hoảng sợ, sợ cho kiếp người phù du, sợ cho sự an nguy của anh ấy, sợ hắn ta…, rồi cô sợ luôn chính bản thân mình! Ngay lúc đó cô như bừng tỉnh, chộp lấy xâu chuỗi của một vị thầy tặng cô từ năm trước, để trên ngực và liên tiếp niệm Đức Bồ tát Quán Thế Âm…

Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn. Cô dậy đi tắm, trời cũng đã gần trưa. Xong, cô chạy xe đi dạo phố, vừa đi cô vừa nhớ lại mấy bộ đồ ngủ vải Tole của anh may năm kia. Năm đó cũng chính tay cô đi mua, tự chọn màu tặng cho anh. Anh rất thích và may mặc liền. Một năm sau thì biến cố đã xảy ra với cô và với cả anh. Mấy bộ đồ kia vì thế mà cũng hóa thành tro bụi…

Ngay lúc đó, cô lại nhớ về anh, cô thương anh nhiều hơn, nỗi nhớ tràn ngập xâm chiếm trái tim bé bỏng của cô nhiều hơn là sự tủi hờn. Cô hiểu được sự tiếc nuối trong lòng anh! Anh dư tiền để may lại mấy bộ đồ đó, nhưng tại sao bấy lâu nay anh không may? Hay là anh không muốn mặc loại vải đó nữa để không còn phải luyến tiếc mãi về kỷ vật của cô mua? Nghĩ đến đó, cô quyết định chạy xe thẳng về hướng chợ Đồng Khánh, mua lại năm xấp vải Tole gởi về tặng anh. Cô vui mừng hớn hở khi nghĩ đến giây phút anh nhận mấy tấm vải trên tay và thầm nhủ: Em lại tặng anh! Chính tay em mua về cho anh! Anh đã có lại cái ngày xưa anh đã mất…

Đi gởi xong, cô trở về nhà đã hai giờ chiều, trời nắng gắt, cô mệt lả người vì từ đêm trước đến giờ này trong bụng vẫn chưa có gì. Nỗi đau tinh thần đã làm cô kiệt sức, nó còn ghê gớm hơn và tàn phá con người nhanh hơn bất kỳ căn bệnh ung thư nào. Cô lại chỉ uống nước lã, thầm niệm Bồ tát Quán Thế Âm rồi chìm vào giấc ngủ…

Sự mầu nhiệm mà cô tin vào Đức Quán Thế Âm đó là từ lúc phát tâm làm đệ tử của Ngài, sự hận thù trong cô đối với hắn ta không còn nữa, mặc dù nỗi đau trong lòng cô vẫn chưa nguôi.

Bất ngờ chuông điện thoại reo làm cô thức giấc. Cô không biết ai gọi đến vì chỉ thấy trong điện thoại hiện dòng chữ số máy riêng đang gọi…

- A lô!

Không thấy ai trả lời.

- Dạ, a lô! Ny nghe! Xin lỗi ai đang gọi vậy ạ?

Vẫn không thấy ai trả lời. Cô định cúp máy thì bất ngờ đầu dây bên kia lên tiếng:

- Em khỏe không Ny? Em đang bệnh hả?

Đã lâu rồi hắn ta không điện thoại cho cô, không gặp mặt cũng chẳng hẹn hò.

Cô chỉ lặng lẽ cúp máy, không một lời đáp trả, và lại cầm chuỗi niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm…

- “Ny ơi! Chiều nay a mời e đi ăn tối nhé? A muốn được nhìn thấy e một lần. Đã lâu rồi chúng mình không gặp. A nhớ e nhiều lắm Ny ơi!” - Hắn ta lại gởi tin nhắn.

nhắm nghiền đôi mắt, hai tay vẫn còn cầm điện thoại để trên ngực. Cô lại nhớ đến bài hát của Phạm Khánh Hưng: “…một người anh trao niềm tin, một người anh trao hy vọng. Con đường tình phải chi đừng rẽ đôi. Giờ anh phải làm sao trọn yêu…” Nghĩ đến đó, cô thấy tim mình quặn đau. Trong hai người, cô yêu ai?

Trong quá khứ cô đã yêu cả hai. Tình yêu của cô dành cho anh bằng cả trái tim, bằng niềm tinhy vọng, thậm chí bằng cả sự đánh đổi của danh vọng và tương lai…

Còn hắn ta, cô đã yêu hắn say đắm, cô đã từng rong ruổi khắp nơi cùng hắn, chìm đắm trong những nụ hôn của hắn và cô đã từng cảm thấy an lành bình dị pha lẫn hạnh phúc mỗi khi bên hắn. Mọi lo toan ưu phiền trong cô đều tan biến trong vòng tay yêu thương của hắn ta.

Cô gặp hắn trong sự tình cờ và cô trao trái tim mình cho hắn cũng là sự bất ngờ.

Vào một buổi chiều mưa não lòng, sau biến cố với anh cộng thêm sự hiểu lầm của cô chỉ vì tất cả những kỷ vật cô tặng đã tan biến theo khói mây. Cô đã ra đi từ đó. Cô quyết quên anh và thề sẽ không bao giờ tha thứ cho anh với bất kỳ lý do gì.

Cô tìm đến người bạn học cũ chơi để quên đi nỗi đau trong lòng. Và tình cờ cô gặp hắn từ đó…

Hắn nhìn cô bằng cặp mắt xót thương cho một cô gái trẻ đang thất tình. Từ đó, cô thường hay la cà ở quán cà phê với hắn, nhưng cô vẫn không thể quên anh. Cô có thể khóc bất cứ lúc nào mỗi khi anh gọi tới, hắn đã chia sẻ, an ủi, lau nước mắt cho cô bằng tất cả sự cảm thôngâu yếm. Rồi thời gian đã làm cô bớt ưu phiền, cũng từ đó cô bất ngờ nhận ra cô đã yêu hắn từ lâu…

Trong Sài Gòn cô cũng đổi chỗ ở để anh không còn tìm tới, vậy mà ngày qua ngày anh vẫn lặn lội tìm cô dù trời nắng hay mưa rào. Anh tìm đến trường đại học, nơi cô đang học năm thứ 4 ở đó. Anh gần như quỳ dưới chân cô để van xin sự tha thứ, dù lúc đó chỉ có anh mới biết là cô hiểu lầm. Anh không còn sức sống, anh vứt bỏ tất cả danh vọng, địa vị, sự nghiệp mình đang có để đi tìm cô. Gần nửa năm sau gặp lại anh ở cổng trường đại học, anh gầy đi và tàn tạ đến mức gần như cô không tin vào mắt mình đó là anh!

Kinh cô vẫn đọc tụng đều đều, Phật cô vẫn lạy thường xuyên, nhưng Quán Thế Âm Bồ tát thì chẳng nghĩ đến bao giờ! Lòng tự ái, ích kỷbản ngã của cô quá lớn nên hạt giống từ bi trí tuệ đâu có cơ hội nảy mầm. Chính vì thế cô đã lạnh lùng cất bước dù trái tim tan nát, bỏ lại anh với bao nỗi đọa đày…

Đêm đó về cô đã khóc như bão tố, khóc như chưa được khóc bao giờ! Những lúc như thế là hắn lại xuất hiện bên cô, để cô không còn cơ hội nghĩ về anh và tha thứ cho anh…

Cô rất ư là sùng đạo! Cô tin Phật, mà chưa một lần nhìn và lắng nghe trái tim Bồ tát vẫy gọi, thì có đâu mà cô nghe được tiếng đời ai oán, tiếng giông bão đang tràn về nhấn chìm cô vào biển đêm.

Sau lần đó, hắn sợ mất cô, hắn sợ cô quay lại với anh nên hắn đã nghĩ ra bao nhiêu chuyện tày trời, hắn không chừa bất cứ thủ đoạn nào để hại anh, thậm chí hại cả cô - hại người hắn đã dày công vun đắp yêu thương - để hắn đổ oan cho anh là vì trả thù sự phản bội của cô nên anh mới nhỏ mọn vậy. Rồi hắn lại trở thành ân nhân mãi mãi của cô suốt mấy năm trời!

Tuổi đời của cô còn trẻ, nhưng cô đã sớm bước trên những đoạn đường gập ghềnh chông gai. Nghiệp lực sâu dày, bệnh tật bủa vây, gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai yếu đuối của cô, cô còn phải lo cho đứa em gái út của mình đang học đại học. Cô thương em vì em và cô cùng chịu nỗi mất mát lớn nhất của đời người - cùng mồ côi mẹ từ sớm!

Đâu ai hiểu được sự hy sinh và âm thầm chịu đựng của cô. Đã mấy lần cô rơi vào tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống và cô muốn tự tử chết để xa lìa trần gian khổ lụy này. Nhưng nghĩ tới người cha già, cô không đủ can đảm để quyên sinh. Cô nhớ ngày mẹ cô mất, ông ngoại cô vì suy sụp tinh thần nên bị tai biến rồi qua đời mấy năm sau đó.

Những người thân của cô đã chịu đựng quá nhiều rồi, giờ đây họ không có lý do gì phải chịu đựng nữa. Cô cũng không có quyền giết chết trái tim họ lần nữa, cũng không được phép dập tắt tia hy vọng mong manhmọi người đã tin tưởng đặt lên đôi vai yếu ớt của cô. Nghĩ đến đó, nước mắt cô lại tuôn trào, cô thấy như có vật gì đó đè nặng trên ngực cô làm cô khó thở. 

Cô lại sực tỉnh nhớ đến lời phát nguyện ngày nào. “Học hạnh Bồ tát phải từ bi chịu đựng, hành Bồ tát hạnh phải biết hy sinh cái tôi để gieo mầm xanh cho đời, giữ gìn ngọn đuốc sáng mà mọi người đã tin tưởng trao cho mình. Hãy ban cho những người thân yêu xung quanh mình ánh sáng hy vọng để đi tới, có niềm tin vào sức mạnh và sự nhiệm mầu của con đường chánh đạo mà an trụ giữa dòng đời đầy biến động này” - Cô lại thầm nhủ với chính lòng mình.

Khi cô đã thực sự lắng nghe trái tim của Đức Quán Thế Âm vẫy gọi và thấu hiểu được hạnh nguyện của Ngài thì cũng chính là lúc cô tha thứ cho anh. Và cô lại tiếp tục cầm chuỗi trì niệm Hồng danh của Ngài… 

Truyện ngắn của Quảng Hậu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2209)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1709)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2020)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1736)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1719)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1891)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1904)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1557)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1730)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2066)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1817)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2385)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1712)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1714)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1672)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2121)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1944)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2084)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1625)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2239)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1594)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1873)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1755)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1818)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1657)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2400)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2114)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2060)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1862)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2216)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1791)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1914)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2142)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1675)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1935)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1931)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2146)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1922)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1765)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1748)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1753)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1863)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2154)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1706)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1679)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2245)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1955)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1774)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2348)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1950)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant