Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sơ Tâm

31 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 17067)
Sơ Tâm


Sơ Tâm


Nguyên Siêu

 

chutieuCái tâm ban sơ. Tâm lúc đầu. Giờ phút đầu tiên phát nguyện xuất gia. Ra khỏi ba cái nhà. Xuất thế tục gia. Xuất phiền não gia. Xuất tam giới gia. Ra khỏi nhà thế tục, phiền nãoba cõi.

Năm lên mười tuổi, từ thời ấu thơ của tuổi măng non, đâu biết thế nào là xuất gia, sống đời tu hành của kẻ "xuất trần vi thượng sỹ." Hay là "Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu." Bây giờ nghe cái chí nguyện của kẻ xuất gia sao mà cao thượng quá. To lớn quá. Thật tình siêu tuyệt quá, mà từ thời nhỏ dại ấy chả biết gì. Cha mẹ bảo đi tu thì cứ xách đồ vào chùa ở, gọi là tu.

Buổi chiều, sau bữa cơm tối. Mẹ tôi gọi lại, hôm nay, cho con đi tu với Thầy đó nghe. Lời nói thật giản dị. Chẳng bâng khuâng. Không hề tính toán. Chẳng thăm dò. Ý kiến. Muốn. Không. Chấp nhận. Bằng lòng. Phủ nhận. Đúng là tình mẹ thương con. Không so đo, cân lường. Trù định. Chỉ muốn con, bằng ước nguyệnthành đạt như những người đi trước.

Mang xách theo Thầy mà lòng cũng không quyến luyến. Chẳng tự hỏi mình có tu được không. Tự dưng bỏ cha mẹ, anh em, bỏ bạn bè vào chùa tu! Cúi đầu bước theo sau Thầy, sang bên kia bờ sông. Ngôi chùa nơi đó.

một đời sống mới, trong một ngôi chùa đơn sơ, nhỏ hẹp, tọa lạc trên bờ sông, chung quanh toàn là dừa và cây ăn trái. Ngày hai buổi nấu cơm, quét rác, xách nước, quơ củi. Chèo đò qua sông để đưa rước quí Phật tử sang lễ Phật, thăm chùa.

Sau ba tháng tu của thời ấy. Sáng sớm hôm nọ, Thầy bảo cạo đầu, trên chiếc cầu dói ra dòng sông. Những sợi tóc ướt lăn xuống má, rơi vào dòng nước cuốn đi một thời thơ ấu, còn lại cái vá nơi mỏ át. Chứng nhân của thời mùi sữa mẹ còn trinh nguyên.

Cũng cái ngày ấy, cho đến bây giờ tôi vẫn không quên. Cái sơ tâm sao mà mãnh liệt quá, hùng tráng quá và có một năng lực, mình cúi đầu, xoa xà-boong để đặt chiếc dao cạo tóc, cắt đi một mái tóc xanh. Vô tư. Ngây dại. Nhìn dòng nước lững lờ, như gởi trọn đời mình xuôi theo dòng nước. Mà quả thật, từ độ ấy đã khẳng định một cuộc sống khác thường. Cuộc sống của sơ tâm.

Quả nhiên, hay hẳn nhiên giờ mình là một chú tiểu. Một chú tiểu mới tinh khôi. Rạng rỡ như những tia nắng mới chiếu rọi qua những kẻ lá dừa, lá mận, tạo thành những vệt nắng dài, trong suốt, hay lấm tấm như những hạt thủy tinh. Chú tiểu đầu đời được sinh ra trong ngôi nhà Phật pháp, mà phận sự của tiểu là phải quét lá. "Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa phải quét lá đa."

Kể từ ngày tiểu được làm tiểu tụng kinh, gõ mỏ, đánh chuông, trên tay tiểu là cuốn kinh Nhật Tụng. Lẩm nhẩm học thuộc hai đường công phu, mà các thầy sa di thường hay chọc phá: "Lăng Nghiêm sợ Bà già. Di Đà sợ Xá Lợi." Mà sợ thật, năm đệ chú Lăng Nghiêm đếm không biết bao nhiêu bà già ẩn cư trong đó. Vì bà già nhiều quá nên đọc lộn: "Bà già bà đi bà té, ai xô bà ha."

Dòng thời gian trôi chảy êm xuôi như con nước dòng sông khi ròng lúc lớn tuần tự, lặng yên; một quảng đời hành điệu cũng bình yên nơi đó, để nuôi cái sơ tâm thánh thiện. Cái tâm làm Phật tức thời: cái tâm mà nhìn đâu cũng thấy Phật hết. "Nhất niên Phật tại tiền." Cái tâm trong thời này, thật xứng đáng là tâm kẻ xuất gia. Đi đứng nằm ngồi một cách cẩn trọng, giữ gìn. Ngó trước, nhìn sau, sao cho xứng đáng người đi tu, đầu Phật.

Một dòng sông ngăn cách, bên kia bờ là tình thương của mẹ. Bên này bờ là lòng đại bi của Đấng Thế Tôn. Do vậy, cứ mỗi lần chèo đò đưa Thầy đi Phật sự, một mình quay về, gát mái chèo, nhìn qua bên kia bờ sông mà nhớ một cái gì đó đã tiềm tàng trong lòng tự bao giờ. Tự nhiên. Nhẹ nhàng. Đôi chút bâng quơ. Hương thừa của tuổi trẻ, thì chính những giây phút này sơ tâm giao động. Lòng từ bi của Phật, ý niệm yêu thương của mẹ cha.

Bắt đầu phân tách, lý luận, xem hợp lý để bảo vệý niệm xuôi dòng bao giờ cũng nặng hơn. Lắm khi sơ tâm bị chao đảo, hoang mang, gãy đổ, để tự bênh vực cho mình một chuyến đò qua sông, để lại sau lưng sơ tâm, đơn độc. Nhưng con đò vẫn nằm lì nơi bến. Sơ tâm vẫn lẳng lặng để nghe mỗi buổi sáng, tay cầm chuỗi mà lòng thênh thang:

Cần tảo già lam địa

Thời thời phước huệ sanh

Tuy vô nhân khách đáo

Diệc hữu thánh nhơn hành.

như một thói thường mà thời làm điệu ai chẳng bước qua.

Một năng lực sống còn. Một ý chí tự tồn bồi đắp cho sơ tâm dường như là phước nghiệp. Tác nghiệp. Duyên nghiệp. Hay Phật pháp nghiệp, mà sự đi tu để làm điệu đâu ai lựa chọn. Chọn làm tiểu để quét lá đa, lá bồ đề, rồi đêm đêm ngủ nơi điện Phật để nghe muỗi mòng vo ve chăm sóc. Ngày hai bữa cơm nơi ngăn cà mèn để nơi nhà trù thì buồn quá. Nhưng cứ thế mà sống. Như vậy mà lớn khôn, cho đến ngày cuối cùng phủi sạch nhóm tóc - cái vá của điệu, để làm thầy Sa di mà lòng không mong muốn. Đâu còn cái vá trong vẻ xinh lịch. Còn lại cái gì của đời tươi tắn, hiền hòa với nhóm tóc vắt sau tai. Giờ sạch tóc, thấy đầu tròn dình, đạo mạo, trang nghiêm. Mà nào có muốn làm lớn. Thích tiểu quét sân, tưới nước, mà lá cây sứ, mộc lan bên cạnh chánh điện vẫn không thôi rụng.

Lạc diệp tiểu đồng vị tảo

Điểu đề sơn khách du miên.

Dịch: Lá rụng tiểu đồng chưa quét

Chim kêu sơn khách còn ngơi.

Từ giá trị thực nghiệm qua đời sống hằng ngày, kẻ mới phát tâm xuất gia thấy mình quá ư bé bổng trước nổi bao la, vô cùng của biển Phật pháp. Lời dạy của Đức Phật thật đơn giản, rõ ràng, thực tiễn qua hành vi đi, đứng, nằm, ngồi, uống, ăn, sinh hoạt, mà cũng có lời dạy siêu tuyệt, ly ngôn, tuyệt tướng, tách khỏi phạm trù đối đải, tục đế.

Bằng những bước đi chập chững của thời ban sơ, để sau này nghe Đức Phật khen ngài A Nan - Đa văn cường ký: "Phật pháp như đại hải thủy, lưu nhập A Nan tâm." Phật pháp như nước trong biển lớn, chảy vào tâm A Nan, mà thấy mình bọt bèo, rêu rong. Vì tâm của ngài A Nan lớn quá. Rộng thênh thang như hư không. Bao hàm, dung nạp tất cả. Lời dạy của Phật đâu chỉ riêng trong phạm trù thế gian, mà còn siêu xuất thế gian hơn nữa cho các bậc thánh đệ tử. Cho các hàng đại bồ tát, thượng căn thượng trí, vậy mà ngài A Nan đều nhớ hết. Nhớ để sau này, khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, đích thân ngài A Nan trùng tuyên giáo pháp, kiết tập kinh điển. Cái tâm của bậc thánh là như vậy. Còn tâm của tiểu quét lá thì sao? Sơ sài. Dễ duôi. Chểnh mãng quá! mà có lần tiểu công phu khuya ngủ gục trên mỏ. Lắm lúc hư việc Thầy bắt quỳ hương. Đó là sơ tâm của người phàm. Nhưng dẫu sao tiểu quét lá bồ đề vẫn tin và hiểu rằng: "Phật chúng sanh tâm vô sai biệt" thì đến khi nào đó, tâm tiểu được lắng trong. Tâm chúng sanh không còn, chừng ấy tâm Phật hiển lộ. Tiểu điệu thành Phật. Trong ý nghĩa này, tiểu có nghe:

"Nhứt điểm như tinh tượng

Hoành câu tợ nguyệt tà

Phi mao tùng thử đắc

Tố Phật giả do tha.

Dịch: Một điểm như hình sao

Mốc câu giống trăng tà

Chẳng mang lông đội sừng

Làm Phật cũng do tâm.

Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng.

 

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Giêng 201208:00
Khách
kinh bach hoa thuong.
con da doc nhung dong rat that cua hoa thuong, con nghi rang: neu co chu tieu nao ma duoc su dung may tinh, doc duoc bai nay thi se khong the nao thoai tam bo de dau a. con xin tri an hoa thuong.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1662)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1653)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1823)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1840)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1516)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1678)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2014)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1765)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2326)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1660)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1665)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1621)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2076)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1897)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2037)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1583)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2190)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1551)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1810)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1698)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1762)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1604)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2349)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2062)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2016)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1824)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2165)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1731)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1853)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2084)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1616)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1880)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1869)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2094)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1859)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1709)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1690)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1697)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1809)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2104)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1664)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1639)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2192)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1902)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1713)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2284)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1898)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1990)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2187)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2465)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant