Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài Giới Thiệu Thơ Lục Bát - Hoài Khanh

25 Tháng Ba 201200:00(Xem: 17395)
Bài Giới Thiệu Thơ Lục Bát - Hoài Khanh

Bài Giới Thiệu Thơ Lục bát - Hoài Khanh


Tuệ Sỹ

 

Một thời xa xưa, đã qua rồi; tuổi thơ được nuôi lớn bằng lời ru của Mẹ. Những buổi trưa nhiệt đới, mặt trời nóng chảy, hoang vắng như tàn bạo, song đẹp một cách huyền ảo ngây người bởi giọng ru tha thiết theo nhịp tiếng võng đưa, quyện theo âm điệu bất chợt vang vọng xa vời.

Tuổi ấu thơ ấy, những ngày đầu tiên mới mở mắt chào đời ấy, không ai còn nhớ. Lớn lên một chút, tôi biết lắng nghe cô bé hàng xóm ru em, để mường tượng lời Mẹ ru khi mình còn tấm bé. Bé cũng bằng tuổi tôi thôi; còn bé lắm, chưa ẳm nổi em mười mấy tháng. Cô bé đưa võng em, những lời ru liên miên bất tận, không biết từ đâu, mà cô hát lên theo cảm hứng ngẫu nhiên, theo vần điệu tự nhiên. Cô bé không được đi học, không biết chữ. Thơ là hơi thở của Mẹ ru, đã thấm vào da thịt, thấm sâu vào tim. Vần điệu theo lời ru, như con gió qua đồng lúa chín rì rào, không vì sao, không vì ai. Sự sống được nuôi dưỡng, được lớn lên trong những chuyển động hồn nhiên như vậy.

Lời Mẹ ru, khi ta còn quá bé bỏng để nghe và nhớ. Cơ hồ như hoài niệm mông lung về một quá khứ huyền thoại hoang sơ, vừa thoáng qua trong khoảnh khắc mà thôi. Một cái gì đó vô tình, hồn nhiêntinh khiết, vẽ lên những ảnh tượng mơ hồ, không hình thù, không tên gọi, chập chờn theo nhịp sáu-tám, như à ơi theo tiễng võng đưa. Nó chập chờn trong tôi suốt cả một đời, thăng trầm theo sông nước.

Lớn lên theo năm tháng, như dòng suối trôi qua bến bờ hoang vu, tĩnh lặng, rồi bất chợt đổ xuồng ghềnh thác, gào thét và bắn tung bụi nước, qua làng mạc, qua phố thị, ngập tràn khói lửa. Từ đó, trong giấc mơ, nghe lời Mẹ ru rơi trong tiếng khóc nghẹn ngào của chinh phụ. Một thế kỷ đảo điên, điệu lục bát bỗng nghe trong cung bậc lạc loài. Lời thơ thay đổi; điệu thơ thay đổi; một thế kỷ thi ca thay đổi. Nhưng những ai từng lớn lên trong tiếng Mẹ ru, làm sao quên được những câu thơ lục bát? Tôi biết mình không thể làm được một bài thơ lục bát; mà hồn thơ đã bị đẽo gọt qua những khúc quanh phố thị. Phố thị với những khủng hoảng cơ giới. Rồi những đêm, theo dõi bóng trăng mờ, tìm về “cây đa bến cũ, con đò nằm xưa”, âm hưởng lục bát của Nguyễn Du chợt đầy tâm tư vào những bước đường phiêu lưu của lịch sử. Tình cờ, những câu thơ lục bát của Hoài Khanh chợt khuấy động. Nó ngân vang từ phương trời đồng vọng của Nguyễn Du, ngay giữa dòng lịch sử cuồn cuộn sóng, hay bên lề cuộc Lữ tồn sinh. Ấy là âm vang đồng vọng trên những bước chân:

Ngược xuôi bao kẻ đi về

Tấm thân bé mọn bên lề tồn vong

Chuyện đời có có không không

Phù vân một áng bụi hồng xa xa

Cớ sao thiên hạ người ta

Vẫn chưa tròn một Quê-Nhà-Bao-Dung?

Vẫn chưa tỉnh giấc hãi hùng?

Trong cơn-trường-mộng-vô-cùng-thời-gian

(Nhớ Nguyễn Du)

hồn nhiên như lời ru của Mẹ, mà lại cay đắng như thân phận Thúy Kiều. Đó là ngữ điệu của nông dân chất phác, không văn hoa hay tráng lệ như các thể điệu cũ, mới, lại mang nặng trong nó trường thiên bi kịch lịch sử.

Lịch sử bồng bột như tấn kịch trên sân khấu ồn ào. Trong những lúc tỉnh cơn tàn mộng, ta cảm thấy mình như nghệ sĩ giữa đám khán giả cuồng nhiệt nhưng bạc tình. Để cho Thúy Kiều “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa.” Một ánh sao cô độc, mà vẫn chung thủy, chân tình muôn thuở. Song,

Chắc chi thiên hạ người ta,

Cũng thương cho một cành hoa héo tàn

(Theo Nguyễn Trải)

Ta yêu người, sao người chối bỏ? Ta yêu đời, sao đời ruồng rẫy? Không đâu. Bóng thời gian đi qua, mấy ai không đầu bạc. Bởi vì con nước trôi xuôi cho nên bến bờ cô độc. Bởi vì thời gian hóa thân thành lịch sử, để cho mặt đất dậy lửa, và khung trời khói ám, người chơi vơi trong cuộc chiến tình-thù. Hãy chờ khi dứt cuộc chiến trong ta, khi mặt trời đổ màu xám xanh lên tử thi trên chiến địa, ta đi nhặt những ngôi sao đã tắt trong con mắt lịm của một thời, yêu và hận, sống và chết:

Một phương đã rực suối nguồn

Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn

(Cát và sóng)

Ta hận người, vì bóng chiều tàn hoang dại. Ta vẫn yêu người trong hơi thở còn ấm giọng Mẹ ru. Vẫn lầm lì trên phố thị, cho hết buổi thanh xuân. Bỗng chốc, phố thị, điện đường, lâu đài, tất cả biến mất. Trong bóng tối mịt mù của ngày tận diệt, ta ngữa bàn tay, chờ đợi. Bất giác, long lanh một ánh sao rừng, như giọt sương ngưng tụ trong tinh thể tồn sinh. Ngày xưa, ta ngủ say trong lòng Mẹ, chợt thấy trên tóc Mẹ một đóa sao cài. Ngày sau, trong cuộc Lữ đi tìm tính thể tồn sinh trong tính thể hủy diệt, đâu đó mơ hồ một đóa sao cài:

Tóc em nửa đóa sao cài

Đã long lanh nỗi lạc loài sương vây

Và tôi hạt cát xa mờ

Một đêm nào bỗng tình cờ sương tan

(Trong giọt sương tan)

Hai câu thơ đẹp kinh hồn. Làm sao ta có thể tĩnh lặng, âm thầm, lắng đọng, để nhìn thấy giọt sương lấp lánh trên tóc Ai? Giọt sương soi bóng ngôi sao nào đó lẻ loi, heo hút; giữa một trời sương lạnh buốt kinh người. Đấy thôi, tàn cuộc nhân sinh. Một trời sương bãng lãng. Một vì sao cô độc, lấp lánh, và long lanh như khóe mắt vương nỗi sầu thiên cổ, nỗi sầu trường mộng nhân sinh.

Rồi anh bước đi, và tôi cũng bước đi, từ giã nơi này, vô định, như hạt cát xa mờ, để mà

Ngùi nghe trái đất thì thầm

Nhỏ dòng máu lệ kiếp trầm luân sâu.

Trong mỗi bài thơ, trong cả tập thơ, tôi nhặt từng hạt sương, mà chợt nghe lạnh buốt âm thầm, bởi đâu đó trong hoài niệm xa xôi, đôi mắt u huyền của một thời, một đoạn đời đã thành thiên cổ. Những hạt sương trong lòng tay chợt thoáng tan; dòng thời gian ngưng động, để đông cứng thành hạt bụi, ray rứt.

Còn gì nữa chăng?

Trong ta là núi là rừng

Là trăm tiếng hát đã dừng trên môi

Vẫn còn ngân vang mãi đó, lời ru của Mẹ, trong vần thơ sáu-tám.

TS.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 56)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 49)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 66)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 89)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 173)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 203)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 215)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 223)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 262)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 234)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 230)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 431)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 257)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 368)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 300)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 287)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 266)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 375)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 376)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 490)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 360)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 626)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 393)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 424)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 584)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 492)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 414)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 720)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 459)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 521)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 462)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 461)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 479)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 482)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 412)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 536)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 874)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 900)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 736)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1084)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 550)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 517)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 596)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 618)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 593)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 588)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 755)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 653)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 797)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant